Đầu năm, mã tôi đi lễ bắt trúng lộc Chúa thế này: “Những gì các con làm cho một trong những người bé mọn nhất đây, là các con làm cho chính Ta”. (Mt 25,45) Bắt được lộc Chúa như vớ được kho báu, mã tôi cứ thế mà đáo.
Thứ hai (10.2.2014)
Thăm anh em Vạn Giả, Tuy Hoà, Qui Nhơn
- 6g30: Phái đoàn lên đường. Đi lần này vắng đặc phái viên Đỗ Hữu vì phải về Hàm Tân chăm sóc cha già năm nay đã 99 tuổi. Cùng đi, ngoài cha Đặc trách, Ban Thường Vụ gồm Thư, Hùng, Sự, còn có Nguyễn Đức và nhà sử học Chăm Sử Văn Ngọc từ Phan Rang ra. Có Nguyễn Đức cùng đi, đường xa rộn rã tiếng cười.
- 8g00: Chúng tôi ghé Ninh Hoà thăm anh Xanh, nhưng anh vắng nhà. Cháu gái bảo ba còn nán lại ăn Tết ở quê chưa về.
- 8g30: Qua cầu Bà Bường một đoạn, xe rẽ phải tìm nhà Trưởng Nguyễn Thái Long. Chỉ vài phút sau, anh em Vạn Giả và Xuân tự có đủ mặt. Vạn Giả có Nguyễn Thái Long, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Văn Đính. Xuân Tự có Nguyễn Văn Thế, Võ Cao và Huỳnh Ngọc. Hầu hết anh em đều có chân trong Hội đồng giáo xứ. Phượng đã xin nghỉ hưu, chuẩn bị giấy tờ con gái bảo lãnh đi Canada một ngày gần. Nghe anh em kháo láo Phượng vủa lãnh một cú hưu non khá kếch xù. Hy vọng anh em có một chầu chia tay tại Nha Trang trước lúc giã từ như Phượng hứa.
Sau một vài thông tin như chuyến viếng thăm anh em Tây Nguyên của anh Hội trưởng và cha Đặc trách, anh em Vạn Giả mời phái đoàn đi ăn sáng và uống cà phê. Nguyễn Thái Long hơi tiếc vì cuộc hội ngộ quá ngắn! Vạn giả rất dễ thương. Không một vạn lần giã dối chút nào!
- 11g00: Chúng tôi vượt đèo Cả, đến Vũng Rô, ranh giới hai tỉnh Khánh Hoà - Phú Yên. Tôi đã kể cho anh em nghe Vũng Rô với đoàn tàu không số trong HĐ15. Cha Đặc trách lần này quyết định cho xe rẽ phải ra Tuy Hoà bằng con đường mới. Con đường còn một đoạn xấu chông chênh ổ gà. Tấm “đá bia chiều chiều mây phủ” lẫn khuất trong sương mù. Xa xa về hướng bắc, chỉ thấy ngọn hải đăng chơ vơ đứng lặng buồn như tháp cổ dưới cơn mưa phùn! Chúng tôi dừng xe giữa đường để giải quyết cái “mảnh tình riêng” giữa trời mây non nước! Và chụp chung một tấm ảnh dưới chân một trái núi nhỏ hơi giống núi Đá Trắng Phan Rang, chỗ cha Hoài An làm cha xứ thưở nào. Những con đường chạy dọc biển bao giờ cũng đẹp: đường Mũi Né, đường Bãi dài, đường về Ghềnh Ráng…Chúng đẹp không chỉ vì cảnh trí núi rừng sông nước hùng vĩ, mà còn đẹp vì cái tình tự dân tộc Lạc Việt qua câu chuyện Lạc Long – Âu Cơ.
Chúng tôi chạy trên con đường còn dang dỡ, chưa trãi nhựa, dẫn tới phố thị Tuy Hoà. Hai bên toàn là những đụn cát và rừng dương. Tôi có cảm tưởng con đường này chính là phi trường phản lực Đông Tác ngày xưa, nơi gần đó có một “cây si” rợp bóng, nằm giữa bãi cát hoang sơ, thỉnh thoảng chúng tôi dẫn các em học sinh Đặng Đức Tuấn đi picnic ở đây. Cũng chính tại phi trường Đông Tác này, đoàn phi cơ phản lực Mỹ đã ồ ạt xuất phát bay ra dội bom ngày đêm trên các vùng ngoại biên thị trấn Tuy Hoà, nơi có quân BV đột nhập dịp Tết Mậu Thân. Còn lâu con đường này mới sánh kịp con đường Bãi Dài Nha Trang – Cam Ranh với bờ biển tuyệt đẹp của nó.
- 12g00: Chúng tôi tới thị trấn Tuy Hoà tìm nhà Đào Nghĩa Minh. Minh ra đón và dẫn chúng tôi về 09A Yersin, nhà Minh. Đã có Trần Đức Tiến và chị Minh chờ sẵn. Bạch Ngọc Hùng chặp sau mới đến. Riêng Võ Đông Sơn từ lúc chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà, anh em không còn thấy bóng chim tăm cá nữa! Vợ chồng Minh có hai con: một trai, một gái. Đứa trai là Đào Duy Thiện, tu Dòng Ngôi Lời, hè tới khấn lần đầu. Đứa gái đang học năm hai Ngân hàng. Minh là phó chủ tịch HĐGX nhà thờ Tuy Hoà. Năng nổ và thường xuyên liên lạc với CTBL. Chị Minh mở một tủ nhỏ làm thợ may tại nhà. Phái đoàn định ghé thăm anh em một chút rồi đi, nhưng chị Minh cũng đã chuẩn bị bánh tét chiên, dưa hành, củ kiệu đốt Tết. Cám ơn anh chị Minh đã sưởi ấm chút tình đệ huynh trong mái ấm nho nhỏ nối kết ngày Xuân dài thêm cho thêm rộn rả tiếng cười.
- 14g00: Xe dừng Sông Cầu ăn trưa. Chiếc quán nhà sàn nằm trên đìa cá bên đường dường như đã có lần cha Đặc trách dừng chân ghé thăm. Chỗ này vừa rẻ vừa ngon: cơm trắng, canh chua, cá kho tộ, mực xào…Lại có rượu hồng đào anh Thư mang theo nhưng thiếu vắng tri kỷ đặc phái viên Đỗ Hữu. Chào cám ơn hai cô chủ quán, chúng tôi tiếp tục lên đường.
- 15g30:Báo với Trưởng Cho sẽ có mặt tại Qui Nhơn lúc 5g00 chiều, nhưng mới chỉ 3g30 xe đã tới phố Qui Nhơn. Có lẽ xe mới thay lớp và sửa lại hộp số nên bác Cường an tâm lái chạy bon bon trên đường về Ghềnh Ráng một lèo tới Qui Nhơn sớm. Xe tìm về 105 Phan Bội Châu nhà trưởng Cho. Cho và chị Nhàn bà xã xuống lầu vui vẻ chào đón mời ăn bánh ngọt uống nước giải khát.
- 16g00: Trưởng Cho đưa phái đoàn về 28 nhà nghỉ Nguyễn Huệ giao phòng để tẩy trần và nghỉ xả hơi chờ cơm tối. Phòng 301 dành cho cha Đặc trách, anh Hội trưởng và bác Sử Văn Ngọc - nhà ngôn ngữ học Chăm -. Phòng 302 dành cho anh Phó BĐH Trần Việt Hùng, Thủ quỹ Nguyễn Văn Thư, hoạt náo viên Nguyễn Đức và bác tài Đỗ Mạnh Cường. Cát bụi tung trời đường vất vả…còn dài, nhưng hãy tạm dừng chân. Mong một đêm say giấc an lành.
- 18g30: Phố Qui Nhơn về đêm son phấn dưới ánh đèn màu khiến khách đường xa nhận không ra. Anh em họp mặt tại nhà hàng Sáu Cao. Các anh thổ địa quảng cáo nhà hàng này có món gà đặc biệt. Tối nay có Trưởng Cho, Xuân Quằm, Phan Long Bảo và Nguyễn Lộc. Savio Lê Lợi (Kim Châu) đang bận dẫn đoàn quân bắc tiến cho kịp ăn Têt Thăng Long. Alphonse Võ Cự Anh có lẽ Tết nhứt đi nhử cu bị ốm nên không họp mặt được. Muốn đi thăm người anh em, nhưng đường xa trái gió trở trời.
Sau khi anh Hội trưởng thông tin một số sinh hoạt Hội và cha Đặc trách thông tin một số sinh hoạt Dòng, anh em bắt đầu hát vang “bỏ giận hờn ngoài ngõ, mời mến thương vô nhà”. Rồi bắt đầu nhập tiệc. Menu? Từ từ! Con trước, con sau. Trống hay mái? Dạ, hai con mái. Con luộc, con hấp mắm nhỉ. Còn bộ lòng nấu cháo ăn tối ngủ nhẹ bụng. Trưởng Cho vào sau mang theo hai chai rượu thuốc đặc biệt các Sơ tặng ông Chủ tịch HĐGX Chính Toà hôm trước Tết. Anh nào uống rượu các Sơ cũng đều khen ngon!
Và câu chuyện bắt đầu rôm rả. Xuân Quằm tuyên bố dạo rày ra đường con nít chọc không dám phết đít đứa nào! Bởi lẽ không biết con anh con tui. Các anh em ạ! Các anh em còn nhớ bài lục bát sau đây:
Thứ hai (10.2.2014)
Thăm anh em Vạn Giả, Tuy Hoà, Qui Nhơn
- 6g30: Phái đoàn lên đường. Đi lần này vắng đặc phái viên Đỗ Hữu vì phải về Hàm Tân chăm sóc cha già năm nay đã 99 tuổi. Cùng đi, ngoài cha Đặc trách, Ban Thường Vụ gồm Thư, Hùng, Sự, còn có Nguyễn Đức và nhà sử học Chăm Sử Văn Ngọc từ Phan Rang ra. Có Nguyễn Đức cùng đi, đường xa rộn rã tiếng cười.
- 8g00: Chúng tôi ghé Ninh Hoà thăm anh Xanh, nhưng anh vắng nhà. Cháu gái bảo ba còn nán lại ăn Tết ở quê chưa về.
- 8g30: Qua cầu Bà Bường một đoạn, xe rẽ phải tìm nhà Trưởng Nguyễn Thái Long. Chỉ vài phút sau, anh em Vạn Giả và Xuân tự có đủ mặt. Vạn Giả có Nguyễn Thái Long, Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Văn Đính. Xuân Tự có Nguyễn Văn Thế, Võ Cao và Huỳnh Ngọc. Hầu hết anh em đều có chân trong Hội đồng giáo xứ. Phượng đã xin nghỉ hưu, chuẩn bị giấy tờ con gái bảo lãnh đi Canada một ngày gần. Nghe anh em kháo láo Phượng vủa lãnh một cú hưu non khá kếch xù. Hy vọng anh em có một chầu chia tay tại Nha Trang trước lúc giã từ như Phượng hứa.
Sau một vài thông tin như chuyến viếng thăm anh em Tây Nguyên của anh Hội trưởng và cha Đặc trách, anh em Vạn Giả mời phái đoàn đi ăn sáng và uống cà phê. Nguyễn Thái Long hơi tiếc vì cuộc hội ngộ quá ngắn! Vạn giả rất dễ thương. Không một vạn lần giã dối chút nào!
- 11g00: Chúng tôi vượt đèo Cả, đến Vũng Rô, ranh giới hai tỉnh Khánh Hoà - Phú Yên. Tôi đã kể cho anh em nghe Vũng Rô với đoàn tàu không số trong HĐ15. Cha Đặc trách lần này quyết định cho xe rẽ phải ra Tuy Hoà bằng con đường mới. Con đường còn một đoạn xấu chông chênh ổ gà. Tấm “đá bia chiều chiều mây phủ” lẫn khuất trong sương mù. Xa xa về hướng bắc, chỉ thấy ngọn hải đăng chơ vơ đứng lặng buồn như tháp cổ dưới cơn mưa phùn! Chúng tôi dừng xe giữa đường để giải quyết cái “mảnh tình riêng” giữa trời mây non nước! Và chụp chung một tấm ảnh dưới chân một trái núi nhỏ hơi giống núi Đá Trắng Phan Rang, chỗ cha Hoài An làm cha xứ thưở nào. Những con đường chạy dọc biển bao giờ cũng đẹp: đường Mũi Né, đường Bãi dài, đường về Ghềnh Ráng…Chúng đẹp không chỉ vì cảnh trí núi rừng sông nước hùng vĩ, mà còn đẹp vì cái tình tự dân tộc Lạc Việt qua câu chuyện Lạc Long – Âu Cơ.
Chúng tôi chạy trên con đường còn dang dỡ, chưa trãi nhựa, dẫn tới phố thị Tuy Hoà. Hai bên toàn là những đụn cát và rừng dương. Tôi có cảm tưởng con đường này chính là phi trường phản lực Đông Tác ngày xưa, nơi gần đó có một “cây si” rợp bóng, nằm giữa bãi cát hoang sơ, thỉnh thoảng chúng tôi dẫn các em học sinh Đặng Đức Tuấn đi picnic ở đây. Cũng chính tại phi trường Đông Tác này, đoàn phi cơ phản lực Mỹ đã ồ ạt xuất phát bay ra dội bom ngày đêm trên các vùng ngoại biên thị trấn Tuy Hoà, nơi có quân BV đột nhập dịp Tết Mậu Thân. Còn lâu con đường này mới sánh kịp con đường Bãi Dài Nha Trang – Cam Ranh với bờ biển tuyệt đẹp của nó.
- 12g00: Chúng tôi tới thị trấn Tuy Hoà tìm nhà Đào Nghĩa Minh. Minh ra đón và dẫn chúng tôi về 09A Yersin, nhà Minh. Đã có Trần Đức Tiến và chị Minh chờ sẵn. Bạch Ngọc Hùng chặp sau mới đến. Riêng Võ Đông Sơn từ lúc chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà, anh em không còn thấy bóng chim tăm cá nữa! Vợ chồng Minh có hai con: một trai, một gái. Đứa trai là Đào Duy Thiện, tu Dòng Ngôi Lời, hè tới khấn lần đầu. Đứa gái đang học năm hai Ngân hàng. Minh là phó chủ tịch HĐGX nhà thờ Tuy Hoà. Năng nổ và thường xuyên liên lạc với CTBL. Chị Minh mở một tủ nhỏ làm thợ may tại nhà. Phái đoàn định ghé thăm anh em một chút rồi đi, nhưng chị Minh cũng đã chuẩn bị bánh tét chiên, dưa hành, củ kiệu đốt Tết. Cám ơn anh chị Minh đã sưởi ấm chút tình đệ huynh trong mái ấm nho nhỏ nối kết ngày Xuân dài thêm cho thêm rộn rả tiếng cười.
- 14g00: Xe dừng Sông Cầu ăn trưa. Chiếc quán nhà sàn nằm trên đìa cá bên đường dường như đã có lần cha Đặc trách dừng chân ghé thăm. Chỗ này vừa rẻ vừa ngon: cơm trắng, canh chua, cá kho tộ, mực xào…Lại có rượu hồng đào anh Thư mang theo nhưng thiếu vắng tri kỷ đặc phái viên Đỗ Hữu. Chào cám ơn hai cô chủ quán, chúng tôi tiếp tục lên đường.
- 15g30:Báo với Trưởng Cho sẽ có mặt tại Qui Nhơn lúc 5g00 chiều, nhưng mới chỉ 3g30 xe đã tới phố Qui Nhơn. Có lẽ xe mới thay lớp và sửa lại hộp số nên bác Cường an tâm lái chạy bon bon trên đường về Ghềnh Ráng một lèo tới Qui Nhơn sớm. Xe tìm về 105 Phan Bội Châu nhà trưởng Cho. Cho và chị Nhàn bà xã xuống lầu vui vẻ chào đón mời ăn bánh ngọt uống nước giải khát.
- 16g00: Trưởng Cho đưa phái đoàn về 28 nhà nghỉ Nguyễn Huệ giao phòng để tẩy trần và nghỉ xả hơi chờ cơm tối. Phòng 301 dành cho cha Đặc trách, anh Hội trưởng và bác Sử Văn Ngọc - nhà ngôn ngữ học Chăm -. Phòng 302 dành cho anh Phó BĐH Trần Việt Hùng, Thủ quỹ Nguyễn Văn Thư, hoạt náo viên Nguyễn Đức và bác tài Đỗ Mạnh Cường. Cát bụi tung trời đường vất vả…còn dài, nhưng hãy tạm dừng chân. Mong một đêm say giấc an lành.
- 18g30: Phố Qui Nhơn về đêm son phấn dưới ánh đèn màu khiến khách đường xa nhận không ra. Anh em họp mặt tại nhà hàng Sáu Cao. Các anh thổ địa quảng cáo nhà hàng này có món gà đặc biệt. Tối nay có Trưởng Cho, Xuân Quằm, Phan Long Bảo và Nguyễn Lộc. Savio Lê Lợi (Kim Châu) đang bận dẫn đoàn quân bắc tiến cho kịp ăn Têt Thăng Long. Alphonse Võ Cự Anh có lẽ Tết nhứt đi nhử cu bị ốm nên không họp mặt được. Muốn đi thăm người anh em, nhưng đường xa trái gió trở trời.
Sau khi anh Hội trưởng thông tin một số sinh hoạt Hội và cha Đặc trách thông tin một số sinh hoạt Dòng, anh em bắt đầu hát vang “bỏ giận hờn ngoài ngõ, mời mến thương vô nhà”. Rồi bắt đầu nhập tiệc. Menu? Từ từ! Con trước, con sau. Trống hay mái? Dạ, hai con mái. Con luộc, con hấp mắm nhỉ. Còn bộ lòng nấu cháo ăn tối ngủ nhẹ bụng. Trưởng Cho vào sau mang theo hai chai rượu thuốc đặc biệt các Sơ tặng ông Chủ tịch HĐGX Chính Toà hôm trước Tết. Anh nào uống rượu các Sơ cũng đều khen ngon!
Và câu chuyện bắt đầu rôm rả. Xuân Quằm tuyên bố dạo rày ra đường con nít chọc không dám phết đít đứa nào! Bởi lẽ không biết con anh con tui. Các anh em ạ! Các anh em còn nhớ bài lục bát sau đây:
Sáu mươi là tuổi dậy thì
Bảy mươi là tuổi bước đi vào đời
Tám mươi là tuổi ăn chơi
Chín mươi là tuổi nhìn trời đếm sao
Bao nhiêu tuổi thọ là cao? (câu này Minh Chuối chế)
Một trăm là tuổi vẫy chào các em.
Bảy mươi là tuổi bước đi vào đời
Tám mươi là tuổi ăn chơi
Chín mươi là tuổi nhìn trời đếm sao
Bao nhiêu tuổi thọ là cao? (câu này Minh Chuối chế)
Một trăm là tuổi vẫy chào các em.
là của ai không? Là của Xuân Quằm sưu tầm đấy! Chính ngài Gioan Tông Đồ quảng bá. Và Minh Chuối có công sao lục lại để anh em mua vui một vài trống canh. Từ lúc dậy thì, rồi vào đời ăn chơi, rồi nhìn trời đếm sao, cho đến lúc vẫy chào các em, tính ra chỉ được bốn thập niên. Mà cứ mỗi thập niên là một giai đoạn chuyển hoá bốn mùa thay lá thay hoa thay cả đời ta! Nghĩ lại thì Xuân Quằm cũng có lý. Lớp Giuse bọn mình nay hầu hết đang xấp xỉ lứa tuổi 60 trở lên. Nhưng khi gặp nhau, tóc muối tiêu mà lòng xanh lá mạ, vẫn cứ là:
“Một đám con nít sáu mươi
Gặp nhau bỗng thấy nhớ trời đất xưa
Nhớ ngôi trường cũ dưới mưa
Nhớ thầy nhớ bạn nhớ giờ ra chơi.
Một đám con nít sáu mươi
Tìm nhau kể chuyện trên trời dưới sông
Trên trời mây nổi mênh mông
Dưới sông bèo dạt bềnh bồng nổi trôi”.
Gặp nhau bỗng thấy nhớ trời đất xưa
Nhớ ngôi trường cũ dưới mưa
Nhớ thầy nhớ bạn nhớ giờ ra chơi.
Một đám con nít sáu mươi
Tìm nhau kể chuyện trên trời dưới sông
Trên trời mây nổi mênh mông
Dưới sông bèo dạt bềnh bồng nổi trôi”.
Rõ đúng chúng ta là Con Gái Nhà Lành (CGNL), nhưng thân phận chẳng khác nào bèo dạt bềnh bồng nổi trôi. Cao Nguyên Đoàn Hưng khi còn sống có tâm sự thế này:
Lũ chúng ta bạt ngàn trăm ngã
Như mây trời tất tả ngược xuôi
Đứa vùng kinh tế xa xôi
Đứa về vườn ruộng. Mộng đời vỡ tan!
Cũng có đứa lang thang Âu, Mỹ
Dù ở đâu tâm trí vẫn còn:
Hướng về nhà Mẹ Nha Trang
Chuông chiều vang vọng bàng hoàng lệ rơi!
Như mây trời tất tả ngược xuôi
Đứa vùng kinh tế xa xôi
Đứa về vườn ruộng. Mộng đời vỡ tan!
Cũng có đứa lang thang Âu, Mỹ
Dù ở đâu tâm trí vẫn còn:
Hướng về nhà Mẹ Nha Trang
Chuông chiều vang vọng bàng hoàng lệ rơi!
Cho nên mặc dù anh em mình đi thăm nhau có nhắc nhớ chuyện trời đất xưa, có kể chuyện trên trời dưới biển, là cũng để cho tình huynh đệ càng thêm gần gũi thắm thiết hơn. Chuyện “Tám mươi là tuổi ăn chơi” của Xuân Quằm anh em ai cũng hiểu là chuyện trà dư tửu hậu, là “tuối tâm lý”, chứ nếu là “tuổi vật lý” thì “Hậu cô gái hái chè” sau 10 năm tái ngộ, có đem cả đống “ALIPAS” cho “thằng phải gió’’uống, nó cũng không thể nào ngóc đầu lên nỗi!
Nhưng mà thôi, không sao đâu Xuân Quằm ạ! Là vì không có đấng thánh nào không có quá khứ. Cũng không có tội nhân náo không có tương lai. “For Jesus, persons are more important than their past and their origin”.
- 21g00: Vì cái sự cò kè tình nghĩa đệ huynh, anh em không thể nào từ chối ghé thăm tệ xá Micae Nguyễn Lộc uống một ly rượu mừng. Cha Đặc trách cũng nhân dịp này chúc phúc cho những ngày đầu năm muộn gia đình Lộc – Đào. Đã có những Sáu Lộc và Nhất Chi Đào thì mã tôi dù không đáo, Lộc – Đào sang năm cũng nhất định thành công.
- 21g30: Trưởng Cho đưa chúng tôi trở về 28 Nhà Nghỉ Nguyễn Huệ. Ai về phòng nấy. Phan Long Bảo chia tay chúng tôi về lại dưới quê cách Qui Nhơn gần 30 cây số. Tội nghiệp người anh em bị té cách đây hơn một năm, đôi chân chưa bình phục, vẫn vì tình nghĩa đệ huynh về đây họp mặt.
Thứ ba (11.02.2014)
Thăm anh em Quảng Nam – Đà Nẵng
- 6g00: Trưởng Cho sắp xếp cho anh em ăn sáng tại phòng ăn 28 Nhà Nghi Nguyễn Huệ. Cám ơn Trưởng Cho và anh em BĐ – QN đã lo cho phái đoàn tận tình chu đáo.
- 7g00: Tạm biệt Qui Nhơn. Ngược QL1 về Kim Châu định ghé thăm cha Cựu Đặc trách Germain Phùng Nhẫn, nhưng hay tin ngài đã đi về quê Phước Long nghỉ Tết. Tới chợ Bình Định, cha Đặc trách rảo chợ mua ít quà biếu bà cố cha Thanh và chúc Tết bà cố. Không quên đọc một vài kinh cầu cho cha Hồ Đức Minh. Ngước nhìn bàn thờ, mã tôi đọc được mấy câu đối như sau:
Nhưng mà thôi, không sao đâu Xuân Quằm ạ! Là vì không có đấng thánh nào không có quá khứ. Cũng không có tội nhân náo không có tương lai. “For Jesus, persons are more important than their past and their origin”.
- 21g00: Vì cái sự cò kè tình nghĩa đệ huynh, anh em không thể nào từ chối ghé thăm tệ xá Micae Nguyễn Lộc uống một ly rượu mừng. Cha Đặc trách cũng nhân dịp này chúc phúc cho những ngày đầu năm muộn gia đình Lộc – Đào. Đã có những Sáu Lộc và Nhất Chi Đào thì mã tôi dù không đáo, Lộc – Đào sang năm cũng nhất định thành công.
- 21g30: Trưởng Cho đưa chúng tôi trở về 28 Nhà Nghỉ Nguyễn Huệ. Ai về phòng nấy. Phan Long Bảo chia tay chúng tôi về lại dưới quê cách Qui Nhơn gần 30 cây số. Tội nghiệp người anh em bị té cách đây hơn một năm, đôi chân chưa bình phục, vẫn vì tình nghĩa đệ huynh về đây họp mặt.
Thứ ba (11.02.2014)
Thăm anh em Quảng Nam – Đà Nẵng
- 6g00: Trưởng Cho sắp xếp cho anh em ăn sáng tại phòng ăn 28 Nhà Nghi Nguyễn Huệ. Cám ơn Trưởng Cho và anh em BĐ – QN đã lo cho phái đoàn tận tình chu đáo.
- 7g00: Tạm biệt Qui Nhơn. Ngược QL1 về Kim Châu định ghé thăm cha Cựu Đặc trách Germain Phùng Nhẫn, nhưng hay tin ngài đã đi về quê Phước Long nghỉ Tết. Tới chợ Bình Định, cha Đặc trách rảo chợ mua ít quà biếu bà cố cha Thanh và chúc Tết bà cố. Không quên đọc một vài kinh cầu cho cha Hồ Đức Minh. Ngước nhìn bàn thờ, mã tôi đọc được mấy câu đối như sau:
Sống thờ Chúa một đời vâng Thánh ý
Thác theo Ngài muôn kiếp hưởng Thiên nhan
……………………………………………
Trên vách có câu:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha!
Thác theo Ngài muôn kiếp hưởng Thiên nhan
……………………………………………
Trên vách có câu:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha!
Vâng! Đạo Trời và Đạo Hiếu cha Simon Hồ Đức Minh đã giữ trọn. Chắc chắn cha đã muôn kiếp hưởng Thiên Nhan.
- 8g30: Chúng tôi lại lên đường. Tạm biệt Kim Châu thành Đồ Bàn tháp cổ. Mưa nhẹ trên cánh đồng Tuy Phước đang xanh mạ trông như có sương mù. Vài con cò trắng phau phau lửng thửng đi tìm mồi, vài con soãi cánh bay lã bay la như đi tìm bạn. Đất trời hãy còn Xuân. Không biết quê hương mình có thực sự bước vào mùa Xuân không!?
-12g30: Quãng đường hãy còn dài. Phái đoàn dừng quán Cây Đa bên QL1 ăn trưa vừa ngon lại vừa hợp túi tiền. Anh em trên tuyến đường Đà Nẵng đã mấy bận dừng ăn quán này. Có lẽ chiều nay sẽ về. Đà Nẵng sớm. Hay là đến Tam Kỳ ta ghé thăm quần thể Tháp Mỹ Sơn. Rồi trên đường về ta ghé thăm Mẹ Trà Kiệu cũng không muộn.
-15g00: Con đường ngoằn ngoèo dẫn vào khu Tháp cổ. Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Quần thể Tháp Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 cây số về hướng Tây, cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 cây.
Chúng tôi vào cồng khu du lịch. Hướng dẫn viên là một anh công an chỉ chỗ múa vé. Sáu chục ngàn một người. Nhờ có nhà sử học Sử Văn Ngọc người Chăm cùng đi trong phái đoàn, chúng tôi được phép đưa xe vào tận thung lũng linh thiêng cách cổng vào hơn 2 cây số. Từ xa, quần thể Tháp Chàm trầm mặc trong một buổi hoàng hôn, chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, ngủ yên trong lãng quên qua từng lớp lớp thời gian. Mãi đến năm 1885, một học giả người Pháp mới phát hiện.
Anh Sử Văn Ngọc, nhà sử học chuyên nghiên cứu văn hoá Chăm cho chúng tôi biết Tháp Mỹ Sơn này đã có từ thế kỷ 4. Mãi đến thế kỷ 11, quần thể Tháp Mỹ Sơn có khoảng 72 cái. Đây là nơi tổ chức cúng tế của Vương triều Chăm Pa, là nơi yên nghỉ của các vị vua Chăm Pa, cả hoàng thân, quốc thích của họ. Và là “Thung lũng thánh”.
- 8g30: Chúng tôi lại lên đường. Tạm biệt Kim Châu thành Đồ Bàn tháp cổ. Mưa nhẹ trên cánh đồng Tuy Phước đang xanh mạ trông như có sương mù. Vài con cò trắng phau phau lửng thửng đi tìm mồi, vài con soãi cánh bay lã bay la như đi tìm bạn. Đất trời hãy còn Xuân. Không biết quê hương mình có thực sự bước vào mùa Xuân không!?
-12g30: Quãng đường hãy còn dài. Phái đoàn dừng quán Cây Đa bên QL1 ăn trưa vừa ngon lại vừa hợp túi tiền. Anh em trên tuyến đường Đà Nẵng đã mấy bận dừng ăn quán này. Có lẽ chiều nay sẽ về. Đà Nẵng sớm. Hay là đến Tam Kỳ ta ghé thăm quần thể Tháp Mỹ Sơn. Rồi trên đường về ta ghé thăm Mẹ Trà Kiệu cũng không muộn.
-15g00: Con đường ngoằn ngoèo dẫn vào khu Tháp cổ. Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Quần thể Tháp Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 cây số về hướng Tây, cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 cây.
Chúng tôi vào cồng khu du lịch. Hướng dẫn viên là một anh công an chỉ chỗ múa vé. Sáu chục ngàn một người. Nhờ có nhà sử học Sử Văn Ngọc người Chăm cùng đi trong phái đoàn, chúng tôi được phép đưa xe vào tận thung lũng linh thiêng cách cổng vào hơn 2 cây số. Từ xa, quần thể Tháp Chàm trầm mặc trong một buổi hoàng hôn, chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, ngủ yên trong lãng quên qua từng lớp lớp thời gian. Mãi đến năm 1885, một học giả người Pháp mới phát hiện.
Anh Sử Văn Ngọc, nhà sử học chuyên nghiên cứu văn hoá Chăm cho chúng tôi biết Tháp Mỹ Sơn này đã có từ thế kỷ 4. Mãi đến thế kỷ 11, quần thể Tháp Mỹ Sơn có khoảng 72 cái. Đây là nơi tổ chức cúng tế của Vương triều Chăm Pa, là nơi yên nghỉ của các vị vua Chăm Pa, cả hoàng thân, quốc thích của họ. Và là “Thung lũng thánh”.
Trãi bao thế sự thăng trầm, mưa gió thời gian đã bào mòn quần thể tháp:
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
(“Những sợi tơ lòng”, Chế Lan Viên)
Và tôi hiểu được nỗi lòng rướm máu của một dân tộc Chăm Pa mất nước khi:
“…Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rĩ rên than!”
(“Trên đường về”, Chế Lan Viên)
Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!
(“Những sợi tơ lòng”, Chế Lan Viên)
Và tôi hiểu được nỗi lòng rướm máu của một dân tộc Chăm Pa mất nước khi:
“…Những đền xưa đổ nát dưới thời gian,
Những sông vắng lê mình trong bóng tối,
Những tượng Chàm lở lói rĩ rên than!”
(“Trên đường về”, Chế Lan Viên)
Chiều nay, một chiều Xuân, đến thăm quần thể Tháp Mỹ Sơn nằm gọn trong thung lũng rộng chừng 2 km2 giữa núi rừng bao bọc, tôi thấy chỉ còn hơn mươi cái, không cái nào còn nguyên vẹn cái nào. Đây đó chỗ nào cũng thấy biểu tượng Linga (sinh thực khí nam) được đặt nằm chồng trên Yoni (sinh thực khí nữ) một cách trân trọng. Có lẽ đây là biểu tượng của sự sống. Âm Dương hoà quyện vào nhau, không thể tách rời. Và sự sống đã nẩy sinh. Tôi nghĩ sự sống còn thì dân tộc Chàm vẫn còn tồn tại.
Chỉ tiếc một điều, dù đã được UNESCO chọn là một trong những di sản của thế giới và đã được cơ quan này bỏ ra một khoản tiền khá lớn để tu tạo, sửa chữa; dù đã được Thủ tướng ra lệnh bảo tồn, tôi vẫn thấy một tương lai rất ư “Điêu tàn” cho quần thể tháp Mỹ Sơn! Có lẽ Chế Lan Viên đã có một lời tiên tri cho mùa Xuân của dân tộc ông:
Chỉ tiếc một điều, dù đã được UNESCO chọn là một trong những di sản của thế giới và đã được cơ quan này bỏ ra một khoản tiền khá lớn để tu tạo, sửa chữa; dù đã được Thủ tướng ra lệnh bảo tồn, tôi vẫn thấy một tương lai rất ư “Điêu tàn” cho quần thể tháp Mỹ Sơn! Có lẽ Chế Lan Viên đã có một lời tiên tri cho mùa Xuân của dân tộc ông:
Trên đồi lạnh, tháp Chàm sao ủ rũ
Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi
Hay lãnh đạm, Hời không về tháp cũ
Hay Xuân sang, Chiêm nữ chẳng vui cười?
(“Đêm xuân sầu”, Chế Lan Viên)
Hay hận xưa muôn thuở vẫn chưa nguôi
Hay lãnh đạm, Hời không về tháp cũ
Hay Xuân sang, Chiêm nữ chẳng vui cười?
(“Đêm xuân sầu”, Chế Lan Viên)
- 16g00: Chúng tôi giã từ Mỹ Sơn. Mỹ Sơn chiều nay không một bóng Chiêm nương. Chỉ thấy toàn khách ngoại quốc vào đây vãn cảnh. Xe chúng tôi hai lần vào ra chiếc cầu ở cổng vào là phải chui dưới hai cái Yoni ở hai đầu cầu. Vị chi là hai lần chui qua bốn cái Yoni. Đó là chưa kể một lần chui qua cái Yoni của mẹ để vào đời. Ôi cái Yoni linh thiêng mà từ bậc vua chúa cho đến hàng thứ dân đều phải chui qua!
- 14g30: Chúng tôi ghé viếng Mẹ Trà Kiệu. Mẹ đứng trên đồi cao. Gió chiều lồng lộng. Những chuyện đời thường được trút bỏ cho Mẹ tất cả. Mẹ của an bình. Mẹ của chở che. Mẹ của hàng trăm năm xưa ra tay cứu giúp đoàn con Trà Kiệu đánh tan đoàn quân hùng hổ Văn Thân của triều Nguyễn. Những lương dân quanh vùng thuật lại: có một Bà thật xinh đẹp, dịu hiền, đã lấy áo choàng che chắn làn tên mũi đạn cho con cái của mình… Mẹ ơi! Xin hãy lấy áo choàng từ mẫu của mẹ mà che chở anh em cựu chúng con.
- 18g00: Chúng tôi tìm đến địa chỉ 72/21 Đinh Tiên Hoàng, nhà anh Tađêô Nguyễn Hữu Lại. Anh ra đứng đón đầu đường để xin người quen cho gởi nhờ xe và dẫn phái đoàn vào nhà sợ lạc. Có anh Nguyễn Khánh Trân nhà gần cùng ra chào cười vui vẻ. Anh báo cáo Nguyễn Văn Hảo, Số Lớn, Lê Dương nhà ở tận Ngọc Kinh, Phú Thượng, ngày mai sẽ có mặt.
Nguyễn Hữu Lại có được 4 cháu ăn học tới nơi tới chốn. Hai vợ chồng từ ngày lấy nhau tới giờ lo chí thú làm ăn. Sáng lấy xích lô nhà chở Chị ra chợ bán. Chiều tối chở Chị về. Sắm xích lô cũng chỉ để chở hàng nhà và hàng cho khách quen. Bữa nào xe trống, về chở gió! Không chịu chở người, nhất là khách ngoại quốc. Cứ thế, vợ chồng Lại suốt ngày buôn bán ngoài sạp chợ. Bên cạnh sạp cũng có một căn nhà làm kho chứa hàng bán sĩ cho khách. Lại nói làm ăn buôn bán, ngoài việc biết tính toán, còn phải tạo được niềm tin, thì thứ gì cũng xong. Thậm chí khách còn trao cả chìa khoá kho nhà cho Lại.
Vợ chồng Lại mới cất xong căn nhà một mê, khá rộng rãi, khang trang. Lối hành lang phơi đồ sau nhà doi ra gần đụng mặt tiền nhà anh Khánh Trân. Ngày Tết bên này có thể với tay đưa bánh tét sang bên kia. Chi phí xây cất nhà tính trụm đâu khoảng tỷ hai. Đây là thành quả của công sức cần cù lao động, hy sinh đời bố củng cố đời con. Cho nên anh em cũng thông cảm cho Lại: tình cảm thì rất chan hoà mà thì giờ thì hơi kẹt. Lần này anh em ra thăm, Lại đã sắp xếp thời gian đâu đấy. Sẽ dành một đêm và một ngày trọn tiếp đãi anh em. Sẵn dịp khao luôn nhà mới. Tình nghĩa là quý. Anh em cứ vô tư. Bây chừ anh em tắm rửa xong ta đi ăn tối. Rồi sau đó về lại nhà tâm sự lai rai. Ngày mai mới chính thức họp mặt khi có đủ anh em trên Ngọc Kinh, Phú Thượng xuống. Và câu chuyện “một đám con nít sáu mươi” bắt đầu kể lại những kỷ niệm xa xưa của những ngày xưa thân ái trong Dòng…
Thứ tư (12.02.2014)
- 9g30: Văn Hảo, Số Lớn, Lê Dương và anh Khánh Trân có đủ mặt. Ngoài Đà Nẵng này còn có bậc đàn anh Pierre Kính (lớp cha Cầu, Vincent Ngân), sĩ quan Quân y, ngày xưa đóng quân tại Tuy Hoà. Sau khi chị Cả mất, anh bước thêm bước nữa. Anh lấy bà chị sau này cơ ngơi khá ấm. Anh em Đà Nẵng đôi lần đến với anh, nhưng xem chừng anh không mặn mòi cho lắm. Và kể từ khi xa Dòng đền giờ, anh giống như “bươm bướm biền biệt bỏ bạn bay bay”!
Gặp mặt anh em ở một nơi xa xôi này đã là một niềm vui khôn tả. Nguyễn Văn Lại cho đây là “thời cực thịnh” của hội CGNL. Anh Khánh Trân có ý kiến nên thường xuyên thăm hỏi động viên nhau. Anh hiện đang đau tim nặng, không biết Chúa cất đi lúc nào. Gia đình lại có chuyện buồn về đứa con tù tội. Xin anh em cầu nguyện cho gia đình anh. Văn Hảo hơi khắc khổ và già đi trước tuổi với nắng gió Hoằng Phước. Số Lớn vẫn còn phong lưu rất mực, thường xuyên đi đó đây thăm nom anh em và thỉnh thoảng mở lượng từ bi ghé cộng đoàn SVD Hoà Khánh giúp tập vở cho các trẻ nghèo đầu niên khoá mới. Nói chung, anh em nội ngoại ta ở lứa tuổi này gia đình con cái tương đối ổn định.
Sau khi anh Hội trưởng và cha Đặc trách thông tin về sinh hoạt Hội và sinh hoạt Dòng như các nơi, anh em dường như có vẻ thắc mắc về chi phí chuyến đi thăm anh em. Tiền sửa xe? Tiền xăng nhớt? Tiền ăn uống chi phí linh tinh dọc đường? Lấy đâu ra? Anh Hội trưởng được dịp trình bày là trong các chuyến đi, ban điều phối CTBL đã đồng thuận trao trọn tiền anh em xin lễ cho cha Đặc trách tuỳ nghi sử dụng. Thêm vào đó, anh em cũng rộng rải mở hầu bao ra giúp đỡ. Thành thử, cha Đặc trách và phái đoàn rất tin tưởng và phó thác cho Tình yêu Thiên Chúa quan phòng. “Hãy coi chim trời…Hãy ngắm hoa huệ ngoài đồng…” (Mt,24-34) Và quả đúng như vậy. Anh em Đà Nẵng cũng như các nơi đã vui vẻ thực hiện điều Chúa dạy.
12g00: Cơm trưa tại nhà Lại. Anh em cứ vô tư! Lại đã chuẩn bị sẵn sàng. Cứ tưởng anh em còn ở lại một đêm nữa để vui một đêm nay rồi mai lên đường, nhưng chừ sau bữa cơm trưa, các anh lại lên đường. Anh em cứ vô tư (kiểu nói của Lại). Bất cứ lúc nào anh em có dịp đi Đà Năng, thì cứ ghé nhà Lại. Đừng ngại ngùng chi cả. Anh em cư vô tư!
Giữa tiệc, Số Lớn xin cha Đặc trách giới thiệu một người anh em cùng đi trong phái đoàn mà anh em rất hân hạnh muốn được biết.
Cha Hoài An giới thiệu với anh em bác Sử văn Ngọc, dân tộc Chăm, sinh năm 1941, người làng Vĩnh Thuận, xã Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; một cộng tác viên trong nhóm dịch thuật Tin Mừng sang tiếng Chăm, hiện đang làm việc với cha Hoái An trong công tác tông đồ do Tỉnh Dòng Ngôi Lời giao phó.
Bác Sử Văn Ngọc là nhà nghiên cứu Văn hoá Chàm tại Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chàm Ninh Thuận. Bác là hội viên thuộc Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, hội viên Hội văn học dân gian VN, hội viên Hội dân tộc học VN. Bác còn nghiên cứu, viết và dịch về văn hoá Chàm và văn hoá Raglai. Hiện Bác có trên 20 bài nghiên cứu, tham luận và đã viêt trên mấy chục đầu sách.
Hỏi về lý do vì sao Bác trở lại đạo Công Giáo, Bác trả lời một cách thâm tín rằng: đó là việc của Chúa Thánh Thần. Ngài đã tác động, soi sáng và trao ban Đức tin cho Bác. Đây là một hồng ân đặc biệt CTT trao tặng. Bác xin cám tạ ơn Ngài. Và trong suốt chuyến đi cũng như trong buổi gặp mặt hôm nay, Bác như cảm thấy mối tình huynh đệ của anh em cựu rất chân thành gần gũi. Điều này đã tác động đến tâm hồn Bác rất nhiều. Vâng, tất cả chúng ta là anh em cùng có chung một Cha.
- 18g30: Giã từ anh em Đà Nẵng trong thương mến. Giã từ thành phố trẻ thênh thang nhộn nhịp, ước mơ về một tương lai tươi sáng. Chúng tôi chạy một mạch về tới Đập Đá ghé quán phở làm mỗi người một tô. Đã 6g30 tối. Chắc cha Hồng đang đợi phái đoàn xin ngủ nhờ qua đêm tại nhà thờ cha cai quản.
Cha Hồng đứng đợi sẵn mở cổng đón chúng tôi. Rồi ngài vội đóng cổng như sợ có kẻ nào xâm nhập vào làm cái sự dơ dấy nơi chốn trang nghiêm. Mà chuyện đã xảy ra rồi đấy! Cha nói có bà kẹt quá vào “tiện” trong góc sân nhà thờ làm ngài dọn muốn chết!
Đêm nay chắc mình ngon giấc. Cha Hồng sắp xếp cho phòng hai người. Mỗi người một giường. Mình nằm chung phòng với Bác Sử Văn Ngọc. Bớt nghe bản hợp xướng bốn năm bè dị giọng. Nhưng trước khi xé lẻ, anh em cũng ngồi lại với nhau để hàn huyên tâm sự. Ngoài Bình Định này chỉ có ba anh em SVD hoạt động: Kim Châu có cha Nhẫn, cha Hồng Ân; Đập Đá có cha Hồng.
Tội nghiệp, đời sống tu trì là đời sống cộng đoàn. Hiến pháp Dòng đã minh định như thế. Ngày xưa Chúa sai các Tông dồ đi rao giảng nước Trời từng hai người một. Có thể ra đi hai, trở về một, nhưng ở thì phải ở ít nhất là hai. Đằng này chỉ thấy mỗi một mình cha Hồng. Lấy đâu cảnh chị ngã em nâng!?
Thứ năm (13.02.2014)
Buổi sáng cha Hồng thức dậy sớm chuẩn bị cho cha Hoài An dâng thánh lễ. Nhà thờ có cả thảy là bảy người kể cả hai cha. Bảy người bảy giọng nam cất tiếng ca trầm ấm và sốt sắng. Sau thánh lễ, cha Hồng mời sang bên kia QL1, đối diện với nhà thờ, ăn sáng và uống cà phê. Rồi sau đó, trước khi chia tay, anh em đứng trước nhà thờ chụp chung với cha Hồng một tấm ảnh lưu niệm bên cây mai còn rực vàng sắc xuân tươi thắm.
- 8g30: Rời Đập Đá, chúng tôi rẽ vào Kim Châu ghé thăm gia đình cha Khánh. Cha Khánh từ Ba Lan về VN ăn Tết với gia đình. Trông cha có vẻ khoẻ mạnh và hồng hào. Cha Khánh là em út thuộc lớp Giuse Kim Châu với hai cha Hồ Đức Minh (RIP) và Cha Hoàng Đình Ưng (Trung Phước). Trong Dòng, cha Minh lớn hơn cha Ưng, nhưng trong quân ngũ, Trung sĩ Minh là đàn em của Thượng sĩ Ưng. Ngồi kể chuyện Đông Tây kim cổ một chặp, cha Hoài An tặng quà và chúc Tết Ông Bà Cố và gia đình. Rồi chúng tôi lại lên đường.
- 12g00: Chúng tôi dừng xe Tuy Hoà ăn trưa. Cha Hoài An kể ngày xưa cha Hồ Đức Minh thường ghé ăn quán này. Rồi anh em người mua mắm nêm, người mua đặc sản Tuy Hoà về làm quà biếu tặng. Cha Hoài An chắc trong túi cũng còn rủng rỉnh một vài đồng dư, nên lần này không quên mua gởi tặng các bà xã của phái đoàn mỗi bà một chai nước mắm nhỉ cá cơm. Đoạn đường Tuy Hoà – Nha Trang cha Hoài An tình nguyện lái để bác Cường nghỉ xả hơi.
Đường còn xa, anh em còn nhiều chuyện kể để thu ngắn đường dài. Nhưng mà anh em hay kể chuyện các cha và các thầy tu, thành thử mã tui không dám kể lại, sợ các ngài phật lòng. Anh phó Trần Việt Hùng kể sang chuyện khác. Có người cha nọ tuyên bố với đứa con rằng ông ta mắc bệnh Sida sắp chết. Người con thắc mắc vì bấy lâu nay cha mình là một mẫu gương đạo đức, mới hỏi cha: cha ơi! Con không hiểu nỗi những gì cha vừa nói. Người cha trả lời: tao phải tuyên bố là tao bị Sida để khi tao chết không ai dám lấy mẹ mầy. Cũng là một cách giữ của độc chiêu!
- 16g00: Cám ơn Chúa đã cho chúng con về tới Nha Trang bình yên. Cũng nhờ những câu chuyện như “Cô gái hái chè” mà đường xa không ngại. Cám ơn cha Đặc trách đã hy sinh nhiều vì anh em. Cám ơn bác tài Đỗ Mạnh Cường đã vất vả nhiều vì chuyến đi dài ngày. Cám ơn bác Sử Văn Ngọc đã cho anh em biết thêm về lịch sử dân tộc Chàm và niềm tin của Đấng sẽ làm nên lịch sử. Cám ơn Nguyễn Đức đã góp tiếng cười cho niềm vui thêm rộn rã. Và nhất là cám ơn anh em cánh Bắc đã niềm nở tiếp đón và chăm sóc tận tình. Cầu cho một mùa Xuân ân phúc tràn ngập trên mỗi gia đình anh em.
NHẬT KÝ CHUYẾN THĂM ANH EM CÁNH NAM SẼ BẮT ĐẦU 15.3.2014. XIN ANH EM NHỚ ĐÓN XEM.
- 14g30: Chúng tôi ghé viếng Mẹ Trà Kiệu. Mẹ đứng trên đồi cao. Gió chiều lồng lộng. Những chuyện đời thường được trút bỏ cho Mẹ tất cả. Mẹ của an bình. Mẹ của chở che. Mẹ của hàng trăm năm xưa ra tay cứu giúp đoàn con Trà Kiệu đánh tan đoàn quân hùng hổ Văn Thân của triều Nguyễn. Những lương dân quanh vùng thuật lại: có một Bà thật xinh đẹp, dịu hiền, đã lấy áo choàng che chắn làn tên mũi đạn cho con cái của mình… Mẹ ơi! Xin hãy lấy áo choàng từ mẫu của mẹ mà che chở anh em cựu chúng con.
- 18g00: Chúng tôi tìm đến địa chỉ 72/21 Đinh Tiên Hoàng, nhà anh Tađêô Nguyễn Hữu Lại. Anh ra đứng đón đầu đường để xin người quen cho gởi nhờ xe và dẫn phái đoàn vào nhà sợ lạc. Có anh Nguyễn Khánh Trân nhà gần cùng ra chào cười vui vẻ. Anh báo cáo Nguyễn Văn Hảo, Số Lớn, Lê Dương nhà ở tận Ngọc Kinh, Phú Thượng, ngày mai sẽ có mặt.
Nguyễn Hữu Lại có được 4 cháu ăn học tới nơi tới chốn. Hai vợ chồng từ ngày lấy nhau tới giờ lo chí thú làm ăn. Sáng lấy xích lô nhà chở Chị ra chợ bán. Chiều tối chở Chị về. Sắm xích lô cũng chỉ để chở hàng nhà và hàng cho khách quen. Bữa nào xe trống, về chở gió! Không chịu chở người, nhất là khách ngoại quốc. Cứ thế, vợ chồng Lại suốt ngày buôn bán ngoài sạp chợ. Bên cạnh sạp cũng có một căn nhà làm kho chứa hàng bán sĩ cho khách. Lại nói làm ăn buôn bán, ngoài việc biết tính toán, còn phải tạo được niềm tin, thì thứ gì cũng xong. Thậm chí khách còn trao cả chìa khoá kho nhà cho Lại.
Vợ chồng Lại mới cất xong căn nhà một mê, khá rộng rãi, khang trang. Lối hành lang phơi đồ sau nhà doi ra gần đụng mặt tiền nhà anh Khánh Trân. Ngày Tết bên này có thể với tay đưa bánh tét sang bên kia. Chi phí xây cất nhà tính trụm đâu khoảng tỷ hai. Đây là thành quả của công sức cần cù lao động, hy sinh đời bố củng cố đời con. Cho nên anh em cũng thông cảm cho Lại: tình cảm thì rất chan hoà mà thì giờ thì hơi kẹt. Lần này anh em ra thăm, Lại đã sắp xếp thời gian đâu đấy. Sẽ dành một đêm và một ngày trọn tiếp đãi anh em. Sẵn dịp khao luôn nhà mới. Tình nghĩa là quý. Anh em cứ vô tư. Bây chừ anh em tắm rửa xong ta đi ăn tối. Rồi sau đó về lại nhà tâm sự lai rai. Ngày mai mới chính thức họp mặt khi có đủ anh em trên Ngọc Kinh, Phú Thượng xuống. Và câu chuyện “một đám con nít sáu mươi” bắt đầu kể lại những kỷ niệm xa xưa của những ngày xưa thân ái trong Dòng…
Thứ tư (12.02.2014)
- 9g30: Văn Hảo, Số Lớn, Lê Dương và anh Khánh Trân có đủ mặt. Ngoài Đà Nẵng này còn có bậc đàn anh Pierre Kính (lớp cha Cầu, Vincent Ngân), sĩ quan Quân y, ngày xưa đóng quân tại Tuy Hoà. Sau khi chị Cả mất, anh bước thêm bước nữa. Anh lấy bà chị sau này cơ ngơi khá ấm. Anh em Đà Nẵng đôi lần đến với anh, nhưng xem chừng anh không mặn mòi cho lắm. Và kể từ khi xa Dòng đền giờ, anh giống như “bươm bướm biền biệt bỏ bạn bay bay”!
Gặp mặt anh em ở một nơi xa xôi này đã là một niềm vui khôn tả. Nguyễn Văn Lại cho đây là “thời cực thịnh” của hội CGNL. Anh Khánh Trân có ý kiến nên thường xuyên thăm hỏi động viên nhau. Anh hiện đang đau tim nặng, không biết Chúa cất đi lúc nào. Gia đình lại có chuyện buồn về đứa con tù tội. Xin anh em cầu nguyện cho gia đình anh. Văn Hảo hơi khắc khổ và già đi trước tuổi với nắng gió Hoằng Phước. Số Lớn vẫn còn phong lưu rất mực, thường xuyên đi đó đây thăm nom anh em và thỉnh thoảng mở lượng từ bi ghé cộng đoàn SVD Hoà Khánh giúp tập vở cho các trẻ nghèo đầu niên khoá mới. Nói chung, anh em nội ngoại ta ở lứa tuổi này gia đình con cái tương đối ổn định.
Sau khi anh Hội trưởng và cha Đặc trách thông tin về sinh hoạt Hội và sinh hoạt Dòng như các nơi, anh em dường như có vẻ thắc mắc về chi phí chuyến đi thăm anh em. Tiền sửa xe? Tiền xăng nhớt? Tiền ăn uống chi phí linh tinh dọc đường? Lấy đâu ra? Anh Hội trưởng được dịp trình bày là trong các chuyến đi, ban điều phối CTBL đã đồng thuận trao trọn tiền anh em xin lễ cho cha Đặc trách tuỳ nghi sử dụng. Thêm vào đó, anh em cũng rộng rải mở hầu bao ra giúp đỡ. Thành thử, cha Đặc trách và phái đoàn rất tin tưởng và phó thác cho Tình yêu Thiên Chúa quan phòng. “Hãy coi chim trời…Hãy ngắm hoa huệ ngoài đồng…” (Mt,24-34) Và quả đúng như vậy. Anh em Đà Nẵng cũng như các nơi đã vui vẻ thực hiện điều Chúa dạy.
12g00: Cơm trưa tại nhà Lại. Anh em cứ vô tư! Lại đã chuẩn bị sẵn sàng. Cứ tưởng anh em còn ở lại một đêm nữa để vui một đêm nay rồi mai lên đường, nhưng chừ sau bữa cơm trưa, các anh lại lên đường. Anh em cứ vô tư (kiểu nói của Lại). Bất cứ lúc nào anh em có dịp đi Đà Năng, thì cứ ghé nhà Lại. Đừng ngại ngùng chi cả. Anh em cư vô tư!
Giữa tiệc, Số Lớn xin cha Đặc trách giới thiệu một người anh em cùng đi trong phái đoàn mà anh em rất hân hạnh muốn được biết.
Cha Hoài An giới thiệu với anh em bác Sử văn Ngọc, dân tộc Chăm, sinh năm 1941, người làng Vĩnh Thuận, xã Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; một cộng tác viên trong nhóm dịch thuật Tin Mừng sang tiếng Chăm, hiện đang làm việc với cha Hoái An trong công tác tông đồ do Tỉnh Dòng Ngôi Lời giao phó.
Bác Sử Văn Ngọc là nhà nghiên cứu Văn hoá Chàm tại Trung tâm nghiên cứu văn hoá Chàm Ninh Thuận. Bác là hội viên thuộc Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số, hội viên Hội văn học dân gian VN, hội viên Hội dân tộc học VN. Bác còn nghiên cứu, viết và dịch về văn hoá Chàm và văn hoá Raglai. Hiện Bác có trên 20 bài nghiên cứu, tham luận và đã viêt trên mấy chục đầu sách.
Hỏi về lý do vì sao Bác trở lại đạo Công Giáo, Bác trả lời một cách thâm tín rằng: đó là việc của Chúa Thánh Thần. Ngài đã tác động, soi sáng và trao ban Đức tin cho Bác. Đây là một hồng ân đặc biệt CTT trao tặng. Bác xin cám tạ ơn Ngài. Và trong suốt chuyến đi cũng như trong buổi gặp mặt hôm nay, Bác như cảm thấy mối tình huynh đệ của anh em cựu rất chân thành gần gũi. Điều này đã tác động đến tâm hồn Bác rất nhiều. Vâng, tất cả chúng ta là anh em cùng có chung một Cha.
- 18g30: Giã từ anh em Đà Nẵng trong thương mến. Giã từ thành phố trẻ thênh thang nhộn nhịp, ước mơ về một tương lai tươi sáng. Chúng tôi chạy một mạch về tới Đập Đá ghé quán phở làm mỗi người một tô. Đã 6g30 tối. Chắc cha Hồng đang đợi phái đoàn xin ngủ nhờ qua đêm tại nhà thờ cha cai quản.
Cha Hồng đứng đợi sẵn mở cổng đón chúng tôi. Rồi ngài vội đóng cổng như sợ có kẻ nào xâm nhập vào làm cái sự dơ dấy nơi chốn trang nghiêm. Mà chuyện đã xảy ra rồi đấy! Cha nói có bà kẹt quá vào “tiện” trong góc sân nhà thờ làm ngài dọn muốn chết!
Đêm nay chắc mình ngon giấc. Cha Hồng sắp xếp cho phòng hai người. Mỗi người một giường. Mình nằm chung phòng với Bác Sử Văn Ngọc. Bớt nghe bản hợp xướng bốn năm bè dị giọng. Nhưng trước khi xé lẻ, anh em cũng ngồi lại với nhau để hàn huyên tâm sự. Ngoài Bình Định này chỉ có ba anh em SVD hoạt động: Kim Châu có cha Nhẫn, cha Hồng Ân; Đập Đá có cha Hồng.
Tội nghiệp, đời sống tu trì là đời sống cộng đoàn. Hiến pháp Dòng đã minh định như thế. Ngày xưa Chúa sai các Tông dồ đi rao giảng nước Trời từng hai người một. Có thể ra đi hai, trở về một, nhưng ở thì phải ở ít nhất là hai. Đằng này chỉ thấy mỗi một mình cha Hồng. Lấy đâu cảnh chị ngã em nâng!?
Thứ năm (13.02.2014)
Buổi sáng cha Hồng thức dậy sớm chuẩn bị cho cha Hoài An dâng thánh lễ. Nhà thờ có cả thảy là bảy người kể cả hai cha. Bảy người bảy giọng nam cất tiếng ca trầm ấm và sốt sắng. Sau thánh lễ, cha Hồng mời sang bên kia QL1, đối diện với nhà thờ, ăn sáng và uống cà phê. Rồi sau đó, trước khi chia tay, anh em đứng trước nhà thờ chụp chung với cha Hồng một tấm ảnh lưu niệm bên cây mai còn rực vàng sắc xuân tươi thắm.
- 8g30: Rời Đập Đá, chúng tôi rẽ vào Kim Châu ghé thăm gia đình cha Khánh. Cha Khánh từ Ba Lan về VN ăn Tết với gia đình. Trông cha có vẻ khoẻ mạnh và hồng hào. Cha Khánh là em út thuộc lớp Giuse Kim Châu với hai cha Hồ Đức Minh (RIP) và Cha Hoàng Đình Ưng (Trung Phước). Trong Dòng, cha Minh lớn hơn cha Ưng, nhưng trong quân ngũ, Trung sĩ Minh là đàn em của Thượng sĩ Ưng. Ngồi kể chuyện Đông Tây kim cổ một chặp, cha Hoài An tặng quà và chúc Tết Ông Bà Cố và gia đình. Rồi chúng tôi lại lên đường.
- 12g00: Chúng tôi dừng xe Tuy Hoà ăn trưa. Cha Hoài An kể ngày xưa cha Hồ Đức Minh thường ghé ăn quán này. Rồi anh em người mua mắm nêm, người mua đặc sản Tuy Hoà về làm quà biếu tặng. Cha Hoài An chắc trong túi cũng còn rủng rỉnh một vài đồng dư, nên lần này không quên mua gởi tặng các bà xã của phái đoàn mỗi bà một chai nước mắm nhỉ cá cơm. Đoạn đường Tuy Hoà – Nha Trang cha Hoài An tình nguyện lái để bác Cường nghỉ xả hơi.
Đường còn xa, anh em còn nhiều chuyện kể để thu ngắn đường dài. Nhưng mà anh em hay kể chuyện các cha và các thầy tu, thành thử mã tui không dám kể lại, sợ các ngài phật lòng. Anh phó Trần Việt Hùng kể sang chuyện khác. Có người cha nọ tuyên bố với đứa con rằng ông ta mắc bệnh Sida sắp chết. Người con thắc mắc vì bấy lâu nay cha mình là một mẫu gương đạo đức, mới hỏi cha: cha ơi! Con không hiểu nỗi những gì cha vừa nói. Người cha trả lời: tao phải tuyên bố là tao bị Sida để khi tao chết không ai dám lấy mẹ mầy. Cũng là một cách giữ của độc chiêu!
- 16g00: Cám ơn Chúa đã cho chúng con về tới Nha Trang bình yên. Cũng nhờ những câu chuyện như “Cô gái hái chè” mà đường xa không ngại. Cám ơn cha Đặc trách đã hy sinh nhiều vì anh em. Cám ơn bác tài Đỗ Mạnh Cường đã vất vả nhiều vì chuyến đi dài ngày. Cám ơn bác Sử Văn Ngọc đã cho anh em biết thêm về lịch sử dân tộc Chàm và niềm tin của Đấng sẽ làm nên lịch sử. Cám ơn Nguyễn Đức đã góp tiếng cười cho niềm vui thêm rộn rã. Và nhất là cám ơn anh em cánh Bắc đã niềm nở tiếp đón và chăm sóc tận tình. Cầu cho một mùa Xuân ân phúc tràn ngập trên mỗi gia đình anh em.
NHẬT KÝ CHUYẾN THĂM ANH EM CÁNH NAM SẼ BẮT ĐẦU 15.3.2014. XIN ANH EM NHỚ ĐÓN XEM.
MỜI XEM THÊM HÌNH ẢNH TẠI ĐÂY:
HÌNH ẢNH CHUYẾN VIẾNG THĂM HĐ CÁNH BẮC....
HÌNH ẢNH CHUYẾN VIẾNG THĂM HĐ CÁNH BẮC....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét