CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

    18/ 10 CÙNG CHÚC MỪNG BỔN MẠNG LUCA, THÁNH SỬ







    MỘT VỊ THÁNH Y SĨ, VĂN SĨ TUYỆT VỜI

    Thực tế người ta rất ít sử liệu để viết về cuộc đời của thánh Luca, thánh sử, tông đồ. Tuy nhiên, người ta có thể dựa vào câu nói :” Văn tức là người “ để tìm hiểu về thánh Luca. Không có một sử liệu nào ghi rõ thánh Luca sinh ra ở đâu và vào năm nào. Nhưng qua nhiều tài liệu thu thập được, người ta biết được thánh Luca là một y sĩ thời danh và là một nhà văn giỏi, nổi tiếng. Dựa vào Tin Mừng và sách Công vụ tông đồ của thánh Luca, chúng ta có thể nhận định về con người của thánh Luca như sau:

    Thánh Luca đã viết Tin Mừng để diễn tả tình thương xót bao la của Chúa qua nhiều dụ ngôn rất ấn tượng và đầy chất người của Ngài:” dụ ngôn người Samaria nhân hậu, người con hoang đàng, những kẻ thu thuế, những kẻ bị những chứng bệnh nan y vv”…Thánh nhân nói về ơn cứu rỗi phổ quát và đại đồng trong Tin Mừng của Ngài. Ngài không đóng khung trong những người nhà, nghĩa là người Do Thái, người có đạo, nhưng Tin Mừng của Ngài trải dài tới mọi dân tộc và những người ngoại đạo cũng được Ngài tiếp đón ân cần. Đọc Tin Mừng của Ngài, vai trò của người nghèo được đề cao vì Chúa đã đồng hóa với những kẻ nghèo, những kẻ đơn sơ, nhỏ bé. Tin Mừng của Ngài cũng là Tin Mừng của cầu nguyện và của Chúa Thánh Thần. Thánh Luca cũng thường cho chúng ta thấy niềm vui trong Tin Mừng của Ngài ; “ niềm vui của Hội Thánh tiên khởi, hân hoan vì Chúa phục sinh, Chúa Thánh Thần hiện diện và cộng đoàn được tràn đầy ơn cứu rỗi “.

    Thánh Luca là một người ngoại giáo, khi thánh Phaolô rao giảng Tin Mừng ở thành Troa, Ngài xin tòng giáo, lãnh nhận bí tích rửa tội, xin làm môn đệ thánh Phaolô và theo Ngài đi loan báo Tin Mừng trong nhiều năm liền. Khi thánh Phaolô bị bắt, chúng ta không còn biết gì về quảng đời cuối cùng của Ngài nữa. Theo nhiều tài liệu, và chứng cớ tìm được ở Constantinople, thánh Luca đã rao giảng Tin Mừng cứu độ ở Achaie, Béoti và sau này được đặt làm giám mục Thébes. Theo một sử liệu đáng tin cậy, thánh Gaudence de Brescia quả quyết rằng thánh Luca đã cùng đượcphúc chịu tử vì đạo với thánh Anrê tại Patras thành Achaie.

    Thánh Luca đã để lại cuốn Tin Mừng rất giá trị nói lên tình thương vô biên của Thiên Chúa với cách hành văn thật trong sáng, cảm động và với một lối viết văn thật rõ ràng, gợi cảm. Ngài cũng trình bầy cho nhân loại hiểu về sinh hoạt đầy niềm vui của cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, cho thấy Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và luôn hành động, luôn hướng dẫn và soi sáng cho Giáo Hội.

    Mừng lễ thánh Luca tông đồ, thánh sử, chúng ta cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì đã ban cho Giáo Hội một vị thánh lừng danh đã để lại cho nhân loại cuốn Tin Mừng và cuốn công vụ tông đồ tuyệt hảo.

    Lạy thánh Luca, thánh sử xin giúp chúng con luôn sốt sắng và nhiệt thành tìm hiểu Lời Chúa trong Tin Mừng. Amen.


    Chúa gọi một con người sau khi Chúa đã cầu nguyện lâu giờ và hỏi ý Chúa Cha.Việc chọn người này,người kia,người nọ vào chức vụ này,chức vụ kia của Hội Thánh là hoàn toàn do ý của Chúa, là do tình thương nhưng không của Ngài.Chúa không dựa trên bề ngoài,vóc dáng hoặc cao,gầy,thấp,cao.Chúa gọi ai làm môn đệ của Chúa là do quyết định hoàn toàn của Ngài. Thánh Luca được mời gọi làm Apostoloi, làm tông đồ cho Chúa, nghĩa là người được sai đi, Ngài lệ thuộc vào Chúa vì thuộc trọn về Người.


    THÁNH LUCA

     
    Mặc dù khi viết lại Tin Mừng của Chúa Giêsu,thánh Luca không cho biết Ngài sinh ra ở đâu và sinh vào năm nào,nhưng theo nhiều tài liệu để lại,thánh nhân là một thầy thuốc,hành nghề ở Antiôkia và Ngài cũng là một văn sĩ giỏi.Tin Mừng về cuộc đời của Chúa Giêsu do Ngài viết diễn tả tài nghệ điêu luyện của Ngài về cách hành văn,về lối viết lưu loát và truyền cảm của Ngài.Thánh nhân là một người ngoại giáo đã theo thánh Phaolô nhiều năm trên đường giảng đạo.Thánh Phaolô đã loan báo Tin Mừng ở thành Troa,Luca đã tin,đã xin theo đạo và đã xin đi theo thánh Phaolô làm môn đệ của Ngài .Vào giai đoạn thánh Phaolô bị bắt giữ,người ta không biết gì về quãng đời cuối cùng của Ngài.Tuy nhiên,theo một tài liệu tìm được ở Constantinople,thánh Luca đã lần lượt loan báo Tin Mừng ở Achaie,ở Béotie,sau này làm Giám mục ở Thébes.Thánh Luca đã cùng lãnh nhận triều thiên tử đạo cùng với thánh Anrê tại Patras thuộc vùng Achaie.Ðọc Phúc Âm của thánh Luca,điểm nổi bật nhất nơi ngòi viết của Ngài là lòng thương xót.Thánh sử Luca đã thuật lại nhiều dụ ngôn rất cảm động và thấm thía như dụ ngôn hai người con,người trộm lành,ông Giakêu thu thuế, người Samaritanô nhân hậu.Thánh Luca cũng chú ý rất nhiều đến việc cầu nguyện,lòng khiêm tốn,chân thành và đơn sơ.Thánh nhân còn viết tông đồ công vụ nói lên sự hiệp nhất,sinh hoạt của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi,một cộng đoàn luôn làm mọi việc theo ý Chúa.Nhờ ngòi bút của Ngài,mọi người hiểu rằng Giáo Hội của Chúa ngay từ lúc ban đầu luôn có Chúa Thánh Thần hoạt động và hiện diện.

    CUỘC ÐỜI THÁNH LUCA LUÔN LÀM RẠNG NGỜI BỘ MẶT CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ:

    Thánh Luca,một trong bốn thánh sử đã để lại cho hậu thế một lịch sử sáng ngời của Ðấng Cứu Thế : Chúa Giêsu Kitô.Chỉ cần đọc Phúc Âm của một trong bốn thánh sử,nhân loại ở muôn thời sẽ thấy rõ cả cuộc đời của Chúa Giêsu.Ðó là nét nổi bật nhất của các thánh sử.Tuy nhiên,với thánh Luca,khi đọc Tin Mừng của Ngài,nhân loại sẽ nhận ra lòng thương xót của Chúa,nhìn ra bộ mặt đầy yêu thương của Chúa Giêsu và như thế thánh Luca đã làm sáng danh Chúa vì chính Ngài đã ghi lại những nét đặc sắc nhất của cuộc đời Chúa Giêsu Kitô.

    Thánh Luca như nhiều vị thánh khác đã hy sinh cả mạng sống của mình để làm chứng cho Chúa là Ðàng,là Sự Thật và là Sự Sống .Ngài xứng đáng lãnh nhận triều thiên vinh quang của Chúa .Muôn đời nhân loại sẽ không bao giờ quên được công ơn to lớn của thánh sử Luca.

    Lạy thánh Luca, xin cầu bầu cùng Chúa cho chúng con để chúng con luôn nhận ra lòng thương xót của Chúa.

    Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT




    (Thế kỷ I)
    Hình ảnh

    Thánh Luca, tác giả Phúc âm thứ ba và sách Công vụ sứ đồ, là người đóng góp đơn độc và rông rãi nhất cho Tân ước. Như các tác phẩm cho thấy, Ngài là một trong những Kitô hữu có học nhất thời Giáo hội ly khai. Dầu vậy, Ngài rất mực khiêm tốn và ẩn mình đi đến nỗi dù một chút gì chúng ta biết về Ngài cũng phải đọc trong những dòng chữ của Ngài bằng kính phóng đại. Chúng ta chú mục vào những chỗ "nhóm chúng tôi" thay vì "họ", nghĩa là Ngài nhận sự có mặt của mình trong khung cảnh chuyển nó vào những dẫn chứng rời rạc trong thánh Phaolô, tìm những khuôn mặt xem ra rõ rệt nhất, phân tích việc chọn lựa và xử dụng từ ngữ của Ngài. Dần dần hình ảnh của thánh Luca nổi lên:

    Ngài tự bẩm sinh là người Hylạp, chứ không phải Do thái, nhưng theo ngôn ngữ và văn minh xem ra Ngài đã không sinh ra tại những thành phố Hy lạp lớn miền cận đông. Một tác giả thứ hai nói Ngài sinh ra tại Antiôkia, Syria và khi những biến cố xảy ra dường như Ngài đang sống ở đó trong thập niên bốn mươi của thế kỷ đầu và đã là một trong những lương dân trở lai đầu tiên.

    Theo nghề nghiệp, Ngài là y sĩ và rất có thể đã theo học đại học tại Tarse. Bởi đó có thể Ngài đã có vài tiếp xúc trước với thánh Phaolô khoảng năm 49 hay 50, Ngài đã liên kết với thánh Phaolô trong sứ vụ qua Tiểu Á tới Au Châu. Dầu vậy khi tới Philipphê, thánh Luca đã dừng lại đó, không phải là giám mục của Giáo hội tân lập vì dường như thánh nhân đã không hề lãnh nhận chức thánh, nhưng đúng hơn ta có thể gọi là "thủ lãnh giáo dân". Hơn nữa, Ngài dường như dấn thân vào thành phần sử gia, một vai trò mà sự giáo dục và cố gắng rất phù hợp với Ngài. Sự quan sát kỹ lưỡng và diễn tả chính xác là những từ ngữ của các trường thuốc Hy lạp và các văn phẩm của thánh Luca chứng tỏ để Ngài đã biết áp dụng chúng vào lãnh vực lịch sử.

    Dầu vậy, vào khoảng năm 57, thánh Phaolô đã từ Corintô trở lại qua Macedonia trên đường đi Giêrusalem, để thu thập các đại diện từ nhiều Giáo hội khác nhau và thánh Luca đã nhập bọn, từ đó trở đi Ngài đã không hề rời xa thầy mình. Ngài đã chứng kiến việc người Do thái tìm cách hại Phaolô và việc người Roma giải cứu thánh nhân. Khi Phaolô đáp tàu đi Roma sau hai năm bị tù ở Cêsarêa, thánh Luca ở với Ngài. Họ bị đắm tàu ở Malta và cùng tới Rôma. Nhưng ở Roma. Thánh Luca đã thấy một trách vụ khác đang chờ đón Ngài. Roma là con mắt của Phêrô và người phát ngôn của thánh Phêrô là Marcô đã xuất bản Phúc âm viết tay của Ngài.

    Nhưng còn những ký ức khác đã được viết ra hay truyền tụng rời rạc hoặc toàn bộ về cuộc đời của Chúa chúng ta trên trần gian. Thánh Luca đã quyết định rằng: sứ vụ cho lương dân cần một Phúc âm mới, được viết ra bằng Hy ngữ văn chương hơn là Phúc âm của Marcô cho hợp với lương dân có học và không dành riêng cho người Do thái như là Phúc âm của thánh Mathêo: việc trước tác sách này là phần tiếp theo sách Công vụ sứ đồ xem như hoàn thành tại Roma giữa năm 61 tới 70, nhưng thánh Luca đã trốn cuộc bách hại của Nêrô và đã trải qua quãng đời còn lại tại Hy Lạp.

    Tài liệu thế kỷ thứ hai viết: - "Trung thành phục vụ Chúa, không lập gia đình và không có con; Ngài được qua đời hưởng thọ 84 tuổi ở Boctica, đầy tràn Thánh Thần".

    Thánh Luca là một vị thánh luôn luôn bình dân. Một phần có lẽ vì chúng ta hiểu rõ Ngài là một giáo dân, thừa hưởng văn hóa Hy lạp cổ. Hơn nữa, Ngài bình dân vì đặc tính lương dân và dấn thân của mình. Tất cả văn phẩm của Ngài đầy quan tâm đến con người, thương cảm con người, liên hệ tới người nghèo, hào hiệp với phụ nữ. Ngài cũng rất hấp dẫn bởi đã thu thập và kể lại vô số những công cuộc đầy nhân hậu của Chúa Kitô.

    Thật ra người ta sẽ lầm lẫn khi dìm mất tính chất và giáo huấn nghiêm khắc của Chúa. Nhưng các y sĩ có thể hãnh diện về Ngài vì chắc hắn không có y sĩ nào sẽ qua mặt được Ngài về "tình yêu dành cho nhân loại". Và những người còn lại trong chúng ta có thể biết ơn Ngài vì nhờ Ngài chúng ta có được dụ ngôn cây vả khô chồi (13,60, đứa con hoang đàng (15,11) và người Samaria nhân hậu (10,300. Chúng ta cũng biết ơn Ngài vì câu chuyện người kẻ trộm thống hối và cả năm mầu nhiệm Mân Côi mùa Vui.

    Nhưng trên tất cả, chúng ta mắc ơn Ngài Kinh Ave "Ngợi khen" (Magnificat), chúc tụng (Benedictus), Phó dâng (Nuncdimittis) với quá phân nửa câu truyện ngày lễ Giáng sinh. Rồi đây là chỗ mà sự khiêm tốn ẩn mình của thánh nhân xa rời chúng ta.

    Thánh Luca đã nghe truyện từ miệng Chúa không ? Thánh nhân không nói điều này cho chúng ta nhưng rất có thể lắm. Chúng ta biết sau cuộc đóng đinh, mẹ đã được thánh Gioan săn sóc và chắc chắn đã có sự giao tiếp giữa hai thánh sử này. Nhưng trùng hợp của hai Phúc âm (như về việc biến hình) hay những trùng hợp về ngôn ngữ trong phần đầu sách Công vụ mạnh mẽ minh chứng điều này,

    Hơn nữa, nếu thánh Luca được rửa tội ở Antiôkia khoảng năm 40 thì tự nhiên là có thể tìm gặp được thánh Gioan ở Giêrusalem... Lúc ấy Đức Mẹ trên dưới 70 tuổi. Như vậy không có lý gì thánh Luca lại không thể nghe chính môi miệng mẹ kể chuyện. Mà dầu chuyện nầy có đến với Ngài cách gián tiếp đi nữa, chúng ta vẫn biết ơn Ngài đã lưu lại cho chúng ta những giai thoại đặc biệt ấy.

    (daminhvn.net)



    Không có nhận xét nào: