****
CẬP NHẬT:
Phero Đào Nghĩa Minh: nghiaminhdao@yahoo.com
DĐ: 090 358 3151
NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM ANH EM CÁNH BẮC: NHÓM TUY HÒA
Thứ năm (23.2.2012):
Thăm Nhóm Tuy Hoà
3g 00 chiều cùng ngày, chúng tôi từ giã anh em Vạn Ninh lên đường đi Tuy Hoà. Con đường ngoằn nghèo chạy dọc biển lộng gió. Xe leo lên đèo Cả. Bên dưới là biển đảo, là đường xe lửa. Đỉnh núi cao trước mặt là tấm Đá Bia dựng đứng. Lại nhớ câu ca dao “Chiều chiều mây phủ Đá Bia, Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng”. Đỗ Hữu nhớ Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Nhưng Đá Bia có lẽ không phải là Hòn Vọng Phu. Hòn Vọng Phu của Lê Thương nằm đâu ở Bắc. Xe tiếp tục xuống đèo. Phía phải là Vũng Rô. Vũng Rô của một thời mà đoàn tàu không số của miền Bắc bị Quân lực VNCH chận đánh tan tành khi tải vũ khí vào Nam. Cuối đèo, Đỗ Hữu thiếp ngủ chợt tỉnh giấc hỏi phía đông bên kia núi Đá Bia có phải là Lào không, làm Cha Hoài An phá lên cười.
Ngang qua Mằng Lăng, quê hương của Anrê Phú Yên, Người Chứng Thư Nhất, chúng tôi lại ngậm ngùi nhớ tới hai người anh em Samuel Dư và Sébastien Trước đã bị “bắn nhầm” bỏ xác tại Sông Cầu nhân một chuyến về thăm Dòng Mẹ bằng Honda. Người dân địa phương đã chôn hai Thầy Dòng Giuse tại đây. Vùng này hồi ấy mất an ninh. Mãi gần 2 tháng sau, nhân một dịp hành quân của Trung Đoàn 47 đóng tại Tuy Hoà, Thầy Hiệu Trưởng Eymard Lý Tôn Tịnh Hy mới đưa xác 2 Thầy về chôn tại nghĩa trang Kim Châu, Bình Định.
Xe chúng tôi chạy thẳng vào quốc lộ cũ, song song với đường xe lửa có cầu sắt, băng ngang qua sông Đà Rằng. Bên tay phải là cầu mới, chạy ngoài thành phố. Bên tay trái gần biển là cây cầu rất đẹp, cũng bắc qua sông Đà Rằng, chạy thẳng vùng Đông Tác, nơi có phi trường phản lực Mỹ ngày xưa.
Chúng tôi đã có hẹn, nên tìm đến nhà Võ Đông Sơn số 169B nằm trên QL1 cách dễ dàng. Võ Đông Sơn đứng sẵn vui mừng chào đón chúng tôi. Cha Hoài An nhớ đâu đó câu vọng cổ ngâm lên đứt đoạn: “…Trời ơi! Giữa chiến trường Thọ tiễn…nên Võ Đông Sơn mới chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà…”. Võ Đông Sơn mới sửa nhà nằm trên mặt lộ vài năm gần đây, rộng rãi, khang trang. Vợ đi làm, con đi học chiều mới về. Sơn ở nhà mở sân rửa xe trước mặt tiền. Đang lúc chờ anh em tụ họp đông đủ, Sơn dẫn chúng tôi lên gác cho xem mấy bức tranh Sơn vẽ. Nét vẽ chững chạc, màu sắc hài hoà. Ai đi ngang Tuy Hoà trên QL1 nhìn vào thấy bức tranh sơn dầu “Bữa Tiệc Ly” to kềnh treo trước phòng khách, thì đó là nhà Sơn. Sơn còn dẫn chúng tôi xem hàng chục chậu bông Sứ đủ màu Sơn đang ghép. Sơn kể, trước đây gần 20 năm, Sơn nằm trong Ban HĐGX Tuy Hoà. Nay bận bịu nên tạm thời xin nghỉ. Hồi còn ở Dòng, Sơn ở trong đội Bóng rỗ chính. Sinh hoạt Hướng đạo rất hăng say. Thầy Camille Tuân chắc còn nhớ rõ.
Anh em Cựu Tuy Hoà vỏn vẹn chỉ có 5 người: Võ Đông Sơn (Trưởng nhóm), Đào Nghĩa Minh (có con năm tới vào Thỉnh sinh Ngôi Lời), Bạch Ngọc Hùng (có lẽ cùng lớp với Cha Pháp, BTGT), Trần Đức Tiến và Lê Hữu Từ ( tức Thành). Lê Hữu Từ hôm nay có việc đột xuất vắng mặt. Mấy anh em Tuy Hoà luôn gắn bó với công việc của Giáo xứ. Cha Hạt trưởng Trương Đình Hiền (nhạc sĩ Sơn Ca Linh) rất tự hào và hãnh diện về những đóng góp của anh em Cựu Giuse.
Chiều 6 giờ chúng tôi họp mặt. Mục đích chính vẫn là Thăm anh em theo Nội qui Hội, Góp ý để tu chính Bản Nội qui 2007 và giải trình CTBL cho anh em thông suốt. Về CTBL, sau khi Cha Đặc trách trình bày, anh em nắm bắt vấn đề rất nhanh, hiểu rõ về Giáo luật và hoàn toàn đồng thuận với việc CTBL đền đáp Ân sư. Anh em đồng ý:
- Võ Đông Sơn vẫn là Trưởng nhóm
- Đào Nghĩa Minh phụ trách quảng bá CTBL (trên Internet)
- Chọn 30.4 là ngày họp mặt anh em Tuy Hoà.
Ngoài ra, hàng năm, vào ngày 29.4, nhằm lễ Chúa Chiên Lành, anh em đề nghị Dòng cho Cha phụ trách về ơn kêu gọi ( hiện là Cha Hồ Hà Tiến Nam) ra Tuy Hoà để phổ biến ơn gọi cho Dòng Ngôi Lời như các tu hội khác. Anh em sẵn sàng tiếp đón. Mỗi tu hội thường cho các em mặc áo của Dòng mình. Cũng nên có những tờ bướm để quảng bá Dòng Ngôi Lời.
Họp xong, khoảng 17 giờ 30, anh em đưa phái đoàn xuống phố ăn tối. Tuy Hoà thay da đổi thịt khá nhiều so với thời chúng tôi còn dạy học ở đây. Đường sá mở nhiều. Phố xá về đêm rộn rả hơn. Chả bù ngày xưa chỉ độc nhất con đường Trần Hưng Đạo đâm thẳng ra biển. Anh em dường như hiểu ý, biết chúng tôi thèm cơm nên kêu cơm lên, chúng tôi ăn ngon lành. Anh phóng viên Đỗ Hữu nhà ta không có thói quen uống bia, sợ no bụng, nên gọi một chai Voska nhấm nháp để tối về ngủ cho say. Cơm xong, anh em đưa chúng tôi về nhà xứ nghỉ qua
đêm. Thầy xứ đưa chúng tôi lên lầu trên, cạnh phòng cha Hạt Trưởng. Phòng trọ của khách rộng rải, thoáng mát. Có 2 dẫy giường. Có cả TV, tủ lạnh. Lại có chiếc võng đu đưa. Cha Hạt trưởng nghe chúng tôi đến, Ngài ngưng dạy Giáo lý lên thăm hỏi chúng tôi. Trông Cha có vẻ hiền lành như cái tên của Cha. Tôi ở trong Ban Thánh Nhạc khá lâu, nhưng hôm nay mới biết tác giả Sơn Ca Linh chính là Ngài. Chúng tôi ai nấy lo chuyện hậu sự. Hai anh Việt Hùng và Đỗ Hữu lo sang hình ảnh qua Computer. Cha Đặc trách Gioan Nguyễn Hoài An không quên đọc kinh Nhật tụng và bắt đầu… ngáy trước.
Chúng tôi thức dậy theo tiếng chuông. Thánh lễ bắt đầu lúc 5 giờ sáng. Đi đâu, làm gì, dù khi ăn, dù khi uống, chúng ta cũng cần có Chúa. Cha Đặc trách đồng tế với Cha Hạt trưởng. Cha Hạt trưởng giới thiệu với cộng đoàn dân Chúa: Cha Gioan Nguyễn Hoài An và phái đoàn, nhân chuyến viếng thăm, dừng chân ghé thăm anh em Cựu Giuse Tuy Hoà. Ngài dâng lễ cầu nguyện cho chuyến đi của phái đoàn được mọi sự tốt đẹp.
6 giờ 30, anh em Cựu Tuy Hoà mời Cha Hạt trưởng, 2 Cha Phó, Thầy giúp xứ và phái đoàn xuống phố ăn sáng. Vợ chồng Đào Nghĩa Minh đã chu đáo sắp xếp đâu đấy. Thoạt mới vào quán, nhìn lên cột, chúng tôi thấy ngay câu: “Khách hàng là Phật Bà giáng thế”. Tôi nghĩ bụng: Con cái Chúa đây còn hơn Phật Bà! Chúng tôi tạm biệt nhau tại đây. Cám ơn Cha Hạt Trưởng đã tặng cho 5 anh em chúng tôi mỗi người một tập Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo xứ Tuy Hoà, quyển “Rực Sáng Một Vì Sao” tìm về chân dung Á Thánh An-rê Phú Yên rất có giá trị và một đĩa CD.
Về lại nhà xứ, lợi dụng thời gian trống, tôi đi quanh khu nhà thờ Tuy Hoà một vòng. Ngày xưa, trường Đặng Đức Tuấn (nay là trường Sư Phạm) được Giáo phận Qui Nhơn giao cho Dòng Giuse dạy dỗ và quản lý. Các Thầy Giuse đã để lại rất nhiều dấu ấn ở đây. Năm học 1967 -1968, tôi cũng đã dạy nơi này. Tôi nhớ lúc bấy giờ dường như Cha Đậu Văn Pháp, BTGT của chúng ta mới học Đệ Ngũ. Tôi còn lo tập hát Ca đoàn lớn Tuy Hoà. Sáng nay, tình cờ gặp lại chị Sương, ca viên cũ của tôi trước sân nhà thờ, chị kể tôi nghe chuyện đời muôn năm cũ. Nào Liên, nào Lành, nào Thạnh, nào Minh, nào Miên, nào Loan…đã vĩnh viễn ra đi. Đứa vượt biên mất tích, đứa bị ung thư chết. Tôi ngậm ngùi và bồi hồi xúc động. Tôi nhớ bút nhóm “Hoa Sa Mạc” của 4 anh em chúng tôi lúc bấy giờ: Bertin Trung (Song Bình Bảo Tịnh), Vincent Ngân (Dạ Linh), Valentin Tiên (Mặc Hà) và tôi Rémi Sự (Joseph Huy Mai). Chúng tôi quay ronéo được 4 tập “Khung Trời Hạn Hẹp”. Rồi từ đó vì nhiều lý do im luôn. Anh Bertin Trung ra Dòng trước, đi thông dịch viên chiến trường, bị chết tại chiến trường Côtô. May mà đưa được xác về. Ba anh em còn lại, đã từng dạy học ở Đặng Đức Tuấn Tuy Hoà. Những vần thơ trong “Khung Trời Hạn Hẹp” phảng phất chút hương xưa, lãng đãng chút dư âm, dư ảnh của Sông Đà, núi Nhạn…Bây giờ anh Valentin Tiên đã ra người thiên cổ. Anh Vincent giờ là Thầy Sáu an vui với gia đình đông con nhiều cháu tại Canada, còn tôi, Rémi Sự, anh em biết rồi. Còn một người nữa, Thầy tôi, Thầy Eymard Lý Tôn Tịnh Hy, hiện đang sống xa quê, hồi đó là Hiệu trưởng trường Đặng Đức Tuấn Tuy Hoà, nay đã già và chắc tâm tư cũng trĩu nặng khi nhớ đến cảnh cũ người xưa…
Thăm Nhóm Tuy Hoà
3g 00 chiều cùng ngày, chúng tôi từ giã anh em Vạn Ninh lên đường đi Tuy Hoà. Con đường ngoằn nghèo chạy dọc biển lộng gió. Xe leo lên đèo Cả. Bên dưới là biển đảo, là đường xe lửa. Đỉnh núi cao trước mặt là tấm Đá Bia dựng đứng. Lại nhớ câu ca dao “Chiều chiều mây phủ Đá Bia, Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng”. Đỗ Hữu nhớ Hòn Vọng Phu của Lê Thương. Nhưng Đá Bia có lẽ không phải là Hòn Vọng Phu. Hòn Vọng Phu của Lê Thương nằm đâu ở Bắc. Xe tiếp tục xuống đèo. Phía phải là Vũng Rô. Vũng Rô của một thời mà đoàn tàu không số của miền Bắc bị Quân lực VNCH chận đánh tan tành khi tải vũ khí vào Nam. Cuối đèo, Đỗ Hữu thiếp ngủ chợt tỉnh giấc hỏi phía đông bên kia núi Đá Bia có phải là Lào không, làm Cha Hoài An phá lên cười.
Ngang qua Mằng Lăng, quê hương của Anrê Phú Yên, Người Chứng Thư Nhất, chúng tôi lại ngậm ngùi nhớ tới hai người anh em Samuel Dư và Sébastien Trước đã bị “bắn nhầm” bỏ xác tại Sông Cầu nhân một chuyến về thăm Dòng Mẹ bằng Honda. Người dân địa phương đã chôn hai Thầy Dòng Giuse tại đây. Vùng này hồi ấy mất an ninh. Mãi gần 2 tháng sau, nhân một dịp hành quân của Trung Đoàn 47 đóng tại Tuy Hoà, Thầy Hiệu Trưởng Eymard Lý Tôn Tịnh Hy mới đưa xác 2 Thầy về chôn tại nghĩa trang Kim Châu, Bình Định.
Xe chúng tôi chạy thẳng vào quốc lộ cũ, song song với đường xe lửa có cầu sắt, băng ngang qua sông Đà Rằng. Bên tay phải là cầu mới, chạy ngoài thành phố. Bên tay trái gần biển là cây cầu rất đẹp, cũng bắc qua sông Đà Rằng, chạy thẳng vùng Đông Tác, nơi có phi trường phản lực Mỹ ngày xưa.
Chúng tôi đã có hẹn, nên tìm đến nhà Võ Đông Sơn số 169B nằm trên QL1 cách dễ dàng. Võ Đông Sơn đứng sẵn vui mừng chào đón chúng tôi. Cha Hoài An nhớ đâu đó câu vọng cổ ngâm lên đứt đoạn: “…Trời ơi! Giữa chiến trường Thọ tiễn…nên Võ Đông Sơn mới chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà…”. Võ Đông Sơn mới sửa nhà nằm trên mặt lộ vài năm gần đây, rộng rãi, khang trang. Vợ đi làm, con đi học chiều mới về. Sơn ở nhà mở sân rửa xe trước mặt tiền. Đang lúc chờ anh em tụ họp đông đủ, Sơn dẫn chúng tôi lên gác cho xem mấy bức tranh Sơn vẽ. Nét vẽ chững chạc, màu sắc hài hoà. Ai đi ngang Tuy Hoà trên QL1 nhìn vào thấy bức tranh sơn dầu “Bữa Tiệc Ly” to kềnh treo trước phòng khách, thì đó là nhà Sơn. Sơn còn dẫn chúng tôi xem hàng chục chậu bông Sứ đủ màu Sơn đang ghép. Sơn kể, trước đây gần 20 năm, Sơn nằm trong Ban HĐGX Tuy Hoà. Nay bận bịu nên tạm thời xin nghỉ. Hồi còn ở Dòng, Sơn ở trong đội Bóng rỗ chính. Sinh hoạt Hướng đạo rất hăng say. Thầy Camille Tuân chắc còn nhớ rõ.
Anh em Cựu Tuy Hoà vỏn vẹn chỉ có 5 người: Võ Đông Sơn (Trưởng nhóm), Đào Nghĩa Minh (có con năm tới vào Thỉnh sinh Ngôi Lời), Bạch Ngọc Hùng (có lẽ cùng lớp với Cha Pháp, BTGT), Trần Đức Tiến và Lê Hữu Từ ( tức Thành). Lê Hữu Từ hôm nay có việc đột xuất vắng mặt. Mấy anh em Tuy Hoà luôn gắn bó với công việc của Giáo xứ. Cha Hạt trưởng Trương Đình Hiền (nhạc sĩ Sơn Ca Linh) rất tự hào và hãnh diện về những đóng góp của anh em Cựu Giuse.
Chiều 6 giờ chúng tôi họp mặt. Mục đích chính vẫn là Thăm anh em theo Nội qui Hội, Góp ý để tu chính Bản Nội qui 2007 và giải trình CTBL cho anh em thông suốt. Về CTBL, sau khi Cha Đặc trách trình bày, anh em nắm bắt vấn đề rất nhanh, hiểu rõ về Giáo luật và hoàn toàn đồng thuận với việc CTBL đền đáp Ân sư. Anh em đồng ý:
- Võ Đông Sơn vẫn là Trưởng nhóm
- Đào Nghĩa Minh phụ trách quảng bá CTBL (trên Internet)
- Chọn 30.4 là ngày họp mặt anh em Tuy Hoà.
Ngoài ra, hàng năm, vào ngày 29.4, nhằm lễ Chúa Chiên Lành, anh em đề nghị Dòng cho Cha phụ trách về ơn kêu gọi ( hiện là Cha Hồ Hà Tiến Nam) ra Tuy Hoà để phổ biến ơn gọi cho Dòng Ngôi Lời như các tu hội khác. Anh em sẵn sàng tiếp đón. Mỗi tu hội thường cho các em mặc áo của Dòng mình. Cũng nên có những tờ bướm để quảng bá Dòng Ngôi Lời.
Họp xong, khoảng 17 giờ 30, anh em đưa phái đoàn xuống phố ăn tối. Tuy Hoà thay da đổi thịt khá nhiều so với thời chúng tôi còn dạy học ở đây. Đường sá mở nhiều. Phố xá về đêm rộn rả hơn. Chả bù ngày xưa chỉ độc nhất con đường Trần Hưng Đạo đâm thẳng ra biển. Anh em dường như hiểu ý, biết chúng tôi thèm cơm nên kêu cơm lên, chúng tôi ăn ngon lành. Anh phóng viên Đỗ Hữu nhà ta không có thói quen uống bia, sợ no bụng, nên gọi một chai Voska nhấm nháp để tối về ngủ cho say. Cơm xong, anh em đưa chúng tôi về nhà xứ nghỉ qua
đêm. Thầy xứ đưa chúng tôi lên lầu trên, cạnh phòng cha Hạt Trưởng. Phòng trọ của khách rộng rải, thoáng mát. Có 2 dẫy giường. Có cả TV, tủ lạnh. Lại có chiếc võng đu đưa. Cha Hạt trưởng nghe chúng tôi đến, Ngài ngưng dạy Giáo lý lên thăm hỏi chúng tôi. Trông Cha có vẻ hiền lành như cái tên của Cha. Tôi ở trong Ban Thánh Nhạc khá lâu, nhưng hôm nay mới biết tác giả Sơn Ca Linh chính là Ngài. Chúng tôi ai nấy lo chuyện hậu sự. Hai anh Việt Hùng và Đỗ Hữu lo sang hình ảnh qua Computer. Cha Đặc trách Gioan Nguyễn Hoài An không quên đọc kinh Nhật tụng và bắt đầu… ngáy trước.
Chúng tôi thức dậy theo tiếng chuông. Thánh lễ bắt đầu lúc 5 giờ sáng. Đi đâu, làm gì, dù khi ăn, dù khi uống, chúng ta cũng cần có Chúa. Cha Đặc trách đồng tế với Cha Hạt trưởng. Cha Hạt trưởng giới thiệu với cộng đoàn dân Chúa: Cha Gioan Nguyễn Hoài An và phái đoàn, nhân chuyến viếng thăm, dừng chân ghé thăm anh em Cựu Giuse Tuy Hoà. Ngài dâng lễ cầu nguyện cho chuyến đi của phái đoàn được mọi sự tốt đẹp.
6 giờ 30, anh em Cựu Tuy Hoà mời Cha Hạt trưởng, 2 Cha Phó, Thầy giúp xứ và phái đoàn xuống phố ăn sáng. Vợ chồng Đào Nghĩa Minh đã chu đáo sắp xếp đâu đấy. Thoạt mới vào quán, nhìn lên cột, chúng tôi thấy ngay câu: “Khách hàng là Phật Bà giáng thế”. Tôi nghĩ bụng: Con cái Chúa đây còn hơn Phật Bà! Chúng tôi tạm biệt nhau tại đây. Cám ơn Cha Hạt Trưởng đã tặng cho 5 anh em chúng tôi mỗi người một tập Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo xứ Tuy Hoà, quyển “Rực Sáng Một Vì Sao” tìm về chân dung Á Thánh An-rê Phú Yên rất có giá trị và một đĩa CD.
Về lại nhà xứ, lợi dụng thời gian trống, tôi đi quanh khu nhà thờ Tuy Hoà một vòng. Ngày xưa, trường Đặng Đức Tuấn (nay là trường Sư Phạm) được Giáo phận Qui Nhơn giao cho Dòng Giuse dạy dỗ và quản lý. Các Thầy Giuse đã để lại rất nhiều dấu ấn ở đây. Năm học 1967 -1968, tôi cũng đã dạy nơi này. Tôi nhớ lúc bấy giờ dường như Cha Đậu Văn Pháp, BTGT của chúng ta mới học Đệ Ngũ. Tôi còn lo tập hát Ca đoàn lớn Tuy Hoà. Sáng nay, tình cờ gặp lại chị Sương, ca viên cũ của tôi trước sân nhà thờ, chị kể tôi nghe chuyện đời muôn năm cũ. Nào Liên, nào Lành, nào Thạnh, nào Minh, nào Miên, nào Loan…đã vĩnh viễn ra đi. Đứa vượt biên mất tích, đứa bị ung thư chết. Tôi ngậm ngùi và bồi hồi xúc động. Tôi nhớ bút nhóm “Hoa Sa Mạc” của 4 anh em chúng tôi lúc bấy giờ: Bertin Trung (Song Bình Bảo Tịnh), Vincent Ngân (Dạ Linh), Valentin Tiên (Mặc Hà) và tôi Rémi Sự (Joseph Huy Mai). Chúng tôi quay ronéo được 4 tập “Khung Trời Hạn Hẹp”. Rồi từ đó vì nhiều lý do im luôn. Anh Bertin Trung ra Dòng trước, đi thông dịch viên chiến trường, bị chết tại chiến trường Côtô. May mà đưa được xác về. Ba anh em còn lại, đã từng dạy học ở Đặng Đức Tuấn Tuy Hoà. Những vần thơ trong “Khung Trời Hạn Hẹp” phảng phất chút hương xưa, lãng đãng chút dư âm, dư ảnh của Sông Đà, núi Nhạn…Bây giờ anh Valentin Tiên đã ra người thiên cổ. Anh Vincent giờ là Thầy Sáu an vui với gia đình đông con nhiều cháu tại Canada, còn tôi, Rémi Sự, anh em biết rồi. Còn một người nữa, Thầy tôi, Thầy Eymard Lý Tôn Tịnh Hy, hiện đang sống xa quê, hồi đó là Hiệu trưởng trường Đặng Đức Tuấn Tuy Hoà, nay đã già và chắc tâm tư cũng trĩu nặng khi nhớ đến cảnh cũ người xưa…
*******************************
ĐỂ XEM ALBUM VÀ VIDEO ĐẦY ĐỦ XIN BẤM VÀO ĐÂY**************************************************
Bài viết: TamSu - Video: viethung -Hình ảnh: dohuu & viethung
**************************************************
BÀI VIẾT: Tám Sự
HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:Đình Trang, Hoàng Nam, Việt Hùng, Đỗ Hữu
MỜI ĐỌC NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM::
+ TUYẾN BẮC:
- PHẦN 2 NHÓM QUI NHƠN, ĐÀ NẴNG VÀ PLEIKU-KONTUM
+ TUYẾN NAM.
- PHẦN 1: LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
- PHẦN 2: Nhóm LâmHà (L.Đồng), Longkhánh (Đồng Nai.)
- PHẦN 3: NHÓM SAIGON
- PHẦN 4: Nhóm Bà Rịa, VT_Lagi, Hàm Tân & nhóm Họ Phan
- PHẦN 5: Nhóm PHAN RÍ, PHAN RANG
*MỜI XEM KÝ SỰ HÌNH ẢNH:
+TUYẾN BẮC:
*TẬP 2_TUY HÒA
*TẬP 3_QUI NHƠN
*TẬP 4_ĐÀ NẴNG
*TẬP 5_CỘNG ĐOÀN HÒA KHÁNH ĐÀ NẴNG_A/E GIALAI-KONTUM...VÀ NGÀY VỀ.
+TUYẾN TÂY NGUYÊN & TUYẾN NAM:
*TẬP1_LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
*TẬP 2_NHÓM DI LINH, LÂM ĐỒNG VÀ LONG KHÁNH
*TẬP 3_NHÓM SAIGON
*TẬP 5: NHÓM PHAN RÍ PHAN RANG
HỢP TAN
Chưa vui sum hợp đã vội tan
Cung lòng xao xuyến nổi miên man
Tình ta hòa nhập theo làn gió
Tấu khúc tri âm ngọt tiếng đàn
Hãy cứ lặng yên nghe tiếng lòng
Lắng nghe tiếng gió thổi bên song
Nghe ngàn sóng vỗ bờ cát trắng
Sẽ biết tình ta mãi thắm nồng
Mòn mõi đợi trông tháng ngày trôi
Xa cách tri âm mấy núi đồi
Mừng vui thương nhớ đều gói trọn
Trao nhau cho dẫu sẽ chia phôi
Thắt chặt bên nhau tình đệ huynh
Nối kết anh em một đức tin
Xin đừng quên nhé người thân hỡi
Lòng cùng vui trọn khúc thần linh
Cho dù vừa mới hợp đã tan
Như hoa mới sớm nở đã tàn
Trăng sao cũng ẩn mình núp bóng
Hẹn gặp nhau nhé… hởi thời gian
Pet. Đào Nghĩa Minh, Tuy Hòa
Chưa vui sum hợp đã vội tan
Cung lòng xao xuyến nổi miên man
Tình ta hòa nhập theo làn gió
Tấu khúc tri âm ngọt tiếng đàn
Hãy cứ lặng yên nghe tiếng lòng
Lắng nghe tiếng gió thổi bên song
Nghe ngàn sóng vỗ bờ cát trắng
Sẽ biết tình ta mãi thắm nồng
Mòn mõi đợi trông tháng ngày trôi
Xa cách tri âm mấy núi đồi
Mừng vui thương nhớ đều gói trọn
Trao nhau cho dẫu sẽ chia phôi
Thắt chặt bên nhau tình đệ huynh
Nối kết anh em một đức tin
Xin đừng quên nhé người thân hỡi
Lòng cùng vui trọn khúc thần linh
Cho dù vừa mới hợp đã tan
Như hoa mới sớm nở đã tàn
Trăng sao cũng ẩn mình núp bóng
Hẹn gặp nhau nhé… hởi thời gian
Pet. Đào Nghĩa Minh, Tuy Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét