CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

    Đất Lạnh Tình Xưa





    Năm ngoái, khi liên lạc với chúng tôi, thầy Vincent đưa ra ý kiến sẽ tố chức cuộc họp mặt tại Canada.   Chúng tôi Bình, Danh, Sương liên lạc với một số anh em về tấm tịnh tình của thầy cô Vincent  và được khá nhiều anh em đồng thuận.
    Sau Tết Nguyên Đán 2013, thầy chính thức gởi thư mời tất cả quý huynh đệ  khắp nơi về họp bạn tại St     George,  Québec Canada.    Trong đó thầy đưa ra chương trình sơ thảo.  Nhìn qua chương trình đem lại  cho tôi nhiều hứng thú.   Tôi và anh Bình quyết định tham dự… Sau đó có Jonathan Sương và Ngọc Thuận.  Hoàng Hòa hứa nếu xếp đặt xong gia đình cũng sẽ tham dự, nhưng chỉ đi một mình.  Bùi Khắc Bình cũng trong vòng lưỡng lự dù tôi cố gắng thuyết phục mấy lần.   Cuối cùng chỉ có anh chị Đỗ Bình , anh chị Sương, anh chịThuận quyết định tham dự .  Book vé từ tháng Tư 2013… Riêng tôi hơi lo lắng cho anh chị Bình và Ngọc Thuân vì quý anh chị đi Việt Nam lo việc gia đình và tham gia ngày Hội Truyền Thống khi trở lại Mỹ có đử sức khỏe để đi phó hội hay không? 

    Thế rồi chuyên tới cũng đã tới.  Anh chi Bình từ VN trở về và thông báo cho tôi vẫn đủ sức đi Canad.  tôi rất mừng.  Tin từ Jonathan Sương Houston, TX  cho biết Thuận không thể tham dự được vì quá mệt mỏi sau khi trở lại Mỹ.   Kết quả cuối cùng thành phần tham dự cuộc họp  Canada  chỉ có anh chị Bình, vợ chồng Jonathan Sương và cháu Long, vợ chồng tôi.  
    Khởi Hành.

    Thứ Hai -July 01. Gia đình Sương bay từ Houston tới Boston.  Từ Boston thuê xe đi Canada qua các chặng đường Montreal – Québec- St George.  Hôm đó thầy Vincent  từ St George lái xe  hơn 03 giờ qua Montreal đón gia đình Sương, đồng thời mua sắm chút ít đồ ăn Á Đông để tiếp khách.

    Thứ Ba July 2. Anh chị Bình khởi hành từ Nashville, Tennessee đến Chicago. Từ Chicago chuyển máy bay đi Toronto – Từ Toronto tới Québec.  Vợ chồng tôi từ Sacramento đi Chicago – từ Chicago chuyển máy bay đi Québec…Thời gian ngồi trên máy bay  hơn bảy tiếng công thêm 03 giờ làm thủ tục xuất ngoại, khán xét an ninh và chờ đợi tại hai phi trương Sacarmento và Chicago.  Vị chi chuyến bay của chúng tôi phải mất 11 tiếng….khá mệt mỏi cho cái thân già..Nhưng bù vào là niềm vui sắp tới.  Chúng tôi tới phi trường Québec lúc 4:50 PM ( giờ Canada) . lấy xong hành lý, tôi mở cell phone gọi cho anh Bình, không thấy trả lời, đoán anh chị còn ngồi trên máy bay.   Gọi cho Sương không thấy trả lời.  Nhà tôi hơi lo và tỏ ra  bối rối…tôi an ủi ráng chờ thêm chút nữa vì thầy Vincent chắc chắn sẽ tới pick up. Có tiếng  điên thoại reo.  Nhân ra tiếng anh Bình. Anh hỏi chúng tôi hiên đang ở đâu ?. 
    -       Tôi đang đứng trong hành lang đón khách..Còn anh ở đâu ? 
    Tôi đang đứng tại cổng số 8 anh Bình trả lời….. Bước  ra khỏ hành lang nhìn quanh thấy anh chị Bình đứng ngay cổng số 8.   Chúng tôi kéo ra phía trước, gặp nhau mừng rỡ trong vòng tay ôm thật chặt….Trong lúc chờ đợi thầy Vincent chúng tôi nói chuyên sơ qua, chụp vài tấm hình kỷ niêm.  Ngay lúc đó một toán quân nhân Canada với đồ quân trang, quân dụng kềnh càng cũng từ phi trường bước ra.  Sẵn máy hình tôi chup mấy tấm.  Họ vui cười như chia sẻ niềm vui khi những người chiến binh khối Nato được trở lại nhà từ chiến trường A Phú Hãn (Afghanistan).  Tôi và anh Bình  đoán  già đoán non như thế.   Vì Canada là một quốc gia quá thanh bình.  Nếu là những người lính giữ an ninh, quần áo, giầy mũ của họ không lem luốc như thế.  
    Chiếc xe màu xanh dương đậm trờ tới.   Mừng rỡ gặp lại thầy, lên xe thầy cho biết gia đình Sương Chi có đi Québec với thầy.  Chiếc xe đưa chúng tôi ra khỏi phi trường trực chỉ hướng Bắc, qua các dốc đồi trùng điệp rừng tùng bách.  Tôi cảm nhân được mùi hương của loài tùng bách  theo gói len lỏi vào trong xe.  Cảm giác này cũng giống như khi chung ta từ Nha Trang, Cam Ranh, Phan Rang theo các chuyến xe đò leo dốc lên vùng Dơn Dương, Đà Lạt. Khi vừa vào vùng khu rừng thông, du khách cảm thấy một mùi thơm ngai ngái của rừng thông và hoa rừng.  Tôi say sưa với vẻ đẹp thiên nhiên.  Xa lộ không quá  rộng lớn thênh thang  như bên Mỹ, nhưng lên xuống qua các đồi núi thoai thoải, dẫn chúng tôi qua một khoảng đường hàng trăm kilomet về thành phố  St George,  cũng là tên giáo xứ .  St George an bình, hiền hòa mang dáng vẻ một vùng quê hơn là một thành phố.   Con sông Chaudière chảy quanh thành phố tạo thành một quanh cảnh vô cùng nên thơ và đóng một vai trò rất quan trọng sinh hoạt và kinh tế trong vùng. 
    6:45 PM chúng tôi về tới nhà, căn nhà xinh xinh nằm im lìm dưới bóng cây tùng ,phong mật Canada.  Gặp lại cô Helène không còn bỡ ngỡ vì đã có dịp gắp cô tại Nam Cali vào dịp họp Đại Hôi tháng Bảy 2011.   Mang vali vào nhà, anh Bình chọn phòng trên để tránh sự đi lại nhiều cho chị Bình bị đau chân.   Tôi chiếm phòng dưới Basement với gia đình Sương.   Nửa tiếng sau, gia đình Sương cũng về nhà.    Bữa ăn chiều hôm đó thầy cô đãi khách cháo gà,  cùng với nem chua, chả lụa, trái cây miền nhiệt đới : chôm chôm, măng cụt, kẹo mè xửng anh chị Sương Chi và thầy mua tại Montreal hôm qua.   Trong khi mọi người sửa soạn cho bữa cơm họp mặt, tôi lại phòng ăn qua lớp kính dầy chống lạnh nhìn ra sâu sau,  khung cảnh vườn sau nhà thầy cô quá đẹp.  Vườn cỏ được cắt gọn gàng,  chạy thoai thoải về hướng Tây. thấp thoáng từ khắp vườn những cành hoa cúc trắng, Penseé. mẩu đơn và nhất nhiều loài hoa vùng hàn đới tôi không biết tên. Cuối vườn là cánh rừng thông xanh ngát,. Xen vào đó có con đường nho nhò qua lớp sậy lau đi xuống con suối , tiếng nước chảy nghe khá rõ khi bước  ra sau vườn.  Tôi xách máy hình ra sau chụp mấy tấm trong khi quý bà lo bữa ăn tối.  Niềm vui và sự an bình của thầy cô  cho tất cả chúng tôi sự ấm cúng thoải mái, không kỵ nại dè dặt.



    Thứ Tư -July 3. Thức dậy ăn sáng . chương trình du ngoại hôm nay thầy sẽ đưa chúng tôi thăm nhà thờ thánh George.  Một thánh đường xây theo kiểu  Gothic Âu Châu  chỉ cách nhà 15 phút lái xe.  Đến nhà thờ khỏang 11:00 AM.  Vì có hẹn trước , nên chúng tôi được cô hướng dẫn viên sẵn sang chào đón hướng dẫn mọi chi tiết.  Như các khung của Mười Bốn Chặn đường Thánh Gia và các đầu cột  trong nhà thờ được chạm trổ và dát bằng vàng ròng.  Bàn ghế là những danh mộc cùa Canada.  Trước nhà thờ tượng thánh George cưỡi ngưa oai dũng dùng ngọn giáo đâm một quái vật.   Từ khuông viên phía trước nhà thờ nhìn xuống thành phố và xa xa trên ngọn đồi là một ngọn tháp giáo đường nào đó….. Khung cảnh này dẫn tôi về những hình ảnh bên Ý hoặc Pháp.  Sau đó chúng tôi đi xem con sông Chaudière với cây cầu bắc ngang và phía dưới là một đập ngăn nước làm bẵng chất Cao su. Phương thức giống như một lốp xe điều khiển lớn nhỏ theo lưu lượng nước  bằng cách bơm hơi vào hay xả bơt. Theo lời thầy Ngân đó là kỹ thuật học được của người Đức.   Trở về nhà vào khoảng 03 :00 PM , sửa soạn cho bữa cơm chiều.   Hôm nay thầy cô cho ăn bún riêu và một nồi ồc biển Canada. Một loại ốc như ốc hương VN…Tranh thủ thời gian quý bà làm cơm chiều, tôi lẻn ra sau, băng qua con đường nhò xuống suối.  Tôi gọi là suối, nhưng dân địa phương gọi là sông : Rivière Porez.  Với chiếc máy hình, tôi ghi lại một số hình lúc chiều xuống trên sông…..
    .Thế là một ngày qua đi với một buổi chiều và một buổi sáng
         
    Thứ Năm July 04 .  
    Hôm nay thầy cô có hẹn tới thăm và dự thánh lể tại Dòng ín  Nữ tu Dòng Chiêm niệm Cístercienne  cách nhà  20 phút lái xe.  Khung  cảnh nhà dòng trên một ngọn đồi yên tịnh, chung quanh không có làng xóm. Nhà dòng xây đơn sơ nhưng vững chắc.
     Khung cảnh nhà nguyên that đơn giản, không hoa hòe, đèn điên.  Chỉ đơn sơ trên tường tượng thánh giá bằng gỗ.  Bàn thờ chỉ có hai cây nến được thắp khi dâng lễ.  Quý Soeur  ( 07 Soeur) hát thánh ca.  Khung cảnh trang nghiêm, thánh thiên hôm nay dẫn đưa tôi về thời gian xa xưa khi còn trong nhà đệ tử.  Thây cô và mọi người tham dự thánh lễ sốt sắng, chỉ mình tôi lo ra, loay hoay với chiếc máy hình.  Nhà tôi tỏ ra hơi khó chịu vì sợ sẽ làm cho mọi người chia trí.   Nhưng tôi thì nghĩ khác : Nếu tôi không ghi được những hình ảnh lúc này thì cả đời chẳng có dịp nào nữa, và cũng sẽ không có hình ảnh  gởi cho quý huynh đệ.  Sau khi xem lễ chúng tôi có cuộc mạn đàm với Cha Yves Girard, 87uổi. và soeur Anne.   Theo thầy Vincent Cha tuyên úy Yves Girard, 87 tuổi, cũng thuộc dòng khố tu Cistercien Oka, Montreal. Ngài là một nhà thần bí vượt bực hiện tại đã xuất bản trên 20 quyển sách tu đức , nhièu tập thợ và hơn 200 bài nói chuyện được thu lại trên CD. Đề tài chính thường là Tình yêu Chúa trong phúc âm Người Cha già và đứa con hoang bên cạnh cậu con ngoan! Hiện tại, bài giảng mỗi lễ Chúa nhật sẽ được gom góp và gởi cho bạn nếu bạn gởi đến tu viện bì Thơ có địa chỉ và tem dán sẵn, bằng tiếng Pháp, (tôi muốn cộng tác dịch ra tiếng Việt cho Cha) Nếu muốn  tham lkhảo tìm trên web Yves Girard, cistercien,.   Ngài có vẻ quan tâm nhiều tới Giáo Hôi Công Giáo Viêt Nam ngày nay. Nhât là đường tu đức của các Tu sĩ.  Ngài không nói được Anh ngữ.  Anh Sương trình bày với Cha  bằng Anh ngữ về một số quan điềm vể lịch sử qua sự thông dịch của Sơ Anne.  Theo thầy và cô Vincent cho biết, cha tuyên úy ngày chỉ ăn một bữa hầu hết là rau. Ngài cầu nguyên, làm viêc tay chân, sua đó dành thời giờ cho đọc và viết sách.  Nhìn ngài dâng thánh lễ và cách trao đổi khi tiếp xúc,  người đối diên có cảm tưởng như  đang đối diên với một vị thánh sống. Trí thông minh biểu lộ qua đôi mắt. Lòng thánh thiên qua ngôn từ như sức nam châm thu hút người đối diên.    Từ giã nhà Dòng, chúng tôi tới thăm xưởng cưa  người anh của cô Helène .   Ông là người con đầu trong gia đình.  Là một cựu hiệu trưởng ..khi về nghỉ hưu ông mở một xưởng cưa nho nhỏ để sinh hoạt hàng ngày.  Năm nay đã bảy mươi tuổi, nhưng  ông còn rất khỏe mạnh.  Xưởng cưa nho nhỏ  của ông hiệu trưởng về hưu này có cái tên khá vui “ Oui Monscieur “.  Theo thầy Vincent đây là cách chơi chữ của một cựu hiêu trưởng.  Nếu dịch nguyên nghĩa: Oui Monscieur :  Dạ thưa Ông.  Nhưng nếu đem chiết tự  thì  Oui =Dạ   Mon = của tôi , Scieur = cái cưa, xưởng cưa.   Dạ  ! Xưởng Cưa Của Tôi .  Thật thú vị, điều này chứng tỏ không phải chỉ có những Cụ Đồ thâm nho của chúng ta ngày xưa mới biết chơi chữ.  Cô Helene và tôi xin phép được thử xử dụng chiếc cưa một lần. Chụp vài tấm hình kỷ niêm.  Chúng tôi ra về trả lại cho ông cái không khí yên tĩnh an lành của một miên quê thanh bình.  Nếu có sự ồn ào một chút cũng chỉ là những tiếng cưa sắc gọn cắt những thân gỗ trong một khoảng khắc rồi trở lại cái tĩnh mịch cố hữu của sự thanh bình muôn thủa của miền quê St George.
    Trên đường về, thầy cô hướng dẫn chúng tôi tới thăm một công nghệ nho nhỏ làm rượu và dấm táo…Tuy không lớn lắm, nhưng người nữ chủ nhân niềm mở tiếp đón, hướng dẫn cách chăm sóc cây củng như trái táo thật cặn kẽ và nghề nghiệp..  Hướng dẫn đi thăm vườn táo, mời chúng tôi nếm thử loại táo trồng trong vừờn.    Chúng tôi mua loại mật ong nguyên chất mà loài ong lấy mật từ hoa các vườn táo chung quanh.  Nhìn trên nhãn hiệu chai mật ong  giúp tôi nhớ lại những vocabulairs  của thời xa xưa : Miel de trèfle : Mật Ong ….Đúng theo định luật :  Cái gì không dùng một thời gian dài sẽ bị hư hại hay quên lãng.  Tôi đã học chúng từ hồi còn là một đệ tử.  Bây giờ đã qua 50 năm không dùng tới. Hôm nay chúng hiện diên trước mắt.  Trí nhớ như chực bừng tĩnh.   Loại mật ong nguyên chất trong và độ ngọt nhẹ nhàng, không quá đấm như thường mua tại các chợ Mỹ.  Buổi chiều chúng tôi được thưởng thức món Mì Quãng nổi danh của một tay bếp nhà nghề chính hiệu dân  Qũang Nôm : Đỗ văn Bình….


    Thế là hết một buổi chiếu và một buổi sáng .  Đó là ngày thứ Năm July 4

    Thứ Sáu July 5.  Chương trình hôm nay sẽ đi thăm thành phố Québec.   Sau khi ăn sáng, hai chiếc xe thẳng đường về Québec  kính viếng nhà thở St Anne.  Nhưng khi  được gần nủa đường thầy Vincent  nghĩ ra  gia đình Sương đã đi thăm Québec hôm July 03. Còn tôi thì ngày mai khi đưa anh chị Bình về sẽ tháp tùng đi Québec luôn.

     Thế là chương trình thay đổi, không đi Québec, ghé vào thăm một nhà thờ Thánh Giuse thuộc một giáo xứ nhỏ.  vì không hẹn trươc nên khi tới khuông viên nhà thờ chỉ biết đứng loanh quanh bên ngoài.  Bỗng như một phép lạ, môt chiếc xe màu trắng chạy vào cửa nhà thờ.  Hai ông bà  Tây khá lớn tuổi,tự xưng là người chăm sóc nhà thờ.   Ông bà  ngỏ ý  nếu chúng tôi muốn thăm viếng nhà thờ  ông bà sẵn lòng mở cửa và hướng dẫn để chúng tôi thăm viếng.  Một diều tôi ghi nhân  các nhà thơ ở Canada ở đâu cũng xây theo kiểu Gothic.  Nếu lớn sẽ có hai tháp cao vút.  Nếu nhỏ chỉ có một tháp cũng nhọn và cao vút giữa bầu trời.   Bên trong thiết trí gần giống nhau.   Một điều khác biệt giữa người Tây phương và Việt Nam là người Tây Phương quý trọng sự tồn cổ. Còn người Việt thich đổi mới.  Cái gì cũ cũng muốn phá bỏ để làm theo lối mới.   Nhà thơ Thánh Giuse này tuy nhỏ, nhưng còn lưu lại hai di vất hiêm quý.   Đó là chiếc tòa giảng. Ngày xưa vì chưa có hệ thống Microphon và Speaker, nên tất cả các nhà thờ phải làm một tòa giảng bằng gỗ dựa vào một chếc cột bên phía trái  ở khoảng 1/3 giữa long  nhà thờ.   Khi linh mục thuyết giảng sẽ lên trên bục giảng này.  Chính ở vị thế cao và không quá cách xa giáo dân  lời giảng sẽ lan tỏa khắp nhà thờ và mọi giáo hữu đều nghe rõ  rang dù không có loa phóng đại ( Speakers).   Lưu vât thứ hai.  Đó là chiếc nhà mồ giả. Chiếc nhà mồ này ngày xưa khi làm lễ cẩu hồn cho người mới qua đời và những ngày lễ giỗ đều được bày trí phía dưới nhà thờ.  Chiếc nhà mô luôn được phũ vải đen có viền trắng , Các chân nến xếp chung quanh.   Nhìn cảnh tượng như vây luôn tạo cho người giáo hữu cảm giác ớn lạnh và bi quan.  Có lẽ vì thế sau này giáo hôi đã bãi bỏ thói tục mang tính rườm rà, không thiết thực  và còn đem lại cho giáo dân nhiêu cảm nghĩ tiêu cực  cho cuộc sống….Tôi và nhà tôi lại bàn thờ thánh Giuse nhận một chai nước thiêng…..  Trước khi ra về chúng tôi chụp hình kỷ niêm… Trên đường trở về thầy Vincent đưa anh Bình, tôi và bà xã ghé lại thăm một công viên gần nhà.   Ờ đây có một thứ đặc biệt : những cây khô gọi là Cây Totem của ngưởi Da Đỏ.  Trên đó họ chạm khắc thô sơ  chim , nhiểu loài vật và mặt người.  Điều này họ muốn nói lên tư tưởng về ngày Sáng Thế.  Tuy lạ và hay hay nhưng không mấy hâp dẫn.  Chụp mấy tấm hình kỷ niệm rồi ra về.  
           


      03:00 chiều đi hái dâu, vườn dâu chỉ cach nhà 10 phút.   Ở đây cói hai cách mua dâu : Vente au panier :Lái xe vào mua dâu hái sẵn rồi ra đi :   Cách thư hai  Autocueillette  : tự ra vườn hái dâu sau đó đem vào cân rồi trả tiền. Chúng tôi chọn cách thứ hai.  Không phải vì rẻ hơn một chút nhưng để cho vui.   Mọng người cùng hái.  Thính thoảng có quả nào bắt mắt, phủi nhẹ, thổi qua loa rồi bỏ vào miêng.  Có vẻ  mất vệ sinh đó, nhưng một vài lần trong đời đâu có sao.  Hơn nữa quả dâu chín được nằm trên một lớp rơm rạ khô, không thấy dính đất cát.  Do đó ai cũng ăn một vài quả trong khi hái.  Lên xe lại quầy cân, tính tiền rối ra về.  Một buổi chiều thật vui.    Chiều hôm nay đặc  biệt cô Hồng và hai cô gái Việt khác, lập gia đình và sinh sống tại St George  đãi mọi người ăn Bánh xèo.   Đây cũng là buổi ăn cuối cùng của gia đình Sương và anh chị Bình để ngày mai trở về Mỹ.  Tôi và bà xã ở lại sáng Chúa Nhật mới về …..Thầy Ngân, anh Bình, tôi  sửa soạn bếp núc ngoải trời để đổ bánh tới đây, ăn tới đó.  Nhưng vì trời gió, đành phải di tản vào trong.  Chúng tôi mời thầy cô tới họp chung để nói lời từ giã và mong thầy cô cho phép chúng tôi  được chia sẽ phần chi phí trong những ngày qua.  Trước những lời chia ly, chúng tôi đọc được sự xúc động nơi cô và nếu tôi không lầm, Cô đã hai lần gạt nhẹ nước mắt.  Cô là người không nói nhiều và khi cần  chỉ nói rất nhỏ nhẹ.  Những cái lắc đầu rất nhẹ  của Cô  lúc này nói  cho chúng tôi biết thầy cô sẽ thật vui được đón tiếp anh em và sẽ không nhận phần chia sẻ của anh em.
           

              
      
    Tối nay đặc biệt  Mai Ly con Út của thầy cô về tham dự bữa tối và  trong bữa ăn Thầy Cô hát hai bài  dân ca : Qua Cầu Gió Bay và Lý Ngựa Ô.   Mọi người vô cùng ngạc nhiên.   Mọi người trong chúng tôi không ngờ cô Helène có thể ca được hai bài dân ca khó như vây.  Một bửa ăn đậm tính Việt Nam  và được nghe cô đầm (xin lỗi cô Helène) hát dân ca ở một vùng quê miền Đông Bắc Canada xứ lạnh cắt da về mùa Đông  thì quả là một điều thật hiếm hoi và vô cùng quý hóa.
    Thứ Bảy July 6. 04:00AM (Canada) gia đình Sương lên đường về lại Texas.  Lần này Sương đi theo hướng Đông Nam :  Từ St George qua biên giới Canada- Mỹ tại tiểu  bang Maine, tiếp tục đi vế hướng Tây Nam về Boston. Từ đây đi máy bay về lại Houston Texas.  
    8:30 AM anh chị Bình lên xe đi phi trường Québec trở về Nashville.  Vơ chồng tôi ngày mai mới về, do đo chúing tôi tháp tùng đi Québec kính viếng nhà thờ Thanh Anna.   Tới Québec còn sớm nên thầy Vincent đề nghị đưa chúng tôi tới thăm công viên nằm trên bờ sông St Lawrence và con đường La Route Verte 5.   Sông Lawrence là một dòng sông lớn và quan trọng nhất của Canada.  Chị Bình và nhà tôi chụp mấy tấm hình kỷ niệm rồi lên xe đên phi trường.  Chúng tôi ở lại chờ thầy Vincent trở lại đưa đi kính viếng Thánh Đường Thánh Anna.   
                   



    Thánh đường Thánh Anna là một trong hai thánh đường nổi tiếng của Canada.  Nơi  đây mỗi năm có hàng triệu người  khắp thế giời đến hành hương. ( Mời xem    SS nhà thờ St.Ann ).  Hôm nay thật may mắn cho chúng tôi khi vào bên trong thánh đường. chúng tôi gặp được hai thầy Dòng Chúa Cứu Thế từ VN sang làm viêc.  Qua sự sắp xếp của hai thầy .  Thánh lễ hôm đó Thầy Vincent đọc sách thánh, vơ chồng tôi dâng của lễ.   Chủ lễ hôm đó là phái đoàn giáo sĩ từ Pháp đi hành hương , trong đó có một Giám Mục.  Sau thánh lễ chụp mấy tấm hình kỷ niêm , chúng tôi được hai thầy mời  dùng cơm trưa tại nhà Dòng.   Một hạnh ngô hiếm hoi.   Sau bữa trưa, thầy Vincent được quý thầy đưa về nhà khách ngã lưng nghĩ ngơi.   Tôi đi loanh quanh chụp hình .  Vì tôi nghĩ đây là một dịp hiếm hoi trong đời, không biết tới khi nào trở lại và hơn nữa còn mang trách nhiêm đem thông tin và hình ảnh tới quý huynh đệ.  Bà xã tôi ngồi hàn huyên với quý thầy trong khi chờ tôi đi loanh quanh chụp hình và Thầy Ngân trở lại sau giấc ngủ ngắn ( 15 hay 20 phút), người Mỹ gọi là snap.   01:00 PM chúng tôi lên xe từ giã St Anne và Québec.  Thầy Vincent gọi về nhà và thông báo cho chúng tôi biết chiều nay  người con trai thứ ba Nathan Liên,  hai cô con gái thứ năm Ann Kim và cô gái Út thứ sáu Mai Ly sẽ về thăm thầy cô.   Cô Helène  vui mầng  nấu phở để chiêu đãi các con.   Tấm lòng của người Mẹ ở đâu cũng thế. Tây Âu, Mỹ hay Đô, chồng con.    2.30 PM chúng tôi về tới nhà.   Nhìn thấy các con lúm xúm quanh bên thầy cô,  tôi lại nhớ tới con cái của mình.   Không có niềm hạnh phúc nào hơn cho cha me bằng thấy con cái mình khỏe mạnh, hạnh phúc, thành đạt.  Buổi cơm chiều với tô phở của một cô Đầm (xin lỗi cô Helène một lần nữa  )  Tô Phở ở vùng vắng bóng người Á Châu  chắc chắn sẽ không đầy đủ hương vị chính tông.  Nhưng là một thông điêp, một tấm gương vô cùng cao quý  cho vợ chồng tôi về tính thủy chung và sự hy sinh.  Để đáp lại tấm long quãng đại, hy sinh của thầy cô.  Chúng tôi với nhã ý mời gia đình cô và bà cụ  (mẹ cô Helène ) ngày mai, Chúa Nhật sau Thánh lễ cùng dùng  bữa cơm trưa  với chúng tôi trước khi chia tay .

              


    Chúa Nhật July 7.   8:00 AM thầy Ngân đưa chúng tôi đi lễ.  10:00 sáng chúng tôi vô cùng vinh dự được dùng bữa cơm với Bà cụ và thầy cô cùng các  cháu.   Trong bữa cơm qua phần thông dịch của thầy cô.  Bà hỏi han về cuộc sống và cách nào chúng tôi tới Mỹ.  Qua phần trình bày của chúng tôi, Bà,  cô Helene, các cháu  chỉ biết lắc đầu như môt cử chỉ chia sẻ và  không thể tượng tưởng nổi cảnh chia lìa,trôi nổi, đau thương của gia đình chúng tôi.  Bà hỏi : “ Qua bao trân chuyên, khổ ải như vậy, tại sao các con còn có nụi cười vui vẻ như đang biểu hiện trên môi hôm nay.   
    -      “Có Chúa trong lòng chúng con thư Bà ” bà xã tôi trả lời.
    11.00 chúng tôi chia tay Bà cụ, thầy cô và các cháu để kịp chuyên máy bay lúc 2:45 PM.  Chuyên đi này, người con trai thứ ba của thầy đưa chúng tôi đi vì đàng nào cháu cũng phải trở về nhà tại Québec.  Trên xe chúng tôi chia sẻ nhau về những cảm nghĩ của mỗi người về đât nươc  Canada.  Môt đât nước giầu mạnh về nhiều phương : tình người, tài nguyên, khí hậu trong lành, dân chúng sống trong an bình  tự do…
    Xin giã từ Canada, nơi  Đất Lạnh, Tình Xưa….. Nơi Đất Lạ Tình Nồng….Xin gởi  đến thầy cô muôn lời cám ơn.  Những ngày sống bên nhau,  riêng với cá nhân vợ chồng tôi như là một tuần Tĩnh Tâm sống động bằng gương sáng của vị linh mục mà lòng đạo đức của Ngài như sức hút nam châm kéo người đối diện trở về với cái hằng tâm,  chân thiên mỹ của Đấng Tối Cao là Thiên Chúa của chúng ta. Và cũng chính cuộc sống, cung cách ứng xử của thầy cô mà trong suốt một tuần lễ sau  chúng con vẫn nhớ và thường nhắc nhở tới trong mỗi câu chuyện .  Với chúng con Thầy Cô là những bậc chân tu đạo hạnh giữa cuộc đời.
         
              Xem thêm hinh ảnh xin vào :
                          viewforum.php?f=27


    California July 15 2013
    ngocdanh
    Bài viết: 775
    Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 3 21, 2009 1:03 am


    Không có nhận xét nào: