Dư âm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2013 ở Brazil
Tuần lễ đại hội giới trẻ thế giới đã trôi qua mấy tuần nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng với những hình ảnh, mẫu chuyện, những video clip thật cảm động. Tuy nhiên nhân vật chính luôn đuôc nhắc đến là vị GiáoHoàng đầu tiên của một lục địa mà ngay khi đắc cử, vị Giám Mục Roma này đã khôi hài tuyên bố với Hồng Y Đoàn là họ đã bỏ phiếu cho một người đến từ “fin del mundo” (tận cùng của thế giới). Người ta không ngớt lời ca ngợi sự đơn sơ, chân thành, thẳng thắng và khôi hài của vị Giáo Hoàng đầu tiên của châu Mỹ La-tinh này.
Nếu ai đó đã từng đến Argentina (hay Á Căn Đình, một cách phiên âm nôm na của người Việt cho dễ đọc) và sống ở đó một thời gian, có lẽ mọi người sẽ thấy đây là một đất nước nếu đem so với các quốc gia Nam Mỹ khác, rất là khó sống vì người dân ở đó, nhất là dân vùng thủ đô và vùng lân cận thủ đô có một sự kỳ thị rất lớn và rất hãnh diện về gốc gác và kiến thức của họ. Bởi thế, khi họ nới tiếng Tây Ban Nha, họ cũng cố tạo ra một phong cách đặc biệt để mọi người có thể nhận biết đây là người thủ đô chính gốc (giống như người miền Tây Nam Bộ Việt Nam nói chữ “V” thành chữ “D” như “con Voi” thì họ nói là “con Doi”) vậy.
Tuần lễ đại hội giới trẻ thế giới đã trôi qua mấy tuần nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng với những hình ảnh, mẫu chuyện, những video clip thật cảm động. Tuy nhiên nhân vật chính luôn đuôc nhắc đến là vị GiáoHoàng đầu tiên của một lục địa mà ngay khi đắc cử, vị Giám Mục Roma này đã khôi hài tuyên bố với Hồng Y Đoàn là họ đã bỏ phiếu cho một người đến từ “fin del mundo” (tận cùng của thế giới). Người ta không ngớt lời ca ngợi sự đơn sơ, chân thành, thẳng thắng và khôi hài của vị Giáo Hoàng đầu tiên của châu Mỹ La-tinh này.
Nếu ai đó đã từng đến Argentina (hay Á Căn Đình, một cách phiên âm nôm na của người Việt cho dễ đọc) và sống ở đó một thời gian, có lẽ mọi người sẽ thấy đây là một đất nước nếu đem so với các quốc gia Nam Mỹ khác, rất là khó sống vì người dân ở đó, nhất là dân vùng thủ đô và vùng lân cận thủ đô có một sự kỳ thị rất lớn và rất hãnh diện về gốc gác và kiến thức của họ. Bởi thế, khi họ nới tiếng Tây Ban Nha, họ cũng cố tạo ra một phong cách đặc biệt để mọi người có thể nhận biết đây là người thủ đô chính gốc (giống như người miền Tây Nam Bộ Việt Nam nói chữ “V” thành chữ “D” như “con Voi” thì họ nói là “con Doi”) vậy.
Bởi thế người dân của các nước Nam Mỹ cận của Argentina không mấy ai thích làm bạn với người Argentina vì tính kiêu ngạo của họ và luôn có những câu chuyện diễu cợt và thậm chí có những lúc thái quá đã làm mất tình đoàn kết trong các cộng đoàn tu trì quốc tế nơi mà những người Argentina sống chung. Bởi thế, khi đức Hồng Y Jorge Bergolio người Argentina đắc cử Giáo Hoàng với tước hiệu là Phanxico, người dân ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha đã bông đùa rằng Đức Phanxico khi lên ngôi Giáo Hoàng đã làm một phép lạ đầu tiên cả thảy là tất cả mọi người đều yêu mến ngài dù ngài là người Argentina. Người ta đã không còn muốn nhắc đến nguồn gốc Argentina của ngài nữa nhưng chỉ muốn gọi ngài là Đức Phanxico Giáo Hoàng. Đây là một lợi thế cho ngài ngay từ khi ngài đắc cử Giáo Hoàng vì sự khiêm nhường, đơn sơ, khôi hài và thẳng thẳn của ngài dù gốc gác từ ông bà cha mẹ của ngài là người Italia di dân.
Có lẽ nhiều người đã nghe và xem qua tin tức về cuộc họp báo của ngài trên chuyến bay từ Brazil về lại Rô-ma sau Tuần Lễ Đại Hội Giới Trẻ. Ngài không hề tránh né bất cứ điều gì khi các phóng viên chất vấn ngài. Một vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị về vai trò của người phụ nữ trong Giáo hội là việc phong chức phó tế và linh mục. Ngài đã yêu cầu Giáo Hội trong tương lai cần có một sự nghiên cứu sâu rộng về thần học phụ nữ vì ngài đã nhấn mạnh rằng tron Giáo Hội tiên khởi, vai trò của Mẹ Maria quan trọng hơn nhiều so với các Tông Đồ. Có lẽ nhiều người sẽ không mấy hài lòng về những câu trả lời của ngài trên chuyến bay hôm ấy nhưng vì ngài là giám mục Rô-ma, là người đứng đầu Giáo Hội hoàn vũ và mỗi châu lục có những vấn đề riêng, nhất là châu Mỹ Latin là nơi có nhiều tín hữu Công giáo nhất nhưng cũng là nơi có nhiều vấn đề hóc búa nhất. Một vị Cha chung như ngài rất ưu tư khi nhiều con cái đang dần dần rời bỏ Giáo Hội Mẹ nên ngài đang có những cách thế riêng của ngài để kêu gọi những người con sớm quay lại. Chính tên gọi Phanxico và cách sống giản dị của ngài đã đánh động nhiều người, nhất là giới trẻ, trụ cột của giáo hội đang nhìn vào vị đại diện Chúa Kito sống động ở trần gian qua con số tham dự kỷ lục trong kỳ đại hội giới trẻ vừa qua.
Lễ Tấn Phong Một Giám Mục
Đã lâu rồi Paragguay không có tân giám mục. Các vị giám mục ngoài 75 tuổi vẫn cứ làm việc dù đã xin hưu theo Giáo Luật. Nhiều Giáo Phận trống tòa đã nhiều năm qua và các linh mục giám quản cứ làm việc như một giám mục nhưng chỉ là linh mục (giống như các Phó tế đọc kinh cha, ăn cơm thầy). Ơn gọi linh mục, tu sĩ thì khan hiếm trầm trọng nhưng ứng cử viên giám mục thì không bao giờ thiếu!!! Vậy mà nhiều năm qua vẫn không có giám mục mới.
Tuy nhiên trong tháng 7 vừa qua thì Đức Giáo Hoàng Phanxico lại hào phóng bổ nhiệm 3 tân giám mục cho giáo hội Paraguay trong đó có 2 linh mục Dòng và một linh mục triều. Vị linh mục thuộc Dòng Don Bosco người Paraguay từng làm việc với chúng tôi trong phong trào giới trẻ và ơn gọi vừa tròn 42 tuổi. Bằng cấp cao nhất mà vị linh mục này có là cử nhân xã hội học. Một linh mục trẻ, hoạt bát, năng động và hăng say làm việc. Vị này được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận tông tòa, một vùng truyền giáo rất nghèo của Paraguay và mấy năm nay trống tòa do vị giáo mục trước đây cũng thuộc Dòng Don Bosco được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Mục Phó của Tổng giáo Phận Thủ đô của Paraguay. Trong tư cách là bạn và người từng làm việc chung với nhau, chúng tôi tham dự thánh lễ tấn phong giám mục của người anh em này.
Có lẽ nhiều người đã nghe và xem qua tin tức về cuộc họp báo của ngài trên chuyến bay từ Brazil về lại Rô-ma sau Tuần Lễ Đại Hội Giới Trẻ. Ngài không hề tránh né bất cứ điều gì khi các phóng viên chất vấn ngài. Một vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị về vai trò của người phụ nữ trong Giáo hội là việc phong chức phó tế và linh mục. Ngài đã yêu cầu Giáo Hội trong tương lai cần có một sự nghiên cứu sâu rộng về thần học phụ nữ vì ngài đã nhấn mạnh rằng tron Giáo Hội tiên khởi, vai trò của Mẹ Maria quan trọng hơn nhiều so với các Tông Đồ. Có lẽ nhiều người sẽ không mấy hài lòng về những câu trả lời của ngài trên chuyến bay hôm ấy nhưng vì ngài là giám mục Rô-ma, là người đứng đầu Giáo Hội hoàn vũ và mỗi châu lục có những vấn đề riêng, nhất là châu Mỹ Latin là nơi có nhiều tín hữu Công giáo nhất nhưng cũng là nơi có nhiều vấn đề hóc búa nhất. Một vị Cha chung như ngài rất ưu tư khi nhiều con cái đang dần dần rời bỏ Giáo Hội Mẹ nên ngài đang có những cách thế riêng của ngài để kêu gọi những người con sớm quay lại. Chính tên gọi Phanxico và cách sống giản dị của ngài đã đánh động nhiều người, nhất là giới trẻ, trụ cột của giáo hội đang nhìn vào vị đại diện Chúa Kito sống động ở trần gian qua con số tham dự kỷ lục trong kỳ đại hội giới trẻ vừa qua.
Lễ Tấn Phong Một Giám Mục
Đã lâu rồi Paragguay không có tân giám mục. Các vị giám mục ngoài 75 tuổi vẫn cứ làm việc dù đã xin hưu theo Giáo Luật. Nhiều Giáo Phận trống tòa đã nhiều năm qua và các linh mục giám quản cứ làm việc như một giám mục nhưng chỉ là linh mục (giống như các Phó tế đọc kinh cha, ăn cơm thầy). Ơn gọi linh mục, tu sĩ thì khan hiếm trầm trọng nhưng ứng cử viên giám mục thì không bao giờ thiếu!!! Vậy mà nhiều năm qua vẫn không có giám mục mới.
Tuy nhiên trong tháng 7 vừa qua thì Đức Giáo Hoàng Phanxico lại hào phóng bổ nhiệm 3 tân giám mục cho giáo hội Paraguay trong đó có 2 linh mục Dòng và một linh mục triều. Vị linh mục thuộc Dòng Don Bosco người Paraguay từng làm việc với chúng tôi trong phong trào giới trẻ và ơn gọi vừa tròn 42 tuổi. Bằng cấp cao nhất mà vị linh mục này có là cử nhân xã hội học. Một linh mục trẻ, hoạt bát, năng động và hăng say làm việc. Vị này được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận tông tòa, một vùng truyền giáo rất nghèo của Paraguay và mấy năm nay trống tòa do vị giáo mục trước đây cũng thuộc Dòng Don Bosco được bổ nhiệm về làm Tổng Giám Mục Phó của Tổng giáo Phận Thủ đô của Paraguay. Trong tư cách là bạn và người từng làm việc chung với nhau, chúng tôi tham dự thánh lễ tấn phong giám mục của người anh em này.
Thánh lễ tấn phong giám mục được cử hành vào chiều thứ 7 đầu tháng của tháng 8 tại Nhà Thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu (Santuario Maria Auxiliadora) của Dòng Don Bosco tại thủ đô Asunción của Paraguay với sự tham dự của 15 giám mục, kể cả giám mục hưu dưỡng, các linh mục và các Nam Nữ Tu sĩ của các Dòng tu đang làm việc ở thủ đô và giáo dân lân cận. Sức chứa trong nhà thờ khá khiêm tốn nên các vị Giám mục đồng tế phải ngồi chen chút với nhau trông thật tội nghiệp. Còn các linh mục đồng tế thì đều ngồi ở hàng ghế đầu xen lẫn với người thân của tân chức và giáo dân. Không hề có dãy ghế dành riêng cho Tu sĩ hay chính quyền. Ai muốn đứng, ngồi chỗ nào cũng được. Công bình mà nói thì khâu tổ chức ở đây với một buổi lễ Tấn Phong Giám Mục còn thua xa một buổi lễ khấn lần đầu của một Dòng Tu ở Việt Nam. Có lẽ người dân ở đây sống xuề xòa quen rồi nên không mấy quan trọng đến khâu hình thức. Có chăng là một số câu khẩu hiệu được hô to trước hay sau thánh lễ cho thêm phần khí thế giống như ở Việt Nam vào những năm 70s,80s vào những dịp cổ động hay mít-tin mà bây giờ còn xót lại ở một vài giáo xứ ở miền Bắc.
Hình như ở khắp Paraguay chúng tôi chưa thấy một nhà thờ nào hoành tráng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng như ở Việt Nam. Chỉ có vài nhà thờ Chính Tòa được xây dựng lâu năm mà nay đang xuống cấp trầm trọng có thể chứa được nhiều người tham dự thánh lễ nhưng quả thực có mấy nhà thờ đầy người vào những ngày Chúa Nhật. Chính vì lý do đó mà nhiều giám mục và cha xứ bên này không mấy quan tâm đến việc chạy tiền để xây nhà thờ hay nhà xứ mà chỉ lo sao để đào tạo những nhân viên mục vụ hòng khi không có linh mục thì người dân có thể họp nhau để cử hành phụng vụ.
Quay lại thánh lễ Phong Chức Giám Mục. Chúng tôi cũng thấy lạ là trong thánh lễ phong chức lần này có đến hai linh mục làm chưởng nghi, một vị chưởng nghi do Hội Đồng Giám Mục gởi tới và một vị chưởng nghi do Dòng Don Bosco bổ nhiệm. Tuy có đến hai vị chưởng nghi nhưng thánh lễ lại không được trang trọng lắm vì “trống đáng xuôi, kèo thổi ngược” nên có những lúc vị Giám Mục Chủ Phong không biết phải làm thế nào. Dẫu có những lúc lộn xộn và không được trang nghiêm cho lắm nhưng phải công nhận rằng vị Giám Mục Chủ Phong và các Giám Mục đồng tế không người nào tỏ ra bực tức, khó chịu hay có một cử chỉ “sửa lưng” nào. Đây là điều mà chúng tôi đã học hỏi được sự kiên nhẫn của người dân Paraguay.
Trong bài giảng lễ, vị Giám Mục Chủ Phong cũng thuộc Dòng Don Bosco và đang là Tổng Giám Mục phó với quyền kế vị của một Tổng Giáo Phận lớn nhất của Paraguay, ngài được thuyên chuyển về Tổng Giáo Phận này cách đây 3 năm vi trước đây ngài đã trông coi Giáo Phận Tông Tòa mà vị tân giám mục này sẽ đảm trách từ bây giờ, ngài đã nhắn nhủ người anh em Giám Mục cùng Dòng là hãy biết kiên nhẫn và sống hết mình với đoàn chiên. Ngài đã khôi hài nói với vị Tân Giám Mục rằng Giáo phận tông tòa Chaco mà vị Tân Giám Mục sẽ đảm trách nếu tính số lượng đàn vật thì nhiều gấp ngàn lần số lượng giáo dân vì ở đó chỉ có 5 giáo xứ chính, số còn lại là người thổ dân không biết đọc, không biết viết và thậm chí cũng không biết phân biệt đâu là tay trái đâu là tay phải. Nếu không có sự kiên nhẫn và sống hết mình với đàn chiên mình thì sẽ mất nó. Ngài cũng nhắn nhủ vị Tân Giám Mục hai điều cốt yếu của vị mục tử thời nay là “Cercanía y Encuentro” nếu dịch ra tiếng Việt mình là 4 chữ G “Gần Gũi và Gặp Gỡ”. Chính Đức Phanxico cũng nhắn nhủ các vị mục tử trong dịp lễ Mục Tử Nhân Lành là “chủ chiên phải biết ngửi mùi chiên”. Làm Giám mục mà xa cách người dân giống như một người cha gia đình mà trốn tránh trách nhiệm không muốn gặp gỡ và gẫn gũi con mình là không xứng đáng. Bài giảng lễ chỉ vỏn vẹn 15 phút nhưng thật chân tình, ý nghĩa và sâu lắng không những cho vị Tân Chức mà cho tât cả những người tham dự. Đức Phanxico rất có lý khi ngài bổ nhiệm một linh mục trẻ như người anh em này làm Giám Mục Giáo Phận Tông Tòa, một vùng đất truyền giáo vì nếu ngài chọn một vị lớn tuổi thì có lẽ sau 3 năm mục vụ ở đó sẽ không còn sức lực để làm việc nữa vì đó là một vùng đất khô cằn và thiếu thốn tư bề. Vị Tân Giám Mục cũng không hề từng đảm nhiệm một chức vụ lớn nào trong Giáo Hội cũng như trong Hội Dòng. Vị này cũng không hề có một bằng cấp tiến sĩ hay cử nhân phụng vụ hay giáo luật nào. Bằng cấp của vị này có là kinh nghiệm và rất dấn thân làm việc vì ở Giáo Phận Tông Tòa đó chỉ cần những con người có bằng cấp chính là biết tận tâm làm việc mà thôi.
Thánh lễ phong chức chỉ diễn ra trong hai tiếng đồng hồ và được các hãng truyền hình, truyền thanh trong nước loan tin trực tiếp trên toàn quốc. Thánh lễ kết thúc với phần ăn của một người, kể cả các Giám mục hay linh mục đồng tế là một cái bánh bao chiên và một ly nước. Mọi người ra về hớn hở mừng vui và hẹn tháng 9 tới sẽ tham dự một thánh lễ Tấn Phong Giám Mục khác sẽ diễn ra tại Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe cho một vị linh mục trẻ khác cũng vừa được bổ nhiệm. Paraguay đang có niềm vui vì một số giáo phận trống tòa nay đã có mục tử để có thể đồng hành, dẫn dắt đoàn chiên đến nguồn nước trong lành.
Lễ Thành Lập Một Xứ Mới
Dù ơn gọi mỗi ngày một khan hiếm và các linh mục mỗi ngày một ít đi, nhưng do nhu cầu mục vụ khấn thiết nên Đức Giám Mục của một Giáo Phận thuộc miền Nam của Paraguay đã quyết định thành lập một giáo xứ mới và giao cho một linh mục của Dòng Ngôi Lời làm cha xứ tiên khởi của giáo xứ này.
Giáo xứ mới thành lập được tách ra từ một giáo xứ cũng do Dòng Truyền giáo Ngôi Lời đảm trách. Giáo xứ mới này có diện tích khá lớn với gần 50 giáo điểm truyền giáo cách xa nhau nhưng cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn và đường xá thì gồ ghề, xấu xi. Một anh em linh mục của Dòng người Paraguay từng làm việc ở Cuba và Mexico nhiều năm nay trờ lại Paraguay để phục vụ cho chính quê hương mình. Nhìn những người dân lam lũ, đơn sơ lần đầu tiên được tham dự thánh lễ đồng tế với sự hiện diện của Giám mục Giáo phận, cha Bề trên Giám tỉnh của tỉnh Dòng và các linh mục đồng tế mà đa phần là người nước ngoài khiến họ rất vui và hãnh diện. Đức Giám mục chủ tế là người Tây Ban Nha cũng từng là một tu sĩ truyền giáo cũng nở một nục cười mãn nguyện vì từ lâu ngài đã ấp ủ trong lòng để thành lập giáo xứ truyền giáo này và nay đã thành hiện thực. Nói là giáo xứ cho oai nhưng nhà thờ chưa hoàn tất nên thánh lễ phải cử hành ở ngoài trời nắng gió. Dù vậy thánh lễ vẫn diễn ra tốt đẹp và mọi người cùng nhau hát hò, rước kiệu để mừng giáo xứ mới và cũng mừng vị thánh bổn mạng của giáo xứ là Thánh Cayetano.
Sống ở các xứ truyền giáo có lẽ một điều thú vị nhất là mình có thể làm việc mà không phải sợ sệt trên đe dưới búa vì mình làm thì mình dám chịu trách nhiệm. Hơn nữa, dù người dân ở đây nghèo về vật chất và rất đơn sơ, chất phát nên mình thấy công việc mình làm có ý nghĩa là giúp những con người bé mọn ấy thấy được những công trình kỳ diệu của Chúa và có thể sống tốt hơn. Đôi lúc cũng hơi khó chịu và bực tức vì sự chậm hiểu và xuề xòa của họ, nhưng nghĩ lại cũng thấy thương cho họ vì họ đâu muốn vậy và đâu phải ai cũng giống như mình.
Thánh lễ thành lập Xứ mới thật vui khi đoàn rước diễu hành từ nhà thờ đến vài ngõ ngách quanh Giáo xứ và mọi người nghêu ngao hát những bài hát quen thuộc. Tất cả các giáo điểm truyền giáo thuộc Giáo xứ cũng mang các vị thánh bổn mạng của cộng đoàn mình và cùng cung nghinh với vị Thánh bổn mạng chính của Giáo xứ. Nhìn thấy sự hồn nhiên của những bà mẹ và các em thiếu nhi lâu ngày được dịp khoe áo mới và được nhìn thấy đông người như hôm ấy khiến chúng tôi cũng vui lây. Giáo Hội của Chúa Ki-tô là như thế đó, một Giáo Hội của người nghèo, cho người nghèo và vì người nghèo. Nếu một ngày nào đó chúng ta đánh mất đi sự hồn nhiên dễ thương này thì dù chúng ta có xây những ngôi Giáo Đường cao sang tráng lệ, chúng ta sẽ không thể nào có được những con người yêu mến Chúa thật sự vì đó không phải là Giáo Hội của Chúa nữa.
Người xưa chúng ta có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Đã là người thì ai cũng muốn để lại những tiếng thơm cho đời nếu một mai không còn nữa, ngoại trừ những tên cướp hay những tên khủng bố họ hay “chơi ngu lấy tiếng!”. Chính ở nơi truyền giáo này chúng tôi đã học được những tấm gương truyền giáo của các bậc cha anh mà mỗi khi chúng tôi đến thăm những nơi mà họ đã từng đặt chân đến, người ta đã nhớ đến những nhà truyền giáo này và đã đặt tên cho những con đường để tưởng nhớ họ. Chúng tôi tâm niệm một điều rằng bạo quyền, tiếng bom, tiếng súng không thể thuyết phục lòng người nhưng chỉ có lòng nhân ái, sự dấn thân và cho đi có thể thu phục được lòng người và có thể làm cho người tat hay đổi tận căn. Đức Phanxico chỉ vừa lên ngôi Giáo Hoàng chưa đầy 5 tháng nhưng chính cách sống của ngài đã để lại những ấn tượng đẹp và làm cho người tat hay đổi hơn là những Tông Thư, Tông Sắc hay Tông Huấn đầy những thuật ngữ chuyên môn và chỉ giành cho những bậc trí thức rồi khi đọc xong thì được cất vào trong những ngăn tủ đẹp. Bởi chính điều này cách đây mấy chục năm Đức Phaolo VI đã đề cập đến trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng rằng : “Con người ngày nay tin tưởng vào các chứng nhân hơn là vào các thầy dạy”. Là những nhà truyền giáo và là những thầy dạy về đức tin cho người khác, chúng tôi luôn ý thức và nằm lòng điều này vì nếu không biết làm chứng thật thì chúng tôi là những người giả dối nhất và hệ lụy là sẽ sản sinh ra một thế hệ giả dối vì người dân ở đây vốn thât thà chất phát.
Paraguay chuẩn bị mừng Lễ Mẹ Lên Trời, bổn mạng của Thủ Đô hành chình Paraguay và cũng chính là ngày vị Tổng Thống và Chính phủ mới tuyên thệ nhậm chức. Trời Paraguay vẫn còn lạnh vì đang là mùa Đông. Ước mong vị Tổng Thống và Chính quyền mới biết canh tân đất nước để đưa người dân mê muội và lầm than mỗi ngày tiến lên để có thể sánh vai cùng các quốc gia trong khu vực.
Hình như ở khắp Paraguay chúng tôi chưa thấy một nhà thờ nào hoành tráng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng như ở Việt Nam. Chỉ có vài nhà thờ Chính Tòa được xây dựng lâu năm mà nay đang xuống cấp trầm trọng có thể chứa được nhiều người tham dự thánh lễ nhưng quả thực có mấy nhà thờ đầy người vào những ngày Chúa Nhật. Chính vì lý do đó mà nhiều giám mục và cha xứ bên này không mấy quan tâm đến việc chạy tiền để xây nhà thờ hay nhà xứ mà chỉ lo sao để đào tạo những nhân viên mục vụ hòng khi không có linh mục thì người dân có thể họp nhau để cử hành phụng vụ.
Quay lại thánh lễ Phong Chức Giám Mục. Chúng tôi cũng thấy lạ là trong thánh lễ phong chức lần này có đến hai linh mục làm chưởng nghi, một vị chưởng nghi do Hội Đồng Giám Mục gởi tới và một vị chưởng nghi do Dòng Don Bosco bổ nhiệm. Tuy có đến hai vị chưởng nghi nhưng thánh lễ lại không được trang trọng lắm vì “trống đáng xuôi, kèo thổi ngược” nên có những lúc vị Giám Mục Chủ Phong không biết phải làm thế nào. Dẫu có những lúc lộn xộn và không được trang nghiêm cho lắm nhưng phải công nhận rằng vị Giám Mục Chủ Phong và các Giám Mục đồng tế không người nào tỏ ra bực tức, khó chịu hay có một cử chỉ “sửa lưng” nào. Đây là điều mà chúng tôi đã học hỏi được sự kiên nhẫn của người dân Paraguay.
Trong bài giảng lễ, vị Giám Mục Chủ Phong cũng thuộc Dòng Don Bosco và đang là Tổng Giám Mục phó với quyền kế vị của một Tổng Giáo Phận lớn nhất của Paraguay, ngài được thuyên chuyển về Tổng Giáo Phận này cách đây 3 năm vi trước đây ngài đã trông coi Giáo Phận Tông Tòa mà vị tân giám mục này sẽ đảm trách từ bây giờ, ngài đã nhắn nhủ người anh em Giám Mục cùng Dòng là hãy biết kiên nhẫn và sống hết mình với đoàn chiên. Ngài đã khôi hài nói với vị Tân Giám Mục rằng Giáo phận tông tòa Chaco mà vị Tân Giám Mục sẽ đảm trách nếu tính số lượng đàn vật thì nhiều gấp ngàn lần số lượng giáo dân vì ở đó chỉ có 5 giáo xứ chính, số còn lại là người thổ dân không biết đọc, không biết viết và thậm chí cũng không biết phân biệt đâu là tay trái đâu là tay phải. Nếu không có sự kiên nhẫn và sống hết mình với đàn chiên mình thì sẽ mất nó. Ngài cũng nhắn nhủ vị Tân Giám Mục hai điều cốt yếu của vị mục tử thời nay là “Cercanía y Encuentro” nếu dịch ra tiếng Việt mình là 4 chữ G “Gần Gũi và Gặp Gỡ”. Chính Đức Phanxico cũng nhắn nhủ các vị mục tử trong dịp lễ Mục Tử Nhân Lành là “chủ chiên phải biết ngửi mùi chiên”. Làm Giám mục mà xa cách người dân giống như một người cha gia đình mà trốn tránh trách nhiệm không muốn gặp gỡ và gẫn gũi con mình là không xứng đáng. Bài giảng lễ chỉ vỏn vẹn 15 phút nhưng thật chân tình, ý nghĩa và sâu lắng không những cho vị Tân Chức mà cho tât cả những người tham dự. Đức Phanxico rất có lý khi ngài bổ nhiệm một linh mục trẻ như người anh em này làm Giám Mục Giáo Phận Tông Tòa, một vùng đất truyền giáo vì nếu ngài chọn một vị lớn tuổi thì có lẽ sau 3 năm mục vụ ở đó sẽ không còn sức lực để làm việc nữa vì đó là một vùng đất khô cằn và thiếu thốn tư bề. Vị Tân Giám Mục cũng không hề từng đảm nhiệm một chức vụ lớn nào trong Giáo Hội cũng như trong Hội Dòng. Vị này cũng không hề có một bằng cấp tiến sĩ hay cử nhân phụng vụ hay giáo luật nào. Bằng cấp của vị này có là kinh nghiệm và rất dấn thân làm việc vì ở Giáo Phận Tông Tòa đó chỉ cần những con người có bằng cấp chính là biết tận tâm làm việc mà thôi.
Thánh lễ phong chức chỉ diễn ra trong hai tiếng đồng hồ và được các hãng truyền hình, truyền thanh trong nước loan tin trực tiếp trên toàn quốc. Thánh lễ kết thúc với phần ăn của một người, kể cả các Giám mục hay linh mục đồng tế là một cái bánh bao chiên và một ly nước. Mọi người ra về hớn hở mừng vui và hẹn tháng 9 tới sẽ tham dự một thánh lễ Tấn Phong Giám Mục khác sẽ diễn ra tại Đền Thánh Đức Mẹ Caacupe cho một vị linh mục trẻ khác cũng vừa được bổ nhiệm. Paraguay đang có niềm vui vì một số giáo phận trống tòa nay đã có mục tử để có thể đồng hành, dẫn dắt đoàn chiên đến nguồn nước trong lành.
Lễ Thành Lập Một Xứ Mới
Dù ơn gọi mỗi ngày một khan hiếm và các linh mục mỗi ngày một ít đi, nhưng do nhu cầu mục vụ khấn thiết nên Đức Giám Mục của một Giáo Phận thuộc miền Nam của Paraguay đã quyết định thành lập một giáo xứ mới và giao cho một linh mục của Dòng Ngôi Lời làm cha xứ tiên khởi của giáo xứ này.
Giáo xứ mới thành lập được tách ra từ một giáo xứ cũng do Dòng Truyền giáo Ngôi Lời đảm trách. Giáo xứ mới này có diện tích khá lớn với gần 50 giáo điểm truyền giáo cách xa nhau nhưng cơ sở hạ tầng còn rất nghèo nàn và đường xá thì gồ ghề, xấu xi. Một anh em linh mục của Dòng người Paraguay từng làm việc ở Cuba và Mexico nhiều năm nay trờ lại Paraguay để phục vụ cho chính quê hương mình. Nhìn những người dân lam lũ, đơn sơ lần đầu tiên được tham dự thánh lễ đồng tế với sự hiện diện của Giám mục Giáo phận, cha Bề trên Giám tỉnh của tỉnh Dòng và các linh mục đồng tế mà đa phần là người nước ngoài khiến họ rất vui và hãnh diện. Đức Giám mục chủ tế là người Tây Ban Nha cũng từng là một tu sĩ truyền giáo cũng nở một nục cười mãn nguyện vì từ lâu ngài đã ấp ủ trong lòng để thành lập giáo xứ truyền giáo này và nay đã thành hiện thực. Nói là giáo xứ cho oai nhưng nhà thờ chưa hoàn tất nên thánh lễ phải cử hành ở ngoài trời nắng gió. Dù vậy thánh lễ vẫn diễn ra tốt đẹp và mọi người cùng nhau hát hò, rước kiệu để mừng giáo xứ mới và cũng mừng vị thánh bổn mạng của giáo xứ là Thánh Cayetano.
Sống ở các xứ truyền giáo có lẽ một điều thú vị nhất là mình có thể làm việc mà không phải sợ sệt trên đe dưới búa vì mình làm thì mình dám chịu trách nhiệm. Hơn nữa, dù người dân ở đây nghèo về vật chất và rất đơn sơ, chất phát nên mình thấy công việc mình làm có ý nghĩa là giúp những con người bé mọn ấy thấy được những công trình kỳ diệu của Chúa và có thể sống tốt hơn. Đôi lúc cũng hơi khó chịu và bực tức vì sự chậm hiểu và xuề xòa của họ, nhưng nghĩ lại cũng thấy thương cho họ vì họ đâu muốn vậy và đâu phải ai cũng giống như mình.
Thánh lễ thành lập Xứ mới thật vui khi đoàn rước diễu hành từ nhà thờ đến vài ngõ ngách quanh Giáo xứ và mọi người nghêu ngao hát những bài hát quen thuộc. Tất cả các giáo điểm truyền giáo thuộc Giáo xứ cũng mang các vị thánh bổn mạng của cộng đoàn mình và cùng cung nghinh với vị Thánh bổn mạng chính của Giáo xứ. Nhìn thấy sự hồn nhiên của những bà mẹ và các em thiếu nhi lâu ngày được dịp khoe áo mới và được nhìn thấy đông người như hôm ấy khiến chúng tôi cũng vui lây. Giáo Hội của Chúa Ki-tô là như thế đó, một Giáo Hội của người nghèo, cho người nghèo và vì người nghèo. Nếu một ngày nào đó chúng ta đánh mất đi sự hồn nhiên dễ thương này thì dù chúng ta có xây những ngôi Giáo Đường cao sang tráng lệ, chúng ta sẽ không thể nào có được những con người yêu mến Chúa thật sự vì đó không phải là Giáo Hội của Chúa nữa.
Người xưa chúng ta có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Đã là người thì ai cũng muốn để lại những tiếng thơm cho đời nếu một mai không còn nữa, ngoại trừ những tên cướp hay những tên khủng bố họ hay “chơi ngu lấy tiếng!”. Chính ở nơi truyền giáo này chúng tôi đã học được những tấm gương truyền giáo của các bậc cha anh mà mỗi khi chúng tôi đến thăm những nơi mà họ đã từng đặt chân đến, người ta đã nhớ đến những nhà truyền giáo này và đã đặt tên cho những con đường để tưởng nhớ họ. Chúng tôi tâm niệm một điều rằng bạo quyền, tiếng bom, tiếng súng không thể thuyết phục lòng người nhưng chỉ có lòng nhân ái, sự dấn thân và cho đi có thể thu phục được lòng người và có thể làm cho người tat hay đổi tận căn. Đức Phanxico chỉ vừa lên ngôi Giáo Hoàng chưa đầy 5 tháng nhưng chính cách sống của ngài đã để lại những ấn tượng đẹp và làm cho người tat hay đổi hơn là những Tông Thư, Tông Sắc hay Tông Huấn đầy những thuật ngữ chuyên môn và chỉ giành cho những bậc trí thức rồi khi đọc xong thì được cất vào trong những ngăn tủ đẹp. Bởi chính điều này cách đây mấy chục năm Đức Phaolo VI đã đề cập đến trong Tông Huấn Loan Báo Tin Mừng rằng : “Con người ngày nay tin tưởng vào các chứng nhân hơn là vào các thầy dạy”. Là những nhà truyền giáo và là những thầy dạy về đức tin cho người khác, chúng tôi luôn ý thức và nằm lòng điều này vì nếu không biết làm chứng thật thì chúng tôi là những người giả dối nhất và hệ lụy là sẽ sản sinh ra một thế hệ giả dối vì người dân ở đây vốn thât thà chất phát.
Paraguay chuẩn bị mừng Lễ Mẹ Lên Trời, bổn mạng của Thủ Đô hành chình Paraguay và cũng chính là ngày vị Tổng Thống và Chính phủ mới tuyên thệ nhậm chức. Trời Paraguay vẫn còn lạnh vì đang là mùa Đông. Ước mong vị Tổng Thống và Chính quyền mới biết canh tân đất nước để đưa người dân mê muội và lầm than mỗi ngày tiến lên để có thể sánh vai cùng các quốc gia trong khu vực.
Paraguay, 10 tháng 8 năm 2013 – lễ Thánh Lorenso Phó tế
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét