BÀI THAM
LUẬN
ĐỀ TÀI: “GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH TẠI GIA”
Nhân ngày họp mặt truyền thống
(06/ 01/2013) CTNLGS Ninh Thuận
------------------------* * * * *----------------------------
I. MỤC
ĐÍCH Ý NGHĨA BÀI THAM LUẬN:
Nói
đến “Gia đình” hai tiếng thiêng liêng có quan hệ gắn bó như máu thịt
trong một thân thể, như thân cây liền với cành cây, được hiểu một cách
khái quát hoặc cách cụ thể gì đi nữa thì hai tiếng “Gia đình” vẫn
tồn tại, gần gũi trong mỗi người mà chúng ta không thể nào không
biết được . . .Từ cơ sở đó ta cũng có thể suy ra và hiểu Hội Thánh
cũng như thế, cho dù Hội Thánh còn có những chức năng thiêng liêng,
cao cả hơn và còn mang tính đặc thù
nhiều hơn theo cơ cấu tổ chức của Hội Thánh hoặc Giáo Hội.
Đứng trên quan điểm ấy và cũng từ
những thực tế trải nghiệm trong đời sống gia đình, tôi xin được trình bày theo suy nghĩ riêng
của mình về đề tài:“Gia đình là HộiThánh tại gia”. . .
Ở đây, với tư cách cá nhân, với cái
nhìn riêng tư nên cũng không tránh khỏi tính chủ quan trong việc nhìn
nhận, so sánh vấn đề . . . có thể còn có sự khập khiểng về hai
thực thể : “Gia Đình & Hội Thánh”, về hình thức một vài chỗ có
sự giống nhau trong cấu trúc trên bình diện vừa xã hội tính vừa
thiêng liêng tính nhưng có thể khác nhau về chức năng và thiên chức:
một bên “Gia Đình” là thực thể phải sống với đời sống trần thế,
trần tục và một bên “Hội Thánh” thiêng liêng tuy sống giữa trần thế
nhưng không bị trần tục hóa .Tuy nhiên hai thực thể ấy vẫn có tính
liên kết hữu cơ với nhau. Chính vì thế mong quý cha và anh em hiểu cho
rằng, tham luận ngoài việc trình
bày các vấn đề xuất phát từ trải nghiệm thực tế của điển hình cá
nhân , còn mang tính tham khảo. Tiếp đây ta tìm hiểu một vài khái niệm
nói về gia đình.
II. KHÁI
NIỆM VỀ GIA ĐÌNH :
Để có thể nhìn lại một cách cụ thể
về ý nghĩa của hai cụm từ:“ Gia đình xã
hội & Gia đình Hội Thánh”có mối tương quan như thế nào,chúng
ta cùng tìm hiểu qua một vài khái niệm sau:
1) Định nghĩa về gia đình :
“Gia đình(GĐ) gắn liền với đời sống
của mỗi con người.Trong đời sống xã hội(XH) từ xưa đến nay, GĐ luôn
giữ vị trí quan trọng. Nhiều GĐ cộng lại mới thành XH, XH tốt thì
GĐcàng tốt, GĐ tốt thì XH mới tốt . Chính vì vậy, xây dựng gia đình
“ No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự
quan tâm của nhiều người, trong đó có chúng ta.” (Theo Bách khoa toàn thư).
Gia
đình VN hiện nay đang phải đương đầu với một loạt thử thách lớn khi
chuyển từ mô hình GĐ truyền thống sang GĐ hiện đại. Để tồn tại và
phát triển, mỗi GĐ phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới,
từng thành viên trong GĐ phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong GĐ.
Thực tế cho thấy, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những
trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát
triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá
trị tinh thần như:Tam cương(Quân, Sư, Phụ), Ngũ thường( Nhân, Lễ ,Nghĩa,
Trí, Tín) không còn được đề cao nữa, đạo đức ở nhiều nước trên thế
giới xuống cấp (Ngay cả trong các cơ quan công quyền, trường học là
cái nôi giáo dục tối ưu nhất )trong đó có VN;và còn không ít những Gia
đình VN đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ ( cha mẹ ly
thân, ly dị) đã kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị
nhất là giá trị về nhân bản, về nhân phẩm, ảnh hưởng phần nào đến
sự phát triển của thế hệ trẻ, mối quan hệ giữa các thành viên trong
GĐ còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan
giải khác.
2) Vai trò của gia đình và trách nhiệm của chúng
ta đối với gia đình:
Nói đến Gia đình là nói đến nhóm tâm
lý- tình cảm XH đặc thù, các mối quan hệ trong gia đình, sự cấu kết
giữa các thành viên trong GĐ bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột
thịt và quan hệ tình cảm, trách nhiệm. Trong GĐ, các thành viên gắn
bó với nhau bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt
đời người. Trong GĐ thuận hòa, hạnh phúc, các thành viên luôn quan tâm
đến nhau, hy sinh cho nhau, không ngại thiệt thòi.
Gia đình ở nước ta trong thời kỳ Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được coi là một vấn đề XH lớn, được
đánh giá là một trong nhiều biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự
phát triển bền vững của XH .Việc tổ chức GĐ tốt và giáo dục trong
GĐ chu đáo sẽ có tác động sâu xa đến việc hình thành nhân cách con
người, tạo tiền đề quan trọng cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng với
yêu cầu của đất nước trong quá trình phát triển .Vì vậy, giáo dục
GĐ thể hiện tính đa dạng và nhiều chiều, nó vừa có ảnh hưởng của
cá nhân đối với cá nhân (giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà với
cháu) vừa có ảnh hưởng của cả tập thể GĐ, liên kết với nhau tác
động đến từng cá nhân qua lối sống, nếp sống ở mỗi GĐ. Tính đa dạng
còn thể hiện qua phương pháp giáo dục, không chỉ bằng lời nói mà
bằng thái độ, tình cảm, nêu gương, không chỉ là nói lý thuyết hay
nói suông, mà phải bằng thực tiễn từ những việc làm cụ thể . Để
đạt được những tiêu chí đó, hơn bao giờ hết các thành viên trong GĐ
phải thực sự chung sức, chung lòng, đóng góp sức lực chỉ là bé nhỏ
đối với sự phát triển của GĐ. Muốn GĐ bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc và phát triển bền vững thì các thành viên trong GĐ phải được
học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn,văn hóa
truyền thống tốt đẹp của GĐ, của quê hương, đất nước. Như vậy, xây
dựng GĐ theo chuẩn mực đạo đức vừa nêu, không chỉ tạo sự tiến bộ
toàn diện cho GĐ, cho mọi người mà cốt lõi đó chính là việc tạo nên
điểm tựa vững chắc cho mỗi tế bào XH (vì GĐ là tế bào của XH). Thế
nào là: ” Gia đình là Hội Thánh tại gia” chúng ta hãy tìm hiểu xem
các mẫu gương sống động cùa gia đình sau…
III.
GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH TẠI GIA:
Thư Mục vụ Năm Đức Tin HĐGMVN hướng dẫn các GĐ:
“Trong suốt lịch sử mấy trăm năm của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam,
gia đình là cái nôi thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy
giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu vững
mạnh trong đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức. Ngày nay, dù
phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh chị em cố
gắng duy trì và phát huy truyền thống
tốt đẹp này của gia đình công giáo. Hãy xây dựng gia đình mình
thành ngôi nhà thờ phượng Chúa, trường dạy đức tin, và mái ấm tình
thương. Đây là phương thế cụ thể và hữu hiện nhất để anh chị em góp
phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hóa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo
hội và từng người chúng ta.” Từ mẫu gương Thánh Gia, mỗi gia đình
Công giáo “Hãy xây dựng gia đìnhmình thành ngôi nhà thờ phượng Chúa,
trường dạy đức tin, và mái ấm tình thương”.
1) Mẫu gương Thánh gia:
Phúc âm kể chuyện: “Gia đình Thánh
Giuse, Mẹ Maria và Chúa Giêsu” sinh sống tại Nazareth : “Chúa Giêsu hằng vâng phục hai
ông bà”. Con Thiên Chúa làm người và thuộc về một gia đình, một mái
ấm có cha có mẹ. Con Thiên Chúa đã lớn lên trong bầu khí gia đình. Mái
nhà là trường học đầu tiên. Cha mẹ là thầy cô căn bản. Đức Giêsu lớn
dần về mọi mặt trong Thánh Gia đạo
hạnh . 30 năm sống dưới mái nhà Nazareth , Đức Giêsu đã
thành một người chín chắn và trưởng thành, sẵn sàng nhận sứ vụ
Chúa giao phó. Đức Giêsu đã học nơi Thánh Giuse tinh thần lao động
miệt mài, tâm tình tín thác và luôn thi hành Thánh ý Thiên Chúa,
lòng nhiệt thành chu toàn trách nhiệm đối với gia đình. Đức Giêsu đã
học nơi Đức Mẹ nét đẹp hiền lành, đơn sơ, tế nhị, tận tụy phục vụ,
tin tưởng phó thác, cầu nguyện thâm trầm. Nếp sống đạo đức của cha
mẹ đã ảnh hưởng sâu xa đến cuộc
đời Chúa Giêsu. Người thừa hưởng nơi cha mẹ lòng yêu mến lề luật,
gắn bó với Đền thờ, thói quen siêng năng nghe và đọc Lời Chúa. Người
học nơi cha mẹ tâm tình vâng phục Thánh ý Chúa, thái độ hiền lành
khiêm nhường, tinh thần phục vụ quên mình, chuyên chăm làm việc, ân cần
đối với con cái. Gia sản quý báu từ Thánh Gia bàng bạc trong những
lời Người giảng dạy, trong đời sống của Người.
2) Gia đình “ Ngôi nhà thờ
phượng Chúa”:
Cộng
đồng Vaticanô II đã ví “Gia đình như một Hội Thánh nhỏ”(
Hiến chế Ánh sáng muôn dân số 11). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II định
nghĩa: “Gia đình là Hội Thánh tại gia” (Tông huấn đời sống gia
đình số 11). Gia đình là Hội Thánh tại gia, bởi lẽ: Chúa Giêsu đã
sinh ra và lớn lên trong gia đình Nazareth ,
có Thánh Giuse và Đức Mẹ. Thánh gia là mẫu mực cho mọi gia đình. Gia
đình công giáo là trường học đức tin đầu tiên, là môi trường sống
các bí tích và thực hành các nhân đức Kitô giáo: “Gia đình Công Giáo
trở thành nơi gặp gỡ đặc biệt, có sức thánh hóa với tình yêu của
Đức Kitô” (Tông Huấn Kitô Hữu Giáo Dân số 15).
Cha mẹ là những nhà giáo dục đầu
tiên và chính yếu của con cái. Gia đình là cộng đoàn thờ phượng
Chúa. Qua đời sống cầu nguyện, lãnh nhận các bí tích, gia đình tỏa
sáng sự bình an, trổ sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Để trở thành
Hội Thánh tại gia, mỗi thành viên phải ý thức về căn tính cao cả và
chức năng quan trọng của mình. Mỗi ngày, thể hiện rõ nét hơn những tính
chất căn bản của Hội Thánh tại gia như: hiệp thông, liên đới, yêu
thương, thuận hòa, tôn ti trật tự, kinh nguyện sáng tối, sống phục
vụ, làm chứng nhân Tin mừng.
3) Gia đình là “Trường dạy đức tin”:
Gia
đình là nơi trẻ em và thanh thiếu niên hấp thụ nền giáo lý chân
chính từ cha mẹ.Cộng đồng Vaticanô II mong muốn các bậc cha mẹ là
những người đầu tiên “dùng gương lành và lời nói, truyền
dạy đức tin cho con cái” ( Hiến chế tín lý về Giáo hội số 11.) Cha mẹ chăm lo giáo dục nhân bản và giáo dục tâm linh cho con cái.
Với con cái, cha mẹ là những sứ giả đầu tiên của Chúa. Hạt giống
đức tin nơi trẻ em được gieo và chăm sóc trong môi trường gia đình sẽ
phát triển thành cây đức tin. Gia
đình là vườn ươm, là thửa đất tốt. Dạy giáo lý như cung cấp chất
dinh dưỡng. Tùy theo mức độ hấp thụ, tùy theo thời điểm, cây đức tin
nơi đứa trẻ sẽ phát triển và đơm bông kết trái. Dạy giáo lý tại gia
đình, cha mẹ góp phần với Hội Thánh trong sứ vụ đào tạo đức tin cho
con cái. (Phải giáo dục đức tin cho con cái từ những năm đầu của tuổi
thơ. Cha mẹ có sứ mạng dạy con cái biết cầu nguyện và khám phá ra
ơn gọi của Thiên Chúa).
3.1)
Dạy con cầu nguyện: Những giờ đọc kinh cầu nguyện là những
giờ giáo lý sống động nhất vì bản chất và mục đích của việc dạy
giáo lý là truyền đạt sức sống Tin Mừng và đưa đến đối thoại và
gặp gỡ chính Đức Kitô.
3.2)
Dạy con làm quen với Lời Chúa:
Cha mẹ kể chuyện Thánh Kinh, chuyện về Đức Giêsu, chuyện các
Thánh, chuyện người tốt, việc tốt để chúng làm quen với Lời Chúa .
3.3) Dạy con học giáo lý: Ngoài
việc học giáo lý ở các lớp học, chúng cần được cha mẹ quan tâm
nhắc nhở, bồi dưỡng thêm vào những dịp con cái lãnh nhận các bí
tích (Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức), cha mẹ lưu tâm đến giáo lý nhiều hơn và
tích cực giúp chúng nhận lãnh bí tích cách sốt sắng. (Giáo
lý tại gia còn nhằm giúp cha mẹ có dịp được học hỏi để yêu mến
Chúa Kitô hơn) .
4) Gia đình là “Mái ấm tình thương”:
Gia
đình là cộng đoàn hiệp thông và liên đới chặt chẽ giữa các thành
viên với nhau, bình đẳng về phẩm giá, về ơn gọi trước mặt Chúa và
trước mặt nhau. Nhờ đó, gia đình trở nên mái ấm, chia sẽ, giúp đỡ,
hy sinh quên mình vì hạnh phúc của nhau. Gia đình là cộng đoàn phục
vụ yêu thương. Luật yêu thương thúc đẩy gia đình Công giáo gắn bó chặt
chẽ với Hội Thánh là dân Tư Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế, để phụng sự
Thiên Chúa và phụng sự tha nhân, cùng cộng tác với Hội Thánh trong
sứ mạng truyền bá đức tin. Noi gương Chúa Giêsu hiền lành và khiêm
nhường, hiến thân phục vụ mọi người.
Ta
cũng hãy dừng lại một chút để suy ngẫm về cấu tạo của từ Gia Đình
mà con người đã kết ghép: Từ “GIA
ĐÌNH” bao gồm người cha, người mẹ và con cái. Trong Anh ngữ, Gia
đình là “FAMILY”, từ này có ý nghĩa rất sâu đậm, được diễn đạt như
sau: Family=(F)ather (A)nd (M)other, (I)
(L)ove (Y)ou ! Nghĩa là:“Cha và
Mẹ ơi, con yêu thương Cha mẹ”. Cấu trúc từ này thể hiện một cách
hoàn hảo về nội dung ý nghĩa của nó. Vậy hãy giữ gìn mái ấm gia
đình. Hãy đặt ưu tiên cho hạnh phúc gia đình.
Ngày
nay, trong xã hội tiêu thụ, vì bận rộn với công việc kiếm tiền, một
số cha mẹ không gần gũi, không dành thời giờ cho con cái. Vì thế
chúng cảm thấy bị bỏ rơi, thiếu
tình thương.Theo mức độ con cái sẽ lâm bệnh chán nãn, buồn
phiền, không thích học nữa, lỳ lợm, xấc láo, ích kỷ, vô cảm, đua
đòi thiếu suy nghĩ. Một số phụ huynh chỉ mong con mình học giỏi,
thành đạt, kiếm được nhiều tiền. Họ ít quan tâm đến đời sống đạo
đức của con, không lo giáo dục đức tin cho con. Có cha mẹ quan niệm, lo
cho con được Xưng Tội, Rước Lễ, Thêm Sức là đủ rồi; vì thế có em sau
khi Thêm Sức là bỏ nhà thờ. Sự đa dạng của vi tính và Internet quá
hấp dẫn lôi kéo con cái chúng ta ra khỏi thực tế rồi đi vào thế
giới ảo. Lối sống hiện đại cũng dễ đánh mất bầu khí mái ấm. Mỗi
người có một phòng riêng, một thế giới riêng nên mọi người ít quan
tâm đến nhau, ít giúp đỡ nhau. Hãy nhớ gia đình là thiêng liêng cao
quý, còn công việc chỉ là vật chất tầm thường. Mọi thành viên có
thể hy sinh công ăn việc làm cho mái ấm gia đình. Tình yêu từ mái ấm
sẽ trổ sinh hoa trái cho đời sống gia đình.
Trên
hết, muốn gia đình thực sự là mái
ấm tình thương, gia đình cần phải có:
4.1)
Lòng bác ái : Trên mọi đức
tính hãy có lòng bác ái, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo (Col. 3,14) Bác ái là tình yêu rộng lớn; là tình yêu mạnh hơn tội lỗi, sự
dữ, khổ đau và cái chết. Tình yêu mãnh liệt như thế mới liên kết
mọi sự và mọi người lại với nhau. Chính Thiên Chúa đã gieo vào lòng
chúng ta lòng bác ái đó. Lòng bác ái giúp mọi người gắn bó với
nhau làm nên mái ấm gia đình. Lòng bác ái làm cho mọi người chấp
nhận nhau, chịu đựng lẫn nhau, chia sẻ cho nhau, ban tặng cho nhau bản
thân mình.(Col3,12-13).
4.2) Niềm vui: Hạnh phúc là niềm vui của mỗi người và mọi
người trong gia đình chung sống với nhau. Niềm vui của chồng vợ, con
cái, cháu chắt. Niềm vui đời thường, niềm vui nhỏ làm thành hạnh
phúc. Niềm vui từ tình yêu làm cho gia đình thành mái ấm.
4.3) Bình an trong gia đình: Tâm
hồn bình an là tâm hồn đạo đức. Chúng ta được bình an khi hòa giải
với Chúa, tin và yêu Chúa. Chúng ta được bình an khi hòa giải với
chính mình, khi hòa giải với những người sống chung quanh. Chúng ta
được bình an khi tâm hồn không bị xáo trộn bởi đam mê bất chính.
Chúng ta được bình an khi là con người tự do đích thực và tôn trọng
người khác. Đó là bình an Chúa Kitô ban tặng cho chúng ta. Thật đúng
như nhận định của thư HĐGMVN: “Gia đình là cái nôi thông truyền đức
tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là
nơi đào tạo những Kitô hữu vững mạnh trong đức tin và gương mẫu trong
đời sống đạo đức.”
Gia đình thật quan trọng. Chính gia đình quyết
định tương lai của trẻ thơ. Gia đình là vườn ươm. Hạt giống tuổi thơ
lớn mạnh được là nhờ vườn ươm có
đầy đủ nước, phân bón và sự ân cần chăm sóc. Gia đình là bẩu khí
quyển. Bầu khí có trong lành thì trẻ thơ mới phát triển được mọi
mặt. Gia đình là con đường. Đường có ngay thẳng, có định hướng thì
tương lai trẻ mới tươi sáng, không đi vào ngõ cụt cuộc đời.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II hằng nhắc
nhở về sự thánh thiêng của gia đình khi Ngài gọi gia đình là nền
tảng của Giáo Hội. Đức Thánh Cha
Phaolô VI gọi gia đình là Cung Thánh của Giáo Hội, là trường
học đầu tiên của con cái mà cha mẹ là thầy cô.
Đức
Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận cũng từng viết: “Chủng viện thứ nhất, Đệ tử
viện thứ nhất, Trường sư phạm thứ nhất là Gia Đình Công Giáo. Không
vị giám đốc tài ba nào, hay chuyên môn đến đâu có thể làm thay cha mẹ
được. Nếu cơ sở bậc nhất ấy bị hỏng, tương lai Hội Thánh và xã hội
cũng rung rinh sụp đổ”. Từ mái ấm gia đình, cha mẹ con cái
siêng năng tham dự Thánh lễ , chuyên chăm Kinh Nguyện tại gia, biết dùng
lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hòa thuận yêu
thương nhau, thì “Đây là phương thế cụ thể và hữu hiệu nhất để anh chị em góp
phần vào công cuộc Tân Phúc Âm hóa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho Giáo
Hội và từng người chúng ta”.
Năm đức tin, theo gương Thánh gia, mỗi
gia đình hãy nỗ lực thực thi lời mời gọi của HĐGMVN: “Ngày nay, dù phải đối diện với nhiều lo toan trong cuộc sống, xin anh
chị em cố gắng duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình Công Giáo”.
IV
. NHẬN ĐỊNH CHUNG:
Qua khái niệm xã hội học về gia
đình, ta có thể nhận thấy
người ta chỉ đơn thuần mô tả sự hình thành của gia đình mang tính xã
hội . Tính giáo dục nhân bản là từ sự ý thức của con người để gia
đình tồn tại., ngoài ra hoàn toàn không đề cập đến yếu tố tâm linh.
Đời sống tâm linh hỗ trợ tinh thần, tạo tiền đề cho gia đình tồn tại bền vững trong đời
sống gia đình.
Đối với những người không tin vào Thượng đế nhưng nôm na
họ tin rằng ngoài con người ra còn có một đấng bề trên, hay vị thần
nào đó , trong cuộc sống hằng ngày , khi gặp khó khăn, họ cầu xin cho
gia đình được bình yên, hạnh phúc, làm ăn phát đạt. . . Những lời cầu xin đều hàm ý tin tưởng
vào Đấng bề trên, khuất mặt ban phước xuống cho gia đình họ. Chắc
chắn không phải vô tình mà vũ trụ tự có và mọi hoạt động của các
hành tinh đều đi vào một quỹ đạo riêng của nó, nếu không có bàn tay
cao cả của Đấng vô hình sắp xếp.
Còn
đối với chúng ta, những tín đồ Thiên Chúa, chúng ta không thể
không tin, không cậy trông vào Thiên Chúa. Vì Người là hiện thân của
tình yêu thương, là sự hiệp nhất của Ba ngôi, là sự hiện hữu của gia
đình đầu tiên, đó là gia đình “Thiên chúa Ba ngôi”, sự hiện hữu ấy
cũng được minh chứng cụ thể qua gia đình Nazareth.
Điểm nổi bật của gia đình Thiên Chúa
chính là sự hiệp nhất và dấn thân. Ba ngôi Thiên Chúa hiệp thông nhau
và kết quả của sự hiệp thông là hiệp nhất nên một Chúa trong Ba ngôi
riêng biệt. Điểm nổi bật của gia đình Nazareth là sự hòa thuận, yêu
thương, khiêm nhường, vâng lời, biết lắng nghe và âm thầm hy sinh, chịu
đựng . . . là mẫu gương gia đình tuyệt vời trên trần thế, nơi đó Thánh cả Giuse,
Đức Mẹ Maria hoàn toàn tin tưởng, phó thác vào Chúa.
Còn đối với gia đình gặp nhiều khó
khăn, bất hòa, con cái không phục tùng cha mẹ, lêu lỏng, nghiện ngập,
gây ra nhiều đau khổ. Đức Thanh Cha Bênêđitô XVI ngỏ lời với gia đình
như sau: “ Chắc hẳn anh chị em đã nhận thấy rằng, không có một đôi vợ
chồng nào, tự sức riêng mình, lại có thể mang đến cho con cái của
mình tình yêu và ý nghĩa cuộc sống một cách thích đáng. Quả thật,
để có thể nói với một ai đó: Cuộc đời của bạn thật tốt đẹp, mặc
dù tôi không biết được tương lai của
nó, thì quyền bính và tính đáng tin đó phải lớn hơn quyền của các
bậc làm cha làm mẹ”.
Ngoài ra, chúng ta còn phải luôn luôn trông cậy vào Đức Mẹ vì: Đức
Maria là Mẹ thiên Chúa, Mẹ của Hội Thánh, Mẹ của chúng ta. Bên Mẹ,
chúng ta có thể tìm lại sự thanh
thản và hy vọng làm cho chúng ta được hạnh phúc trong Chúa và không hề cảm thấy mệt mỏi trong
cuộc chiến vì sự sống.
Một lời kết về bản thân: Không ai không
thấm thía câu nói: “Cuộc đời là bể khổ”. Thật vậy, gia đình là
chiếc thuyền đi trên đại dương bao la, mênh mông, đầy khổ ải. Chắc hẳn
thuyền gia đình nào cũng không ít lần nếm trải sóng gió, phong ba,
bão táp của cuộc đời. . .Gia đình tôi cũng vậy, tuy nhiên tôi hoàn
toàn tin tưởng vào Thiên Chúa, cứ sau mỗi lần gặp đau khổ, thất bại,
tôi dâng hết lên Thiên Chúa và Mẹ Maria, cầu xin lòng thương xót Chúa,
để gia đình vượt qua cơn sóng gió và thật sự tôi đã nhận được điều
ấy. Gia đình tôi luôn cầu xin Lòng thương xót Chúa qua kinh nguyện hằng ngày: “Lạy Cha là đấng đầy lòng
trắc ẩn, là Đấng duy nhất tốt lành, con chạy đến van xin lòng thương
xót của Cha , mặc dù tội lỗi con
to lớn và sự xúc phạm thì quá nhiều. Con vẫn tín thác vào lòng
thương xót của Cha , bởi vì cha là đấng xót thương. Từ xưa tới nay,
chưa từng nghe có người nào tín thác vào Cha mà bị thất vọng.” Gia
đình tôi đang cố gắng mỗi ngày thực hiện phương châm cầu nguyện, theo
5điều Đức Mẹ dạy bảo, để cầu nguyện cho gia đình tránh đi những sa ngã trong cuộc sống và cầu
cho tất cả mọi người. Những lời cầu đó được thể hiện như một phương
châm sống :
1.
Cầu nguyện
bằng trái tim: lần hạt Mân Côi mỗi ngày
2.
Siêng năng tham
dự Thánh lễ.
3.
Đọc kinh Thánh
hằng ngày.
4.
Xưng tội hằng
tháng .
5.
Ăn chay thứ Tư
và thứ Sáu .
Trên đây là lời trần tình qua bài tham
luận , xin quý Cha, quý anh em góp ý bổ sung để những điều còn nằm
trong suy nghĩ, mơ ước trở thành hiện thực, hiện thực đó đi vào thực
tế cuộc sống của gia đình ,đúng nghĩa như lời Đức Cha PhaoLô II: Gia
đình là Hội Thánh tại gia.
…Nhân dịp Năm Mới, xin kính chúc quí cha, quí Anh
Chị em thân hữu-gia đình CNLGS một năm hạnh phúc, sức khỏe, bình an,
thành công trong mọi việc và được phúc lành của Thiên Chúa, Mẹ Maria.
Trân trọng kính chào.,.
Gò Đền, ngày 05/ 01/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét