gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 2 Tháng 4 06, 2009 10:05 pm
DÒNG THÁNH GIUSE, KIM CHÂU VÀ KHÁNG CHIẾN
Năm 1945, khi Thế Chiến II vừa chấm dứt. Nhật thua trận, mất cả vùng đông nam châu Á, cho nên họ đành trao trả lại độc lập nước Việt Nam cho vua Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng nhà Nguyễn. Vua Bảo Đại chọn ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng, nhưng tức thì, Việt Minh cướp lấy chính quyền vào ngày 19 tháng 8. Ông Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Ái Quốc, của phe cộng sản, làm chủ tịch nhà nước, lấn át quyền hành, làm cho phó chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ngoại trưởng Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) phải lẩn tránh qua Trung Hoa. Việt Minh áp dụng một chính sách bạo động ẩn giấu của đảng cộng sản, khiến mọi người hoang mang sợ sệt, nhưng không làm được gì hơn.
Dòng Thánh Giuse tuy e dè, nhưng cũng hứng khởi với nền độc lập của nước nhà, cho nên những cuộc mít tinh, vẫn mang gậy hoà hợp với đám đông đi biểu tình thường xuyên. Khi Việt Minh hô hào phá thành Bình Định kiên cố, anh em trong dòng cũng tham gia tận tình. Lúc ban đầu, vì Việt Minh chưa có uy tín với dân, chưa có sức mạnh chính trị, chưa có khí giới bao nhiêu, cho nên họ cần hoà dịu với người dân, và vuốt ve tôn giáo. Họ chọn cha Tín (đã đi học Rô-ma) vào quốc hội đầu tiên, và thường cử đại điện chính quyền địa phương mang hoa đến tham dự những lễ lớn của nhà thờ công giáo. Mỗi năm, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có thư mừng lễ Giáng sinh trên báo gửi đến cho giáo dân. Nói chung, đa số người dân cũng mừng cho nước Việt Nam được độc lập, để thoát khỏi cảnh khổ hai tròng lệ thuộc Pháp và Nhật kèm với cảnh chiến tranh, và họ chưa biết những thủ đoạn gian trá của Việt Minh, cho nên họ đã bị cộng sản lừa bịp, khi ông Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Minh không phải là cộng sản và đã giải tán đảng Cộng sản để thay thế bằng đảng Liên Việt. Họ cũng bị đe đoạ vì có thể bị giết chết khi họ bị gán tên chụp mũ là Việt gian nếu không theo chính phủ Việt Minh. Lúc này, vua Bảo Đại đã sang Hồng Kông và tập hợp những nhá ái quốc không cộng sản để thành lập Chính phủ Quốc gia, được nước Pháp bảo hộ, đề chống lại Việt Minh cộng sản.
Vì tu viện có toà nhà rộng rãi và kiên cố, cho nên Chính phủ Kháng chiến Việt Minh lại thương lượng mượn nhà dòng để làm trại trú quân một thời gian. Bấy giờ nhà dòng không còn khả năng tuyển dụng đệ tử nữa, cho nên cánh nhà dòng phía bắc được giao cho họ mượn. Hằng ngày, anh em ở bên này, có thể nhìn sang bên kia, thấy những sinh hoạt quân sự của họ, thấy những kỷ luật sắt thép của họ, thấy những cuộc tập bắn súng, tuy là nhắm vào bia giả chứ họ không có đạn bao nhiêu để thực tập. Tuy hai bên có sự cách biệt, nhưng lúc đó có một cậu thanh niên công giáo người Bắc, tên là Dũng, là người liên lạc quân sự có uy thế của Việt Minh. Anh được phép mang súng lục riêng và lựu đạn, anh đi lại bên ngoài rất tự do. Anh ta làm thân với các thầy, thường ghé lại nói chuyện thân tình. Một lần, anh thố lộ là anh đang bị chèn ép sao đó, và anh sẵn sàng tự tử bằng lựu đạn trước mặt cấp trên nếu cấp trên áp bức anh quá mức. Một thời gian ngắn sau, anh biến mất, không còn thấy bóng dáng anh nữa. Không rõ anh là người thế nào khi sau này các thầy trong dòng bị bắt đi tù.
Lúc đó, vì trải qua Thế Chiến II, sự giao thông đã khó khăn, sách báo không dễ gì mua được. Tuy nhiên, nhà dòng cũng mua được một số báo từ miền bắc như báo Đa Minh, báo Thanh Niên, trong dó có nhiều bài vạch mặt Việt Minh là cộng sản. Những trang báo thường bị kiểm duyệt đục bỏ nhiều chỗ. Lúc bấy giờ, khối công giáo đã thành lập Liên đoàn Công giáo để bảo vệ quyền lợi của mình. Khu Địa phận Phát Diệm được cai quản bởi Đức Cha Lê Hữu Từ, tuy trước kia được Hồ Chí Minh mời Đức Cha làm cố vấn chính phủ, nay đã ly khai tự vệ, chống cộng sản và cả quân đội Pháp. Khi người Pháp trở lại Đông Dương, và chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh, thì chính phủ chia nước Việt Nam thành nhiều khu biệt lập, vì Pháp và Chính phủ Quốc gia đã chiếm lấy vùng châu thổ Bắc Việt và nhiều tỉnh lỵ ở Trung Việt như Huế, Nha Trang. Nhà dòng Kim Châu thuộc Liên khu V, trải dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, tuy thực sự Việt Minh chỉ kiểm soát được từ Quảng Nam đến Đèo Cả mà thôi. Vùng này bị cô lập hẳn, không giao dịch gì với bên ngoài. Họ cũng chọn Cha L. vào đóng vai làm một trong bảy uỷ viên cai quản Liên Khu V, nhưng sự thực chỉ là bù nhìn thôi. Nhà dòng bấy giờ càng lâm vào cảnh khốn quẫn, vì Giám mục Piquet Lợi, vị bạn thân với Đức Cha Jean Sion Khâm, đấng sáng lập dòng; Đức Cha Piquet là vị đồng sáng lập và là ân nhân của dòng, đã bị kẹt ở Nha Trang, không coi sóc địa phận tại Qui Nhơn. Cha Nguyễn Đức Huy, tạm thời quản nhiệm miền cô lập nói trên, và là tuyên uý nhà dòng. Nguồn lợi tài chánh cốt yếu của dòng là đồng ruộng Phan Rí ở miền nam Liên Khu V, không còn liên lạc được với nhà dòng. Thế là nhà dòng chỉ sống kể từng ngày, thật tội nghiệp cho Bề trên André Phùng Điểm phải chạy xuôi chạy ngược tìm chút sống còn cho nhà dòng. Hằng ngày sau khi rước lễ, anh em phải giăng tay cầu nguyện xin quan thầy Giuse cứu vớt. Phải nói là nhà dòng còn sống sót trong hoàn cảnh khắc nghiệt này là hoàn toàn nhờ phép lạ Chúa chở che.
Với chiến tranh mới, Việt Minh kêu gọi tiêu thổ kháng chiến, đuổi dân khỏi các thành phố, phá huỷ các toà nhà chắc chắn, như chùa chiền, nhà thờ, doanh nghiệp. Thành phố Qui Nhơn hầu như hoàn toàn bị san bằng, chỉ còn sót lại đường Gia Long. Kèm theo đó là sự trù dập các người giàu có, quyền thế, trí thức và lãnh đạo tôn giáo, để tạo thành đám dân nghèo hèn kém cỏi chỉ phải khuất phục họ. Nhà in Mission de Qui Nhơn, một toà nhà bê-tông cốt sắt, bị họ phá tường, chất củi một bên, đốt lửa nung cho các trụ sắt mềm, không đỡ được trần, phải đổ nhào. Toà Giám mục thì vách tường đã bị đục khoét cả, chờ triệt hạ, cả nhà dòng cũng bị đe doạ; nhưng cấp lãnh đạo công giáo phản đối mạnh, cho nên họ phải dừng lại thôi.
Một thời gian sau khi cậu Dũng biến dạng, thì bộ đội của Việt Minh lại dời đi nơi khác trả lại cánh nhà phía bắc cho nhà dòng. Rồi một ngày kia,vừa sang sớm, Việt Minh xông vào tu viện, cô lập các thầy, rồi lục xét tất cả giấy tờ, ngay cả các hồ sơ cá nhân của từng người anh em trong phòng Bề trên. Họ lục đến các giỏ giấy vụn, lần mò đủ thứ. Kết cục, họ bắt Bề trên André và thầy Jules đang dưỡng bệnh ho lao đi, tố cáo là đã có liên lạc với địch trong vùng bị Pháp chiếm. Sau họ cũng bắt thầy (cha) Dominique nữa. Thầy Dominique bị giam giữ một thời gian ngắn rồi được thả về. Thầy Jules bị mấy năm tù cho đến khi kiệt sức thì họ trả về nhà dòng để chờ chết. Thầy Bề trên André bị tù lâu năm cho đến khi chân bị phù thũng lở lói thì họ mới cho về. Anh em sau này có dịp nghe các thầy bị tù đày kể lại những cảnh khốn đốn trong chốn lao tù thật khốn khổ rùng rợn. Những người tù phải dồn vào những nhà nhỏ hẹp ở nơi rừng rú, bị canh giữ nhặt nhiệm ngày đêm, bị tra hỏi đe doạ thường xuyên, bị đói khát triền miên mà không biết có ngày về.
Chẳng những các thầy đã bị Việt Minh bắt bớ, nhà dòng còn lại thầy (cha) Gérard Lộc và thầy Gabriel lo gánh vác trách nhiệm điều hành nhà dòng. Trong cảnh thiếu thốn, anh em phải làm đủ thứ nghề: làm giấy, làm nhà in, đóng sách, cày ruộng, làm cỏ và gặt hái, làm nước mắm, làm rẫy, v. v. mới có chút tiền để sống. Hơn nữa còn phải đóng thuế nông nghiệp nặng nề, vì đã từng thấy cảnh đấu tố của những nhà giàu mà họ muốn tiêu diệt để họ dể thống trị dân. Các trường trại đã bị thu hẹp dần,vì họ đã tiêu diệt tất cả các trường tư, trừ trường của các Frères và các Soeurs vì còn uy tín trong dân, tuy phải chịu chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ.
Tóm lại, sống với Việt Minh, cái khổ của anh em thật quá mức vì chính cộng sản không muốn có những người lãnh đạo ngoài guồng máy của họ, họ muốn tiêu diệt đạo công giáo vì sợ sức mạnh của một tôn giáo có tầm vóc quốc tế này. Đó là điều mà mọi chính quyền các quốc gia theo cộng sản đã dùng từ xưa tới nay. Nhưng chúng ta tin lời Chúa phán: “Phê-rô, con là Đá, trên viên đá này Ta xây Giáo hội của Ta, và sức mạnh quỷ dữ không bao giờ thắng nổi.”
Dòng Thánh Giuse tuy e dè, nhưng cũng hứng khởi với nền độc lập của nước nhà, cho nên những cuộc mít tinh, vẫn mang gậy hoà hợp với đám đông đi biểu tình thường xuyên. Khi Việt Minh hô hào phá thành Bình Định kiên cố, anh em trong dòng cũng tham gia tận tình. Lúc ban đầu, vì Việt Minh chưa có uy tín với dân, chưa có sức mạnh chính trị, chưa có khí giới bao nhiêu, cho nên họ cần hoà dịu với người dân, và vuốt ve tôn giáo. Họ chọn cha Tín (đã đi học Rô-ma) vào quốc hội đầu tiên, và thường cử đại điện chính quyền địa phương mang hoa đến tham dự những lễ lớn của nhà thờ công giáo. Mỗi năm, chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn có thư mừng lễ Giáng sinh trên báo gửi đến cho giáo dân. Nói chung, đa số người dân cũng mừng cho nước Việt Nam được độc lập, để thoát khỏi cảnh khổ hai tròng lệ thuộc Pháp và Nhật kèm với cảnh chiến tranh, và họ chưa biết những thủ đoạn gian trá của Việt Minh, cho nên họ đã bị cộng sản lừa bịp, khi ông Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Minh không phải là cộng sản và đã giải tán đảng Cộng sản để thay thế bằng đảng Liên Việt. Họ cũng bị đe đoạ vì có thể bị giết chết khi họ bị gán tên chụp mũ là Việt gian nếu không theo chính phủ Việt Minh. Lúc này, vua Bảo Đại đã sang Hồng Kông và tập hợp những nhá ái quốc không cộng sản để thành lập Chính phủ Quốc gia, được nước Pháp bảo hộ, đề chống lại Việt Minh cộng sản.
Vì tu viện có toà nhà rộng rãi và kiên cố, cho nên Chính phủ Kháng chiến Việt Minh lại thương lượng mượn nhà dòng để làm trại trú quân một thời gian. Bấy giờ nhà dòng không còn khả năng tuyển dụng đệ tử nữa, cho nên cánh nhà dòng phía bắc được giao cho họ mượn. Hằng ngày, anh em ở bên này, có thể nhìn sang bên kia, thấy những sinh hoạt quân sự của họ, thấy những kỷ luật sắt thép của họ, thấy những cuộc tập bắn súng, tuy là nhắm vào bia giả chứ họ không có đạn bao nhiêu để thực tập. Tuy hai bên có sự cách biệt, nhưng lúc đó có một cậu thanh niên công giáo người Bắc, tên là Dũng, là người liên lạc quân sự có uy thế của Việt Minh. Anh được phép mang súng lục riêng và lựu đạn, anh đi lại bên ngoài rất tự do. Anh ta làm thân với các thầy, thường ghé lại nói chuyện thân tình. Một lần, anh thố lộ là anh đang bị chèn ép sao đó, và anh sẵn sàng tự tử bằng lựu đạn trước mặt cấp trên nếu cấp trên áp bức anh quá mức. Một thời gian ngắn sau, anh biến mất, không còn thấy bóng dáng anh nữa. Không rõ anh là người thế nào khi sau này các thầy trong dòng bị bắt đi tù.
Lúc đó, vì trải qua Thế Chiến II, sự giao thông đã khó khăn, sách báo không dễ gì mua được. Tuy nhiên, nhà dòng cũng mua được một số báo từ miền bắc như báo Đa Minh, báo Thanh Niên, trong dó có nhiều bài vạch mặt Việt Minh là cộng sản. Những trang báo thường bị kiểm duyệt đục bỏ nhiều chỗ. Lúc bấy giờ, khối công giáo đã thành lập Liên đoàn Công giáo để bảo vệ quyền lợi của mình. Khu Địa phận Phát Diệm được cai quản bởi Đức Cha Lê Hữu Từ, tuy trước kia được Hồ Chí Minh mời Đức Cha làm cố vấn chính phủ, nay đã ly khai tự vệ, chống cộng sản và cả quân đội Pháp. Khi người Pháp trở lại Đông Dương, và chiến tranh bùng nổ giữa Pháp và Việt Minh, thì chính phủ chia nước Việt Nam thành nhiều khu biệt lập, vì Pháp và Chính phủ Quốc gia đã chiếm lấy vùng châu thổ Bắc Việt và nhiều tỉnh lỵ ở Trung Việt như Huế, Nha Trang. Nhà dòng Kim Châu thuộc Liên khu V, trải dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, tuy thực sự Việt Minh chỉ kiểm soát được từ Quảng Nam đến Đèo Cả mà thôi. Vùng này bị cô lập hẳn, không giao dịch gì với bên ngoài. Họ cũng chọn Cha L. vào đóng vai làm một trong bảy uỷ viên cai quản Liên Khu V, nhưng sự thực chỉ là bù nhìn thôi. Nhà dòng bấy giờ càng lâm vào cảnh khốn quẫn, vì Giám mục Piquet Lợi, vị bạn thân với Đức Cha Jean Sion Khâm, đấng sáng lập dòng; Đức Cha Piquet là vị đồng sáng lập và là ân nhân của dòng, đã bị kẹt ở Nha Trang, không coi sóc địa phận tại Qui Nhơn. Cha Nguyễn Đức Huy, tạm thời quản nhiệm miền cô lập nói trên, và là tuyên uý nhà dòng. Nguồn lợi tài chánh cốt yếu của dòng là đồng ruộng Phan Rí ở miền nam Liên Khu V, không còn liên lạc được với nhà dòng. Thế là nhà dòng chỉ sống kể từng ngày, thật tội nghiệp cho Bề trên André Phùng Điểm phải chạy xuôi chạy ngược tìm chút sống còn cho nhà dòng. Hằng ngày sau khi rước lễ, anh em phải giăng tay cầu nguyện xin quan thầy Giuse cứu vớt. Phải nói là nhà dòng còn sống sót trong hoàn cảnh khắc nghiệt này là hoàn toàn nhờ phép lạ Chúa chở che.
Với chiến tranh mới, Việt Minh kêu gọi tiêu thổ kháng chiến, đuổi dân khỏi các thành phố, phá huỷ các toà nhà chắc chắn, như chùa chiền, nhà thờ, doanh nghiệp. Thành phố Qui Nhơn hầu như hoàn toàn bị san bằng, chỉ còn sót lại đường Gia Long. Kèm theo đó là sự trù dập các người giàu có, quyền thế, trí thức và lãnh đạo tôn giáo, để tạo thành đám dân nghèo hèn kém cỏi chỉ phải khuất phục họ. Nhà in Mission de Qui Nhơn, một toà nhà bê-tông cốt sắt, bị họ phá tường, chất củi một bên, đốt lửa nung cho các trụ sắt mềm, không đỡ được trần, phải đổ nhào. Toà Giám mục thì vách tường đã bị đục khoét cả, chờ triệt hạ, cả nhà dòng cũng bị đe doạ; nhưng cấp lãnh đạo công giáo phản đối mạnh, cho nên họ phải dừng lại thôi.
Một thời gian sau khi cậu Dũng biến dạng, thì bộ đội của Việt Minh lại dời đi nơi khác trả lại cánh nhà phía bắc cho nhà dòng. Rồi một ngày kia,vừa sang sớm, Việt Minh xông vào tu viện, cô lập các thầy, rồi lục xét tất cả giấy tờ, ngay cả các hồ sơ cá nhân của từng người anh em trong phòng Bề trên. Họ lục đến các giỏ giấy vụn, lần mò đủ thứ. Kết cục, họ bắt Bề trên André và thầy Jules đang dưỡng bệnh ho lao đi, tố cáo là đã có liên lạc với địch trong vùng bị Pháp chiếm. Sau họ cũng bắt thầy (cha) Dominique nữa. Thầy Dominique bị giam giữ một thời gian ngắn rồi được thả về. Thầy Jules bị mấy năm tù cho đến khi kiệt sức thì họ trả về nhà dòng để chờ chết. Thầy Bề trên André bị tù lâu năm cho đến khi chân bị phù thũng lở lói thì họ mới cho về. Anh em sau này có dịp nghe các thầy bị tù đày kể lại những cảnh khốn đốn trong chốn lao tù thật khốn khổ rùng rợn. Những người tù phải dồn vào những nhà nhỏ hẹp ở nơi rừng rú, bị canh giữ nhặt nhiệm ngày đêm, bị tra hỏi đe doạ thường xuyên, bị đói khát triền miên mà không biết có ngày về.
Chẳng những các thầy đã bị Việt Minh bắt bớ, nhà dòng còn lại thầy (cha) Gérard Lộc và thầy Gabriel lo gánh vác trách nhiệm điều hành nhà dòng. Trong cảnh thiếu thốn, anh em phải làm đủ thứ nghề: làm giấy, làm nhà in, đóng sách, cày ruộng, làm cỏ và gặt hái, làm nước mắm, làm rẫy, v. v. mới có chút tiền để sống. Hơn nữa còn phải đóng thuế nông nghiệp nặng nề, vì đã từng thấy cảnh đấu tố của những nhà giàu mà họ muốn tiêu diệt để họ dể thống trị dân. Các trường trại đã bị thu hẹp dần,vì họ đã tiêu diệt tất cả các trường tư, trừ trường của các Frères và các Soeurs vì còn uy tín trong dân, tuy phải chịu chính phủ kiểm soát rất chặt chẽ.
Tóm lại, sống với Việt Minh, cái khổ của anh em thật quá mức vì chính cộng sản không muốn có những người lãnh đạo ngoài guồng máy của họ, họ muốn tiêu diệt đạo công giáo vì sợ sức mạnh của một tôn giáo có tầm vóc quốc tế này. Đó là điều mà mọi chính quyền các quốc gia theo cộng sản đã dùng từ xưa tới nay. Nhưng chúng ta tin lời Chúa phán: “Phê-rô, con là Đá, trên viên đá này Ta xây Giáo hội của Ta, và sức mạnh quỷ dữ không bao giờ thắng nổi.”
Peter Hoàng .
Quangnam :Khi tôi còn là đệ tử nghe các Thầy kể lại Thầy Jules đã làm 4 câu thơ sau đây, mà bị Việt minh nhốt cho đến chết :
Chú phĩnh tôi rồi Chính phủ ơi !
Chú khiên vô hết chiến khu rồi
Thi đua kháng chiến thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiếng chán thôi !
Chú khiên vô hết chiến khu rồi
Thi đua kháng chiến thua đi mãi
Kháng chiến lâu ngày khiếng chán thôi !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét