CHÂU ÂU KÝ SỰ (1)
Vào những ngày đầu tháng 3, sau khi sắp xếp mọi việc với các anh em trong Ban Đào Tạo và các nơi mình làm mục vụ, chúng tôi đã đáp chuyến bay từ thủ đô Asunción của Paraguay để đi Âu châu tham dự khóa học đào tạo cho các nhà truyền giáo Ngôi Lời đang làm việc ở các nơi trên thế giới. Anh hai lúa như chúng tôi được nhà Dòng cho đi Âu châu để hội nhập với các anh em Ngôi Lời trên thế giới trong công tác huấn luyện cũng là một niềm vui nhưng cũng là một trách nhiệm lớn cho sứ vụ.
Trên chuyến đi từ phi trường Asuncion của Paraguay đến Brazil, chúng tôi có gặp 2 nữ tu người Argentina thuộc Tu hội Schoenstatt, một phong trào cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ đang rất phát tiển ở các quốc gia Nam Mỹ. Các Soeurs khá vui vẻ, thân thiện với hết mọi người trong cuộc hành trình và còn tặng nhiều hình ảnh như là một cách truyền giáo. Khi các Soeurs biết chúng tôi là dân truyền giáo Dòng Ngôi Lời, các Soeurs rất thích thú vì từng được các tu sĩ Dòng Ngôi Lời chia sẻ dịp tĩnh tâm ở các cộng đoàn và Tu hội của các Soeurs. Chúng tôi nói chuyện với nhau như những người thân quen dù chỉ mới gặp nhau lần đầu. Đến phi trường São Paolo của Brazil, chúng tôi phải chia tay nhau mỗi người mỗi hướng vì các Soeurs đáp chuyến bay đi Tây Ban Nha, còn chúng tôi thì đến Đức quốc.
Sau nhiều giờ bay từ phi trường São Paolo- Brazil, chúng tôi đã đến một trong những phi trường hiện đại nhất thế giới của nước Đức, phi trường Frankfurt.
Vì lần đầu tiên đến Ấu châu nên chúng tôi chưa có một tí kinh nghiệm nào nên đã gặp một vài trục trặc tại hải quan. Lâu nay chúng tôi thường nghe nói người Đức khá lạnh lùng và nguyên tắc, và chúng tôi cũng đã kinh nghiệm điều đó khi làm việc với các cha cùng Dòng và những giáo dân người Đức tại Paraguay. Tuy tính cách và vẻ bề ngoài của họ như vậy, nhưng công bằng mà nói chưa có dân tộc nào làm việc từ thiện bác ái qua các tổ chức phi chính phủ một cách quảng đại như nước Đức. Lí do tôi bị trục trặc giấy tờ mà phần lớn là do chúng tôi khá bất cẩn khi làm Visa ở Paraguay nên những nhân viên hải quan đã làm việc khá nghiêm túc nhưng rất lịch sự khiến không ai có thể bắt lỗi một tí nào. Tôi đành phải ở phi trường để chờ hoàn tất thủ tục trước khi về trụ sở ở Dòng tại học viện Sank Augustin, Đức quốc. Trong khi chờ đợi ở đó tôi quan sát nhiều thứ và thấy được nhiều điều cần học hỏi của một quốc gia công nghiệp và văn minh này. Ngẫm nghĩ lại mà thương cho quốc gia Paraguay nơi mình đang phục vụ và đất mẹ Việt Nam của mình biết đến bao giờ mới theo kịp đà tiến của thế giới hiện đại.
Trên chuyến đi từ phi trường Asuncion của Paraguay đến Brazil, chúng tôi có gặp 2 nữ tu người Argentina thuộc Tu hội Schoenstatt, một phong trào cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ đang rất phát tiển ở các quốc gia Nam Mỹ. Các Soeurs khá vui vẻ, thân thiện với hết mọi người trong cuộc hành trình và còn tặng nhiều hình ảnh như là một cách truyền giáo. Khi các Soeurs biết chúng tôi là dân truyền giáo Dòng Ngôi Lời, các Soeurs rất thích thú vì từng được các tu sĩ Dòng Ngôi Lời chia sẻ dịp tĩnh tâm ở các cộng đoàn và Tu hội của các Soeurs. Chúng tôi nói chuyện với nhau như những người thân quen dù chỉ mới gặp nhau lần đầu. Đến phi trường São Paolo của Brazil, chúng tôi phải chia tay nhau mỗi người mỗi hướng vì các Soeurs đáp chuyến bay đi Tây Ban Nha, còn chúng tôi thì đến Đức quốc.
Sau nhiều giờ bay từ phi trường São Paolo- Brazil, chúng tôi đã đến một trong những phi trường hiện đại nhất thế giới của nước Đức, phi trường Frankfurt.
Vì lần đầu tiên đến Ấu châu nên chúng tôi chưa có một tí kinh nghiệm nào nên đã gặp một vài trục trặc tại hải quan. Lâu nay chúng tôi thường nghe nói người Đức khá lạnh lùng và nguyên tắc, và chúng tôi cũng đã kinh nghiệm điều đó khi làm việc với các cha cùng Dòng và những giáo dân người Đức tại Paraguay. Tuy tính cách và vẻ bề ngoài của họ như vậy, nhưng công bằng mà nói chưa có dân tộc nào làm việc từ thiện bác ái qua các tổ chức phi chính phủ một cách quảng đại như nước Đức. Lí do tôi bị trục trặc giấy tờ mà phần lớn là do chúng tôi khá bất cẩn khi làm Visa ở Paraguay nên những nhân viên hải quan đã làm việc khá nghiêm túc nhưng rất lịch sự khiến không ai có thể bắt lỗi một tí nào. Tôi đành phải ở phi trường để chờ hoàn tất thủ tục trước khi về trụ sở ở Dòng tại học viện Sank Augustin, Đức quốc. Trong khi chờ đợi ở đó tôi quan sát nhiều thứ và thấy được nhiều điều cần học hỏi của một quốc gia công nghiệp và văn minh này. Ngẫm nghĩ lại mà thương cho quốc gia Paraguay nơi mình đang phục vụ và đất mẹ Việt Nam của mình biết đến bao giờ mới theo kịp đà tiến của thế giới hiện đại.
Các
nước Tây Âu mùa này đang là cuối đông nên thời tiết vẫn còn se lạnh.
Nhiệt độ ở Paraguay khi chúng tôi rời phi trường là 38 độ C, trong khi ở
ở Đức thời tiết lúc này là 6 độ C nên cơ thể tôi chưa thích ứng ngay
được.
Vì có liên lạc trước với một anh em linh mục Việt Nam cùng
Dòng đang làm việc ở Netherlands nên người anh em này có sắp xếp cho
chúng tôi dâng lễ ở một cộng đoàn nhỏ vào ngày cuối tuần. Lâu rồi được
dâng thánh lễ và chia sẻ bằng tiếng mẹ đẻ cảm thấy sung sướng vô cùng.
Đặc biệt hơn là sau thánh lễ chúng tôi còn được thưởng thức những món ăn
thuần Việt của những người Việt xa xứ, được nói chuyện hài hước và được
chia sẻ những chuyện vui buồn của nhau. Cũng có hai tu sĩ trẻ người
Việt cùng Dòng đang tu học năm cuối tại học viện Sank Augustin hướng dẫn
chúng tôi thăm đây đó để biết thêm những cảnh đẹp của Tây âu. Trong bữa
ăn trưa tại học viện nổi tiếng Sank Augustin của tỉnh Dòng SVD Đức
quốc, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tu sĩ linh mục của các Dòng từ
các nước đến trọ học, mọi người đều trò chuyện vui vẻ với nhau và chúc
mừng nhau khi biết có một số khách từ xa đến. May mà mình biết trọ trẹ
vài ngôn ngữ đế tiếp xúc nên không cảm thấy bị lạc lõng giữa chốn đông
người.
Trước
chuyến đi chúng tôi tự hỏi mình là đi Âu châu để xem gì đây. Tôi cũng
lập lại câu hỏi đó với anh em linh mục từng học ở Đức thì ngài trả lời
tôi rằng nếu đi Âu châu mà không thăm viếng các thánh đường là một thiếu
xót lớn vì đây là cái nôi của các thánh đường cổ kính được xây dựng khá
công phu từ nhiều thế kỷ qua. Thực tình thì cựu lục địa này đã từng có
biết bao vị thánh sáng lập các Dòng tu lớn trong Giáo Hội và từng gởi
các nhà truyền giáo đến các nước Á châu, Mỹ châu, Phi châu và Úc châu để
rao giảng Lời Chúa và từng giúp nhân lực, tài lực cho các nước chậm
phát triển. Nhìn thấy những tu viện, những thánh đường được xây dựng từ
nhiều thế kỷ qua mà đến nay vẫn còn kiên cố vẫn còn hiện đại và mang nét
huyền bí khiến cho Âu châu trở thành một trung tâm hành hương đầy thú
vị. Ngày xưa những tu viện ấy, những thánh đường đó đầy ấp những tu sĩ,
những tín hữu, thế mà nay chỉ còn lát đát những vị tu sĩ về hưu lớn tuổi
trở về từ những vùng truyền giáo sinh sống, những giáo dân già nua tham
dự thánh lễ. Thậm chí có những tu viện hay thánh đường giờ đây chỉ
giành làm viện bảo tàng hay cho thuê vì không còn người để bảo quản nữa.
Nhìn thấy điều đó mà xót xa cho Giáo Hội khi mà có những nơi dồi dào ơn
gọi mà lại phải sống chui rút, khốn khổ trong khi nơi khác thì đầy đủ
tiện nghi, thừa tự do mà lại vắng bóng ơn gọi.
Đời sống vật chất cũng
như tinh thần ở Âu châu thì khỏi phải nói vì đây là một quốc gia tự do
và là một thế giới tiêu thụ với phương châm là “ăn ngon, mặc đẹp” chứ
không còn là “ăn no, mặc ấm nữa”. Lúc ở phi trường Frankfurt, tôi có mua
một chai nước uống mà giá tới 5 Euro (tương đương với 150.000 đồng Việt
Nam hay khoảng 30 ngàn Guaranies của Paraguay). Với số tiền 5 Euro,
chúng tôi có thể sống hai ngày ở Paraguay. Vậy mà ở Âu châu này, số tiền
5 Euro đó chỉ bằng một chai nước suối thì cũng thấy đời sống của họ cao
gấp nhiêu lần các nước chậm phát triển. Chính vì thế người dân ở đây
rất coi trọng đến phẩm giá và mạng sống con người. Đối
với họ, sự chết là một điều gì đó khó chấp nhận và nếu một người nào
chết thì được an táng cẩn thận và nghĩa trang của họ cũng giống như một
thành phố xinh đẹp.
Như đã chia sẻ, khóa học mà chúng tôi
tham dự là khóa tu nghiệp giành cho những nhà đạo tạo của Dòng Truyền
giáo Ngôi Lời đang làm việc trên thế giới. Chính vì thế, có rất nhiều
tham dự viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Slovakia, Indonesia,
Ba-lan, Brazil, Philippines, Ấn Độ, Zambia, Congo, Trung quốc, …. Việt
Nam cũng có 6 thành viên linh mục tham dự nhưng đang làm việc ở các nước
khác nhau (3 đang làm việc tại Việt Nam, 1 đang làm việc ở Chicago-Hoa
Kì, 1 đang làm việc tại Đài Loan và 1 đang làm việc tại Paraguay). Mỗi
tham dự viên ít nhất phải biết 2 ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ. Khóa học sử
dụng tiếng Anh là chính và đội ngũ giảng viên cũng đến từ nhiều quốc
gia khác nhau nên thật là lí thú.
Chương trình khóa học khá nặng từ
thứ Hai đến thứ Sáu, một số ngày thứ Bảy chúng tôi cũng có thời khóa
biểu rất nghiêm túc. Có những buổi chia sẻ nhóm nhỏ hay nhóm lớn và mỗi
người đều phải phát biểu. Chúng tôi nhận thấy các anh em linh mục người
Ấn Độ, Philippnes và Indonesia cũng là châu Á với mình nhưng họ rất tự
tin dù tiếng Anh của họ đâu có ngon lành gì. Người Việt Nam của mình có
tình nhút nhát, rụt rè và cứ mong muốn mọi điều đều hoàn hảo nên trên
lĩnh vực quốc tế mình cứ thua người ta. Học ngoại ngữ mà cứ yêu cầu phải
nói giống như người bản xứ thì biết đến bao giờ mới nói được. Cứ tưởng
tượng xem mình đòi hỏi một người nước ngoài nói tiếng Việt như người
Việt hoặc ngược lại thì có nên lắm không. Vậy tại sao mình cứ muốn là
người hoàn hảo cả trong ngôn ngữ! Ngôn ngữ chẳng qua chỉ là để diễn tả
điều mình muốn nói để người khác hiểu, nếu trong cuộc nói chuyện mà mọi
người cùng hiểu 100% là điều lí tưởng, còn không thì chỉ cần hiểu được
người bên kia nói gì cũng đủ để cảm thông nhau. Chúng tôi không muốn
biện minh cho những người không thông thạo ngôn ngữ nhưng chỉ muốn nói
rằng trong cuộc đàm thoại, yếu tố tự tin luôn giúp chúng ta thắng được
mình.
Trong những tuần lễ đầu của khóa học, chúng tôi trọ tại Trụ Sở
truyền giáo đầu tiên của Dòng, còn gọi là Nhà Mẹ- nơi mà Đấng Sáng Lập-
thánh Arnold Janssen đã thành lập cách đây 137 năm. Trụ sở ấy ở Steyl
bên Hà Lan,
giáp với biên giới nước Đức. Sau những giờ học, chúng tôi lần lượt ghé
thăm và sống lại những nơi mà Đấng Sáng Lập và những vị đồng sáng lập đã
sinh ra, đã từng sống và nhất là những giây phút cuối đời của các ngài
để hiểu thêm về linh đạo và đường hướng của Dòng. Trước đây chúng tôi
chỉ được biết các ngài qua hình ảnh, qua những buổi thuyết trình hay chỉ
nghe kể lại từ xa. Trong khóa học này chúng tôi được xem tận nơi, thấy
tận mắt những gì ngài đã từng làm. Chúng tôi được đụng chạm những kỉ vật
của các ngài, được gặp những người thân của các ngài kể lại những bút
tích sống động khiến trong lòng thấy phấn chấn thêm. Chúng tôi cùng nhau
hội thảo, chia sẻ những về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia mà
mình sinh ra cũng như các quốc gia mà chúng tôi đang thi hành sứ vụ.
Chúng tôi cũng đào sâu linh đạo và di sản tinh thần mà các vị sáng lập
đã để lại. Chúng tôi cũng có những buổi tối ngồi bên nhau với những bữa
ăn A-ga-pê để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong sứ vụ truyền giáo
dù chúng tôi thuộc những quốc gia, ngôn ngữ và màu da khác nhau. Những
buổi chia sẻ ấy nối kết chúng tôi xích lại gần nhau hơn dù chúng tôi
khác nhau về mọi phương diện, nhưng có chung một tấm lòng và một sứ mạng
là đem Chúa đến cho những ai chưa nhận ra Ngài.
Có một anh em linh
mục Việt Nam cùng Dòng đã từng phục vụ nhiều năm ở Đức và gần 5 năm nay
chuyển qua Hà Lan làm việc về mục vụ ơn gọi. Anh em này đã đưa chúng tôi
đi thăm nhiều nơi du lịch ở quốc gia được mệnh danh
là cấp tiến về dân chủ và nhân quyền này. Vì là thổ địa của 2 quốc gia
Đức và Hà Lan nên không nơi nào nổi tiếng và … cả tai tiếng nữa ngài đều
chỉ cho biết. Ngài cũng đưa chúng tôi đến thăm một số gia đình Việt Nam
thân quen và được gặp gỡ cha quản nhiệm cộng đồng Công giáo Việt Nam
tại nước này để hàn huyên tâm sự. Nhìn thấy cha quản nhiệm hơi gầy còm
nhưng phải chăm lo tất cả các cộng đoàn Việt Nam tại Hà Lan mà thương
cho ngài. Lâu nay chúng tôi nghĩ chỉ có các nước Nam Mỹ mới thiếu linh
mục, nhưng khi nghe cha quản nhiệm chia sẻ là có những Chúa Nhật hay các
lễ trọng, ngài phải dâng 3 thánh lễ ở các nơi rất xa nhau và khi về đến
nhà là nằm luôn. Đất mẹ Việt Nam mình còn đồi dào ơn gọi và nếu các
đấng bề trên có một tầm nhìn xa thì nên chia sẻ cho các quốc gia mà
trước đây cũng như bây giờ họ đã từng chia sẻ cho chúng ta về vật chất
cũng như tinh thần.
Chúng tôi có một nhận xét không biết có quá lắm
không là người Việt mình, nhất là người công giáo, dù sống ở đâu cũng
còn giữ được nề nếp đạo nghĩa rất tốt là biết họp nhau lại để đọc kinh
nguyện, nâng đỡ ơn gọi và nhất là quí mến các linh mục. Khi chúng tôi
đến thăm những gia đình Việt Nam, họ tiếp đãi rất tốt, nấu những món ăn
thật ngon cho chúng tôi ăn vì nghĩ rằng anh em truyền giáo chúng tôi
thiếu thốn từ lâu. Lâu ngày những người Việt xa xứ gặp nhau nên nói
chuyện thiên thu bất tận. Trong dịp này một số người Việt cũng có cơ hội
trút bầu tâm sự qua bí tích cáo giải vì từ lâu rồi họ ngại ngùng.
Khóa
học ở Hà Lan sẽ kết thúc vào cuối tháng này và sau đó chúng tôi sẽ
chuyển qua Rô-ma cho giai đoạn II. Chương trình khóa học khá nặng nhưng
rất lí thu vì chúng tôi tiếp thu được nhiều điều mới lạ cho công việc
đào tạo của chúng tôi. Tuần tới là bắt đầu bước vào Tuần Thánh, tưởng
niệm cuộc khổ nạn và Phục sinh của Chúa, chúng tôi sẽ có những ngày tĩnh
tâm tại tại Kinh Đô của Giáo Hội và sẽ tham dự thánh lễ Phục sinh tại
Đền Thánh Phê-rô. Xin cầu chúc mọi người bước vào Tuần Thánh sốt sắng để
cùng nhau nói lên lời Hoan Ca Phục Sinh Alleluia-Alleluia-Alleluia.
Happy Easter.
Netherlands, 23-3-2012
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
HĐ/ JOS.TARU
Chia sẽ MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO TỪ PARAGUAY: CHÂU ÂU KÝ SỰ (2)-Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
CHÂU ÂU KÝ SỰ (2)
Chuyến đi Áo – Tyrol - Roma
Sau
gần một tháng lưu trú ở xứ sở nổi tiếng về hoa Tu-líp hay còn gọi là
đất nước của “Cối xoay gió” để sống lại những giây phút ban đầu của
Thánh Sáng Lập Dòng và những người cùng thời với ngài, chúng tôi lại
chuẩn bị lên đường tiến về Roma cho giai đoạn II của khóa học. Trước khi
ra đi, chúng tôi có dâng thánh
lễ cho một cộng đoàn nhỏ người Việt sống gần thủ đô Amsterdam mà đa số
đã cư ngụ ở Hoà Lan gần 30 năm qua. Chúng tôi lại được một buổi trò
chuyện thật nồng ấm và cùng được thưởng thức tài nghệ nấu ăn của một phụ
nữ trẻ vừa trở lại đạo cách đây không lâu. Dù là cộng đoàn nhỏ nhưng
khá sum tụ. Các em nhỏ thì chỉ nói được vài câu tiếng Việt vì sinh ra
bên đất Hoà Lan nên khi nghe giảng lễ các em chỉ biết nhìn khi thấy cha
mẹ, ông bà chúng cười mà chúng chẳng hiểu gì cả. Chúng tôi còn nhớ vào
một dịp đến Hoa Kỳ cách đây mấy năm, một bác lớn tuổi mời mấy cha Việt
nam, trong đó có chúng tôi đến dùng cơm tối. Trước khi dùng bữa, bác có
gọi mấy cháu nội, ngoại ra chào các linh mục. Một cháu bé khoảng 5,6
tuổi gì đó rất ngây thơ hỏi ông nó : “Ông ơi! Ông muốn con chào thằng nào trước?”
làm cho ông nó tái mặt. Chúng tôi được một trận cười về sự ngây thơ của
cháu bé vì chúng tôi biết rằng các em bé Việt Nam sinh ở nước ngoài
không dễ gì nói tiếng Việt như trẻ em sinh ra và lớn lên ở Việt Nam.
Cũng vì thế chúng tôi không bao giờ trách cứ vì những chuyện cỏn con
này.
Hoà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận
hợp pháp công nghệ tình dục và cho phép một khu vực buôn bán và hút
thuốc phiện. Thủ đô Amsterdam là nơi rất đông du khác tham quan và nhờ
lượng khách du lịch này mà họ thu được nguồn lợi rất lớn. Đây cũng là
một trong những quốc gia đầu tiên công nhận hôn
nhân đồng giới. Bởi thế, nhiều người hay đùa rằng nếu muốn làm chuyện
gì bị cấm ở các nước khác thì cứ đến Hoà Lan mà làm.
Chúng tôi đã từ biệt Hoà Lan để lên đường đến các nơi mà vị thánh
truyền giáo đầu tiên của Dòng sinh sống trước khi được gởi qua Trung
quốc truyền giáo. Hành trình của chúng tôi đã trải qua nhiều nước bằng
xe bus xuyên quốc gia nên chúng tôi được dịp ngắm cảnh và tận hưởng
những vẻ đẹp thiên tạo cũng như nhân tạo của của Âu châu. Trong cuộc
hành trình này có một linh mục rất rành về Âu châu đã giới thiệu cho
chúng tôi rất nhiều điều bổ ích về những địa danh và thắng cảnh của
những nơi mà chúng tôi đi qua cũng như sẽ đặt chân đến.
Khi
đến Austria (mà người Việt mình hay quen gọi là nước Áo). Chúng tôi
cũng không hiểu vì sao người Việt mình gọi là nước Áo. Có lẽ là do phiên
âm từ Hán-Việt là Áo-đại-lợi, nên gọi là nước Áo, giống như gọi nước
Italy là Ý (Hán-Việt là Ý-đại-lợi) lâu ngày thành thói quen. Có lẽ
chúng ta cũng cần thay đổi để gọi tên của một số địa danh thông dụng cho
đúng, ví dụ ta không nên gọi Rô-ma là La-Mã nữa vì La-Mã là âm Hán-Việt
do người Trung Hoa không đọc được chữ “R” nên họ đọc trại thành chữ “L”
rồi từ đó người Việt mình cứ theo nên thành thói quen. Chúng tôi không
dám “múa rùa qua mắt thợ” chuyện ngôn ngữ nhưng muốn góp một tí gì đó để
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà thôi.
Nói
đến nước Austria (nước Áo), người ta không quên các thiên tài âm nhạc
như Mozart, Beethoven, Schubert, Strauss… với những nhạc phẩm bất hủ và
một bản nhạc mà ai cũng biết đến trong Mùa Giáng sinh là bài “Stille
Nacht” hay “Đêm Thánh Vô Cùng” đã được dịch trên 300 ngôn ngữ do nhạc sĩ
Gruber phổ nhạc với lời của linh mục Josef Mohr. Quốc gia này còn gọi
là quốc gia của âm nhạc. Chúng tôi đã đặt chân đến đất nước đẹp như
tranh vẻ này với phong cảnh hữu tình và những ngọn núi phủ đầy tuyết
trắng dù trời đã chuyển qua mùa Xuân. Đây cũng là đất nước nhiều lần
đăng cai Thế Vận Hội Mùa Đông. Một anh em linh mục người Việt tham dự
khóa học này đã thốt lên khi nhìn thấy phong cảnh hữu tình này: “Trời!
Đất nước đẹp như vậy mà ông thánh của Dòng mình lại bỏ đi truyền giáo,
uổng thiệt!”. Quả thật một đất nước quá đẹp và thơ mộng.
Sau cuộc thám hiểm Austria xinh đẹp, chúng tôi đã đến Đại Chủng Viện Bressanone thuộc miền Nam Tyrol
mà trước đây thuộc về Austria, nhưng sau Đại thế chiến thứ II đã thuộc
về Italy. Đây là Đại chủng viện khá lâu đời hơn 5 thế kỷ qua và vị thánh
truyền giáo đầu tiên của Dòng đã học thần học và chịu chức tại đây. Vào
năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI đi nghĩ Hè ở miền Nam Tyrol và
cũng đã trọ tại Đại Chủng Viện cổ kính này nên các thành viên ở đây rất
hãnh diện. Nhìn thấy cơ ngơi bề thế của chủng viện mà trước đây đã từng
sản sinh ra biết bao nhà truyền giáo trong đó có những vị thánh, rồi
từng cung cấp cho giáo hội biết bao linh mục, giám mục, hồng y nổi
tiếng. Chủng viện này đã từng có hàng trăm chủng sinh với ban giáo sư
gồm mấy chục người mà nay chỉ còn mấy chú chủng sinh với vài ba giáo sư
lo việc huấn luyện và chủng viện bây giờ phần lớn để tiếp khách hành
hương từ nơi xa đến để có kinh phí bảo quản mà thấy xót xa.
Trong những ngày trọ tại Nam Tyrol, chúng tôi cũng đi thăm một số Đan
Viện và những ngôi Thánh Đường cổ kính được xây theo lối kiến trúc
Baroque. Loại kiến trúc này có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: "Barroco"
nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị, là
"tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỉ lệ, mà chìu theo
tính khí bất thường của nghệ sĩ". Các nghệ sĩ cùng tạo ra một kết quả
thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích làm cho chiều sâu
sâu hơn, chiều dài dài hơn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự âm
vang của âm thanh khi được phát ra dù chỉ là một tiếng động rất nhỏ.
Hình oval là hình chủ đạo của lối kiến trúc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết
và cầu kỳ này, nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi, từ nét uốn lượn
của những dãy tường dài đến cái góc nhỏ khuất cao trên trần. Như chúng
tôi được biết vì vào thời kì đó giáo dân không được đọc hay học hỏi Kinh
Thánh, vì thế những hình vẽ hay điêu khắc trong các thánh
đường hay tu viện là để mọi người chiêm ngắm và đọc Kinh Thánh qua qua
những tác phẩm nghệ thuật. Ngắm nhìn những nhà thờ và các tu viện xây từ
bao thế kỷ đến nay vẫn còn giữ những nét đẹp mê hồn nhưng chỉ thiếu có
một điều là không còn nhiều ơn gọi và người tham dự thánh lễ mà thôi.
Chúng
tôi đến thăm ngôi nhà nơi vị thánh truyền giáo của Dòng từng sinh ra và
lớn lên, và giờ đây căn nhà này đã trở thành nhà nguyện và lưu giữ
những bút tích của ngài để khách hành hương tham quan và cầu nguyện.
Người anh em linh mục cùng Dòng là người đồng hương cùng xứ với vị thánh
truyền giáo, được Nhà Dòng giao phụ trách ngôi nhà nguyện này, từng làm
việc truyền giáo ở Chilê gần 20 năm, và nay trở về tâm sự với chúng tôi
rằng dù người ta rất mến mộ vị thánh truyền giáo nhưng từ hơn 100 năm
nay chỉ có ngài là linh mục truyền giáo thứ 2 thuộc ngôi làng này. Chúng
tôi mới hỏi đùa ngài vậy ai sẽ là người thay thế kế tiếp nếu ngài cũng
trở thành thánh! Ngài chỉ cười nhưng thoáng hiện một nét buồn khi ngài
cho biết các gia đình ở Âu châu mỗi ngày có ít con hơn và ơn gọi tu trì
là vô cùng hiếm hoi. Chúng tôi cùng thì thầm cầu nguyện với vị thánh của
Dòng để có thêm ơn gọi phục vụ.
Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh tại Roma
Sau
những ngày ở Austria và Nam Tyrol, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường
đến Roma sau khi từ biệt các cha giáo của Đại Chủng Viện ở Bressanone.
Trên đoạn đường từ Tyrol về Roma, chúng tôi băng qua những thành phố nổi
tiếng của Italy là Trento và Milano. Vị linh mục hướng dẫn đoàn cũng
cho chúng tôi biết thêm nhiều thông tin bổ ích mà chúng tôi chưa từng
được biết trước đây. Chúng tôi cũng dự định hành hương đến thành phố
Padova, nơi vị thánh nổi tiếng làm các phép lạ là thánh An-tôn, nhưng vì
giờ chót chương trình thay đổi nên chúng tôi phải đi thẳng đến Roma cho
kịp giờ cơm tối để gặp gỡ các linh mục đàn anh làm việc ở các nước châu
Mỹ La-tinh đang tham dự khóa thường huấn bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha. Chúng tôi đã đến trụ sở của Dòng gọi là Centro Ad Gentes ở đồi
Nemi, Roma cách không xa ngọn đồi Castel Gandolfo, dinh thự mùa hè của
Đức Giáo Hoàng, vào chiều thứ Bảy, áp Lễ Lá để chuẩn bị chương trình
bước vào Tuần Thánh tại Roma.
Trong
bữa ăn tối huynh đệ với các linh mục đàn anh thuộc đủ sắc tộc, ngôn ngữ,
màu da và đa số có thâm niên trên 40 năm làm việc truyền giáo ở nước
ngoài, chúng tôi được dịp nói tiếng Spanish với họ. Tiếng Italy,
Portugese và Spanish cũng khá gần giống nhau nên thật sự giữa chúng tôi
có thể hiểu nhau. Một số anh em linh mục lớn tuổi mà trước đây cũng từng
làm việc ở Paraguay có hỏi chúng tôi về hoàn cảnh Paraguay hiện tại và
nhất là hỏi về người anh em cùng Dòng mà nay đang làm tổng thống của
Paraguay. Chúng tôi được dịp chia sẻ và biết thêm nhiều điều mới mẻ từ
các bậc đàn anh này.
Ngày đầu Tuần Thánh với cuộc rước lá, chúng tôi 2
lớp trẻ, già cùng tham dự nghi thức chung với nhau bằng hai thứ tiếng
English và Spanish trong ngôi nhà Tĩnh Tâm của Trung Ương Dòng. Có lẽ
đây là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời truyền giáo vì Tuần
Thánh mà được ở nhà Trung Ương Dòng.
Cũng trong những ngày này chúng tôi được học hỏi với các vị giáo sư nổi tiếng của Dòng, những người
đã từng sống đời sống truyền giáo và giảng dạy nhiều nơi trên thế giới.
Tiếp cận và học hỏi với họ chúng tôi mới nhận thấy sự khiêm nhường và
đạo đức của những người theo Chúa thật sự. Ngay cả cha Bề Trên Tổng
Quyền và những vị trong Hội Đồng cố vấn Tổng quyền cũng đến chia sẻ với
chúng tôi về sứ mạng của Hội Dòng đối với Giáo hội, chúng tôi nhận thấy
sao họ gần gũi và đơn sơ quá dù họ có bằng cấp cao và kinh nghiệm rất
nhiều. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn nghe đây đó một số người trong Giáo
hội mình chỉ mới nắm một chức vụ nhỏ xíu mà đã lên giọng và tự cho mình
là vua một cõi!!!
Chiều thứ Năm Tuần
Thánh, anh em linh mục chúng tôi cử hành với nhau Lễ Tiệc Ly với việc
“Rửa Tay” cho nhau thay vì Rửa Chân cũng tại trụ sở của Dòng tại Roma.
Cử chỉ này một lần nữa nói lên tinh thần khiêm nhường và phục vụ nhau
chứ không phải mình làm linh mục rồi thì tự phong cho mình làm vương,
làm tướng. Vị linh mục giảng thuyết cho chúng tôi trong những ngày này
cũng là một anh em linh mục cùng Dòng và là thần học gia nổi tiếng- John
Fuellenbach, người từng giảng dạy ở Đại học giáo hoàng Gregory ở Roma
và nhiều nơi khác trên thế giới, đã nhấn mạnh đến yếu tố phục vụ và phục
vụ trong yêu thương. Chính ngài đã thể hiện điều đó một cách cụ thể với
chúng tôi ngay sau bài giảng.
Những ngày
này chúng tôi cũng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và hướng về Đức Thánh
Cha qua những hoạt động liên lỉ của ngài tại Tòa Thánh. Tội nghiệp cụ
già đã 85 tuổi mà làm việc không ngơi trong những ngày trọng đại này.
Đơn cử trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sau khi chủ tọa nghi thức trọng
thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô,
ngài cũng phải đến hiện diện chủ tọa nghi thức gẫm đàng thánh giá tại
Đại Hí Trường Colesseo với hàng chục ngàn giáo dân từ khắp nơi đổ về.
Nhìn thấy cụ già cao tuổi nhưng phải làm biết bao việc với tư cách là
người đứng đầu của một nhà nước và là người đứng đầu của Giáo hội Công
giáo hoàn vũ mới cảm nhận được sự quan phòng của Chúa với Giáo Hội.
Sáng
Chúa Nhật Phục Sinh, anh em linh mục trẻ, già chúng tôi tranh thủ ăn
sáng thật sớm để kịp đến Quảng Trường thánh Phê-rô tham dự thánh lễ
trọng thể do Đức Giáo Hoàng chủ sự. Từ biến cố ám sát cố Giáo hoàng
Gio-an Phao-lô II vào năm 1981 đến nay, khi vào Quảng trường thánh
Phê-rô tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ sự, tất cả mọi người đều
được kiểm tra an ninh cẩn thận. Chính vì thế chúng tôi phải tranh thủ đi
sớm
dù có vé vào. Trước thánh lễ chúng tôi có quan sát và ước tính có đến
hàng trăm ngàn người tham dự thánh lễ với sự sốt sắng tột cùng. Thánh lễ
được cử hành bằng tiếng Latin nhưng các bài đọc và lời nguyện giáo dân
được chia ra thành nhiều thứ tiếng. Có một nữ tu Trung Hoa đọc lời
nguyện giáo dân để cầu nguyện cho toàn thế giới. Đúng 12h trưa, Đức
Thánh Cha đọc thông điệp Phục Sinh và chúc lành cho thành Roma và toàn
thế giới bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Khi ngài bắt đầu nói tiếng Việt
: “Chúc Mừng Phục Sinh”, mấy anh em linh mục Việt Nam chúng tôi cố la
lên thật to để tìm người đồng hương nhưng vì quá đông người nên chẳng
biết ai là người Việt. Mãi sau thánh lễ mới gặp được một nữ tu Việt Nam
đang tu học tại Roma. Ở nước ngoài mà gặp đượng đồng hương thì vui biết
mấy dù người đó chẳng có họ hàng thân thiết gì với mình. Chúng tôi tranh
thủ đi tham quan vài nơi tại trung tâm Roma và nhận thấy rằng thành phố
cổ kính này quá đẹp. Tuy nhiên chúng tôi thấy có rất nhiều thanh niên
châu Phi bán hàng rong của Trung quốc với nhãn hiệu Italy đang làm mất
vẻ mĩ quan của thành phố. Còn rất nhiều điều thú vị nữa trong chuyến Tây
du vừa học vừa thám hiểm này, và chúng tôi sẻ có nhiều điều mới để trải
lòng trong dịp tới. Blessings.
Chuyến đi Áo – Tyrol - Roma
Sau
gần một tháng lưu trú ở xứ sở nổi tiếng về hoa Tu-líp hay còn gọi là
đất nước của “Cối xoay gió” để sống lại những giây phút ban đầu của
Thánh Sáng Lập Dòng và những người cùng thời với ngài, chúng tôi lại
chuẩn bị lên đường tiến về Roma cho giai đoạn II của khóa học. Trước khi
ra đi, chúng tôi có dâng thánh
lễ cho một cộng đoàn nhỏ người Việt sống gần thủ đô Amsterdam mà đa số
đã cư ngụ ở Hoà Lan gần 30 năm qua. Chúng tôi lại được một buổi trò
chuyện thật nồng ấm và cùng được thưởng thức tài nghệ nấu ăn của một phụ
nữ trẻ vừa trở lại đạo cách đây không lâu. Dù là cộng đoàn nhỏ nhưng
khá sum tụ. Các em nhỏ thì chỉ nói được vài câu tiếng Việt vì sinh ra
bên đất Hoà Lan nên khi nghe giảng lễ các em chỉ biết nhìn khi thấy cha
mẹ, ông bà chúng cười mà chúng chẳng hiểu gì cả. Chúng tôi còn nhớ vào
một dịp đến Hoa Kỳ cách đây mấy năm, một bác lớn tuổi mời mấy cha Việt
nam, trong đó có chúng tôi đến dùng cơm tối. Trước khi dùng bữa, bác có
gọi mấy cháu nội, ngoại ra chào các linh mục. Một cháu bé khoảng 5,6
tuổi gì đó rất ngây thơ hỏi ông nó : “Ông ơi! Ông muốn con chào thằng nào trước?”
làm cho ông nó tái mặt. Chúng tôi được một trận cười về sự ngây thơ của
cháu bé vì chúng tôi biết rằng các em bé Việt Nam sinh ở nước ngoài
không dễ gì nói tiếng Việt như trẻ em sinh ra và lớn lên ở Việt Nam.
Cũng vì thế chúng tôi không bao giờ trách cứ vì những chuyện cỏn con
này.
Hoà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận
hợp pháp công nghệ tình dục và cho phép một khu vực buôn bán và hút
thuốc phiện. Thủ đô Amsterdam là nơi rất đông du khác tham quan và nhờ
lượng khách du lịch này mà họ thu được nguồn lợi rất lớn. Đây cũng là
một trong những quốc gia đầu tiên công nhận hôn
nhân đồng giới. Bởi thế, nhiều người hay đùa rằng nếu muốn làm chuyện
gì bị cấm ở các nước khác thì cứ đến Hoà Lan mà làm.
Chúng tôi đã từ biệt Hoà Lan để lên đường đến các nơi mà vị thánh
truyền giáo đầu tiên của Dòng sinh sống trước khi được gởi qua Trung
quốc truyền giáo. Hành trình của chúng tôi đã trải qua nhiều nước bằng
xe bus xuyên quốc gia nên chúng tôi được dịp ngắm cảnh và tận hưởng
những vẻ đẹp thiên tạo cũng như nhân tạo của của Âu châu. Trong cuộc
hành trình này có một linh mục rất rành về Âu châu đã giới thiệu cho
chúng tôi rất nhiều điều bổ ích về những địa danh và thắng cảnh của
những nơi mà chúng tôi đi qua cũng như sẽ đặt chân đến.
Khi
đến Austria (mà người Việt mình hay quen gọi là nước Áo). Chúng tôi
cũng không hiểu vì sao người Việt mình gọi là nước Áo. Có lẽ là do phiên
âm từ Hán-Việt là Áo-đại-lợi, nên gọi là nước Áo, giống như gọi nước
Italy là Ý (Hán-Việt là Ý-đại-lợi) lâu ngày thành thói quen. Có lẽ
chúng ta cũng cần thay đổi để gọi tên của một số địa danh thông dụng cho
đúng, ví dụ ta không nên gọi Rô-ma là La-Mã nữa vì La-Mã là âm Hán-Việt
do người Trung Hoa không đọc được chữ “R” nên họ đọc trại thành chữ “L”
rồi từ đó người Việt mình cứ theo nên thành thói quen. Chúng tôi không
dám “múa rùa qua mắt thợ” chuyện ngôn ngữ nhưng muốn góp một tí gì đó để
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà thôi.
Nói
đến nước Austria (nước Áo), người ta không quên các thiên tài âm nhạc
như Mozart, Beethoven, Schubert, Strauss… với những nhạc phẩm bất hủ và
một bản nhạc mà ai cũng biết đến trong Mùa Giáng sinh là bài “Stille
Nacht” hay “Đêm Thánh Vô Cùng” đã được dịch trên 300 ngôn ngữ do nhạc sĩ
Gruber phổ nhạc với lời của linh mục Josef Mohr. Quốc gia này còn gọi
là quốc gia của âm nhạc. Chúng tôi đã đặt chân đến đất nước đẹp như
tranh vẻ này với phong cảnh hữu tình và những ngọn núi phủ đầy tuyết
trắng dù trời đã chuyển qua mùa Xuân. Đây cũng là đất nước nhiều lần
đăng cai Thế Vận Hội Mùa Đông. Một anh em linh mục người Việt tham dự
khóa học này đã thốt lên khi nhìn thấy phong cảnh hữu tình này: “Trời!
Đất nước đẹp như vậy mà ông thánh của Dòng mình lại bỏ đi truyền giáo,
uổng thiệt!”. Quả thật một đất nước quá đẹp và thơ mộng.
Sau cuộc thám hiểm Austria xinh đẹp, chúng tôi đã đến Đại Chủng Viện Bressanone thuộc miền Nam Tyrol
mà trước đây thuộc về Austria, nhưng sau Đại thế chiến thứ II đã thuộc
về Italy. Đây là Đại chủng viện khá lâu đời hơn 5 thế kỷ qua và vị thánh
truyền giáo đầu tiên của Dòng đã học thần học và chịu chức tại đây. Vào
năm 2008, Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI đi nghĩ Hè ở miền Nam Tyrol và
cũng đã trọ tại Đại Chủng Viện cổ kính này nên các thành viên ở đây rất
hãnh diện. Nhìn thấy cơ ngơi bề thế của chủng viện mà trước đây đã từng
sản sinh ra biết bao nhà truyền giáo trong đó có những vị thánh, rồi
từng cung cấp cho giáo hội biết bao linh mục, giám mục, hồng y nổi
tiếng. Chủng viện này đã từng có hàng trăm chủng sinh với ban giáo sư
gồm mấy chục người mà nay chỉ còn mấy chú chủng sinh với vài ba giáo sư
lo việc huấn luyện và chủng viện bây giờ phần lớn để tiếp khách hành
hương từ nơi xa đến để có kinh phí bảo quản mà thấy xót xa.
Trong những ngày trọ tại Nam Tyrol, chúng tôi cũng đi thăm một số Đan
Viện và những ngôi Thánh Đường cổ kính được xây theo lối kiến trúc
Baroque. Loại kiến trúc này có nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: "Barroco"
nghĩa là những viên ngọc không có quy luật hay có hình thù kì dị, là
"tất cả những gì không tuân theo các chuẩn mực về tỉ lệ, mà chìu theo
tính khí bất thường của nghệ sĩ". Các nghệ sĩ cùng tạo ra một kết quả
thống nhất và nhấn mạnh hiệu quả ảo ảnh với mục đích làm cho chiều sâu
sâu hơn, chiều dài dài hơn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự âm
vang của âm thanh khi được phát ra dù chỉ là một tiếng động rất nhỏ.
Hình oval là hình chủ đạo của lối kiến trúc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chi tiết
và cầu kỳ này, nó xuất hiện hầu như ở tất cả mọi nơi, từ nét uốn lượn
của những dãy tường dài đến cái góc nhỏ khuất cao trên trần. Như chúng
tôi được biết vì vào thời kì đó giáo dân không được đọc hay học hỏi Kinh
Thánh, vì thế những hình vẽ hay điêu khắc trong các thánh
đường hay tu viện là để mọi người chiêm ngắm và đọc Kinh Thánh qua qua
những tác phẩm nghệ thuật. Ngắm nhìn những nhà thờ và các tu viện xây từ
bao thế kỷ đến nay vẫn còn giữ những nét đẹp mê hồn nhưng chỉ thiếu có
một điều là không còn nhiều ơn gọi và người tham dự thánh lễ mà thôi.
Chúng
tôi đến thăm ngôi nhà nơi vị thánh truyền giáo của Dòng từng sinh ra và
lớn lên, và giờ đây căn nhà này đã trở thành nhà nguyện và lưu giữ
những bút tích của ngài để khách hành hương tham quan và cầu nguyện.
Người anh em linh mục cùng Dòng là người đồng hương cùng xứ với vị thánh
truyền giáo, được Nhà Dòng giao phụ trách ngôi nhà nguyện này, từng làm
việc truyền giáo ở Chilê gần 20 năm, và nay trở về tâm sự với chúng tôi
rằng dù người ta rất mến mộ vị thánh truyền giáo nhưng từ hơn 100 năm
nay chỉ có ngài là linh mục truyền giáo thứ 2 thuộc ngôi làng này. Chúng
tôi mới hỏi đùa ngài vậy ai sẽ là người thay thế kế tiếp nếu ngài cũng
trở thành thánh! Ngài chỉ cười nhưng thoáng hiện một nét buồn khi ngài
cho biết các gia đình ở Âu châu mỗi ngày có ít con hơn và ơn gọi tu trì
là vô cùng hiếm hoi. Chúng tôi cùng thì thầm cầu nguyện với vị thánh của
Dòng để có thêm ơn gọi phục vụ.
Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh tại Roma
Sau
những ngày ở Austria và Nam Tyrol, đoàn chúng tôi tiếp tục lên đường
đến Roma sau khi từ biệt các cha giáo của Đại Chủng Viện ở Bressanone.
Trên đoạn đường từ Tyrol về Roma, chúng tôi băng qua những thành phố nổi
tiếng của Italy là Trento và Milano. Vị linh mục hướng dẫn đoàn cũng
cho chúng tôi biết thêm nhiều thông tin bổ ích mà chúng tôi chưa từng
được biết trước đây. Chúng tôi cũng dự định hành hương đến thành phố
Padova, nơi vị thánh nổi tiếng làm các phép lạ là thánh An-tôn, nhưng vì
giờ chót chương trình thay đổi nên chúng tôi phải đi thẳng đến Roma cho
kịp giờ cơm tối để gặp gỡ các linh mục đàn anh làm việc ở các nước châu
Mỹ La-tinh đang tham dự khóa thường huấn bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ
Đào Nha. Chúng tôi đã đến trụ sở của Dòng gọi là Centro Ad Gentes ở đồi
Nemi, Roma cách không xa ngọn đồi Castel Gandolfo, dinh thự mùa hè của
Đức Giáo Hoàng, vào chiều thứ Bảy, áp Lễ Lá để chuẩn bị chương trình
bước vào Tuần Thánh tại Roma.
Trong
bữa ăn tối huynh đệ với các linh mục đàn anh thuộc đủ sắc tộc, ngôn ngữ,
màu da và đa số có thâm niên trên 40 năm làm việc truyền giáo ở nước
ngoài, chúng tôi được dịp nói tiếng Spanish với họ. Tiếng Italy,
Portugese và Spanish cũng khá gần giống nhau nên thật sự giữa chúng tôi
có thể hiểu nhau. Một số anh em linh mục lớn tuổi mà trước đây cũng từng
làm việc ở Paraguay có hỏi chúng tôi về hoàn cảnh Paraguay hiện tại và
nhất là hỏi về người anh em cùng Dòng mà nay đang làm tổng thống của
Paraguay. Chúng tôi được dịp chia sẻ và biết thêm nhiều điều mới mẻ từ
các bậc đàn anh này.
Ngày đầu Tuần Thánh với cuộc rước lá, chúng tôi 2
lớp trẻ, già cùng tham dự nghi thức chung với nhau bằng hai thứ tiếng
English và Spanish trong ngôi nhà Tĩnh Tâm của Trung Ương Dòng. Có lẽ
đây là những giây phút hạnh phúc nhất trong đời truyền giáo vì Tuần
Thánh mà được ở nhà Trung Ương Dòng.
Cũng trong những ngày này chúng tôi được học hỏi với các vị giáo sư nổi tiếng của Dòng, những người
đã từng sống đời sống truyền giáo và giảng dạy nhiều nơi trên thế giới.
Tiếp cận và học hỏi với họ chúng tôi mới nhận thấy sự khiêm nhường và
đạo đức của những người theo Chúa thật sự. Ngay cả cha Bề Trên Tổng
Quyền và những vị trong Hội Đồng cố vấn Tổng quyền cũng đến chia sẻ với
chúng tôi về sứ mạng của Hội Dòng đối với Giáo hội, chúng tôi nhận thấy
sao họ gần gũi và đơn sơ quá dù họ có bằng cấp cao và kinh nghiệm rất
nhiều. Tuy nhiên chúng tôi vẫn còn nghe đây đó một số người trong Giáo
hội mình chỉ mới nắm một chức vụ nhỏ xíu mà đã lên giọng và tự cho mình
là vua một cõi!!!
Chiều thứ Năm Tuần
Thánh, anh em linh mục chúng tôi cử hành với nhau Lễ Tiệc Ly với việc
“Rửa Tay” cho nhau thay vì Rửa Chân cũng tại trụ sở của Dòng tại Roma.
Cử chỉ này một lần nữa nói lên tinh thần khiêm nhường và phục vụ nhau
chứ không phải mình làm linh mục rồi thì tự phong cho mình làm vương,
làm tướng. Vị linh mục giảng thuyết cho chúng tôi trong những ngày này
cũng là một anh em linh mục cùng Dòng và là thần học gia nổi tiếng- John
Fuellenbach, người từng giảng dạy ở Đại học giáo hoàng Gregory ở Roma
và nhiều nơi khác trên thế giới, đã nhấn mạnh đến yếu tố phục vụ và phục
vụ trong yêu thương. Chính ngài đã thể hiện điều đó một cách cụ thể với
chúng tôi ngay sau bài giảng.
Những ngày
này chúng tôi cũng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ và hướng về Đức Thánh
Cha qua những hoạt động liên lỉ của ngài tại Tòa Thánh. Tội nghiệp cụ
già đã 85 tuổi mà làm việc không ngơi trong những ngày trọng đại này.
Đơn cử trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, sau khi chủ tọa nghi thức trọng
thể tại Đền thờ Thánh Phêrô để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa Kitô,
ngài cũng phải đến hiện diện chủ tọa nghi thức gẫm đàng thánh giá tại
Đại Hí Trường Colesseo với hàng chục ngàn giáo dân từ khắp nơi đổ về.
Nhìn thấy cụ già cao tuổi nhưng phải làm biết bao việc với tư cách là
người đứng đầu của một nhà nước và là người đứng đầu của Giáo hội Công
giáo hoàn vũ mới cảm nhận được sự quan phòng của Chúa với Giáo Hội.
Sáng
Chúa Nhật Phục Sinh, anh em linh mục trẻ, già chúng tôi tranh thủ ăn
sáng thật sớm để kịp đến Quảng Trường thánh Phê-rô tham dự thánh lễ
trọng thể do Đức Giáo Hoàng chủ sự. Từ biến cố ám sát cố Giáo hoàng
Gio-an Phao-lô II vào năm 1981 đến nay, khi vào Quảng trường thánh
Phê-rô tham dự thánh lễ do Đức Giáo Hoàng chủ sự, tất cả mọi người đều
được kiểm tra an ninh cẩn thận. Chính vì thế chúng tôi phải tranh thủ đi
sớm
dù có vé vào. Trước thánh lễ chúng tôi có quan sát và ước tính có đến
hàng trăm ngàn người tham dự thánh lễ với sự sốt sắng tột cùng. Thánh lễ
được cử hành bằng tiếng Latin nhưng các bài đọc và lời nguyện giáo dân
được chia ra thành nhiều thứ tiếng. Có một nữ tu Trung Hoa đọc lời
nguyện giáo dân để cầu nguyện cho toàn thế giới. Đúng 12h trưa, Đức
Thánh Cha đọc thông điệp Phục Sinh và chúc lành cho thành Roma và toàn
thế giới bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Khi ngài bắt đầu nói tiếng Việt
: “Chúc Mừng Phục Sinh”, mấy anh em linh mục Việt Nam chúng tôi cố la
lên thật to để tìm người đồng hương nhưng vì quá đông người nên chẳng
biết ai là người Việt. Mãi sau thánh lễ mới gặp được một nữ tu Việt Nam
đang tu học tại Roma. Ở nước ngoài mà gặp đượng đồng hương thì vui biết
mấy dù người đó chẳng có họ hàng thân thiết gì với mình. Chúng tôi tranh
thủ đi tham quan vài nơi tại trung tâm Roma và nhận thấy rằng thành phố
cổ kính này quá đẹp. Tuy nhiên chúng tôi thấy có rất nhiều thanh niên
châu Phi bán hàng rong của Trung quốc với nhãn hiệu Italy đang làm mất
vẻ mĩ quan của thành phố. Còn rất nhiều điều thú vị nữa trong chuyến Tây
du vừa học vừa thám hiểm này, và chúng tôi sẻ có nhiều điều mới để trải
lòng trong dịp tới. Blessings.
Roma, 16-4-2012
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
HĐ/ JOS. TARU
CHÂU ÂU KÝ SỰ (3)
HĐ/ JOS.TARU
Những chuyến khám phá tại Roma
Khi
còn nhỏ chúng tôi thường được nghe nói rất nhiều rằng Roma là nơi huấn
luyện chính thống của giáo hội Công giáo và là cái nôi của giáo hội, và
hai cột trụ của giáo hội là thánh Phê-rô- giáo hoàng đầu tiên đại diện
cho Đức Ki-tô ở trần gian, và thánh Phao-lô- nhà truyền giáo vĩ đại, cả
hai đều tử vì đạo tại thánh
đô Roma này. Ai mà đến được Roma thì là một điều hạnh phúc. Cũng chính
vì lẽ ấy mà rất nhiều Dòng tu lớn nhỏ trên thế giới đều muốn có một trụ
sở tổng quyền tại đây. Dòng Truyền giáo Ngôi Lời của chúng tôi cũng có
Nhà Tổng Quyền cách quảng trường thánh Phê-rô khoảng 15 phút xe và đây
cũng là nơi để các linh mục sinh viên của Dòng từ nhiều nơi trên thế
giới tá túc trong trong những năm mài dùi kinh sử các phân khoa chuyên
ngành nhằm phục vụ cho các nhu cầu của Hội Dòng trong tương lai. Ngoài
trụ sở của Nhà Tổng Quyền, Dòng chúng tôi còn phụ trách một trong 63
hang toại đạo lớn nhất của Roma theo những thỏa thuận với Tòa Thánh. Nhà
Dòng cũng còn có một trung tâm gọi là Centro Ad Gentes có thời Công
đồng Vatican II để làm nơi tĩnh tâm, thường huấn và nhiều sinh hoạt khác
trong Hội Dòng. Những ngày thường huấn ở Roma chúng tôi đã tá túc ở
đây.
Vì khóa học bị rút ngắn lại do nhà Dòng chuẩn bị cho
Tổng Công Hội nên việc học của chúng tôi khá căng thẳng và giờ giấc khá
xít sao. Nhiều ngày phải học thêm buổi tối đến 21h30 nên khá mệt. Tuy
nhiên các giáo sư giảng dạy rất hay và những buổi chia sẻ hàng đêm với
những điều mới lạ kèm theo các video clip vui nhộn của các thuyết trình
viên khiến các buổi học khá thú vị. Phải công nhận rằng các giáo sư và
phương pháp học ở đây thật tuyệt vời chứ nếu không chắc mọi người đã
ngáp dài, ngáp ngắn và chẳng có tâm trí đâu mà học hành.
Trong những ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chúng tôi tranh thủ khám phá
những điều mà trước đây chúng tôi chỉ được học trên sách vở. Vì điều
kiện thời gian và tiền bạc eo hẹp, chúng tôi đành phải chọn phương án là
thăm các Vương cung thánh đường chính ở Roma để khám phá cách tường tận
lối kiến trúc và nghệ thuật độc đáo của những nơi thánh này.
Như chúng ta biết, Vương Cung Thánh Đường là một danh hiệu tôn vinh đặc
biệt mà giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính
cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với
Giáo hội Công giáo Rôma. Phần lớn Vương Cung Thánh Đường là nhà thờ
chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung
thánh đường (ví dụ như Vương Cung Thánh Đường La Vang không phải
là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Huế). Ở Việt Nam hiện nay có 4
Nhà Thờ được gọi là Vương Cung Thánh Đường, đó là : Vương Cung Thánh
Đường Đức Bà ở Tổng giáo phận Sài Gòn, Vương Cung Thánh Đường La Vang ở
Tổng giáo phận Huế, Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở giáo phận Bùi Chu
và Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện ở Hà Nam thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.
Tuy
nhiên ở Roma nói riêng và cả nước Italia nói chung, có rất nhiều Đại
Thánh Đường đã được các các Giáo Hoàng nâng lên thành bậc vương cung.
Trong các vương cung thánh đường ấy chỉ có 4 đại công trình hay còn gọi
là 4 Vương Cung Thánh Đường Chính tại Vatican- nước Tòa Thánh là : Vương
Cung Thánh Đường thánh Phê-rô còn được gọi là Đền Thánh Phê-rô- nơi
diễn ra hầu hết các sinh hoạt trong đại của Giáo hội hoàn vũ, Vương Cung
Thánh Đường Thánh Phao-lô ngoại thành, Vương Cung Thánh Đường thánh
Gio-an La-tê-ra-nô và Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
Nhiều
người nói rằng đến Roma mà không thăm quảng trường thánh Phê-rô thì coi
như chẳng biết gì về Roma. Mà quả đúng như vậy. Chúng tôi có được may
mắn là hai lần hiệp dâng thánh lễ ở đây với phái đoàn và 2 lần đi riêng
để khám phá thêm những nét đẹp của Vương cung thánh đường này. Chúng tôi
đã mua vé leo lên chóp đỉnh của Đại Thánh Đường để nhìn xem toàn bộ
quang cảnh Roma xinh đẹp. Phải công nhận đây là một công trình vĩ đại và
nghệ thuật cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng tôi không thể nào tưởng
tượng được từ nhiều thế kỷ trước đây khi máy móc còn thô sơ, vậy mà
người ta đã xây cất và làm được nhiều điều kì diệu đến như vậy.
Chúng
tôi đã tham quan nhiều nơi thánh khác và được tận mắt ngắm, sờ và ghi
lại những tấm hình quí giá. Bên cạnh Vương cung thánh đường thánh Gio-an
La-tê-ra-nô, nhà thờ chính tòa của giám mục Roma cũng chính là
Đức Giáo Hoàng, chúng tôi viếng thăm Cầu Thang Thánh, mà theo truyền
thuyết thì đây chính là những bậc thang mà khi xử án Chúa Giê-su ở dinh
tổng trấn Phi-la-tô, Chúa Giê-su đã từng lê bước trên những bậc thang gỗ
này. Từ thế kỷ thứ IV, thánh nữ Ê-lê-na đã đem từ Đất Thánh đến Roma và
đặt bên cạnh vương cung thánh đường thánh Gioan La-tê-ra-nô đế khách
hành hương có dịp đi lại những giây phút khổ nạn của Chúa Giê-su. Chúng
tôi cũng đồng hành với khách hành hương và quí gối cầu nguyện theo 28
bậc thang thánh này.
Biết bao điều thú vị và bổ ích trong
chuyến khám phá và học hỏi ở Roma này mà nếu kể ra cũng phải mất nhiều
thời gian nhưng chúng tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” vì ở Roma nghe
đâu có đến hơn 300 linh mục và nam, nữ tu sĩ Việt Nam đang tu học tại
đây. Chúng tôi không được hân hạnh gặp được các nam nữ tu sĩ đồng hương
vì thời gian không cho phép. Nhưng rất may chúng tôi gặp lại được 2 linh
mục cùng lớp từ thời đệ tử viện vào thập niên 90 đang chuẩn bị hoàn tất
luận án ra trường và chuẩn bị trở lại Việt Nam để thi hành sứ vụ trong
Học viện. Nhìn thấy các anh em vẫn còn trẻ trung, trắng trẻo trong khi
mình đen đúa và già đi so với đồng bạn, vị linh mục giáo sư mới thắc mắc
là sao cùng lớp mà trông có người trẻ, kẻ già! Chúng tôi chỉ biết cười
và nói tránh đi chuyện khác.
Chuyến đi Oslo – Nauy
Sau khi kết thúc khóa thường huấn, anh em chúng tôi có thêm vài ngày nghỉ để tham quan
các nơi mà mình chưa biết đến. Một số anh em chọn đi Lộ Đức, Pháp. Số
khác chọn đi Fa-ti-ma, Bồ Đào Nha. Có một số anh em chọn đi Át-si-di hay
một vài điểm hành hương khác trước khi về lại quốc gia mình làm việc.
Chúng tôi được một anh bạn ở Oslo, Nauy mua vé mời sang thăm quốc gia
Bắc Âu này. Tôi rất vui vì muốn khám phá thêm một quốc gia nữa ở Âu châu
nên đã nhận lời dù trong lòng còn ái ngại và hồi hộp vì là lần đầu tiên
đến Nauy với những người mà thật sự chưa hề quen biết .
Chúng tôi đến Nauy vào những ngày đầu của tháng 5 khi trời bắt đầu vào Hạ. Tuy nhiên, khi vừa thức dậy buổi
sáng, chúng tôi thấy tuyết rơi giữa Hạ và nhìn vào nhiệt kế chỉ 0 độ C.
Anh bạn nói với tôi rằng đây là hiện tượng lạ của Nauy và còn đùa thêm
rằng có lẽ đất nước Nauy muốn chào mừng tôi với trận tuyết rơi. Lần đầu
tiên trong đời chúng tôi nhìn thấy tuyết rơi thật đẹp và rơi đúng vào
những ngày đầu của mùa Hè.
Na Uy là một quốc gia thuộc Bắc Âu
và thuộc hiệp ước Shengen nên người nào có visa vào một trong khối này
có thể đến các nước đó mà không cần làm visa nữa. Đây là một trong các
quốc gia được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới
năm 2006. Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới
năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index. Tuy nhiên,
vào tháng 7 năm 2011 vừa qua, một người Nauy theo hướng khuynh hữu cực
đoan đã gài bom gần tòa nhà quốc hội Nauy, rồi ngày sau đó lại xả súng
bắn vào một nhóm trẻ trong một trại hè khiến gần cả trăm người thiệt
mạng và bị thương. Vụ khủng bố này đã làm chấn động cả Âu châu và toàn
thế giới về sự dã man này. Hiện bản ản của anh ta vẫn còn đang gây tranh
cãi vì nếu xét hành vi anh ta làm là khủng bố, anh ta chỉ ở tù 21 năm
theo luật Nauy. Còn nếu anh ta bị cho là bị tâm thần, anh ta sẽ ở nhà
thương điên suốt đời. Luật pháp luôn có những kẻ hở cho những tên khủng
bố ở các quốc gia dân chủ.
Anh bạn đưa chúng tôi đi tham quan những nơi chính ở thủ đô Nauy và có nói rằng lát nữa sẽ đến tham quan
“Quảng trường sexy”. Chúng tôi nghĩ trong đầu rằng chẳng lẽ Nauy lại
chơi trội hơn “khu đèn đỏ” của thủ đô Amsterdam, Hòa Lan vì ở khu đèn đỏ
ấy là nơi kinh doanh công nghệ tình dục cách công khai. Tuy nhiên khi
đến nơi chúng tôi mới biết là không phải vậy. Đây đúng là “Quảng trường
sexy” do nhà điêu khắc Gustav Vigeland tạo thành 600 tượng đá và đồng
thau rải khắp không gian mênh mông trong mọi tư thế kiểu dáng con người
trong trang phục Adam và Eva với các khuôn mặt trầm tư mặc tưởng khiến
người ta có cảm giác các vị thần cổ xưa đã biến thành các bức tượng kia.
Mẹ bế con, người cha nhắc bổng đứa bé trên tay, đôi nam nữ đối diện,
các cặp tình nhân ôm nhau, hai người đàn ông tựa lưng nhau suy tư trầm
ngâm... sự sáng tạo sao mà tinh tế, sâu lắng. Tất cả các tác phẩm đều
khỏa thân.
Anh bạn còn tranh thủ dẫn chúng tôi đi thăm hàng
loạt các bảo tàng như Resistance Museum, bảo tàng Nghệ thuật quốc gia,
bảo tàng Tàu ViKing, bảo tàng trượt tuyết, Bygdoy, Maritiament of
Museum,... trưng bày đầy đủ mọi yếu tố văn hóa, con người của Oslo nói
riêng và Na Uy nói chung.
Chúng tôi còn ghé thăm Tòa Đô Chính
của thủ đô Oslo, nơi hàng năm trao giải Nobel Hòa Bình cho các cá nhân
hay tổ chức trên thế giới có công trong việc cỗ võ hòa bình. Nhìn thấy
con người và lối sống ở đây mà trong lòng ước mong quê hương mình trong tương lai cũng được như vậy thì hay biết mấy!
Chúng
tôi cũng ghé ăn trưa một quán Sushi của một gia đình Việt Nam làm chủ.
Dù mới gặp lần đầu còn nhiều lạ lẫm, chúng tôi cảm thấy như rất gần gũi
và gia đình chủ quán là người công giáo nên đã cho chúng tôi ăn miễn phí
và mời chúng tôi có dịp viếng thăm gia đình anh chị.
Anh bạn
chúng tôi là người có đại lí bán vé máy bay tại thủ đô nên quen biết khá
nhiều. Anh có liên lạc trước với các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn
hiện có 2 cộng đoàn ở Oslo, và chúng tôi đã đến dâng thánh lễ chiều thứ
bảy tại công đoàn các Soeurs đúng dịp các Soeurs tĩnh tâm. Lần đầu tiên
gặp nhau và được nghe lại giọng “Bình Định” mà một nữ tu đàn chị đã từng
có thâm niên ở Nauy gọi là “giọng chửng wuất tế”. Chúng tôi có được
những trận cười vui vẻ, đơn sơ và chân tình của những người đi tu mà vẫn
còn tầm hồn trẻ thơ. Chúng tôi được ngồi bên nhau trong ngôi nhà nguyện
nhỏ bé để đọc kinh Thần vụ và dâng thánh lễ Tạ ơn Chúa bằng chính ngôn
ngữ mẹ để của mình. Ôi, sao mà sung sướng và hạnh phúc quá.
Ngày Chúa Nhật V Phục sinh, anh bạn lại đưa chúng tôi đến Nhà Thờ Chính
Toàn Sanct Olafs của thủ đô Oslo để dâng thánh lễ cho cộng đồng Công
giáo Việt Nam. Chúng tôi cứ nghĩ trong đầu là chắc cộng đoàn này chỉ
vài chục người là cùng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến nơi thì thấy mọi
người đã ngồi chật nhà thờ và đang râm ra đọc kinh. Cha chủ tế có nhờ
chúng tôi ngồi tòa vì ngài có việc bận. Nhìn thấy những người đồng hương
của mình sống bên xứ người mà còn giữ đạo khá sốt sắng mà trong lòng
mừng rỡ vô cùng. Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở đây được tổ chức bài
bản, các Soeurs phụ trách ca đoàn hát nhịp nhàng làm cho thánh lễ thêm
phần sốt sắng hơn. Chúng tôi được mời chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ và
chia sẻ về mục vụ truyền giáo sau thánh lễ và được ăn món phở chính
cống rất ngon. Nhiều người chỉ nhận ra chúng tôi là người Việt khi chúng
tôi nói chuyện với họ vì lúc đầu họ tưởng chúng tôi là người Nam Mỹ vì
da đen đen.
Tạm biệt Oslo, Nauy thân yêu dù đây mới là lần đầu
tiên ghé thăm nhưng đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp. Cảm ơn những
gia đình mới quen nhưng đã đón tiếp cách nồng ấm. Một chuyến đi ngắn
ngủi nhưng thật ý nghĩa. Mong rằng có một ngày nào đó sẽ trở lại để gặp
gỡ những người thân quen. Mange takk.
Khi
còn nhỏ chúng tôi thường được nghe nói rất nhiều rằng Roma là nơi huấn
luyện chính thống của giáo hội Công giáo và là cái nôi của giáo hội, và
hai cột trụ của giáo hội là thánh Phê-rô- giáo hoàng đầu tiên đại diện
cho Đức Ki-tô ở trần gian, và thánh Phao-lô- nhà truyền giáo vĩ đại, cả
hai đều tử vì đạo tại thánh
đô Roma này. Ai mà đến được Roma thì là một điều hạnh phúc. Cũng chính
vì lẽ ấy mà rất nhiều Dòng tu lớn nhỏ trên thế giới đều muốn có một trụ
sở tổng quyền tại đây. Dòng Truyền giáo Ngôi Lời của chúng tôi cũng có
Nhà Tổng Quyền cách quảng trường thánh Phê-rô khoảng 15 phút xe và đây
cũng là nơi để các linh mục sinh viên của Dòng từ nhiều nơi trên thế
giới tá túc trong trong những năm mài dùi kinh sử các phân khoa chuyên
ngành nhằm phục vụ cho các nhu cầu của Hội Dòng trong tương lai. Ngoài
trụ sở của Nhà Tổng Quyền, Dòng chúng tôi còn phụ trách một trong 63
hang toại đạo lớn nhất của Roma theo những thỏa thuận với Tòa Thánh. Nhà
Dòng cũng còn có một trung tâm gọi là Centro Ad Gentes có thời Công
đồng Vatican II để làm nơi tĩnh tâm, thường huấn và nhiều sinh hoạt khác
trong Hội Dòng. Những ngày thường huấn ở Roma chúng tôi đã tá túc ở
đây.
Vì khóa học bị rút ngắn lại do nhà Dòng chuẩn bị cho
Tổng Công Hội nên việc học của chúng tôi khá căng thẳng và giờ giấc khá
xít sao. Nhiều ngày phải học thêm buổi tối đến 21h30 nên khá mệt. Tuy
nhiên các giáo sư giảng dạy rất hay và những buổi chia sẻ hàng đêm với
những điều mới lạ kèm theo các video clip vui nhộn của các thuyết trình
viên khiến các buổi học khá thú vị. Phải công nhận rằng các giáo sư và
phương pháp học ở đây thật tuyệt vời chứ nếu không chắc mọi người đã
ngáp dài, ngáp ngắn và chẳng có tâm trí đâu mà học hành.
Trong những ngày thứ Bảy và Chúa Nhật, chúng tôi tranh thủ khám phá
những điều mà trước đây chúng tôi chỉ được học trên sách vở. Vì điều
kiện thời gian và tiền bạc eo hẹp, chúng tôi đành phải chọn phương án là
thăm các Vương cung thánh đường chính ở Roma để khám phá cách tường tận
lối kiến trúc và nghệ thuật độc đáo của những nơi thánh này.
Như chúng ta biết, Vương Cung Thánh Đường là một danh hiệu tôn vinh đặc
biệt mà giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính
cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với
Giáo hội Công giáo Rôma. Phần lớn Vương Cung Thánh Đường là nhà thờ
chính tòa, nhưng không phải nhà thờ chính tòa nào cũng là vương cung
thánh đường (ví dụ như Vương Cung Thánh Đường La Vang không phải
là Nhà Thờ Chính Tòa của Tổng Giáo Phận Huế). Ở Việt Nam hiện nay có 4
Nhà Thờ được gọi là Vương Cung Thánh Đường, đó là : Vương Cung Thánh
Đường Đức Bà ở Tổng giáo phận Sài Gòn, Vương Cung Thánh Đường La Vang ở
Tổng giáo phận Huế, Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai ở giáo phận Bùi Chu
và Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện ở Hà Nam thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.
Tuy
nhiên ở Roma nói riêng và cả nước Italia nói chung, có rất nhiều Đại
Thánh Đường đã được các các Giáo Hoàng nâng lên thành bậc vương cung.
Trong các vương cung thánh đường ấy chỉ có 4 đại công trình hay còn gọi
là 4 Vương Cung Thánh Đường Chính tại Vatican- nước Tòa Thánh là : Vương
Cung Thánh Đường thánh Phê-rô còn được gọi là Đền Thánh Phê-rô- nơi
diễn ra hầu hết các sinh hoạt trong đại của Giáo hội hoàn vũ, Vương Cung
Thánh Đường Thánh Phao-lô ngoại thành, Vương Cung Thánh Đường thánh
Gio-an La-tê-ra-nô và Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
Nhiều
người nói rằng đến Roma mà không thăm quảng trường thánh Phê-rô thì coi
như chẳng biết gì về Roma. Mà quả đúng như vậy. Chúng tôi có được may
mắn là hai lần hiệp dâng thánh lễ ở đây với phái đoàn và 2 lần đi riêng
để khám phá thêm những nét đẹp của Vương cung thánh đường này. Chúng tôi
đã mua vé leo lên chóp đỉnh của Đại Thánh Đường để nhìn xem toàn bộ
quang cảnh Roma xinh đẹp. Phải công nhận đây là một công trình vĩ đại và
nghệ thuật cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chúng tôi không thể nào tưởng
tượng được từ nhiều thế kỷ trước đây khi máy móc còn thô sơ, vậy mà
người ta đã xây cất và làm được nhiều điều kì diệu đến như vậy.
Chúng
tôi đã tham quan nhiều nơi thánh khác và được tận mắt ngắm, sờ và ghi
lại những tấm hình quí giá. Bên cạnh Vương cung thánh đường thánh Gio-an
La-tê-ra-nô, nhà thờ chính tòa của giám mục Roma cũng chính là
Đức Giáo Hoàng, chúng tôi viếng thăm Cầu Thang Thánh, mà theo truyền
thuyết thì đây chính là những bậc thang mà khi xử án Chúa Giê-su ở dinh
tổng trấn Phi-la-tô, Chúa Giê-su đã từng lê bước trên những bậc thang gỗ
này. Từ thế kỷ thứ IV, thánh nữ Ê-lê-na đã đem từ Đất Thánh đến Roma và
đặt bên cạnh vương cung thánh đường thánh Gioan La-tê-ra-nô đế khách
hành hương có dịp đi lại những giây phút khổ nạn của Chúa Giê-su. Chúng
tôi cũng đồng hành với khách hành hương và quí gối cầu nguyện theo 28
bậc thang thánh này.
Biết bao điều thú vị và bổ ích trong
chuyến khám phá và học hỏi ở Roma này mà nếu kể ra cũng phải mất nhiều
thời gian nhưng chúng tôi không dám “múa rìu qua mắt thợ” vì ở Roma nghe
đâu có đến hơn 300 linh mục và nam, nữ tu sĩ Việt Nam đang tu học tại
đây. Chúng tôi không được hân hạnh gặp được các nam nữ tu sĩ đồng hương
vì thời gian không cho phép. Nhưng rất may chúng tôi gặp lại được 2 linh
mục cùng lớp từ thời đệ tử viện vào thập niên 90 đang chuẩn bị hoàn tất
luận án ra trường và chuẩn bị trở lại Việt Nam để thi hành sứ vụ trong
Học viện. Nhìn thấy các anh em vẫn còn trẻ trung, trắng trẻo trong khi
mình đen đúa và già đi so với đồng bạn, vị linh mục giáo sư mới thắc mắc
là sao cùng lớp mà trông có người trẻ, kẻ già! Chúng tôi chỉ biết cười
và nói tránh đi chuyện khác.
Chuyến đi Oslo – Nauy
Sau khi kết thúc khóa thường huấn, anh em chúng tôi có thêm vài ngày nghỉ để tham quan
các nơi mà mình chưa biết đến. Một số anh em chọn đi Lộ Đức, Pháp. Số
khác chọn đi Fa-ti-ma, Bồ Đào Nha. Có một số anh em chọn đi Át-si-di hay
một vài điểm hành hương khác trước khi về lại quốc gia mình làm việc.
Chúng tôi được một anh bạn ở Oslo, Nauy mua vé mời sang thăm quốc gia
Bắc Âu này. Tôi rất vui vì muốn khám phá thêm một quốc gia nữa ở Âu châu
nên đã nhận lời dù trong lòng còn ái ngại và hồi hộp vì là lần đầu tiên
đến Nauy với những người mà thật sự chưa hề quen biết .
Chúng tôi đến Nauy vào những ngày đầu của tháng 5 khi trời bắt đầu vào Hạ. Tuy nhiên, khi vừa thức dậy buổi
sáng, chúng tôi thấy tuyết rơi giữa Hạ và nhìn vào nhiệt kế chỉ 0 độ C.
Anh bạn nói với tôi rằng đây là hiện tượng lạ của Nauy và còn đùa thêm
rằng có lẽ đất nước Nauy muốn chào mừng tôi với trận tuyết rơi. Lần đầu
tiên trong đời chúng tôi nhìn thấy tuyết rơi thật đẹp và rơi đúng vào
những ngày đầu của mùa Hè.
Na Uy là một quốc gia thuộc Bắc Âu
và thuộc hiệp ước Shengen nên người nào có visa vào một trong khối này
có thể đến các nước đó mà không cần làm visa nữa. Đây là một trong các
quốc gia được xếp hạng cao nhất về phát triển con người từ năm 2001 tới
năm 2006. Nước này cũng được xếp hạng là quốc gia an toàn nhất thế giới
năm 2007 theo một cuộc khảo sát của Global Peace Index. Tuy nhiên,
vào tháng 7 năm 2011 vừa qua, một người Nauy theo hướng khuynh hữu cực
đoan đã gài bom gần tòa nhà quốc hội Nauy, rồi ngày sau đó lại xả súng
bắn vào một nhóm trẻ trong một trại hè khiến gần cả trăm người thiệt
mạng và bị thương. Vụ khủng bố này đã làm chấn động cả Âu châu và toàn
thế giới về sự dã man này. Hiện bản ản của anh ta vẫn còn đang gây tranh
cãi vì nếu xét hành vi anh ta làm là khủng bố, anh ta chỉ ở tù 21 năm
theo luật Nauy. Còn nếu anh ta bị cho là bị tâm thần, anh ta sẽ ở nhà
thương điên suốt đời. Luật pháp luôn có những kẻ hở cho những tên khủng
bố ở các quốc gia dân chủ.
Anh bạn đưa chúng tôi đi tham quan những nơi chính ở thủ đô Nauy và có nói rằng lát nữa sẽ đến tham quan
“Quảng trường sexy”. Chúng tôi nghĩ trong đầu rằng chẳng lẽ Nauy lại
chơi trội hơn “khu đèn đỏ” của thủ đô Amsterdam, Hòa Lan vì ở khu đèn đỏ
ấy là nơi kinh doanh công nghệ tình dục cách công khai. Tuy nhiên khi
đến nơi chúng tôi mới biết là không phải vậy. Đây đúng là “Quảng trường
sexy” do nhà điêu khắc Gustav Vigeland tạo thành 600 tượng đá và đồng
thau rải khắp không gian mênh mông trong mọi tư thế kiểu dáng con người
trong trang phục Adam và Eva với các khuôn mặt trầm tư mặc tưởng khiến
người ta có cảm giác các vị thần cổ xưa đã biến thành các bức tượng kia.
Mẹ bế con, người cha nhắc bổng đứa bé trên tay, đôi nam nữ đối diện,
các cặp tình nhân ôm nhau, hai người đàn ông tựa lưng nhau suy tư trầm
ngâm... sự sáng tạo sao mà tinh tế, sâu lắng. Tất cả các tác phẩm đều
khỏa thân.
Anh bạn còn tranh thủ dẫn chúng tôi đi thăm hàng
loạt các bảo tàng như Resistance Museum, bảo tàng Nghệ thuật quốc gia,
bảo tàng Tàu ViKing, bảo tàng trượt tuyết, Bygdoy, Maritiament of
Museum,... trưng bày đầy đủ mọi yếu tố văn hóa, con người của Oslo nói
riêng và Na Uy nói chung.
Chúng tôi còn ghé thăm Tòa Đô Chính
của thủ đô Oslo, nơi hàng năm trao giải Nobel Hòa Bình cho các cá nhân
hay tổ chức trên thế giới có công trong việc cỗ võ hòa bình. Nhìn thấy
con người và lối sống ở đây mà trong lòng ước mong quê hương mình trong tương lai cũng được như vậy thì hay biết mấy!
Chúng
tôi cũng ghé ăn trưa một quán Sushi của một gia đình Việt Nam làm chủ.
Dù mới gặp lần đầu còn nhiều lạ lẫm, chúng tôi cảm thấy như rất gần gũi
và gia đình chủ quán là người công giáo nên đã cho chúng tôi ăn miễn phí
và mời chúng tôi có dịp viếng thăm gia đình anh chị.
Anh bạn
chúng tôi là người có đại lí bán vé máy bay tại thủ đô nên quen biết khá
nhiều. Anh có liên lạc trước với các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn
hiện có 2 cộng đoàn ở Oslo, và chúng tôi đã đến dâng thánh lễ chiều thứ
bảy tại công đoàn các Soeurs đúng dịp các Soeurs tĩnh tâm. Lần đầu tiên
gặp nhau và được nghe lại giọng “Bình Định” mà một nữ tu đàn chị đã từng
có thâm niên ở Nauy gọi là “giọng chửng wuất tế”. Chúng tôi có được
những trận cười vui vẻ, đơn sơ và chân tình của những người đi tu mà vẫn
còn tầm hồn trẻ thơ. Chúng tôi được ngồi bên nhau trong ngôi nhà nguyện
nhỏ bé để đọc kinh Thần vụ và dâng thánh lễ Tạ ơn Chúa bằng chính ngôn
ngữ mẹ để của mình. Ôi, sao mà sung sướng và hạnh phúc quá.
Ngày Chúa Nhật V Phục sinh, anh bạn lại đưa chúng tôi đến Nhà Thờ Chính
Toàn Sanct Olafs của thủ đô Oslo để dâng thánh lễ cho cộng đồng Công
giáo Việt Nam. Chúng tôi cứ nghĩ trong đầu là chắc cộng đoàn này chỉ
vài chục người là cùng. Tuy nhiên, khi chúng tôi đến nơi thì thấy mọi
người đã ngồi chật nhà thờ và đang râm ra đọc kinh. Cha chủ tế có nhờ
chúng tôi ngồi tòa vì ngài có việc bận. Nhìn thấy những người đồng hương
của mình sống bên xứ người mà còn giữ đạo khá sốt sắng mà trong lòng
mừng rỡ vô cùng. Cộng đồng Công giáo Việt Nam ở đây được tổ chức bài
bản, các Soeurs phụ trách ca đoàn hát nhịp nhàng làm cho thánh lễ thêm
phần sốt sắng hơn. Chúng tôi được mời chia sẻ lời Chúa trong thánh lễ và
chia sẻ về mục vụ truyền giáo sau thánh lễ và được ăn món phở chính
cống rất ngon. Nhiều người chỉ nhận ra chúng tôi là người Việt khi chúng
tôi nói chuyện với họ vì lúc đầu họ tưởng chúng tôi là người Nam Mỹ vì
da đen đen.
Tạm biệt Oslo, Nauy thân yêu dù đây mới là lần đầu
tiên ghé thăm nhưng đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp. Cảm ơn những
gia đình mới quen nhưng đã đón tiếp cách nồng ấm. Một chuyến đi ngắn
ngủi nhưng thật ý nghĩa. Mong rằng có một ngày nào đó sẽ trở lại để gặp
gỡ những người thân quen. Mange takk.
Europa, 11-5-2012
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
HĐ/ JOS.TARU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét