CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

    01/10: CHÚC MỪNG BỔN MẠNG THÁNH TERESA HÀI ĐỒNG GIÊSU

    ************

    https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=WN-VHqzn8zs


    *********


    http://nhacso.net/nghe-album/thanh-teresa-hai-dong-giesu-2.WV9RU0pZ.html

    ****

    Tiểu sử "Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu"

    Tiểu sử "Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu"     Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (2 tháng 1 năm 1873 - 30 tháng 9 năm 1897), là một nữ tu Công giáo được phong hiển Thánh và được ghi nhận là một Tiến sĩ Hội Thánh.
      Thời thơ ấu
          Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu chào đời tại Alencon, Pháp. Têrêsa là con của Louis Martin - một thợ đồng hồ và Zelie-Marie Guérin - một người dệt đăng-ten. Cha mẹ của Têrêsa rất đạo đức. Louis đã từng muốn làm thầy tu nhưng lại bị từ chối vì không biết tiếng Latin. Zelie-Marie đã từng muốn làm nữ tu nhưng bị cho biết là bà không có ơn gọi. Thay vào đó, bà khấn là nếu kết hôn, bà sẽ dâng hết các con mình cho Giáo hội. Louis và Zelie-Marie gặp nhau vào năm 1858 và lấy nhau chỉ ba tháng sau đó. Họ có chín người con, nhưng chỉ có năm cô con gái - Marie, Pauline, Leonie, Celine và Therese (Têrêsa) - là sống sót đến tuổi trưởng thành. Têrêsa là con út trong nhà. Việc đan đăng-ten của Zelie thành công đến nỗi Louis bán tiệm sửa đồng hồ của mình để giúp bà.
    Zelie chết vì bệnh ung thư vú năm 1877 khi Têrêsa chỉ mới bốn tuổi. Louis bán cửa tiệm đăng-ten và dọn đến Lisieux, vùng Calvados, trực thuộc Normandie, nơi người em vợ là Isidore Guerin, một dược sĩ, sống với vợ và hai con gái.
          Têrêsa theo học tại Tu viện Notre Dame due Pre của dòng Bênêđictô. Khi người được chín tuổi, chị Pauline, người đã đảm nhận vai trò là "người mẹ thứ hai" của cô, gia nhập một tu viện dòng Camêlô tại Lisieux. Têrêsa cũng muốn vào dòng Camêlô như chị, nhưng khổ nỗi vẫn còn nhỏ quá. Ở tuổi 15, sau khi chị Marie cũng gia nhập tu viện ấy, Têrêsa lại thử xin vào dòng một lần nữa, nhưng cha bề trên của tu viện lại không cho vì Têrêsa còn quá trẻ. Cha Têrêsa đem cô con gái 15 tuổi của mình đi hành hương Rôma. Trong một buổi tiếp kiến chung với Giáo hoàng Leo XII, Têrêsa đã xin người cho phép mình nhập dòng ở tuổi 15. Nhưng Giáo hoàng Leo XII lại nói: "Này con, hãy làm theo ý bề trên quyết định".
          Ít lâu sau, Giám mục Bayeux ra quyền cho bề trên dòng nhận Têrêsa. Tháng 4 năm 1888, Têrêsa trở thành một nữ tu dòng Camêlô. Năm 1889, cha Têrêsa lên cơn đột quỵ và phải vào nhà thương tư Bon Sauveur tại Caen, nơi ông ở ba năm. Ông trở lại Lisieux vào năm 1892 và qua đời năm 1894. Với cái chết của cha mình, Celine, người đã lo cho ông, gia nhập tu viện mà các chị em kia đang sống. Năm 1895, người chị em bà con là Marie Guerin cũng gia nhập cùng dòng. Còn Leonie, sau nhiều lần thất bại với dòng Camêlô, trở thành nữ tu Francoise-Therese của dòng Đức Bà Thăm viếng ở Caen.
      Đường Thơ Ấu
          Thánh Têrêsa được biết đến nhiều nhất bởi linh đạo "Đường Thơ ấu" của mình. Trong việc tìm kiếm sự thánh thiện, Têrêsa đã thấu hiểu rằng để đạt được đều ấy và bày tỏ tình yêu của mình đối với Chúa, thì không cần phải thực hiện những việc làm anh hùng hoặc "cao siêu". Têrêsa viết: "Tình yêu chứng tỏ chính nó bởi việc làm, vì vậy làm sao con có thể chứng tỏ tình yêu của mình được? Con không thể làm những việc cao siêu được. Cách duy nhất để con chứng tỏ tình yêu của mình là bằng cách rắc hoa; những bông hoa này là tất cả những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ nhất với tình yêu". Linh đạo "Đường Thơ ấu" này cũng xuất hiện trong con đường người nữ tu trẻ tiến đến đời sống thiêng liêng: "Đôi lúc, khi con đọc các bài viết thiêng liêng, nơi mà sự hoàn hảo được cho thấy với một ngàn cản trở cũng như những ảo tưởng xung quanh nó, tâm trí bé nhỏ tội nghiệp của con trở nên mệt mỏi, con đóng cuốn sách, để lại đầu óc con như bị cắt ra làm đôi và trái tim con như bị co rút lại. Con mở Kinh Thánh ra. Và ngay lúc đó, tất cả đều trông thật là rực rỡ, một chữ duy nhất đã mở ra những chân trời vô tận cho linh hồn của con. Sự hoàn hảo trông thật là dễ dàng. Con thấy đó là đủ để nhận ra sự hi hữu của mình và vì như vậy, dâng trọn bản thân mình, như một đứa trẻ, vô cánh tay của Chúa nhân lành. Để lại cho những tâm hồn vĩ đại, những trí óc vị đại những cuốn sách to tát con không thể hiểu nổi, con vui mừng hớn về sự bé nhỏ của mình bởi vì "chỉ có trẻ nhỏ và những ai có đầu óc như vậy sẽ được nhận vào bữa tiệc Thiên Đàng". Những đoạn văn như cái ở trên cũng cho thấy Têrêsa chứa nhiều tình cảm và cũng rất ngây thơ. Điều này được thể hiện rõ qua cách người nữ tu tiến đến sự cầu nguyện: "Đối với con, cầu nguyện là sự dấy lên của trái tim, nó là một cái nhìn đơn sơ về Thiên Đàng, nó là tiếng kêu của nhận diện và tình yêu, ôm ấp cả khổ cực lẫn niềm vui. Nói một cách khác, nó là một cái gì đó cao quý, siêu nhiên, mở rộng tâm hồn con ra và kết hợp nên một với Chúa... Con đã không có dũng cảm để tìm trong sách các lời kinh đẹp đẽ... Con giống như một đứa con nít chưa biết đọc, chỉ nói với Chúa tất cả những gì con muốn và Ngài sẽ hiểu thấu.”Sức khỏe suy yếu và qua đời”
    Những năm cuối cùng của Têrêsa được đánh dấu với sự suy sụt được chịu đựng một cách kiên trì, không lời than thở. Sáng Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1896, Têrêsa bắt đầu ho ra máu. Căn bệnh lao phổi đã đi đến hồi nghiêm trọng. Têrêsa đã có liên lạc với một cơ sở truyền giáo của dòng Camêlô ở bên Đông Dương thuộc Pháp và đã được mời đi, nhưng vì bệnh tình, nên đã không đi được. Tháng 7 năm 1897, Têrêsa được chuyển đến bệnh xá của tu viện, nơi người nữ tu trẻ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30 tháng 9 năm 1897, ở tuổi 24. Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: "Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con."
    Nguồn: tinmung.net

    Bông Hoa Nhỏ Vĩ Đại






    Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu không chỉ hứa mưa ân phúc xuống từ trời mà còn để lại tinh thần thơ bé cho chúng ta noi theo, đúng như Chúa Giêsu dạy: “Nếu không trở lại mà nên như trẻ nhỏ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 18,2).
    Thánh Têrêsa nói: “Tôi biết rằng muốn nên thánh thì phải chịu đau khổ nhiều, phải luôn tìm kiếm điều tốt lành nhất, và phải từ bỏ chính mình. Tôi biết có nhiều cách nên thánh, mỗi linh hồn được tự do đáp lại các phương cách của Thiên Chúa, và làm ít hoặc nhiều vì Ngài. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã kêu lên: ‘Lạy Chúa, con chọn tất cả. Con không muốn nên thánh nửa vời. Con không sợ chịu đau khổ vì Ngài. Con chỉ sợ một điều là con làm theo ý riêng. Xin lấy nó đi, vì con chọn những gì Chúa muốn”.
    Thánh Giacôbê viết: “Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa. Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. Người xây dựng hoà bình thu hoạch được hoa trái đã gieo trong hoà bình, là cuộc đời công chính” (Gc 3,16-18).
    Thánh nhân diễn tả các nhân đức nhỏ và đơn giản, nhưng những nhân đức đó lại tạo nên cách sống tốt lành. Thánh Têrêsa là người nên thánh từ những nhân đức rất nhỏ qua sinh hoạt hằng ngày: Chịu đựng những ánh mắt lườm nguýt, không cằn nhằn khi chị em làm nước bẩn văng vào mặt, không biện minh khi bị hàm oan,…
    Các nhân đức nhỏ đó là trung tâm đời sống tâm linh của Thánh Têrêsa, thánh nữ gọi đó là “Con Đường Nhỏ Bé”, còn gọi là “Con Đường Thơ Ấu”. Thánh nữ viết: “Thiên Chúa không làm cho tôi ước muốn những điều không thể, và dù tôi nhỏ bé, tôi vẫn có thể nên thánh. Tôi không thể làm được những điều lớn hơn, thế nên tôi cứ là chính tôi, với vô số khuyết điểm của tôi. Nhưng tôi tìm cách lên trời bằng Con Đường Nhỏ Bé vừa ngắn vừa thẳng, con đường này khá mới”.
    Thánh nữ tâm sự: “Lạy Chúa Giêsu, chính tay Ngài nâng con lên trời. Do đó, con không cần cao lớn. Thật vậy, có điều trái ngược: Con phải sống nhỏ bé và càng ngày càng nhỏ bé”. Tuyệt vời quá! Thánh Gioan Tẩy Giả cũng chỉ mơ ước đơn giản: “Chúa phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại”. Hoàn toàn hợp với nguyên tắc của Chúa Giêsu: “Ai là người nhỏ nhất trong tất cả anh em, thì kẻ ấy là người lớn nhất” (Lc 9,46).
    Thánh nữ quá yêu Chúa Giêsu nên đã thêm Chúa Giêsu vào tên mình, nhưng là “Giêsu Hài Đồng”, nói lên tính đơn sơ của trẻ em. Đây là một số tư tưởng của Thánh Têrêsa.
    - Ân sủng của Thiên Chúa rộng lớn, thật phù hợp với mong đợi của con người.
    - Để được ân sủng thì tâm linh con người cần phải đơn độc một mình, trong sạch, và tràn trề hy vọng để tiếp đón Thiên Chúa thì mới kết quả.
    - Đức ái thì hướng dẫn người ta đến trước toà Thiên Chúa, rất cao siêu và là con đường chắc chắn.
    - Tôi tìm và đã tìm được phương pháp cho lòng tôi khoan khoái, đó chính là lấy tình yêu đáp trả lại tình yêu.
    - Tôi tận lực làm tất cả mọi việc, là chỉ để Thiên Chúa vui lòng.
    - Tình yêu không phải cái gì khác, nhưng là hoàn toàn hy sinh chính mình.
    - Nếu không có tình yêu thì tất cả hành vi, dù làm cho người ta tai nghe mắt thấy rất kinh ngạc, thì cũng là hư vô mà thôi.
    - Chúa Giêsu tự nguyện dùng tình yêu và hy sinh của chúng ta để cứu linh hồn con người, cho nên chúng ta đem tất cả đau khổ dâng hiến cho Ngài, vì cuộc sống của nhân linh, hết mình vì bổn phận tông đồ Chúa Giêsu tự nguyện dùng tình yêu và hy sinh của chúng ta để cứu linh hồn con người, cho nên chúng ta đem tất cả đau khổ dâng hiến cho Ngài, vì cuộc sống của nhân linh, hết mình vì bổn phận tông đồ.
    - Chuyên tâm làm việc yêu mến Thiên Chúa, thì hoàn toàn hiểu thấu điều răn lớn của tình thân ái.
    - Tình yêu không có giới hạn, nhiệt tình của nó vượt qua mọi biên giới.
    - Ai vì tình yêu mà làm tất cả mọi sự, và làm với sự trung tín nhất và nhiệt thành nhất.
    - Ai vì yêu Chúa Giêsu mà nhặt một cái đinh, thì cũng đủ để cứu một linh hồn.
    - Tôi tự nguyện vì tình yêu mà chịu đau khổ, và cũng tự nguyện vì tình yêu mà hưởng hạnh phúc.
    - Chỉ cần yêu mến Thiên Chúa là nguyên nhân, mà bằng lòng sống trong vũng khóc lóc (thế gian) này, thì tất cả mọi khuyết điểm, Thiên Chúa sẽ bù cho lại cho.
    - Ái tình là đao kiếm của chúng ta, dùng nó để trừ ma giết địch, để cho vua Giêsu ngự trị trong lòng mọi người.
    - Khi tôi thực hiện việc yêu người, thì đó chính là Chúa Giêsu tự mình làm việc trong tôi.
    - Phân phát một tình thân thiện vì yêu Chúa, thì đủ đền bù các tội lỗi; hóa ra là Chúa Giêsu thích trợ giúp chúng ta trong bóng tối.
    - Nếu ai không cảm thấy sự ngọt ngào của tình yêu, mà vẫn có thể nhiệt tình yêu mến Chúa Giêsu, thì đó là một tình yêu lớn.
    - Sống trong tình yêu, tức là không có thước tấc cho sự bố thí, và cũng không mong được đền đáp.
    - Mặc dù tôi chỉ là người nhỏ nhất không chuyên làm những việc khác, nhưng chuyên làm việc yêu mến Thiên Chúa và hy sinh bản thân mình.
    - Tình yêu có thể bổ sung cho tuổi thọ, Đức Giêsu Chúa chúng ta không chú trọng đến tuổi tác và thời gian, bởi vì Ngài là sự vĩnh hằng; cái mà Ngài quan tâm chính là tình yêu.
    - Con người đương nhiên là có thể ngã nhào và thất lời, nhưng tình yêu có thể tiêu diệt những gì mà Chúa Giêsu không thích. Và ở trong đáy lòng chỉ lưu lại một sự bình an vừa khiêm tốn vừa tĩnh lặng thâm sâu.
    - Tôi không tham vinh hoa phú quý, ngay cả vinh quang ở trên trời cũng không ngoại lệ, cái mà tôi tham chính là tình yêu.
    - Từ trước đến nay Chúa Giêsu không hề thiết tha mong mỏi tình yêu cho bằng ngày hôm nay; nhưng những người đem mình trao phó cho tình yêu vô hạn mật thiết của Ngài thì thật ít, ngay cả trong các môn đệ của Ngài cũng ít ỏi.
    - Bố thí không kể nhiều ít, bởi vì người có lòng yêu mến thì không tính toán so đo.
    - Không câu nệ việc gì, ngay cả tư tưởng cuồng vọng trong đầu óc cũng đều là vì lý do yêu mến Thiên Chúa, cam tâm chịu nhịn nhục.
    - Chúa Giêsu ơi, tham lam ái tình thì dù nó đã rất ngọt ngào, nhưng chờ được ái tình chân thật và vĩnh viễn hưởng thụ ái tình, thì càng phải là ngọt ngào hơn nữa.
    - Bạn hỏi tôi phương pháp về thánh đức, tôi chỉ biết là yêu, bởi vì chỉ có yêu mới hoàn thành tất cả.
    - Không nên bỏ qua cơ hội làm những việc hy sinh nhỏ, hoặc vui vẻ tiếp người, hoặc nói lời an ủi, luôn làm tốt việc nhỏ mà xuất phát từ yêu thương.
    Thánh Phaolô khuyên: “Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31). Đó mới thực sự là yêu mến Chúa hết lòng hết sức.
    Cuộc đời thánh nữ ngắn ngủi, và chỉ loanh quanh trong khuôn viên tu viện, nhưng thánh nữ được Giáo Hội tôn vinh là Tiến sĩ và Bổn mạng các xứ truyền giáo. Một “Bông Hoa Nhỏ” tuyệt vời của Chúa.
    Cảm tạ Thiên Chúa đã cho chúng ta một Bông Hoa Nhỏ Vĩ Đại. Nguyện xin Thánh Têrêsa bầu cử cho chúng ta trước Toà Chúa, và luôn giúp chúng ta biết sống mọn hèn theo Ý Chúa!
    Lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu – 2012
    Trầm Thiên Thu
    *************
    VỊ THÁNH LỚN với CON ĐƯỜNG NHỎ 


    (Kính tặng mẹ nhân ngày lễ thánh Teresa Hài đồng Giêsu) 


     
    Khi bàn về cách thức cầu nguyện, một người anh lớn bên Mỹ bảo với tôi rằng, trước cổng của một nhà thờ anh em Tin Lành bên ấy có treo dòng chữ “Thiên Chúa luôn trả lời cho những ai quì gối và cầu khẩn Người” (God always reply to your knee-mail). Nghĩa bóng của câu này là một gợi ý tốt  để giải thích cho một số vấn nạn sau.

    Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận ít câu hỏi từ các bạn trẻ về mối liên quan giữa vận dụng lí thuyết vào thực hành. Một võ sinh học Karatedo 6 năm, đã tập cả ngàn lần cho các bài quyền một chống bốn, nhưng khi đối diện với thực tế ngoài đường phố, một chống hai lại rất rụt rè? Một sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính loại khá, vẫn lúng túng khi được giao một công việc đơn giản, xây dựng một phần mềm ứng dụng nhỏ? Một giáo dân dù đã đọc kinh Lạy Cha vài chục ngàn lần vẫn thấy khó nếu phải tha thứ cho người xung quanh, khi đụng đến cái tôi to lớn.?  Mẫu trả lời chung cho những câu hỏi dạng này phụ thuộc hai ý sau:

    § Cái gì diễn ra trong trí óc của chúng ta lúc thi triển một bài quyền, khi nghe giáo viên giảng bài hay lúc đọc kinh Lạy Cha?

    § Mục tiêu của mỗi cá nhân khi tập võ, khi đến trường hay theo đuổi một tôn giáo là gì? Mục tiêu này sẽ chi phối các suy tư diễn ra trong hệ thần kinh suốt quá trình tập luyện của võ sinh, học tập của sinh viên hay cầu nguyện của Kitô hữu.

    Nếu chúng ta đọc kinh Lạy Cha vì nghĩa vụ và trong trạng thái trống rỗng của tâm lẫn  trí thì việc quá khó trong tha thứ lỗi lầm cho anh em là một tất yếu. Khoảng cách giữa lí thuyết và thực hành trong một lãnh vực là tỉ lệ nghịch với cường độ mà khối óc, con tim mà ta dành riêng cho lãnh vực ấy. Nếu cường độ càng lớn thì khoảng cách càng bé.

    Nói về mối tương qua giữa lí thuyết và thực hành, ngành khoa học sư phạm chỉ rằng, có 05 bậc thang mà một con người có thể nhận thức về một chủ đề trong kho tàng hiểu biết của nhân loại. Các bậc của thang đo có thứ tự từ thấp đến cao như sau: 1. Biết một ít, có tính sơ lược. 2. Hiểu thành thạo từ tổng quan đến chi tiết. 3. Ứng dụng được tri thức để giải các bài toán thực tế. 4. Tổng hợp, phân tích và so sánh tri thức.5. Đề xuất giải pháp mới liên quan.

    Chúng ta cũng đồng ý với nhau rằng, thời đại ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dạy. Điều này là chính xác. Khi đối chiếu với thang đo năm mức ở trên, một chứng nhân  đang ở vị trí thứ ba, nó cao hơn thầy dạy vì chỉ đang ở mức hai (xin phép loại trừ các vị thầy đang ở mức 4, 5). Thánh nữ Teresa là một con người mẫu mực kết hợp hài hòa giữa giáo lý và đời sống, giữa lí thuyết và thực hành cho linh đạo Tình Yêu – là tâm điểm của “con đường nên thánh”. Không chỉ dừng lại tình yêu với các chị em nữ tu dòng Cát minh, thánh Teresa còn đặc biệt cầu nguyện cho những người tội lỗi. Ngài tâm sự  “Lạy Chúa Giêsu nếu bàn ăn mà những người tội lỗi làm bẩn đi, cần được tẩy sạch bởi một linh hồn yêu mến Chúa, thì con đây xin chấp nhập ngồi lại đó để ăn bánh thử thách cho đến khi Chúa muốn đưa con vào nơi đầy ánh sáng của Chúa”. Trong một đoạn khác, Thánh nữ viết “Tôi nói với Chúa là tôi lấy làm sung sướng hy sinh không nếm cảnh thiên đàng trên mặt đất, để xin Chúa mở cửa cõi đời đời cho những kẻ không tin đáng thương”. Và trên hết là tình yêu và sự tín thác đến tận cùng mà Thánh nữ dành cho Thiên Chúa. Khách hành hương sẽ nhìn thấy trên vách phòng trong tu viện của thánh Teresa dòng chữ “Chúa Giêsu là tình yêu duy nhất của con”.

    Với thang đo 05 mức, người có trình độ cử nhân cần thường đạt ở mức 03. Nếu là tiến sĩ cần thể hiện rõ mức thứ 5 trong luận án của mình. Thánh Teresa Hài đồng Giêsu khi tìm kiếm cho chủ đề “con đường nên Thánh”, ngài đã chỉ ra một giải pháp mới (mức 05) cho vấn đề này một cách hoàn hảo và đặc sắc. Con đường ấy là hoàn hảo vì sau khi phát hiện, Thánh Nữ đã phân tích các yếu tố thần học của con đường tu đức-tín thác và khiêm nhường đến tận cùng. Ngài còn thiết kế qui trình, cách thức vận hành và vận dụng một cách mỹ mãn trên chính bản thân với phát kiến này. Con đường ấy là đặc sắc, đơn sơ vì phù hợp cho số đông, cho nhiều trường hợp và kết hợp chắc chắn với sự mặc khải của Tân ước “Thầy bảo thật các con, nếu các con không trở nên như những em nhỏ này sẽ không vào được nước trời” (Mt 18:3). Chúng ta có thể thấy  sự đơn sơ của tác phẩm “con đường nhỏ” khi đối chiếu nó với cuốn “Lộ trình tâm linh lên cùng Thiên Chúa” của một tiến sĩ hội thánh khác- thánh Bonaventura. Luận án về con đường nhỏ này có tiêu đề “Con đường thơ ấu thiêng liêng”. Đây là một lí do quan trọng để ngài vinh dự trở thành vị nữ tiến sĩ hội thánh thứ 3 trong giáo hội Công giáo, người trẻ tuổi nhất đứng giữa những bậc thầy thiêng liêng và cao lớn khác.

    Thiên Chúa- Ngài thường làm những chuyện vĩ đại bắt đầu từ những việc rất nhỏ bé. Ngài dùng David- người chăn cừu trẻ tuổi để chiến thắng người khổng lổ, hùng mạnh Goliat (1 Sm 40, 54). Người dùng 300 quân của Ghit-ôn, võ trang bằng ống tù và, để chiến thắng quân Mađian nhiều vô số kế như chấu chấu (Tl 7, 22). Ngài chọn một thanh niên đánh cá làm môn đệ, đã từng chối Ngài đến 03 lần, để trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên. Và bây giờ, Ngài lại dùng thánh Teresa chỉ với 24 tuổi đời; 9 năm tu dòng-thời gian tu tập vừa đủ cho một linh mục thụ phong; hàng ngày chỉ suy niệm, cầu nguỵện và làm các việc phục vụ nhỏ trong bốn bức tường của dòng kín, trở thành “vị Thánh lớn nhất của thời đại mới”, như lời của Đức Giáo Hoàng Pio X tuyên bố. Masseo-một người bạn của Thánh Phanxico Assisi- hỏi: “tại sao thiên hạ lại rùng rùng chạy theo cha”. Thánh Phanxicô trả lời như sau “Chúa là Đấng nhìn thấu suốt tâm can mọi người. Chúa đã tìm khắp thế gian, không ai xấu xa ngu dốt, yếu hèn như tôi nên Người chọn tôi để làm việc của Người”.

    Lạy Thánh Têrêsa, trước đây người học trò tiên tri Êlisa cầu với thầy mình là tiên tri Êlia “xin cho con được hai phần thần khí của thầy” (2 Vua 2, 9), thì nay chúng con- những người con bé nhỏ cũng xin như thế đối với Thánh nhân vào dịp lễ Quan Thầy Teresa thành Lisieux.
     
    G. Tuấn Anh

    *************************************

    12 ngàn người dự lễ phong Chân phước Song thân thánh Têrêsa Hài Đồng tại Lisieux

    § Lê Đình Thông
    LISIEUX, Pháp quốc - Hơn 12 người hành hương, trong số có 8 ngàn người ngoài tiền đình Vương Cung Thánh Đường Thánh Têrêxa tại Lisieux, dự Thánh Lễ Đại Triều do Đặc Phái Viên của Đức Thành Cha Bênêdictô XVI là Đức Hồng Y José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, cử hành nghi thức phong Chân Phước cho song thân của Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin.
    81020lisieux3.jpg
    Vương Cung Thánh Đường Lisieux ngập nắng hồng
    Chuông giáo đường báo giờ cử hành Thánh Lễ 10 giớ sáng chủ nhật 19-10-2008 đúng lúc đàn chim bồ câu trắng bay từ Đất Mới Lisieux nối kết với Trời Mới. Trời cuối thu, khí hậu giá lạnh. nhiều người dư Thánh Lễ ngoài trời rét run vì không chịu nổi buốt giá.
    Trong phần nhập lễ, ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI nhắc lại: ‘‘Trong thời đại chúng ta, Thiên Chúa tác thành ra nhiều mẫu mực nên thánh trong số có Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, bậc phu phụ và phụ mẫu được phong Chân Phước. Việc phong Chân Phước của hai vị luôn quan tâm đến sứ mệnh truyền giáo cúa Giáo Hội Chúa Kitô đã soi sáng Ngày Thế giới Truyền giáo. Gương sáng của các ngài được thứ nữ là Thánh Têrêsa tiếp nối’’.
    Nghi thức phong chân phước gồm việc Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Phó Thỉnh Nguyện Viên tuyên đọc tiểu sử của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin, sau đó ĐHY Đặc Phái Viên của Đức Thánh Cha tuyên đọc Sắc Phong Chân Phước. Lúc Giáo đường đổ hồi chuông Tạ Ơn cũng là lúc pháo bông tỏa ngũ sắc phụng vụ trên nền trời thiên thanh Lisieux. Sau khi ca đoàn xướng kinh Credo, nắng hồng sưởi ấm tiền đình, từ rét mướt trở nên ấm áp.
    Phép lạ trong hồ sơ phong Chân Phước
    81020lisieux2.jpg
    Cậu bé Pietro cùng cha mẹ đứng cạnh hòm đựng xương thánh
    Trước cung thánh, cạnh hòm đựng xương thánh là cậu bé Pietro Schiliro đứng cùng cha mẹ. Pietro sinh ngày 25-5-2002 tại Monza (Ý), thoát khỏi bệnh phổi thập tử nhất sinh nhờ cha mẹ theo lời khuyên của Linh Mục Antonio Sangalli dòng Carmẹ (Cát Minh), làm tuần cửu nhật đề cầu Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Giáo phận Milan (Ý) đã lập hồ sơ dầy 967 trang về cậu bé Pietro thoát khỏi chứng bệnh hiểm nghèo. Bốn người anh của cậu đều chết vì cùng chứng bệnh này. Ngày 3-7-2008, Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI đã ký Tông Sắc công nhận phép la này.
    Bài giảng của ĐHY Đặc Phái Viên Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI
    ĐHY José Saraiva Martins, nguyên Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, đã tôn vinh các bậc cha mẹ như sau: ‘Trong khi tôi tuyên đọc Sắc Phong của Đức Thánh Cha, tôi cũng như anh chị em đều nhớ đến các bậc sinh thành. Chúng tạ ơn Thiên Chúa đã tác thành người tín hữu nhờ tình yêu vợ chồng của các bậc cha mẹ. Ngày nay, Giáo Hội tôn kính hai vị, xuất thân từ mảnh đất Normandie, là hồng ân của mọi nhà’’. Song thân của Thánh Nữ Têrêxa kết hôn tại Nhà Thờ Đức Bà Alençon ngày 13-7-1858, cách đây đúng 150 năm.
    Lời Nguyện Truyền Giáo
    LouisMartinMarie-ZelieGuerin.jpg
    Chân Phước Louis Martin - Chân Phước Zélie Guérin
    Cộng đoàn Cergy thuộc Giáo xứ Việt Nam tại Paris do cha Đinh Đồng Thượng Sách hướng dẫn dự Đại Lễ Phong Chân Phước tại Lisieux. Trong Truyện Một Tâm Hồn(bản dịch tiếng Việt của Kim Thiếu), thứ nữ của Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin là Thánh Têrêxa tâm nguyện tận hiến trong Dòng Kín Hà Nội hoặc Saigon. Vì vậy, một thiếu nữ của cộng đoàn Cergy trong áo dài cổ truyền đã đọc 1 trong 9 lời nguyện truyền giáo bằng tiếng Việt như sau:
    ‘‘Lạy Chúa, trong Ngày Truyền Giáo Hoàn Vũ hôm nay, xin Chúa cho chúng con luôn nhớ rằng mỗi người trong chúng con đều được Chúa mời gọi trở nên Thánh, noi gương của hai Chân Phước Louis, Zélie Martin và Thánh nữ Têrëxa. Xin Chúa cho chúng con mạnh dạn đi khắp muôn nơi rao giảng Lời Chúa cho mọi người.’’
    Hai Bông Hồng - Năm Cánh Huệ
    StThereseofJesus.jpg
    Lúc sinh thời, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã vẽ một họa tiết gồm hai bông hồng và năm cánh huệ, ghép vào Thánh Giá Chúa Kitô trên chiếc áo choàng biếu mẹ là Chân Phước Zélie. Hai bông hồng tượng trưung cho song thân là Ông Louis Martin và Bà Zélie Guérin. Năm bông huệ trắng là năm con gái của Chân Phước: bốn người là nữ tu Dòng Kín Carmel (Lisieux) và một Dòng Đức Bà Thăm Viếng (Le Mans). Các Linh Mục đồng tế trong Đại Lễ Phong Chân Phước đều đeo khăn Stola các phép in lại họa tiết gốc do Thánh Nữ Têrêxa thực hiện.
    Hai bông hồng chính là Chân Phước Louis Martin và Chân Phước Zélie Guérin. Chân dung hai vị ngự trên cổng vào Vương Cung Thánh Đường Lisieux: Trong khi Chân Phước Louis Martin ngước mắt nhìn về Trời Mới, Chân Phước Zélie Guérin dịu dàng nhìn xuống Đất Mới Lisieux trong ngày 19-10, có cháu con các Thánh Tử Đạo Việt Nam hành hương nguyện cầu.
    Paris, ngày 20-10-2008
    Lê Đình Thông

    Không có nhận xét nào: