UPDATED:
1. Phero Nguyễn Hoàng Đức: ducmienpku@gmail.com
2. Phero Nguyễn Đức Thao: chuyển về Đồng Hổ, Diên Khánh > phero.maithao@gmail.com
http://huynhde-cuunlgiuse.forumsmotions.com/t50-topic#58
http://hdcnlgqn.blogspot.com/search/label/H%C4%90Kh%C3%A1nhH%C3%B2a
4. Giuse Lê Trung Thành: lethanhkt58@gmail.com
11
giờ 00: Chúng tôi ngược đường Hồ Chí Minh trực chỉ Kontum. Đường HCM
chạy ngoằn ngoèo men theo chân núi. Đường tốt. Xe chạy êm ru. Thỉnh
thoảng chúng tôi dừng xe lại để làm cái sự việc chẳng đặng đừng. Có lẽ
nữ sĩ Huyện Thanh Quan ngày xưa khi bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, cũng
dừng chân đứng lại: trời non nước như chúng tôi, nhưng cái mãnh tình
riêng có lẽ khác kiểu chúng tôi. Chúng tôi chụp vài tấm hình kỷ niệm
trên cầu “Xơi”, bên suối “Thác Nước” dọc đường. Ôi quê hương đất nước
mình sao đẹp thế! Đẹp chùm khế ngọt, đẹp hoa cau rụng trắng bên thềm,
đẹp cô em mặc yếm thắm ngồi giặt áo bên bờ ao, đẹp cô em múc ánh trăng
vàng đổ đi...Và còn đẹp rừng núi giang tay bạt ngàn nối hồn thiêng sông
núi. Đi mới thấy yêu quê hương, đất nước. Đi mới quí từng tấc đất ông
cha đã đổ biết bao xương máu để lại cho con cháu đời sau...
giờ 00: Chúng tôi ngược đường Hồ Chí Minh trực chỉ Kontum. Đường HCM
chạy ngoằn ngoèo men theo chân núi. Đường tốt. Xe chạy êm ru. Thỉnh
thoảng chúng tôi dừng xe lại để làm cái sự việc chẳng đặng đừng. Có lẽ
nữ sĩ Huyện Thanh Quan ngày xưa khi bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, cũng
dừng chân đứng lại: trời non nước như chúng tôi, nhưng cái mãnh tình
riêng có lẽ khác kiểu chúng tôi. Chúng tôi chụp vài tấm hình kỷ niệm
trên cầu “Xơi”, bên suối “Thác Nước” dọc đường. Ôi quê hương đất nước
mình sao đẹp thế! Đẹp chùm khế ngọt, đẹp hoa cau rụng trắng bên thềm,
đẹp cô em mặc yếm thắm ngồi giặt áo bên bờ ao, đẹp cô em múc ánh trăng
vàng đổ đi...Và còn đẹp rừng núi giang tay bạt ngàn nối hồn thiêng sông
núi. Đi mới thấy yêu quê hương, đất nước. Đi mới quí từng tấc đất ông
cha đã đổ biết bao xương máu để lại cho con cháu đời sau...
16
giờ 00: Chúng tôi đến vùng Ngọc Hồi, ranh giới Kontum. Nghe nói vùng
này ngày xưa có những trận đánh nảy lửa. Xe vào thành phố, chúng tôi tìm
đến 24 Phan Chu Trinh thăm Lê Trung Thành.
giờ 00: Chúng tôi đến vùng Ngọc Hồi, ranh giới Kontum. Nghe nói vùng
này ngày xưa có những trận đánh nảy lửa. Xe vào thành phố, chúng tôi tìm
đến 24 Phan Chu Trinh thăm Lê Trung Thành.
TUYẾN ĐÀ NẴNG > GIA LAI-KONTUM BẰNG ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH...
************************************************************
Đoàn với vợ chồng và cháu ngoại của Thành Kontum
chỉ có 3 anh em cựu: Lê Trung Thành, Nguyễn Văn Lễ (đã chết cách đây
vài năm) và Hoàng Văn Châu. Thành mổ tim cách đây mấy năm, thỉnh thoảng
có ra tái khám ở Đà Nẵng,
ghé thăm, ở lại nhà anh chị Trân đôi hôm.
Thành dạo rày thấy yếu hơn lúc trước. Bà xã Thành suốt ngày một mình
chăm chút vườn rau. Vườn rau nuôi sống gia đình. Cũng may là thành phố
thuê đặt đài ăng-ten trên mảnh đất nhà Thành nên mỗi tháng cũng có ít
tiền cho thằng út ăn học ở Sài Gòn. Con gái mới lấy chồng năm ngoái. Đã
có cháu gái ngoại được 7 tháng tuổi nên nhà cũng vui ra.
Hoàng Văn Châu, (lớp Liêm, Dụng, Hoàng Triều...) tôi đã có dịp kể cho
anh em nghe. Và anh em cũng đã có mấy lần giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn của
gia đình Châu. Mấy lần giúp đỡ, tôi đều nhờ Thành trao cho vợ Châu, vì
anh chàng này là con sâu rượu. Tôi đã có lần ghé thăm gia đình Châu. Tôi
nhớ dường như Châu có 3 cháu. Hai cháu trai đi phụ hồ. Cháu gái năm nay
nếu còn theo học thì đã lên lớp 12. Vợ thì đi bán vé số. Còn Châu trông
coi nhà và coi chai. Suốt ngày bất cứ chỗ nào Châu cũng đội mũ. Lúc nào
cũng dỡ tĩnh dỡ say, nghiêng ngữa liêu xiêu, lè nhè suốt. Châu mà tưởng
nhớ đến anh em nào là mệt cho anh em đó. Bạn đến chơi nhà nói trớt quớt
kiểu Nguyễn Khuyến chưa chắc Châu để yên.
16 giờ 30: Xe chạy
vào huyện Daktô, Tân Cảnh. Cách vài cây số bên phải là biên giới Lào.
Xa xa trên núi cao là căn cứ địa Charlie. Trận đánh lịch sử khốc liệt
nhất, cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo (Anh Năm), Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn
Biệt kích dù đã tử trận tại đây dưới hầm trú pháo với gần 400 binh sĩ
Biệt kích dù đã hy sinh. Nhà Văn Phan Nhật Nam đã viết “Dấu binh lửa” và
“Mùa Hè Đỏ Lửa” mà về sau, Trần Thiện Thanh (Nhật Trường) đã cảm hứng
viết lại một nhạc phẩm bất hủ để đời: “Người ở lại Charlie”.
17 giờ 00: Chúng tôi về tới Pleiku. Dừng chân tại 45 Phạm Văn Đồng, mái
ấm của vợ chồng anh chị Miên-Đức, vừa mới xây lại hai mê năm ngoái
trước khi lo đám cưới choCường, con trai đầu. Buổi chiều bình yên như
nguyệt bạch. Thành phố trẻ “em Pleiku má đỏ môi hồng” gió chiều thầm
vương mát rượi. Chị Miên và cháu dâu vợ Cường tươm tất nấu sẵn cho mỗi
người một tô bún, bởi chúng tôi bụng đói từ sáng Hoà Khánh tới giờ. Vì
sợ sương chiều phủ mờ sớm không kịp về Pleiku nên không ghé ăn dọc
đường.. Đức dẫn chúng tôi lên giao phòng. Tắm rửa, nghỉ ngơi để kịp 6
giờ 30 có hẹn với Nguyễn Hoàng.
18 giờ 30: Đây rồi quán “Giảo
Cổ Lam” của Hoàng vừa mới mở cách đây vài tháng. Cái quán độc nhất vô
nhị có cái tên dễ gây tò mò. Tôi quên mất tên con đường. Giờ này quán đã
thưa khách. Hoàng vui vẻ ra đón chúng tôi. Sau vài câu hàn huyên thăm
hỏi, Hoàng mời chúng tôi vào quán. Tôi có mối lương duyên với Hoàng từ
lúc Hoàng còn ở Kim Châu, nhất là anh em khắng khít nhau nhiều trong
thời gian gian khổ ở Thổ Hoàng sau biến cố Mậu Thân. Anh em chúng tôi
đang ngồi đây có ba người tù tội: Cha Hoài An, Hoàng Đức và tôi. Rõ là
chữ tù liền với chữ tu một vần! Thời gian đó Hoàng và Bảo (cháu Thầy
Vénard) tình nguyện đi dạy học cho anh em dân tộc dưới cầu 14, vùng rừng
núi Daksak, Daksông. Phải trèo đèo lội suối gần cả ngày đường mới tới
nơi. Thỉnh thoảng Hoàng xin về phép mua chút ít quà vào thăm nuôi anh em
chúng tôi trong tù, có cả Cha Già Lộc cũng đang bị biệt giam. Kể làm
sao hết những kỷ niệm thân thương của anh em chúng tôi trong giai đoạn
này ở Cộng đoàn Thổ Hoàng...Hồi ấy, trong Dòng có nhiều người tên Hoàng,
nên anh em thường gọi Hoàng là “Hoàng Nêru”. Bởi lẽ nước da Hoàng không
được trắng lắm. Cũng giống như chúng tôi thường gọi cha Thanh là Thanh
“Noir” vậy. Nhờ con dấu tròn trong giấy chứng nhận “nhà giáo nhân dân”
lúc ấy và nhờ tài lanh lợi, khôn khéo và chân tình, không bao lâu Hoàng
leo lên chức Giám đốc Sở Du lịch Pleiku, có cả một đoàn xe chở khách
Hoàn Cầu chạy khắp tuyến, có Văn phòng riêng...
Thời thế đổi
thay! Bây giờ Hoàng làm ông chủ quán “Giảo Cổ Lam”. Cả vợ con cùng làm.
Có thêm mấy cháu muốn vượt khó xin vào giúp việc Hoàng sẵn sàng giúp
đỡ.Tôi biết Hoàng rất có tình với Dòng và hay giúp đỡ anh em. Riêng tôi,
tôi rất cám ơn Hoàng. Hoàng đã cho tôi tài liệu “Suối Nguồn Tươi Trẻ”.
Tôi đã tập năm thức này gần chục năm. Năm nay, đã ngoài 70 , mặc dầu bị
“tường đè” mà đầu tóc tôi vẫn chưa bạc. Tôi còn có thể đi đây đi đó thăm
anh em. Bây giờ tôi được Hùng Xệ mách nước uống thuốc “Giảo Cổ Lam” và
được Hoàng khuyến khích uống môn thuốc này. Hôm nay Hoàng nấu món “Giảo
Cổ Lam” đặc biệt cho anh Tám ăn. “Giảo Cổ Lam” nấu chung với lòng bò
non, bắp chuối non và chút bí quyết, khi ăn vào thấy đăng dắng, rồi ngon
ngót. Lạ và tuyệt! Lệnh Hoàng tất cả đều chơi bia lùn. Riêng anh Tám vì
bị “tường đè”, tuỳ ý uống “Heinerken”. Dịp này cha Hùng có xuống chung
vui với chúng tôi, nhưng phải về sớm vì công việc của giáo xứ. Nửa
chừng khi tàng tàng chén cúc, Đặc phái viên Đỗ Hữu mới nhớ sực mình bị
ép uống cái thứ nước mà mình không thích, bèn yêu cầu đổi “gu”. Nguyễn
Hoàng chìu ý. Thế là chén thù, chén tạc, chén chú chén bác, ly anh ly
em. Chủ quán kiêm đầu bếp Nguyễn Hoàng làm mấy đĩa mồi đưa hơi ngọt cực
kỳ! Đặc biệc có món gõi cá lóc cuốn với mười mấy thứ rau toàn là các vị
thuốc, chấm với nước chấm “gia truyền” ngon tuyệt chiêu. Cuộc chơi giữa
Hoàng và Hữu chưa sòng phẳng. Hoàng Đức muốn nhập cuộc kết thúc cái sự
cò kè. Đỗ Hữu giả lơ...
Anh
phải về thôi, xa em thôi! Chúng tôi cám ơn và từ giã Hoàng về lại nhà
Hoàng Đức đánh giấc để mai còn về lại Nha Trang. Đêm cuối trong chuyến
đi không nao lòng khó ngủ, nhưng bởi vì hai cái máy ...ngáy hai bên nổ
to quá khiến người nằm đó cứ trăn trở hoài. Lại thêm
Đặc phái viên Đỗ Hữu không biết nhớ chị nhà hay uống chưa đủ đô cứ thao thức ra vô không ngủ...làm mình đâm lo!
Thứ hai (27.2.2012)
Nha trang ngày về
Buổi sáng, Hoàng Đức 4g30 cho chuông mở nhạc đánh thức chúng tôi dậy.
Chị Miên đã thức dậy sớm hong xôi và pha cà phê chuẩn bị cho chúng tôi
ăn sáng. Đức nói với tôi ăn uống gì thì chị nhà cũng ra tay làm tất,
không ăn ngoài. Tôi nghĩ đây cũng là một bí quyết gìn giữ hạnh phúc gia
đình. Hoàng Đức đã “book” vé cho chúng tôi sẵn. Hai cháu Cường & Sơn
lái xe nhà đưa chúng tôi ra bến xe lấy vé. Đỗ Hữu về lại Buôn Mê. Ba
anh em chúng tôi: Cha Hoài An, Hùng và tôi về lại Nha Trang.
Kết
thúc một chuyến đi tốt đẹp! “Thầy” ơi! Chúng con cám ơn Thầy đã giữ gìn
chúng con bình an trên hơn ngàn cây số. Nơi đâu chúng con cũng nhận
được những sự chăm sóc tận tình và những tình cảm thân thương quí mến
của anh em. Vạn Giả không một vạn lần giã dối. Chúng con ghi nhớ những
tình cảm chân thành của những người em An-rê Phú Yên. Chúng con ngậm
ngùi khi trở lại thành Đồ Bàn (Kim Châu BĐ) dẫm lên lối xưa xe ngựa mà
chạnh nhớ thương hồn thu thảo. Làm sao quên được những thằng em lưu lạc
đứa Phú Thượng, đứa Đại Lộc vẫn ôm trong lòng hình ảnh của Thầy đi đi
làm chứng nhân cho Thầy! Con xin Thầy hãy nhớ tới cái quán “Giảo Cổ Lam”
của Hoàng Nê-ru cho dập dìu tao nhân mặc khách. Con cũng xin Thầy chúc
phúc và trả ơn thật nhiều cho vợ chồng anh chị Miên-Đức và các cháu đã
giúp đỡ chúng con.
Ba anh em chúng tôi về lại Nha Trang lúc 2g15 chiều cùng ngày. Tạ ơn Chúa!
Chuyến đi thăm anh em vùng Tây nguyên và cánh Nam sẽ bắt đầu ngày 15.3.2012.
phải về thôi, xa em thôi! Chúng tôi cám ơn và từ giã Hoàng về lại nhà
Hoàng Đức đánh giấc để mai còn về lại Nha Trang. Đêm cuối trong chuyến
đi không nao lòng khó ngủ, nhưng bởi vì hai cái máy ...ngáy hai bên nổ
to quá khiến người nằm đó cứ trăn trở hoài. Lại thêm
Đặc phái viên Đỗ Hữu không biết nhớ chị nhà hay uống chưa đủ đô cứ thao thức ra vô không ngủ...làm mình đâm lo!
Thứ hai (27.2.2012)
Nha trang ngày về
Buổi sáng, Hoàng Đức 4g30 cho chuông mở nhạc đánh thức chúng tôi dậy.
Chị Miên đã thức dậy sớm hong xôi và pha cà phê chuẩn bị cho chúng tôi
ăn sáng. Đức nói với tôi ăn uống gì thì chị nhà cũng ra tay làm tất,
không ăn ngoài. Tôi nghĩ đây cũng là một bí quyết gìn giữ hạnh phúc gia
đình. Hoàng Đức đã “book” vé cho chúng tôi sẵn. Hai cháu Cường & Sơn
lái xe nhà đưa chúng tôi ra bến xe lấy vé. Đỗ Hữu về lại Buôn Mê. Ba
anh em chúng tôi: Cha Hoài An, Hùng và tôi về lại Nha Trang.
Kết
thúc một chuyến đi tốt đẹp! “Thầy” ơi! Chúng con cám ơn Thầy đã giữ gìn
chúng con bình an trên hơn ngàn cây số. Nơi đâu chúng con cũng nhận
được những sự chăm sóc tận tình và những tình cảm thân thương quí mến
của anh em. Vạn Giả không một vạn lần giã dối. Chúng con ghi nhớ những
tình cảm chân thành của những người em An-rê Phú Yên. Chúng con ngậm
ngùi khi trở lại thành Đồ Bàn (Kim Châu BĐ) dẫm lên lối xưa xe ngựa mà
chạnh nhớ thương hồn thu thảo. Làm sao quên được những thằng em lưu lạc
đứa Phú Thượng, đứa Đại Lộc vẫn ôm trong lòng hình ảnh của Thầy đi đi
làm chứng nhân cho Thầy! Con xin Thầy hãy nhớ tới cái quán “Giảo Cổ Lam”
của Hoàng Nê-ru cho dập dìu tao nhân mặc khách. Con cũng xin Thầy chúc
phúc và trả ơn thật nhiều cho vợ chồng anh chị Miên-Đức và các cháu đã
giúp đỡ chúng con.
Ba anh em chúng tôi về lại Nha Trang lúc 2g15 chiều cùng ngày. Tạ ơn Chúa!
Chuyến đi thăm anh em vùng Tây nguyên và cánh Nam sẽ bắt đầu ngày 15.3.2012.
*******************************
BÀI VIẾT: Tám Sự
HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:Đình Việt Hùng, Đỗ Hữu
*******************************
MỜI ĐỌC NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM::+ TUYẾN BẮC:
- PHẦN 1: NHÓM VAN NINH và TUY HÒA
- PHẦN 2: NHÓM QUI NHƠN VÀ ĐÀ NẴNG
+ TUYẾN NAM.
- PHẦN 1: LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
-PHẦN 2: Nhóm LâmHà (L.Đồng), Longkhánh (Đồng Nai.)
- PHẦN 3: NHÓM SAIGON- PHẦN 4: NHÓM BÀ RỊA, VT & NHÓM LAGI, HÀM TÂN
- PHẦN 5: LIÊN NHÓM PHAN RÍ, PHAN RANG
* MỜI XEM KÝ SỰ HÌNH ẢNH:
* TUYẾN BẮC:
- TẬP 1_NINH HÒA, VẠN GIẢ
- TẬP 2_TUY HÒA
- TẬP 3_QUI NHƠN
- TẬP 4_ĐÀ NẴ NG
* TUYẾN TÂY NGUYÊN & TUYẾN NAM:
- TẬP1_LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
- TẬP 2_NHÓM DI LINH, LÂM ĐỒNG VÀ LONG KHÁNH
- TẬP 3_NHÓM SAIGON
- PHẦN 4: NHÓM BÀ RỊA, VT & NHÓM LAGI, HÀM TÂN
- PHẦN 5: LIÊN NHÓM PHAN RÍ, PHAN RANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét