CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

    Một thỏa thuận vĩ đại của Đức Giáo Hoàng Francis

    Một thỏa thuận vĩ đại: Đức Giáo Hoàng Francis đề nghị giảm thời gian ở luyện ngục cho những người Công giáo theo ngài trên mạng Twitter.

    Tòa án phụ trách xá tội nói rằng những người theo đúng sự kiện sắp đến trên phương tiện truyền thông xã hội sẽ được ban ân xá.


    Sự cứu rỗi - hoặc ít nhất là thời gian ngắn hơn ở Luyện Ngục - giờ đây có thể chỉ còn cách khoảng một tiếng chim chíp với tin báo rằng ĐTC Phan-Xi-Cô đề nghị "ân xá" – tha thứ hình phạt tạm - cho tín hữu nào theo ngài trên trang mạng truyền thông xã hội. Khoảng 1,5 triệu người dự kiến sẽ tràn về Rio de Janeiro để mừng Ngày Giới Trẻ Thế Giới với vị giáo hoàng người Argentina vào cuối tháng này. Nhưng đối với những người không thể đến Brazil được thì sự tha thứ có thể có sẳn cho những người tội lỗi nào ăn năn khi theo dỏi tiến trình của ĐTC Phan-Xi-Cô qua màn hình TV hoặc các mạng xã hội .

    Tòa Ân Xá Tòa Thánh, tòa án Vatican quy định về việc tha tội, nói rằng các ân xá có thể được ban cho những người theo dỏi "nghi lễ và các việc đạo đức" của hiện tình diển ra trên truyền hình, đài phát thanh và qua truyền thông xã hội.

    Tòa Ân Xá nói rằng trang mạng Twitter của ĐTC Phanxicô, hiện đã quy tụ được bảy triệu ngưòi theo dỏi, sẽ là một phương tiện truyền thông kiểu đó.

    Tuy nhiên các giới chức Vatican lưu ý rằng, để có được ân xá qua internet hoặc các phương tiện khác, thì các tín hữu trước tiên phải xưng tội, cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ.

    "Quý vị không thể nhận được ân xá như nhận một ly cà phê từ một máy bán hàng tự động", Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về truyền thông xã hội, nói với tờ báo Corriere della Sera của Ý như vậy.

    ĐTC Phanxicô nói: Là một người vô thần cũng không sao miễn là quý vị làm điều lành.


    ĐTC Phanxicô nói rằng các người vô thần nên được xem là những người tốt miễn là họ vẫn làm điều lành, trong hành động kêu gọi người của mọi tôn giáo - hoặc không theo tôn giáo nào cả - nên thuận thảo với nhau.

    Vị lãnh tụ Công giáo, vị đứng đầu Giáo hội hùng mạnh với 1,2 tỷ giáo dân, đã giảng trong Thánh Lễ buổi sáng ngài cử hành thường ngày tại nơi cư ngụ của ngài, nơi mà ngài giảng không cần bài soạn thảo trước.

    Ngài kể câu chuyện về một người Công giáo hỏi một linh mục là liệu có thể nào ngay cả người vô thần cũng được Chúa Giêsu cứu chuộc không.

    "Ngay cả họ, tất cả mọi người," ĐTC đã trả lời như thế theo lời tường thuật Đài phát thanh Vatican. "Chúng ta đều có bổn phận phải làm điều lành," ngài nói.

    "Chỉ cần làm lành là chúng ta sẽ tìm thấy một điểm hội ngộ," ĐTC nói trong một cuộc trò chuyện trên lý thuyết, trong đó có người nói với một linh mục: "Nhưng tôi không tin [Chúa]. Tôi là một người vô thần." 

    Nhận định của ĐTC Phanxicô tương phản hẳn với vị tiền nhiệm Benedict của ngài, người được cho là đã làm cho một số người không Công giáo cảm thấy rằng ngài đã nhìn họ như những tín hữu hạng nhì.
    .
    **00**

    "Đức Thánh Cha đã hâm mộ tôi - và nói nếu tôi không quan tâm đến ông thì ông sẽ [đi tu] trở thành một linh mục," người yêu cũ [của ngài] nói.

    Amalia Damonte nói rằng cô cự tuyệt Jorge Bergoglio - và bây giờ ngài là ĐTC Phanxicô.

    “Tôi khựng lại trước truyền hình. Tôi không thể tin rằng Jorge là Đức Giáo Hoàng!” Người phụ nữ 77 tuổi với mái tóc trắng và đeo kính đã thú nhận như vậy khi đứng bên ngoài nhà của mình tại số 555 đường Membranilla ở quận Flores của Buenos Aires đêm qua. Bà thêm một chút thú nhận nữa - về một người đàn ông bây giờ là Đức Giáo Hoàng và về một bức thư tình từ thuở xa xưa.


    Đó là năm 1948 hoặc 1949 - Amalia Damonte không thể hoàn toàn nhớ chắc - khi cậu con trai nhỏ của những người Ý nhập cư chuyền qua tay cô lá thư tỏ tình yêu bất diệt của mình với cô. Bà biết rằng vào thời điểm đó cậu ấy mới 12 tuổi và rằng cô đã cự tuyệt sự tỏ tình của cậu, một phần vì cha mẹ cô đã không đánh giá cao về cậu ta.

    "Cậu ấy đã viết môt lá thư nói với tôi rằng một ngày nào đó cậu ấy sẽ cưới tôi", bà nói trong lúc đang đứng bên ngoài ngôi nhà mà bà đã lớn lên tại đó, chỉ cách bốn căn nhà từ ngôi nhà thời thơ ấu của Jorge Bergoglio tại số 531, nơi cậu đã sống với mẹ và ngươi cha làm công nhân đường sắt. (Ngôi nhà đó đã bị phá sập.) "Cậu ấy nói rằng nếu tôi không nói thuận, thì cậu sẽ phải trở thành một linh mục. May mắn cho cậu ấy, tôi đã nói không! "

    Bà nói rằng việc bà rời bỏ chàng trai trẻ với khao khát lãng mạn không thành của mình, thì đó không phải là điều mà bà đã quên dù nó đã xảy ra hơn 60 năm trước đây, bà vẫn nuôi dưỡng một chút nuối tiếc. "Cậu ấy đã phải lòng tôi, các người biết đó. Chúng tôi thường chơi trên các đường phố ở đây., đó là một khu phố yên tĩnh vào thời ấy, và, vâng, cậu ấy rất tốt."

    Amalia về sau đã dọn đi khỏi đường Membranilla nhưng đã trở về khi cha mẹ bà qua đời. Cuối cùng bà đã kết hôn và thừa nhận rằng bà mong ước cậu bé phía dưới đường vẫn có mặt ở đó, mặc dù trong chức năng chính thức là một linh mục. Cuộc sống của họ kể từ đó tách hướng theo cách mà cả hai chẳng thể ngờ được, nhưng hôm nay họ đã được đoàn tụ trên phương tiện truyền thông. Trong khi Amalia kể câu chuyện của mình cho một số phóng viên tại Buenos Aires, thì ông "Jorge" của bà đang bắt đầu ngày đầu tiên của cuộc sống mới của mình như là vị lãnh đạo của 1,2 tỷ người Công Giáo trên thế giới, với một số lượng tầm cỡ các phóng viên thế giới theo đuổi mình.

    Đầu tiên, ngài làm kinh ngạc các kẻ thờ phượng Chúa bằng một chuyến viếng thăm vương cung thánh đường Santa Maria Maggiore để cầu nguyện trước khi trở về khách sạn Casa del Clero, ký túc xá của tu sĩ mà ngài đã lưu lại một tuần trước khi dự cuộc họp kín của các Hồng y. Tại đây ngài đã sống theo danh tiếng khiêm tốn của mình bằng cách tự trả tiền hóa đơn [thuê phòng] của mình. Sau đó lại nổi lên chuyện ngài có thể hội kiến với vị tiền nhiệm của mình là Đức Giáo Hoàng Hồi hưu Benedict vào cuối tuần này, sau khi hai người đã nói chuyện qua điện thoại hôm thứ Tư. Liệu hai người có nên ở cùng một phòng hay không, điều đó sẽ là một cuộc trò chuyện lịch sử giữa các giáo hoàng quá khứ và hiện tại.

    Sau đó, ngài đã gặp 114 vị hồng y đã bầu ngài, nhiều người trong số đó có thể hy vọng những công việc ngon lành khi ĐTC Phanxicô tuyên bố sẽ sắp xếp lại cơ quan quản trị của Vatican, tức Giáo Triều Rôma. Nơi đây ngài đã cho thêm bằng chứng về một vị giáo hoàng có ý định đóng dấu danh tính của mình lên nhiệm vụ, cảnh báo rằng, nếu không có canh tân tinh thần, thì giáo hội sẽ trở thành chỉ là "một tổ chức phi chính phủ có lòng thương xót thôi".

    ĐTC Phanxicô sẽ xướng kinh Truyền Tin đầu tiên của mình trong cương vị Giáo Hoàng tại quảng trường Thánh Phêrô vào ngày chủ nhật, Cha Federico Lombardi, phát ngôn viên Vatican, cho biết, và thánh lể khai mạc của triều đại giáo hoàng của ngài sẽ diễn ra vào thứ ba. Vào thứ bảy Ngài sẽ phải đối mặt với một trong những kẻ thù lớn nhất của Đức Benedict là các cơ quan truyền thông. Nhưng cho đến nay hầu hết trong số đó đứng về phía ngài, đặc biệt là sau khi Cha Lombardi tiết lộ rằng ngài đã yêu cầu giảm bớt đoàn xe hộ tống.

    Sự khiêm tốn thắng lợi này đã được nêu rõ qua ý kiến của người chị họ 82 tuổi của ngài là bà Giuseppina Ravedone Martinengo hiện sống ở Turin.

    "Người anh em họ của tôi sẽ mang một hơi thở tươi mát đến Vatican," bà nói. "Anh ấy là một người thích thay đổi mọi thứ. Lần cuối cùng anh ấy đến thăm, anh ấy đến bằng một chuyến bay giá thấp. anh ấy luôn luôn đi như thế. Không lãng phí. "

    Có lẽ cha mẹ của cô Amalia đã sai lầm về cậu trai ở cuối đường trong suốt những năm đó.
    *******************

    One hell of a deal. Pope Francis offers reduced time in Purgatory for Catholics that follow him on Twitter


    Court in charge of forgiveness of sins says those that follow upcoming event via social media will be granted indulgences
    WEDNESDAY 17 JULY 2013
    Salvation – or at least a shorter stay in Purgatory – might now be only a tweet away with news that Pope Francis is to offer “indulgences” – remissions for temporary punishment – to the faithful who follow him on the social media site.
    Around 1.5 million are expected to flock to Rio de Janeiro to celebrate World Youth Day with the Argentine pontiff later this month. But for those who can’t make it to Brazil, forgiveness may be available to contrite sinners who follow Francis’s progress via their TV screen or social networks.
    The Sacred Apostolic Penitentiary, the Vatican court that rules on the forgiveness of sins, has said that indulgences may be given to those who follow the “rites and pious exercises” of the event on television, radio and through social media.
    The Penitentiary said that Pope Francis' Twitter account, which has already gathered seven million followers, would be one such medium.
    Vatican officials, noted however, that to obtain indulgences over the internet or otherwise, believers would first have to confess their sins, offer prayers and attend Mass.
    “You can't obtain indulgences like getting a coffee from a vending machine,” Archbishop Claudio Maria Celli, head of the pontifical council for social communication, told the Italian newspaperCorriere della Sera.
    Pope Francis: Being an atheist is alright as long as you do good
    THURSDAY 23 MAY 2013
    Pope Francis has said that atheists should be seen as good people as long as they do good, in a move to urge people of all religions - or no religion at all - to get along.
    The Catholic leader, who heads the 1.2 billion-strong Church, made his comments in the homily of his morning Mass in his residence, a daily event where he speaks without prepared comments.
    He told the story of a Catholic who asked a priest if even atheists could be redeemed by Jesus.
    "Even them, everyone," the pope answered, according to Vatican Radio. "We all have the duty to do good," he said.
    "Just do good and we'll find a meeting point," the pope said in a hypothetical conversation in which someone told a priest: "But I don't believe. I'm an atheist."
    Pope Francis's comments are in marked contrast to his predecessor Benedict, who is reported to have left some non-Catholics feeling that he saw them as second-class believers.
    'The Pope fancied me - and he said if I wasn't keen he'd become a priest,' former sweetheart says.

    Amalia Damonte says she spurned Jorge Bergoglio – and now he's Pope Francis

    BUENOS AIRES
    FRIDAY 15 MARCH 2013
    “I froze in front of the television. I couldn’t believe that Jorge was the Pope!” confessed the 77-year-old lady with white hair and spectacles outside her home at 555 Membranilla Street in the Flores district of Buenos Aires last night. She had one more little admission – about a man who is now pontiff and a love letter from long, long ago.

    It was 1948 or 1949 – Amalia Damonte can’t be entirely sure – when the young son of Italian immigrants slipped a letter in her hand declaring his undying love for her. She does know that he was 12 years old at the time and that she spurned his advances in part because her parents didn’t think that much of him.
    “He wrote me a letter telling me that one day he would like to marry me,” she said standing outside the same house that she grew up in, just four doors from down what used to be the childhood home of Jorge Bergoglio at number 531, where he lived with his mother and railway-worker father. (It has since been knocked down.) “He said that if I didn’t say yes, he would have to become a priest. Luckily for him, I said no!”
    That she left the young man with his romantic yearnings unrequited is not something she has forgotten and although it was more than 60 years ago, she may still harbour a smidgen of regret. “He had a crush on me, you know. We used to play on the streets here. It was a quiet neighbourhood then, and, well, he was very nice.”
    Amalia eventually moved away from Membranilla Street but returned when her parents died. She did marry in the end and admitted that she wished the boy from down the road had been there, albeit in his official capacity as a priest. Their lives have since diverged in a way neither could have imagined, but today they were reunited in the media. While Amalia told her story to a handful of reporters in Buenos Aires, her “Jorge” was starting the first day of his new life as leader of the world’s 1.2 billion Catholics, with a sizeable number of the world’s news reporters on his tail.
    First he surprised worshippers with a visit to the basilica of Santa Maria Maggiore to pray before returning to the Casa del Clero, the religious hostel he stayed in for a week before the conclave. Here he lived up to his humble reputation by paying his own bill. It later emerged he may meet his predecessor, Pope Emeritus Benedict, this weekend, after the pair talked on the telephone on Wednesday. Should the two be in the same room together it would be a historic conversation between pontiffs past and present.
    Later he met the 114 cardinals who elected him, many of whom may be hoping for plum jobs when Pope Francis announces his shake-up of the Vatican’s governing body, the Roman Curia. Here he gave further evidence of a Pope who intends to stamp his identity on the role, warning that, without spiritual renewal, the church would become just “a compassionate NGO”.
    Pope Francis will lead his first Angelus as pope in St Peter’s Square on Sunday, the Vatican spokesman Father Federico Lombardi said, and the inaugural mass of his pontificate will take place on Tuesday. He will face one of Benedict’s greatest nemeses, the media, on Saturday. But so far most of them are on his side, particularly after Father Lombardi revealed that he has asked for a reduced car escort.
    This winning modesty was underlined by comments from his 82-year-old cousin Giuseppina Ravedone Martinengo, who lives in Turin.
    “My cousin will bring a breath of fresh air to the Vatican,” she said. “He is someone who likes to change things. The last time he visited, he arrived with a low-cost flight. He always travels like that. No waste.”
    Perhaps Amalia’s parents were wrong about the boy from down the road all those years ago.
    Additional reporting by Michael Day
    .

    Không có nhận xét nào: