gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 6 Tháng 2 20, 2009 4:08 pm
HỒI KÝ
Peter Hoàng
Năm 1942, thầy Simon đến Xóm Chuối thay thế thầy Thaddée, và việc đầu tiên là dẫn tôi vào nhập Dòng Thánh Giuse ở Kim Châu. Thời đó, đường sá còn thô sơ, cha mẹ tôi và thầy Simon dẫn tôi đi bộ hơn 20 cây số cho đến tu viện. Đến nơi đã muộn buổi chiều, vào giờ mọi người trong tu viện đang chầu giờ thánh ngày thứ năm đầu tháng mười. Thế là tôi từ biệt cha mẹ để vào cảnh cung nghiêm thinh lặng. Ngày xưa, một khi đã bước chân vào nhà tu là luôn ở mãi trong đó, không về gia đình mùa nghỉ hè như sau này. Nhà tu sẽ nuôi nấng cho ăn học và đào tạo người đệ tử, lãnh nhận hết mọi chi phí. Gia đình không phải lo gì và chỉ còn thỉnh thoảng đi thăm con trong nửa giờ (có một người bạn đi kèm với đứa con). Cho nên cuộc chia ly một đứa bé mới trên mười tuổi với cha mẹ thật là buồn thảm. Tôi được may mắn hơn là đã có người anh ruột ở đây, cho nên có sự an ủi nhiều. Cuộc đời trần tục và tu trì đã cách xa nhau hẳn. Khuôn viên tu viện có tường rào kín chỉ chừa một cửa ra vào với bên ngoài.
Từ đây, tôi phải khép mình vào khuôn khổ mới, không còn được sự cưng chiều và thương yêu thân mật của cha mẹ, anh chị em như trước nữa. Mỗi một bước đi hay hành động gì đều phải theo nếp sống như những người khác, theo tiếng chuông chỉ giờ giấc và công việc phải làm, phải hoàn toàn tuân theo kỷ luật. Thời giờ tính từng phút từng giây. Việc giữ thinh lặng chiếm hầu hết giờ trong ngày. Mọi đệ tử đều chịu sự kiểm soát liên lục của người giám thị. Một sơ hở lỗi lầm đều được nhắc nhở để sửa sai, tuy rằng sự dìu dắt là do một tình yêu thiêng liêng dịu dàng. Sự học hành rất là chu đáo và được dạy dỗ tận tụy với hiệu quả cao. Nếp sống hằng ngày cũng rèn luyện các đệ tử trong đời sống đạo đức đặc biệt thâm sâu.
Mỗi sáng sớm, tiếng chuông đánh thức mọi người trong phòng ngủ chung một lượt và sửa soạn 15 phút để vào nhà thờ nguyện ngắm nửa giờ. Đời nhà tu miệng không đọc kinh dài lê thê, nhưng chú trọng đến suy niệm những điều linh thiêng trong nửa giờ trước khi tham dự thánh lễ. Thường có những thầy hay những người đã sống lâu năm hơn hướng dẫn cuộc suy ngắm, nhưng cũng tập dần cho mỗi người biết cách tự mình suy niệm riêng trong thinh lặng. Sau bữa ăn nhẹ sáng, đệ tử bắt đầu các lớp học theo giờ giấc trong ngày. Thời đó, chúng tôi phải học theo chương trình Pháp, dùng toàn sách vở tiếng Pháp, vì chỉ có tiếng Pháp được dùng trong xã hội cấp cao thời đó. (Tiếng Việt chỉ học phụ một giờ mỗi tuần). Nhà tu đào luyện tu sĩ với mục đích chính hành nghề dạy dỗ trong các trường đạo. Tôi nhờ được có trí óc thông minh, cho nên việc học của tôi rất dễ dàng không tốn nhiều thời giờ. Tôi sở trường về môn Toán và Khoa học, cho nên tôi thời giờ thừa còn tìm hiểu cao hơn thuộc nhiều loại trong các loại tự điển. Tôi thường được xếp hạng cao trong lớp và được các thầy yêu thương. nhiều.
Sau bữa cơm trưa, mọi người phải nghỉ trưa độ một giờ theo thói quen miền nhiệt đới trước giờ học kế tiếp buổi chiều. (Tôi không bao giờ ngủ trưa, chỉ nằm trên giường xem sách vở.) Buổi chiều, có thời giờ giải trí và hoạt động chân tay hay thể dục, tắm giặt trước giờ ăn tối. Rồi lại đọc kinh trước khi đi ngủ khoảng 9 giờ. Ngày Chúa nhật, không phải học (hay chỉ học phụ một giờ chữ Hán), nhưng buổi sáng có thánh lễ hát bình ca tiếng La tinh, và buổi chiều có giờ hát Kinh Chiều phụng vụ và Chầu Mình Thánh Chúa cũng bằng bình ca tiếng La tinh. (Thời trước năm 1950, khắp thế giới đều phải dùng tiếng La tinh trong các nghi thức phụng vụ của Hội Thánh). Tôi ham thích giọng hát bình ca, và cũng bắt đầu từ đó, tôi tự học tiếng La tinh để có thể hiểu được lời kinh trong bình ca. Cũng có một buổi du ngoạn bên ngoài tu viện ngày Chúa nhật.
Năm 1942, thầy Simon đến Xóm Chuối thay thế thầy Thaddée, và việc đầu tiên là dẫn tôi vào nhập Dòng Thánh Giuse ở Kim Châu. Thời đó, đường sá còn thô sơ, cha mẹ tôi và thầy Simon dẫn tôi đi bộ hơn 20 cây số cho đến tu viện. Đến nơi đã muộn buổi chiều, vào giờ mọi người trong tu viện đang chầu giờ thánh ngày thứ năm đầu tháng mười. Thế là tôi từ biệt cha mẹ để vào cảnh cung nghiêm thinh lặng. Ngày xưa, một khi đã bước chân vào nhà tu là luôn ở mãi trong đó, không về gia đình mùa nghỉ hè như sau này. Nhà tu sẽ nuôi nấng cho ăn học và đào tạo người đệ tử, lãnh nhận hết mọi chi phí. Gia đình không phải lo gì và chỉ còn thỉnh thoảng đi thăm con trong nửa giờ (có một người bạn đi kèm với đứa con). Cho nên cuộc chia ly một đứa bé mới trên mười tuổi với cha mẹ thật là buồn thảm. Tôi được may mắn hơn là đã có người anh ruột ở đây, cho nên có sự an ủi nhiều. Cuộc đời trần tục và tu trì đã cách xa nhau hẳn. Khuôn viên tu viện có tường rào kín chỉ chừa một cửa ra vào với bên ngoài.
Từ đây, tôi phải khép mình vào khuôn khổ mới, không còn được sự cưng chiều và thương yêu thân mật của cha mẹ, anh chị em như trước nữa. Mỗi một bước đi hay hành động gì đều phải theo nếp sống như những người khác, theo tiếng chuông chỉ giờ giấc và công việc phải làm, phải hoàn toàn tuân theo kỷ luật. Thời giờ tính từng phút từng giây. Việc giữ thinh lặng chiếm hầu hết giờ trong ngày. Mọi đệ tử đều chịu sự kiểm soát liên lục của người giám thị. Một sơ hở lỗi lầm đều được nhắc nhở để sửa sai, tuy rằng sự dìu dắt là do một tình yêu thiêng liêng dịu dàng. Sự học hành rất là chu đáo và được dạy dỗ tận tụy với hiệu quả cao. Nếp sống hằng ngày cũng rèn luyện các đệ tử trong đời sống đạo đức đặc biệt thâm sâu.
Mỗi sáng sớm, tiếng chuông đánh thức mọi người trong phòng ngủ chung một lượt và sửa soạn 15 phút để vào nhà thờ nguyện ngắm nửa giờ. Đời nhà tu miệng không đọc kinh dài lê thê, nhưng chú trọng đến suy niệm những điều linh thiêng trong nửa giờ trước khi tham dự thánh lễ. Thường có những thầy hay những người đã sống lâu năm hơn hướng dẫn cuộc suy ngắm, nhưng cũng tập dần cho mỗi người biết cách tự mình suy niệm riêng trong thinh lặng. Sau bữa ăn nhẹ sáng, đệ tử bắt đầu các lớp học theo giờ giấc trong ngày. Thời đó, chúng tôi phải học theo chương trình Pháp, dùng toàn sách vở tiếng Pháp, vì chỉ có tiếng Pháp được dùng trong xã hội cấp cao thời đó. (Tiếng Việt chỉ học phụ một giờ mỗi tuần). Nhà tu đào luyện tu sĩ với mục đích chính hành nghề dạy dỗ trong các trường đạo. Tôi nhờ được có trí óc thông minh, cho nên việc học của tôi rất dễ dàng không tốn nhiều thời giờ. Tôi sở trường về môn Toán và Khoa học, cho nên tôi thời giờ thừa còn tìm hiểu cao hơn thuộc nhiều loại trong các loại tự điển. Tôi thường được xếp hạng cao trong lớp và được các thầy yêu thương. nhiều.
Sau bữa cơm trưa, mọi người phải nghỉ trưa độ một giờ theo thói quen miền nhiệt đới trước giờ học kế tiếp buổi chiều. (Tôi không bao giờ ngủ trưa, chỉ nằm trên giường xem sách vở.) Buổi chiều, có thời giờ giải trí và hoạt động chân tay hay thể dục, tắm giặt trước giờ ăn tối. Rồi lại đọc kinh trước khi đi ngủ khoảng 9 giờ. Ngày Chúa nhật, không phải học (hay chỉ học phụ một giờ chữ Hán), nhưng buổi sáng có thánh lễ hát bình ca tiếng La tinh, và buổi chiều có giờ hát Kinh Chiều phụng vụ và Chầu Mình Thánh Chúa cũng bằng bình ca tiếng La tinh. (Thời trước năm 1950, khắp thế giới đều phải dùng tiếng La tinh trong các nghi thức phụng vụ của Hội Thánh). Tôi ham thích giọng hát bình ca, và cũng bắt đầu từ đó, tôi tự học tiếng La tinh để có thể hiểu được lời kinh trong bình ca. Cũng có một buổi du ngoạn bên ngoài tu viện ngày Chúa nhật.
Trong thời gian trước 1945, tôi có dịp gặp đấng sáng lập Dòng, thừa sai Jean Sion, mấy lần khi người đến thăm tu viện (người đã được Tòa Thánh đặt làm Giám mục Kontum năm 1942.) Người có bộ râu dài, đẹp đẽ, hiền hậu và tỏa ra một bầu không khí thánh thiện. Tôi đã có dịp nghe cậu tôi và nhiều người khác nói là mỗi năm khi người còn là bề trên tu viện, nhà dòng vào dịp hè khi đệ tử dời đi một nơi khác nghỉ thì tu viện nhận một số đông các chức việc của các giáo xứ trong địa phận đến để nghe giảng dạy đạo lý trong một tháng, nhà dòng đài thọ ăn ở hết cho họ. Họ đều khen người giảng rất hấp dẫn, thâm sâu và bổ ích nhiều cho họ để dìu dắt các giáo xứ mình.
Thời gian năm 1939-1945, Việt Nam đã lâm vào cảnh khó khăn nhiều với thế chiến thứ hai giữa Đồng Minh và Phe Trục. Việc liên lạc với thế giới Tây phương đã khiến cho vật dụng khan hiếm, tiền bạc hỗ trợ của người công giáo Pháp cho xứ truyền giáo bị gián đoạn. Phi cơ Hoa Kỳ thường đi ném bom phá các cơ sở có sự hiện diện của người Nhật (nhà ga Bình Định cũng như các cầu đường hỏa xa gần tu viện cũng lâm tình trạng như thế.) Chúng tôi đã bắt đầu đào các hầm trú ẩn để tránh làn đạn súng và mảnh bom lạc vào khuôn viên tu viện. Nạn đói và dịch tễ cũng xảy ra ở trong vùng.
Còn tiếpThời gian năm 1939-1945, Việt Nam đã lâm vào cảnh khó khăn nhiều với thế chiến thứ hai giữa Đồng Minh và Phe Trục. Việc liên lạc với thế giới Tây phương đã khiến cho vật dụng khan hiếm, tiền bạc hỗ trợ của người công giáo Pháp cho xứ truyền giáo bị gián đoạn. Phi cơ Hoa Kỳ thường đi ném bom phá các cơ sở có sự hiện diện của người Nhật (nhà ga Bình Định cũng như các cầu đường hỏa xa gần tu viện cũng lâm tình trạng như thế.) Chúng tôi đã bắt đầu đào các hầm trú ẩn để tránh làn đạn súng và mảnh bom lạc vào khuôn viên tu viện. Nạn đói và dịch tễ cũng xảy ra ở trong vùng.
Ghi chú : Sau khi đọc những trang "HỒI KÝ " nhận thấy đây là tài liệu QUÝ HIẾM - có tính lịch sử của Dòng - Từ ngày thành lập - Mục đích - Hoạt động - và những thăng trầm....mà mỗi chúng ta chưa ai đọc được, cũng chưa có ai viết, hoặc có ý định viết để lưu truyền lại cho mai hậu - "con cháu nhà GIUSE "nên QuangNam đã xin phép Thầy Hoàng - Post những trang" HỒI KÝ " này - Thầy cho phép nhưng vẫn e dè vì : trích thư ".....Tôi là người rất thẳng thắn, không ngại nói sự thật. Điểm dè đạt của tôi là tôi không muốn gây thiệt hại cho ai cả vì nhiều trường hợp rất tế nhị chúng ta phải đối diện....."
Vậy quí Cha, quý Thầy và quý anh em, sau khi đọc, nếu nhận thấy " không nên " thì thông báo cho Quangnam " tực đục bỏ - tự kiểm duyệt để đi đúng lề - Đa tạ
Vậy quí Cha, quý Thầy và quý anh em, sau khi đọc, nếu nhận thấy " không nên " thì thông báo cho Quangnam " tực đục bỏ - tự kiểm duyệt để đi đúng lề - Đa tạ
QUANGNAM
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi HatHat vào ngày Thứ 6 Tháng 2 20, 2009 4:54 pm
Những bài hồi ký, đoản văn, thơ v.v nội dung về trường cũ thày xưa thật quý hoá cho tất AE chúng ta, những người sanh sau muốn biết thêm về quá khứ. Riêng HH, rất mong biết thêm về sự hoạt động/sinh hoạt của hội dòng thời đầu tạo lập. Xin cám ơn thày Hoàng đã ghi lại những dòng hồi ký và cũng ước mong ACE khác hưởng ứng việc này.
HatHat- Bài viết: 594
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 7:27 am
- Đến từ: USA
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi Pauldoright vào ngày Thứ 6 Tháng 2 20, 2009 6:05 pm
ĐỌC HỒI KÝ CỦA LÃO TIỀN BỐI Xfr. Christophe Hoàng, KÝ ỨC NĂM HỌC 1962-1963 ÙA VỀ KHIẾN BẦN TĂNG NHỚ LẠI NHỮNG BỨC HÌNH NẦY TRÊN WEBSITE:
http://www.svdvie.110mb.com/
và đây là lớp các "chú đệ tử" cuối cùng tại Kim Châu - Bình Định
Xin vào đây xem thêm chi tiết:
viewtopic.php?f=12&t=86
http://www.svdvie.110mb.com/
và đây là lớp các "chú đệ tử" cuối cùng tại Kim Châu - Bình Định
Xin vào đây xem thêm chi tiết:
viewtopic.php?f=12&t=86
NEVER TOO OLD TO LEARN
Pauldoright- Bài viết: 1485
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 11:52 am
- Đến từ: XHCN
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 2 Tháng 2 23, 2009 5:03 pm
Kỳ 2
Khi thừa sai Jean Sion, vị sáng lập Dòng Thánh Giuse được Tòa Thánh chỉ định làm Giám mục địa phận Kontum, thì thừa sai Marc Lefèbvre được cử thay thế làm Bề trên Dòng. Cha Lefèbvre không thành thạo tiếng Việt như Đức Cha Sion, được các thầy vài lớp đầu làm phó Bề Trên giúp cha: thầy André, thầy Dominique, thầy Gérard (hai vị sau này làm linh mục) và thầy Gabriel. Tình cảnh thế chiến II đã gây khó khăn cho sự liên lạc giữa Pháp và Việt Nam, nhất là sau khi người Nhật xâm chiếm Đông Dương năm 1940. Đồng Minh đã đánh bại nước Đức và chuyển sang đánh Nhật ở Á châu. Hoa Kỳ thường cho các đội phi cơ ném bom phá các chỗ quân đội Nhật chiếm đóng cũng như các trục giao thông. Hằng ngày, chúng tôi có dịp ngắm các đội máy bay oanh tạc Mỹ từ Thái Bình Dương đến bắn phá nhà ga Bình Định và các cầu đường xe lửa gần tu viện. Tuy đã có đào hầm trú ẩn đề phòng mảnh bom và đạn lạc vào khuôn viên tu viện, nhưng sự nguy hiểm không đáng lo ngại, vì tu viện là một tòa nhà rất kiên cố và máy bay chỉ nhắm vào mục tiêu của họ. Tòa nhà này trước kia là trường Gagelin của các Sư huynh Thiện giáo La-san, nhưng họ đã bán lại cho Dòng Thánh Giuse để di chuyển về thị xã Qui Nhơn. Nguyên là một dãy nhà ba tầng, tường gạch dày, mái trệt bằng xi măng cốt sắt. Trận bão năm 1933 đã làm sập hai tầng trên, chỉ sót lại 6 phòng nhỏ trên tầng trệt, và giết hại một số anh em trong Dòng. Sau đó nhà Dòng đã xây thêm hai dãy khác cùng kiểu liên kết với nhà cũ thành hình chữ U. Đó là một kiến trúc đặc biệt kiên cố nổi bật trong vùng quê Bình Định.
Khi thừa sai Jean Sion, vị sáng lập Dòng Thánh Giuse được Tòa Thánh chỉ định làm Giám mục địa phận Kontum, thì thừa sai Marc Lefèbvre được cử thay thế làm Bề trên Dòng. Cha Lefèbvre không thành thạo tiếng Việt như Đức Cha Sion, được các thầy vài lớp đầu làm phó Bề Trên giúp cha: thầy André, thầy Dominique, thầy Gérard (hai vị sau này làm linh mục) và thầy Gabriel. Tình cảnh thế chiến II đã gây khó khăn cho sự liên lạc giữa Pháp và Việt Nam, nhất là sau khi người Nhật xâm chiếm Đông Dương năm 1940. Đồng Minh đã đánh bại nước Đức và chuyển sang đánh Nhật ở Á châu. Hoa Kỳ thường cho các đội phi cơ ném bom phá các chỗ quân đội Nhật chiếm đóng cũng như các trục giao thông. Hằng ngày, chúng tôi có dịp ngắm các đội máy bay oanh tạc Mỹ từ Thái Bình Dương đến bắn phá nhà ga Bình Định và các cầu đường xe lửa gần tu viện. Tuy đã có đào hầm trú ẩn đề phòng mảnh bom và đạn lạc vào khuôn viên tu viện, nhưng sự nguy hiểm không đáng lo ngại, vì tu viện là một tòa nhà rất kiên cố và máy bay chỉ nhắm vào mục tiêu của họ. Tòa nhà này trước kia là trường Gagelin của các Sư huynh Thiện giáo La-san, nhưng họ đã bán lại cho Dòng Thánh Giuse để di chuyển về thị xã Qui Nhơn. Nguyên là một dãy nhà ba tầng, tường gạch dày, mái trệt bằng xi măng cốt sắt. Trận bão năm 1933 đã làm sập hai tầng trên, chỉ sót lại 6 phòng nhỏ trên tầng trệt, và giết hại một số anh em trong Dòng. Sau đó nhà Dòng đã xây thêm hai dãy khác cùng kiểu liên kết với nhà cũ thành hình chữ U. Đó là một kiến trúc đặc biệt kiên cố nổi bật trong vùng quê Bình Định.
Từ trước đến nay, nhà dòng chỉ quen dùng tiếng Pháp. Như đã nói trước, chúng tôi học theo chương trình Pháp với tiếng Pháp là căn bản. Sách Hiến Pháp (Constitution), sách Chỉ dẫn (Directoire) và sách Thông lệ (Coutumier) của Dòng đều viết bằng tiếng Pháp, cũng như đa số những sách trong thư viện đều bằng tiếng Pháp. Ngoài nghi thức phụng vụ bằng tiếng La tinh, những bài hát ngoại lệ cũng dùng quyển La Cantique de la Jeunesse của Theodore Dubois ngoài thánh lễ, Knh chiều và Chầu Mình Thánh Chúa. Buổi kinh tối cũng dùng tiếng Pháp. Tờ báo liên lạc nội bộ l'Écho du Couvent có nhiều bài bằng tiếng Pháp của vị sáng lập để chỉ dẫn anh em. Tóm lại, giao dịch thông thường với nhau và vớI xã hội, chúng tôi dùng tiếng Việt, nhưng lên cao hơn, chúng tôi sử dụng tiếng Pháp.
Đến tháng 3 năm 1945, người Nhật loại hẳn người Pháp để nắm toàn quyền cai trị Việt Nam và trao cho vua Bảo Đại lựa chọn Trần Trọng Kim lập chính phủ độc lập. Người Nhật tập trung người Pháp kể cả thừa sai, tu sĩ và nữ tu lại một nơi riêng. Bấy giờ thầy André Phùng Điểm nhận làm Bề trên thay thế. Ông Hoàng Xuân Hãn là Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ mớI truyền chuyển ngành giáo dục sang tiếng Việt Nam. Bấy giờ tôi đã bắt đầu vào bậc trung học. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp cũng rất khó khăn vì các thầy giáo trước chỉ dùng tiếng Pháp và sách vở Pháp trong các trường trung học. Họ luống cuống với việc dạy dỗ, chỉ còn dịch những sách vở tiếng Pháp, viết tay, truyền cho nhau trong các trường. Ngành Toán và Khoa học chỉ nhờ cậy vào quyển Danh từ Khoa học đã xuất bản của ông Hoàng Xuân Hãn để dịch các sách Pháp làm tài liệu dạy dỗ. Anh em trong Dòng chỉ có mấy thầy trước kia học tại trường Providence và Pelerin ở Huế làm giáo sư cho đệ tử chúng tôi. Vì thiếu sách giáo khoa, chúng tôi phải chép tay bài học, bài thực tập rất tốn công lao. Những danh từ mới lạ cũng khó hiểu cho chúng tôi, nhiều khi chúng tôi phải tra khảo và ghi chú các danh từ mới từ sách tiếng Pháp để lãnh hội được bài học.
Đến tháng 8 năm ấy, nước Nhật đầu hàng Đồng Minh và rời khỏi Việt Nam. Mặt trận Việt Minh liền cướp chính quyền Quốc gia để nắm quyền chính trị. Ngày 19 tháng 8, đột nhiên chúng tôi thấy những đám người cầm cờ đỏ sao vàng đi ngoài đường hô hào dân chúng tham gia mít tinh để mừng Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Họ tuyên truyền rằng Việt Nam đã đứng cạnh Đồng Minh để thắng thế chiến II. Họ cắt nghĩa 5 cánh ngôi sao là chỉ 5 cường quốc chiến thắng: Hoa Kỳ, Liên Sô, Anh, Trung Hoa và Việt Nam. Họ tập dân chúng chào bằng nắm cú tay phải đưa lên ngang lông mày, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ cho là nắm cú tay trông cường bạo quá và thay thế bằng bàn tay sè ra đặt ngang lông mày giống như hình thức đa số quân đội các nước sử dụng hiện nay. Dân chúng rất lo sợ vì họ nghi ngờ Việt Minh là do đảng Cộng sản lãnh đạo. Việt Minh hô hào kháng chiến chống Pháp, và kết tội những ai còn có chút dính dấp với người Pháp. Họ cấm dân dùng vật gì có màu sắc xanh lơ và đỏ như lá cờ Pháp. Mỗi khi ai bị họ nghi ngờ gì thì họ kết án là Việt gian và có thể bị xử tử ngay ở cuộc họp mít tinh tại sân vận động. Vì súng đạn không có, họ chỉ dùng dao rèn để giết người bị kết án. Ở Quảng Ngãi là nơi đảng Cộng sản mạnh thế, người ta thấy người bị chém, có trường hợp không đứt đầu, họ phải cứa đi cứa lại nhiều lần cho đầu rời ra. Có thể một người thế giá hôm trước hăng hái hung hồn tham gia kháng chiến, hôm sau bị xử tử ngay không có bào chữa chi hết. Một trường hợp điển hình là ông Võ Xán, một nhà cách mạng thời Pháp bị giam ở ngục Qui Nhơn, khi nghe tin Việt Nam độc lập, ông đã giải thoát hết tù nhân chính trị, rồi kéo ra Quảng Ngãi để sáp nhập Việt Minh. Đến Tam Quan, ông bị họ bắt, đưa ra trước công chúng và kết án tử. Ông Võ Xán là người hùng biện, xin nói trước đám dân, nhưng họ bịt miệng, rồi xử tử ngay (có lẽ ông Võ Xán là người thuộc đảng Đại Việt). Một nhóm Cao Đài ở Tam Quan, bị bịt mặt, cột xâu chùm đưa lên bãi cát Thành Sơn, Việt Minh đào hố đàng sau, rồi xô họ xuống chôn sống luôn.
Đến tháng 3 năm 1945, người Nhật loại hẳn người Pháp để nắm toàn quyền cai trị Việt Nam và trao cho vua Bảo Đại lựa chọn Trần Trọng Kim lập chính phủ độc lập. Người Nhật tập trung người Pháp kể cả thừa sai, tu sĩ và nữ tu lại một nơi riêng. Bấy giờ thầy André Phùng Điểm nhận làm Bề trên thay thế. Ông Hoàng Xuân Hãn là Bộ trưởng Giáo dục trong chính phủ mớI truyền chuyển ngành giáo dục sang tiếng Việt Nam. Bấy giờ tôi đã bắt đầu vào bậc trung học. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp cũng rất khó khăn vì các thầy giáo trước chỉ dùng tiếng Pháp và sách vở Pháp trong các trường trung học. Họ luống cuống với việc dạy dỗ, chỉ còn dịch những sách vở tiếng Pháp, viết tay, truyền cho nhau trong các trường. Ngành Toán và Khoa học chỉ nhờ cậy vào quyển Danh từ Khoa học đã xuất bản của ông Hoàng Xuân Hãn để dịch các sách Pháp làm tài liệu dạy dỗ. Anh em trong Dòng chỉ có mấy thầy trước kia học tại trường Providence và Pelerin ở Huế làm giáo sư cho đệ tử chúng tôi. Vì thiếu sách giáo khoa, chúng tôi phải chép tay bài học, bài thực tập rất tốn công lao. Những danh từ mới lạ cũng khó hiểu cho chúng tôi, nhiều khi chúng tôi phải tra khảo và ghi chú các danh từ mới từ sách tiếng Pháp để lãnh hội được bài học.
Đến tháng 8 năm ấy, nước Nhật đầu hàng Đồng Minh và rời khỏi Việt Nam. Mặt trận Việt Minh liền cướp chính quyền Quốc gia để nắm quyền chính trị. Ngày 19 tháng 8, đột nhiên chúng tôi thấy những đám người cầm cờ đỏ sao vàng đi ngoài đường hô hào dân chúng tham gia mít tinh để mừng Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh. Họ tuyên truyền rằng Việt Nam đã đứng cạnh Đồng Minh để thắng thế chiến II. Họ cắt nghĩa 5 cánh ngôi sao là chỉ 5 cường quốc chiến thắng: Hoa Kỳ, Liên Sô, Anh, Trung Hoa và Việt Nam. Họ tập dân chúng chào bằng nắm cú tay phải đưa lên ngang lông mày, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, họ cho là nắm cú tay trông cường bạo quá và thay thế bằng bàn tay sè ra đặt ngang lông mày giống như hình thức đa số quân đội các nước sử dụng hiện nay. Dân chúng rất lo sợ vì họ nghi ngờ Việt Minh là do đảng Cộng sản lãnh đạo. Việt Minh hô hào kháng chiến chống Pháp, và kết tội những ai còn có chút dính dấp với người Pháp. Họ cấm dân dùng vật gì có màu sắc xanh lơ và đỏ như lá cờ Pháp. Mỗi khi ai bị họ nghi ngờ gì thì họ kết án là Việt gian và có thể bị xử tử ngay ở cuộc họp mít tinh tại sân vận động. Vì súng đạn không có, họ chỉ dùng dao rèn để giết người bị kết án. Ở Quảng Ngãi là nơi đảng Cộng sản mạnh thế, người ta thấy người bị chém, có trường hợp không đứt đầu, họ phải cứa đi cứa lại nhiều lần cho đầu rời ra. Có thể một người thế giá hôm trước hăng hái hung hồn tham gia kháng chiến, hôm sau bị xử tử ngay không có bào chữa chi hết. Một trường hợp điển hình là ông Võ Xán, một nhà cách mạng thời Pháp bị giam ở ngục Qui Nhơn, khi nghe tin Việt Nam độc lập, ông đã giải thoát hết tù nhân chính trị, rồi kéo ra Quảng Ngãi để sáp nhập Việt Minh. Đến Tam Quan, ông bị họ bắt, đưa ra trước công chúng và kết án tử. Ông Võ Xán là người hùng biện, xin nói trước đám dân, nhưng họ bịt miệng, rồi xử tử ngay (có lẽ ông Võ Xán là người thuộc đảng Đại Việt). Một nhóm Cao Đài ở Tam Quan, bị bịt mặt, cột xâu chùm đưa lên bãi cát Thành Sơn, Việt Minh đào hố đàng sau, rồi xô họ xuống chôn sống luôn.
Nhà Dòng cũng hoảng sợ, dù ban ngày vẫn cầm gậy gỗ thay súng hòa mình đi biểu tình với dân chúng, nhưng tối đến nhiều đêm đầu, mọi người phải leo thang lên tận đỉnh tầng hai, rút thang đi để ẩn náu. Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều đống đá cụi mang lên trên đó để cầm cự nếu có cuộc xung đột. Nhưng không có gì xảy ra.
CUỘC PHÁ HOẠI
Sau khi hội nghị Fontainebleau thất bại, Việt Minh hô hào toàn dân kháng chiến, san bằng các đô thị, đuổi cư dân về miền quê. Thành phố Qui Nhơn bị phá gần như bình địa (chỉ còn chừa lại đường Gia Long không người ở. Cơ sở nhà in Mission của địa phận, đúc chắc chắn, bị họ phá một bên, rồi chất củi đun nóng, các cây trụ sắt mềm đi, sụp đổ hẳn. Trường Gagelin trước tòa Giám mục bị san bằng. Tòa Giám mục đã bị đập tường giữa các cột trụ, nhà Dòng cũng bị đe dọa bị phá hủy, nhưng nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của các đấng Bề trên, cho nên được ngưng lại. Thành Bình Định xây từ thời vua chúa Nguyễn trong chiến tranh Nam Bắc với chúa Trịnh và Tây Sơn theo kiểu Vauban của Pháp, dài một chiều độ một cây số, có tường cao bằng đá ong, bên trong đổ đất dày thoai thoải, ba cửa ra vào lớn (Đông, Tây, Nam) có vọng gác bên trên, xây bằng gạch kiên cố. Việt Minh hô hào dân chúng khắp nơi tụ tập ban chiều tối, phá hủy trong một tháng, thành bình địa, chỉ trừ ba cửa lớn quá kiên cố. Dòng Giuse nhiều đêm cũng phải tham gia cuộc phá đổ này. Chúng tôi đã thấy tình cảnh gia đình ông câu họ nhà thờ chính tòa Qui Nhơn, tản cư lên ở Kim Châu. Ban đầu, họ sang trọng, nhưng sau nhiều năm, tiền bạc cạn hẳn, họ phải đói hẳn, và tứ tản mỗi người mỗi nơi sống thảm thương. Thật là một cuộc bể dâu đau đớn.
Một cuộc tàn phá sách vở cũng xảy ra thảm thương. Những sách tiếng Pháp bị cấm, phải thiêu hủy. Trước kia, các thừa sai Pháp thường có lập một tủ sách riêng trong giáo xứ mình ở, những sách thần học hay nghiên cứu các ngành học thông thái mà người Pháp đã thám hiểm bị xé đi làm giấy gói các thức ăn hay vật dụng bán ở các chợ. Không lạ gì những sách lễ hay sách kinh giấy Bible của các linh mục in hai màu đen đỏ được dùng để gói tôm cá thịt hay bánh trái. Một tủ sách lớn ở Kim Châu của linh mục Lucien Escalère, thành viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Exteme-Orient) Hà Nội với kết quả khai quật vùng Phú Phong bị phá tan. Một tủ sách khổng lồ của Cha Maheu (l’Espérance) mà ngay ở Pháp nhiều người ở Pháp cũng hỏi mượn, bị tiêu hủy. Nhiều ấn loát của nhà in Mission Qui Nhơn thất lạc hết. Lúc đó, vì không có giấy tốt để chép bài vở, chúng tôi cũng phải dùng những giấy sách đã in mà không bán được để chép những bài vở của mình giữa các dòng chữ in. Thời buổi đó, có thể nói là trong Liên khu V, phần lớn sách vở chữ Quốc ngữ là của Giáo hội Công giáo, bị mất mát hết.
CUỘC PHÁ HOẠI
Sau khi hội nghị Fontainebleau thất bại, Việt Minh hô hào toàn dân kháng chiến, san bằng các đô thị, đuổi cư dân về miền quê. Thành phố Qui Nhơn bị phá gần như bình địa (chỉ còn chừa lại đường Gia Long không người ở. Cơ sở nhà in Mission của địa phận, đúc chắc chắn, bị họ phá một bên, rồi chất củi đun nóng, các cây trụ sắt mềm đi, sụp đổ hẳn. Trường Gagelin trước tòa Giám mục bị san bằng. Tòa Giám mục đã bị đập tường giữa các cột trụ, nhà Dòng cũng bị đe dọa bị phá hủy, nhưng nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của các đấng Bề trên, cho nên được ngưng lại. Thành Bình Định xây từ thời vua chúa Nguyễn trong chiến tranh Nam Bắc với chúa Trịnh và Tây Sơn theo kiểu Vauban của Pháp, dài một chiều độ một cây số, có tường cao bằng đá ong, bên trong đổ đất dày thoai thoải, ba cửa ra vào lớn (Đông, Tây, Nam) có vọng gác bên trên, xây bằng gạch kiên cố. Việt Minh hô hào dân chúng khắp nơi tụ tập ban chiều tối, phá hủy trong một tháng, thành bình địa, chỉ trừ ba cửa lớn quá kiên cố. Dòng Giuse nhiều đêm cũng phải tham gia cuộc phá đổ này. Chúng tôi đã thấy tình cảnh gia đình ông câu họ nhà thờ chính tòa Qui Nhơn, tản cư lên ở Kim Châu. Ban đầu, họ sang trọng, nhưng sau nhiều năm, tiền bạc cạn hẳn, họ phải đói hẳn, và tứ tản mỗi người mỗi nơi sống thảm thương. Thật là một cuộc bể dâu đau đớn.
Một cuộc tàn phá sách vở cũng xảy ra thảm thương. Những sách tiếng Pháp bị cấm, phải thiêu hủy. Trước kia, các thừa sai Pháp thường có lập một tủ sách riêng trong giáo xứ mình ở, những sách thần học hay nghiên cứu các ngành học thông thái mà người Pháp đã thám hiểm bị xé đi làm giấy gói các thức ăn hay vật dụng bán ở các chợ. Không lạ gì những sách lễ hay sách kinh giấy Bible của các linh mục in hai màu đen đỏ được dùng để gói tôm cá thịt hay bánh trái. Một tủ sách lớn ở Kim Châu của linh mục Lucien Escalère, thành viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Exteme-Orient) Hà Nội với kết quả khai quật vùng Phú Phong bị phá tan. Một tủ sách khổng lồ của Cha Maheu (l’Espérance) mà ngay ở Pháp nhiều người ở Pháp cũng hỏi mượn, bị tiêu hủy. Nhiều ấn loát của nhà in Mission Qui Nhơn thất lạc hết. Lúc đó, vì không có giấy tốt để chép bài vở, chúng tôi cũng phải dùng những giấy sách đã in mà không bán được để chép những bài vở của mình giữa các dòng chữ in. Thời buổi đó, có thể nói là trong Liên khu V, phần lớn sách vở chữ Quốc ngữ là của Giáo hội Công giáo, bị mất mát hết.
(Còn tiếp )
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 5 Tháng 2 26, 2009 10:52 pm
CÁI CHẾT CỦA THẦY BARNABÉ
Họ đạo Xóm Chuối tuy là một họ lẻ thuộc giáo xứ Phương Phi (lúc đó được tách khỏi giáo xứ Gò Thị), dù đông dân Công giáo nhất của giáo xứ, nhưng linh mục chính xứ lại ngụ ở nhà thờ Phương Phi vì đó là vị trí trung cân để các xứ đạo lẻ đến dự thánh lễ cho thuận tiện hơn. Mỗi Chúa nhật, giáo dân Xóm Chuối phải đi bộ khoảng một giờ để tham dự thánh lễ tại nhà thờ chính xứ. Tuy nhỏ bé so với các họ đạo khác của tỉnh Bình Định, nhưng họ đạo Xóm Chuối được may mắn có một thầy Dòng Thánh Giuse đến giúp dạy đạo và chữ Quốc ngữ cho con em. Thời đó, trường trại rất ít do người Pháp đang cai trị Việt Nam lập nên ở các thành phố lớn và hầu hết dạy tiếng Pháp để có người giúp việc cai trị xứ sở. Chữ Quốc ngữ phổ thông nhất trong các trường nhỏ của Giáo hội Công giáo để giáo dân có thể dùng sách vở mà học đạo lý, chứ không được xã hội thừa nhận. Họ Xóm Chuối rất vui mừng được Chúa thương ban đặc biệt như thế và giáo dân luôn đối xử vói các linh mục, tu sĩ và các sơ rất tốt đẹp.
Năm đó, tôi học với thầy Barnabé. Tôi là một đứa học trò 9 tuổi, được thầy thương yêu nhiều vì thông minh và hiền hậu. Nhưng thầy yêu thương nhất một cô bé lớn hơn tôi 1 tuổi, con nhà giàu nhất trong họ đạo, tuy cha cô có nhiều đứa con mà hầu hết là gái và đều chẳng may bị tật què quặt từ nhỏ, trừ ra cô là gái út kể trên và người chị kế trước. Cô được thầy cưng chiều và thường quanh quẩn ở trong nhà thầy. Nhiều giáo dân không thích cảnh thầy thương yêu một cô bé như thế.
Một hôm Chúa nhật, tôi và vài anh thanh niên đi xem lễ về ghé thăm chơi nhà thầy vào lúc gần trưa. Ngày đó là ngày phiên chợ tại Gò Bồi, đây là là ngôi chợ lớn thứ nhì của tỉnh Bình Định, và người các nơi về chợ phiên rất đông để mua sắm thức ăn và những cái cần thiết trong gia đình. Vạn Gò Bồi có ghe lớn từ Phan Thiết chở cá mắm ra bán và mua thổ sản địa phương ở đây. Thầy có ý định đi Gò Bồi hôm đó để mua sắm vài món đồ, và rủ chúng tôi cùng đi. Có vài cậu thanh niên đồng ý đi theo thầy với cô gái nọ. Tôi thì do dự nhưng đến giây phút cuối cùng, tôi lại quyết định đi về nhà cha mẹ tôi chứ không theo thầy đi chợ.
Muốn đi Gò Bồi, dân Xóm Chuối đều phải dùng chiếc ghe con chở độ 5, 6 người mà gia đình nào cũng phải có ở cái xứ cách sông cách biển. Từ Xóm Chuối, ghe phải từ con sông nước ngọt nhỏ qua một cửa đập vào con sông Gò Bồi là sông lớn sẽ đổ ra đầm Thị Nại. Cái cửa đập này có nhiều tấm ván chắn ngăn nước mặn sông lớn vào đồng ruộng bên trong hoặc cho nước lũ mùa mưa thoát ra biển. Trong làng đã có truyền tụng là mỗi năm, vào mùa mưa nước lớn, vẫn phải có một người chết khi ghe đi qua đấy với dòng nước lũ chảy qua cửa đập. Người dân vùng này ai cũng phải biết bơi vì họ quen với sông nước cả đời, nhưng họ biết mỗi năm sẽ có một người không thoát khỏi số mạng mà chết đuối ở cái đập này, mà cũng không ai hoảng sợ, vì họ tin là khi đã có một người chết rồi thì năm ấy sẽ không có người khác chết đuối nữa. Tuy họ gọi là “cái đập ma” vì đã có những cái chết kỳ dị của toàn là những tay bơi lội giỏi, nhưng ai cũng phải sử dụng nó thường xuyên. Thầy Barnabé nổi tiếng là một người bơi lội rất giỏi.
Lần này, chiếc ghe của thầy qua cửa đập nước đang chảy xiết, bị chông chênh vướng vào thềm đập và chìm. Mọi người nhảy ra khỏi ghe kịp thời, và vớ được những cái cừ là những cọc gỗ lớn ở hai bên cửa đập, duy cô bé thì bị trôi ra sông lớn. Thầy Barnabé nghĩ là phải tự mình cứu cô bé, thầy xăn vén áo dòng lên và bơi ra sông lớn, tuy rằng mấy cậu thanh niên bảo để họ cứu cô bé, không cần thầy phải lo. Tất cả bơi theo dòng nước lũ từ cửa đập chảy mạnh ra. Cô bé cũng la lên trấn an thầy là cô sẽ bơi được vào bờ. Cả hai đã trôi ra xa ở đuôi dòng nước xiết. Quả thế, khi thầy bơi gần đến cô bé thì cô bé đã được thoát nạn nhưng thầy thì bị chìm ngay và không ai có thể vớt được thầy nữa. Khi ghe bị nạn, các thanh niên đã cùng hô to để kêu dân làng ra cứu chữa. Nhiều người ra bờ sông để xem tai nạn.
Đám đông tụ tập ra bờ sông, và nhiều người đã bơi lội lần mò khắp vùng sông, nhưng vẫn thất vọng, không tài nào cứu được thầy. Sau mấy tiềng đồng hồ và mãi cho đến chiều, họ chỉ còn cố gắng tìm cho ra xác của thầy để lo chôn cất nhưng không tìm thấy. Cuối cùng, họ dùng phương pháp đặc biệt là thả rất nhiều loạt những lưỡi câu dây (nhiều lưỡi câu gắn và một sợi dây dài) để rà khắp đáy sông. Cho đến chiều mát thì một lưỡi câu mắc vào tay áo của thầy và lôi được vào bờ. Tin tai nạn được báo về nhà dòng ở Kim Châu để phái người đại diện đến dự việc chôn cất của thầy Barnabé. Và thầy được chôn ở một gò mả gần nhà thờ. Sau này nghe nói là thầy có dự định sẽ rời dòng tu để hồi tục cuối năm đó, nhưng cái chết của thầy đã xảy ra trước khi thi hành ý định.
Cái chết của thầy là một biến cố bi ai và làm cho dân địa phương sợ hãi một lúc, nhưng mọi sự không thoát khỏi quyền năng của Thiên Chúa. Hay đó là ý dịnh nhiệm mầu của Người để thầy Barnabé còn được chết trong áo nhà tu chăng?
Năm kế tiếp, thầy Thaddée được chỉ định về Xóm Chuối và chính thầy đã dẫn dắt tôi nối gót anh tôi (thầy Vénard) nhập dòng, và thầy đã yêu thương đặc biệt và giúp đỡ tôi rất nhiều trong cuộc đời tu trì.
Năm đó, tôi học với thầy Barnabé. Tôi là một đứa học trò 9 tuổi, được thầy thương yêu nhiều vì thông minh và hiền hậu. Nhưng thầy yêu thương nhất một cô bé lớn hơn tôi 1 tuổi, con nhà giàu nhất trong họ đạo, tuy cha cô có nhiều đứa con mà hầu hết là gái và đều chẳng may bị tật què quặt từ nhỏ, trừ ra cô là gái út kể trên và người chị kế trước. Cô được thầy cưng chiều và thường quanh quẩn ở trong nhà thầy. Nhiều giáo dân không thích cảnh thầy thương yêu một cô bé như thế.
Một hôm Chúa nhật, tôi và vài anh thanh niên đi xem lễ về ghé thăm chơi nhà thầy vào lúc gần trưa. Ngày đó là ngày phiên chợ tại Gò Bồi, đây là là ngôi chợ lớn thứ nhì của tỉnh Bình Định, và người các nơi về chợ phiên rất đông để mua sắm thức ăn và những cái cần thiết trong gia đình. Vạn Gò Bồi có ghe lớn từ Phan Thiết chở cá mắm ra bán và mua thổ sản địa phương ở đây. Thầy có ý định đi Gò Bồi hôm đó để mua sắm vài món đồ, và rủ chúng tôi cùng đi. Có vài cậu thanh niên đồng ý đi theo thầy với cô gái nọ. Tôi thì do dự nhưng đến giây phút cuối cùng, tôi lại quyết định đi về nhà cha mẹ tôi chứ không theo thầy đi chợ.
Muốn đi Gò Bồi, dân Xóm Chuối đều phải dùng chiếc ghe con chở độ 5, 6 người mà gia đình nào cũng phải có ở cái xứ cách sông cách biển. Từ Xóm Chuối, ghe phải từ con sông nước ngọt nhỏ qua một cửa đập vào con sông Gò Bồi là sông lớn sẽ đổ ra đầm Thị Nại. Cái cửa đập này có nhiều tấm ván chắn ngăn nước mặn sông lớn vào đồng ruộng bên trong hoặc cho nước lũ mùa mưa thoát ra biển. Trong làng đã có truyền tụng là mỗi năm, vào mùa mưa nước lớn, vẫn phải có một người chết khi ghe đi qua đấy với dòng nước lũ chảy qua cửa đập. Người dân vùng này ai cũng phải biết bơi vì họ quen với sông nước cả đời, nhưng họ biết mỗi năm sẽ có một người không thoát khỏi số mạng mà chết đuối ở cái đập này, mà cũng không ai hoảng sợ, vì họ tin là khi đã có một người chết rồi thì năm ấy sẽ không có người khác chết đuối nữa. Tuy họ gọi là “cái đập ma” vì đã có những cái chết kỳ dị của toàn là những tay bơi lội giỏi, nhưng ai cũng phải sử dụng nó thường xuyên. Thầy Barnabé nổi tiếng là một người bơi lội rất giỏi.
Lần này, chiếc ghe của thầy qua cửa đập nước đang chảy xiết, bị chông chênh vướng vào thềm đập và chìm. Mọi người nhảy ra khỏi ghe kịp thời, và vớ được những cái cừ là những cọc gỗ lớn ở hai bên cửa đập, duy cô bé thì bị trôi ra sông lớn. Thầy Barnabé nghĩ là phải tự mình cứu cô bé, thầy xăn vén áo dòng lên và bơi ra sông lớn, tuy rằng mấy cậu thanh niên bảo để họ cứu cô bé, không cần thầy phải lo. Tất cả bơi theo dòng nước lũ từ cửa đập chảy mạnh ra. Cô bé cũng la lên trấn an thầy là cô sẽ bơi được vào bờ. Cả hai đã trôi ra xa ở đuôi dòng nước xiết. Quả thế, khi thầy bơi gần đến cô bé thì cô bé đã được thoát nạn nhưng thầy thì bị chìm ngay và không ai có thể vớt được thầy nữa. Khi ghe bị nạn, các thanh niên đã cùng hô to để kêu dân làng ra cứu chữa. Nhiều người ra bờ sông để xem tai nạn.
Đám đông tụ tập ra bờ sông, và nhiều người đã bơi lội lần mò khắp vùng sông, nhưng vẫn thất vọng, không tài nào cứu được thầy. Sau mấy tiềng đồng hồ và mãi cho đến chiều, họ chỉ còn cố gắng tìm cho ra xác của thầy để lo chôn cất nhưng không tìm thấy. Cuối cùng, họ dùng phương pháp đặc biệt là thả rất nhiều loạt những lưỡi câu dây (nhiều lưỡi câu gắn và một sợi dây dài) để rà khắp đáy sông. Cho đến chiều mát thì một lưỡi câu mắc vào tay áo của thầy và lôi được vào bờ. Tin tai nạn được báo về nhà dòng ở Kim Châu để phái người đại diện đến dự việc chôn cất của thầy Barnabé. Và thầy được chôn ở một gò mả gần nhà thờ. Sau này nghe nói là thầy có dự định sẽ rời dòng tu để hồi tục cuối năm đó, nhưng cái chết của thầy đã xảy ra trước khi thi hành ý định.
Cái chết của thầy là một biến cố bi ai và làm cho dân địa phương sợ hãi một lúc, nhưng mọi sự không thoát khỏi quyền năng của Thiên Chúa. Hay đó là ý dịnh nhiệm mầu của Người để thầy Barnabé còn được chết trong áo nhà tu chăng?
Năm kế tiếp, thầy Thaddée được chỉ định về Xóm Chuối và chính thầy đã dẫn dắt tôi nối gót anh tôi (thầy Vénard) nhập dòng, và thầy đã yêu thương đặc biệt và giúp đỡ tôi rất nhiều trong cuộc đời tu trì.
Còn tiếp
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 2 Tháng 3 02, 2009 11:25 pm
QUÊ TÔI TRONG THỜI CUỘC MỚI
Tuy những ngày xáo trộn vì thế chiến thứ hai hay thời kháng chiến Việt Minh, khắp các nơi trong Liên Khu V đã gặp cảnh khó khăn vì bị bế môn tỏa cảng và đe dọa chính trị, quê tôi tương đối chịu ảnh hưởng rất nhẹ. Ruộng đất không sợ mất mùa, thức ăn do sông biển cung cấp không thay đổi. Họ đạo Xóm Chuối với người Công giáo xúm xít đùm bọc nhau, người cán bộ Cộng sản không dễ vào theo dõi, cho nên vẫn bình yên.
Dân chúng lại được mục kích cuộc truy kích hải quân Nhật sắp thua trận đang vơ vét tài sản vùng Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương mang về nước; không quân Hoa Kỳ bám sát ném bom tiêu diệt đoàn tàu trên dọc bờ biển Việt Nam, đánh đắm cả. Người lính Nhật chết vô số trôi dạt vào bãi biển Phương Mai gây cảnh tang tóc kinh hồn. Người địa phương cứ phải đào hố trong bãi cát chôn vùi tập thể đi thôi. Các tàu bị đắm đưa những thùng dầu lửa thô, những kiện cao su mới chế tạo, những tấm bạch lạp trắng, v. v. trôi dạt ngổn ngang vào bờ biển. Người dân cứ ra bãi lượm mang về nhà, rồi đem bán ra góp được một số tiền đáng kể. Dầu thô của Nhật đã giúp dân Bình Định dùng để thắp đèn trong nhà hay các lớp học bình dân hay sinh hoạt buổi tối liền mấy năm. Cá biển bắt được cũng bị hôi mùa dầu lửa nhiều năm. Cao su dùng làm đế dép cho dân chúng mang. Rất nhiều bao gạo nằm trong tàu bị hư hỏng, nhưng người dân tha hồ thu lấy dùng để nuôi heo gà.
Tiếp theo đó, với cảnh thành phố Qui Nhơn bị tàn phá, các đồ dùng sang trọng trong nhà cũng như gạch ngói phá ra bị dân quân Cộng sản canh gác đem bán tháo lấy tiền bỏ túi tư. Dân Xóm Chuối nhờ sẵn ghe thuyền và dòng song để chuyên chở, có thể mua với giá hời về xây cất trang bị nhà cửa của mình. Nhiều nhà ngói nổi lên với bàn ghế đẹp một cách dễ dàng nhanh chóng. Nhờ của trời cho, dân Xóm Chuối có bề hưng thịnh hơn.
Trong thời kháng chiến, vì thiếu lúa gạo, chính phủ bắt buộc dân chúng phải ăn cơm có pha các loại khoai lang, khoai mì hay bắp. Nhưng trong họ Xóm Chuối, đa số vẫn còn ăn cơm gạo nguyên chất mà ít sợ bị chính phủ trừng phạt. Do đó, dân Xóm Chuối vẫn thấy may mắn an nhàn hơn các nơi khác.
Dân chúng lại được mục kích cuộc truy kích hải quân Nhật sắp thua trận đang vơ vét tài sản vùng Miến Điện, Mã Lai, Nam Dương mang về nước; không quân Hoa Kỳ bám sát ném bom tiêu diệt đoàn tàu trên dọc bờ biển Việt Nam, đánh đắm cả. Người lính Nhật chết vô số trôi dạt vào bãi biển Phương Mai gây cảnh tang tóc kinh hồn. Người địa phương cứ phải đào hố trong bãi cát chôn vùi tập thể đi thôi. Các tàu bị đắm đưa những thùng dầu lửa thô, những kiện cao su mới chế tạo, những tấm bạch lạp trắng, v. v. trôi dạt ngổn ngang vào bờ biển. Người dân cứ ra bãi lượm mang về nhà, rồi đem bán ra góp được một số tiền đáng kể. Dầu thô của Nhật đã giúp dân Bình Định dùng để thắp đèn trong nhà hay các lớp học bình dân hay sinh hoạt buổi tối liền mấy năm. Cá biển bắt được cũng bị hôi mùa dầu lửa nhiều năm. Cao su dùng làm đế dép cho dân chúng mang. Rất nhiều bao gạo nằm trong tàu bị hư hỏng, nhưng người dân tha hồ thu lấy dùng để nuôi heo gà.
Tiếp theo đó, với cảnh thành phố Qui Nhơn bị tàn phá, các đồ dùng sang trọng trong nhà cũng như gạch ngói phá ra bị dân quân Cộng sản canh gác đem bán tháo lấy tiền bỏ túi tư. Dân Xóm Chuối nhờ sẵn ghe thuyền và dòng song để chuyên chở, có thể mua với giá hời về xây cất trang bị nhà cửa của mình. Nhiều nhà ngói nổi lên với bàn ghế đẹp một cách dễ dàng nhanh chóng. Nhờ của trời cho, dân Xóm Chuối có bề hưng thịnh hơn.
Trong thời kháng chiến, vì thiếu lúa gạo, chính phủ bắt buộc dân chúng phải ăn cơm có pha các loại khoai lang, khoai mì hay bắp. Nhưng trong họ Xóm Chuối, đa số vẫn còn ăn cơm gạo nguyên chất mà ít sợ bị chính phủ trừng phạt. Do đó, dân Xóm Chuối vẫn thấy may mắn an nhàn hơn các nơi khác.
CẢNH TÚNG THIẾU CỦA NHÀ DÒNG
Ở tu viện, anh em đều phải ăn cơm có pha trộn khoai mà thức ăn không có bao nhiêu. Mắm và rau muống vẫn được xài tối đa. Trước kia, nhà Dòng sống được nhờ tiền của Giáo hội Pháp giúp đỡ do Đức Giám mục trao cho, cũng như nhờ thu hoạch từ khu ruộng đất bao la của nhà Dòng ở Phan Rí, và một số ít ruộng ở gần Làng Sông. Bây giờ Đức Cha Piquet Lợi bị kẹt ở Nha Trang, không còn thể liên lạc với nhà Dòng. Thu hoạch đồng ruộng Phan Rí bị cắt đứt hoàn toàn, chỉ nhờ vào cánh đồng Câu Gioan gần Làng Sông. Chính phủ mới đánh thuế rất nặng vào tài sản của Giáo hội Công giáo. Anh em phai góp công cày cấy, gieo vãi, cắt dọn cỏ và gặt lúa ở đồng ruộng của Dòng. Chúng tôi phảI làm đủ thứ nghề nặng nhọc để mưu sinh. Chúng tôi phải làm nhà in với một vài máy cũ của nhà in Mission dời ra vùng núi Đại An, chữ phải sắp tay chậm chạp, máy phải đap bằng chân cho chạy mà số lượng sản xuất ít oi. Chúng tôi phải làm giấy cực nhọc. Chúng tôi đã thường phải đi bộ đẩy kéo chiếc xe cộ trên đường đá gồ ghề quanh queo để chở bột giấy từ Vân Canh xa hơn 20 cây số về nhà Dòng, chân mang dép Bình Trị Thiên. Chúng tôi phải nấu bột mì thành hồ để phết trên mặt giấy cho khỏi đẫm mực mới bán được. Chúng tôi phải quay máy trục bằng tay để cán giấy cho láng mặt. Chúng tôi phải làm lụng mỗi ngày 10 tiếng để có đủ tiền sống. Ăn uống vẫn thiếu chất bổ dưỡng. Phương tiện sinh sống của tu viện thật gặp khó khăn cực điểm. Bề trên André phải chạy chọt đó đây để kiếm chút tiền bạc chi dụng trong Dòng. Nhà Dòng hằng ngày sau thánh lễ phải giăng tay đọc kinh cầu nguyện cách riêng xin thánh Giuse phù trợ.
Việc học hành của chúng tôi cũng khó khăn vì không có sách vở. Nhiều khi các thầy mượn được tài liệu nào là phải gấp rúc chép lại để dùng trước khi trả lại cho người ta. Sách phải tháo ra chia nhau chép rồi đóng lại trả cho chủ. (Chúng tôi cũng đã học được nghề đóng sách). Cuốn sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim phải nhờ tôi chép những trang có chữ Hán (Bình Ngô Đại Cáo). Đệ tử chúng tôi phải chép tay bài học, bài làm trên giấy thô cộm màu vàng sậmđể học. Cũng may cho tôi vì sáng dạ và trí nhớ tốt, cho nên sau khi thầy giảng, tôi như đã in vào trí óc mà không cần ghi chép cho lắm. Nhưng tôi vẫn thường đứng đầu lớp vì rất giỏi Toán và Khoa học. Đặc biệt tôi sở trường về Hình học Chứng minh vì nhờ trí suy luận sắc bén, một môn học nhiều người không nuốt trôi. Ở Mỹ, học sinh cố tránh môn học này, hay chờ lên trên dùng Hình học Giải tích (analytic geometry) giải quyết dễ dàng hơn. Môn học này xem ra ít có ứng dụng thực tế, nhưng nó rèn luyện được trí óc con người trong các logic của cuộc đời.
Việc học hành của chúng tôi cũng khó khăn vì không có sách vở. Nhiều khi các thầy mượn được tài liệu nào là phải gấp rúc chép lại để dùng trước khi trả lại cho người ta. Sách phải tháo ra chia nhau chép rồi đóng lại trả cho chủ. (Chúng tôi cũng đã học được nghề đóng sách). Cuốn sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim phải nhờ tôi chép những trang có chữ Hán (Bình Ngô Đại Cáo). Đệ tử chúng tôi phải chép tay bài học, bài làm trên giấy thô cộm màu vàng sậmđể học. Cũng may cho tôi vì sáng dạ và trí nhớ tốt, cho nên sau khi thầy giảng, tôi như đã in vào trí óc mà không cần ghi chép cho lắm. Nhưng tôi vẫn thường đứng đầu lớp vì rất giỏi Toán và Khoa học. Đặc biệt tôi sở trường về Hình học Chứng minh vì nhờ trí suy luận sắc bén, một môn học nhiều người không nuốt trôi. Ở Mỹ, học sinh cố tránh môn học này, hay chờ lên trên dùng Hình học Giải tích (analytic geometry) giải quyết dễ dàng hơn. Môn học này xem ra ít có ứng dụng thực tế, nhưng nó rèn luyện được trí óc con người trong các logic của cuộc đời.
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 6 Tháng 3 06, 2009 12:12 am
TU TRÌ VÀ HỌC VẤN
Đời sống tu viện thánh Giuse nhằm đào tạo những tu sĩ để sống một cuộc sống đạo đức thâm sâu và có khả năng riêng biệt để phục vụ cho dân Chúa trong các trường Công giáo. Phần đạo đức được hun đúc qua tinh thần và tập quán của nhà tu trong việc tìm hiểu về Chúa và vâng theo điều Chúa dạy trong sinh hoạt hằng ngày. Phần chuyên môn dạy dỗ đòi hỏi phải có một trình độ học vấn đầy đủ để truyền. thụ lại cho giới trẻ.
Từ khi gia nhập tu viện, các đệ tử được hướng dẫn do các thầy kinh nghiệm trong tinh thần và nếp sống hằng ngày theo quy định của luật pháp riêng. Vì đi tu là việc tình nguyện cho nên đệ tử sẵn sàng nghe theo người hướng dẫn, cũng như bằng lòng lãnh nhận sự sửa chữa hay phần phạt do sự lỗi lầm của mình. Do đó lúc nào đệ tử cũng được theo dõi bởi một thầy giám thị ở gần kề. Mọi sinh hoạt đều theo tiếng chuông mời gọi vào đúng giờ giấc nhất định. Việc giữ thinh lặng cũng là một yếu tố cần thiết cho kỷ luật. Theo tiếng chuông, mọi người phải vào hàng lối rập ràng cùng nhau đi đến nơi chốn chỉ định. Có khi đang vui chơi nói chuyện ồn ào, nhưng có tiếng chuông là phải im lặng tức khắc để theo sinh hoạt kế tiếp.
Từ sáng sớm, khi nghe tiếng chuông báo thức (5 giờ 30), mọi người phải rời khỏi giường tức khắc. Trong 15 phút, phải rửa mặt, thu gọn mọi chuyện để vào nhà thờ. Sau khi đọc ít kinh vắn tắt là đến nửa giờ nguyện ngắm, một sinh hoạt cần thiết ở nhà tu mà giáo dân thường không quen biết. Ở nhà tu, việc đọc kinh bằng miệng không dài dòng, nhưng việc nguyện ngắm là điều cốt yếu cho cuộc sống đạo đức. Nguyện ngắm là suy niệm thấu đáo những điều Chúa dạy và tìm hiểu cách thực hành đúng đắn những điều đó với sự cố gắng cá nhân không ngừng. Muốn quen sự nguyện ngắm, ban đầu có những người đi trước đã am tường giúp đỡ để dần dà mỗi người có thể tự suy niệm, vì nguyện ngắm là điều mỗi cá nhân phải tự làm lấy trong yên tịnh. Sau đó là giờ thánh lễ để xin ơn Chúa phù trợ cho mọi nỗ lực thánh hóa của mình. Buổi trưa, trước giờ ăn sẽ có khoảng 15 phút để mỗi người kiểm soát lại một nhân đức mình chú ý tập tành để xem xét sự lỗi lầm và tìm cách sửa chữa. Buổi chiều tối, sau khi lần một tràng hạt Mân côi, sẽ có giờ kinh kết thúc ngày, để suy xét tổng quát hành động của mình trong ngày, cám ơn Chúa và xin Người ban phúc lành. Ngày Chúa nhật, buổi chiều có giờ Kinh Chiều phụng vụ và chầu Mình Thánh Chúa. Ngày xưa, nhà Dòng hát bình ca tiếng La-tinh cho thánh lễ ngày Chúa nhật và lễ trọng cũng như giờ Kinh Chiều và giờ chầu Mình Thánh Chúa. Mỗi tháng thường có một ngày tỉnh tâm để chú trọng nhều hơn về đời sống đạo đức. Ngoài ra, việc đọc sách thiêng liêng cũng là điều một tu sĩ phải làm để học đòi tư tưởng và nếp sống của những người đạo dức cao siêu và bậc thánh nhân. Cho nên thường ngày mọi người giữ thinh lặng để nghe một người đọc sách thiêng liêng trong giờ ăn trưa và tối.
Việc học hành để mai sau thành một thầy giáo đầy khả năng trong nhà trường là một sự học tập cần thiết cho mục đích hội dòng. Vì thế, người đệ tử phải có một trí khôn tốt và phải nỗ lực dùi mài cho có sự tiến bộ hiểu biết đúng tiêu chuẩn. Bầu không khí yên tịnh của nhà tu cũng giúp cho nỗ lực học tập cũng như hiệu quả cao của những thầy dạy để giúp mỗi người đạt đến một trình độ xuất sắc. Các thầy dạy là những người tận tâm, giỏi giang và cần cù dạy dỗ. Kỷ luật chặt chẽ nhà tu cũng giúp cho người đệ tử tập trung nỗ lực vào việc học hành. Vì thế, người đệ tử không phải chia trí theo những trò chơi phù phiếm ở ngoài đời. Việc học hành này không chỉ mục đích trau giồi trí thức cho riêng mình mà còn là một dấn thân cho việc tông đồ nhà tu giúp ích cho việc đào tạo những giáo hữu sống theo tinh thần đạo đức tốt nữa. Người nào cũng phải tìm một môn học riêng biệt phù hợp vớI khả năng của mình để tìm hiểu sâu rộng, nhưng nếu còn có khả năng mở rộng thêm đến môn khác cũng được khuyến khích nâng đỡ. Chẳng những thế, thêm vào việc tu sĩ trau giồi phần tri thức như các trường ngoài đời, tu sĩ còn phải học sâu xa về giáo lý để giúp người học sinh sau này còn có một căn bản đạo đức chắc chắn cho đời sống của một người giáo dân tốt. Mỗi ngày trong các lớp học của anh em Dòng Thánh Giuse đều có một giờ dạy giáo lý cho học sinh. Vì mục đích trí thức và đạo đức đòi hỏi cho một tu sĩ Dòng Thánh Giuse, tuy các đệ tử thường phải được lựa chọn cho nhập dòng trong những trẻ em có một trí thông minh khả quan, nhưng cũng có thể sau một số năm học tập, em nào không đạt được tiêu chuẩn cần thiết có thể bị trả về gia đình. Dù vậy, những em này cũng hấp thụ được những cái đẹp của nhà tu và sẽ là những người tốt cho xã hội và Giáo hội.
Nói tóm lại, vì mục đích của nhà Dòng đòi hỏi những điều kiện đạo đức và học vấn cao hơn bên ngoài do tinh thần phục vụ tha nhân của nhà dòng, và vì thế, số người được lựa chọn để tuyên khấn sau khi được thanh lọc sẽ giảm xuống ít hơn khi được nhập dòng.
Peter-Hoàng
Từ khi gia nhập tu viện, các đệ tử được hướng dẫn do các thầy kinh nghiệm trong tinh thần và nếp sống hằng ngày theo quy định của luật pháp riêng. Vì đi tu là việc tình nguyện cho nên đệ tử sẵn sàng nghe theo người hướng dẫn, cũng như bằng lòng lãnh nhận sự sửa chữa hay phần phạt do sự lỗi lầm của mình. Do đó lúc nào đệ tử cũng được theo dõi bởi một thầy giám thị ở gần kề. Mọi sinh hoạt đều theo tiếng chuông mời gọi vào đúng giờ giấc nhất định. Việc giữ thinh lặng cũng là một yếu tố cần thiết cho kỷ luật. Theo tiếng chuông, mọi người phải vào hàng lối rập ràng cùng nhau đi đến nơi chốn chỉ định. Có khi đang vui chơi nói chuyện ồn ào, nhưng có tiếng chuông là phải im lặng tức khắc để theo sinh hoạt kế tiếp.
Từ sáng sớm, khi nghe tiếng chuông báo thức (5 giờ 30), mọi người phải rời khỏi giường tức khắc. Trong 15 phút, phải rửa mặt, thu gọn mọi chuyện để vào nhà thờ. Sau khi đọc ít kinh vắn tắt là đến nửa giờ nguyện ngắm, một sinh hoạt cần thiết ở nhà tu mà giáo dân thường không quen biết. Ở nhà tu, việc đọc kinh bằng miệng không dài dòng, nhưng việc nguyện ngắm là điều cốt yếu cho cuộc sống đạo đức. Nguyện ngắm là suy niệm thấu đáo những điều Chúa dạy và tìm hiểu cách thực hành đúng đắn những điều đó với sự cố gắng cá nhân không ngừng. Muốn quen sự nguyện ngắm, ban đầu có những người đi trước đã am tường giúp đỡ để dần dà mỗi người có thể tự suy niệm, vì nguyện ngắm là điều mỗi cá nhân phải tự làm lấy trong yên tịnh. Sau đó là giờ thánh lễ để xin ơn Chúa phù trợ cho mọi nỗ lực thánh hóa của mình. Buổi trưa, trước giờ ăn sẽ có khoảng 15 phút để mỗi người kiểm soát lại một nhân đức mình chú ý tập tành để xem xét sự lỗi lầm và tìm cách sửa chữa. Buổi chiều tối, sau khi lần một tràng hạt Mân côi, sẽ có giờ kinh kết thúc ngày, để suy xét tổng quát hành động của mình trong ngày, cám ơn Chúa và xin Người ban phúc lành. Ngày Chúa nhật, buổi chiều có giờ Kinh Chiều phụng vụ và chầu Mình Thánh Chúa. Ngày xưa, nhà Dòng hát bình ca tiếng La-tinh cho thánh lễ ngày Chúa nhật và lễ trọng cũng như giờ Kinh Chiều và giờ chầu Mình Thánh Chúa. Mỗi tháng thường có một ngày tỉnh tâm để chú trọng nhều hơn về đời sống đạo đức. Ngoài ra, việc đọc sách thiêng liêng cũng là điều một tu sĩ phải làm để học đòi tư tưởng và nếp sống của những người đạo dức cao siêu và bậc thánh nhân. Cho nên thường ngày mọi người giữ thinh lặng để nghe một người đọc sách thiêng liêng trong giờ ăn trưa và tối.
Việc học hành để mai sau thành một thầy giáo đầy khả năng trong nhà trường là một sự học tập cần thiết cho mục đích hội dòng. Vì thế, người đệ tử phải có một trí khôn tốt và phải nỗ lực dùi mài cho có sự tiến bộ hiểu biết đúng tiêu chuẩn. Bầu không khí yên tịnh của nhà tu cũng giúp cho nỗ lực học tập cũng như hiệu quả cao của những thầy dạy để giúp mỗi người đạt đến một trình độ xuất sắc. Các thầy dạy là những người tận tâm, giỏi giang và cần cù dạy dỗ. Kỷ luật chặt chẽ nhà tu cũng giúp cho người đệ tử tập trung nỗ lực vào việc học hành. Vì thế, người đệ tử không phải chia trí theo những trò chơi phù phiếm ở ngoài đời. Việc học hành này không chỉ mục đích trau giồi trí thức cho riêng mình mà còn là một dấn thân cho việc tông đồ nhà tu giúp ích cho việc đào tạo những giáo hữu sống theo tinh thần đạo đức tốt nữa. Người nào cũng phải tìm một môn học riêng biệt phù hợp vớI khả năng của mình để tìm hiểu sâu rộng, nhưng nếu còn có khả năng mở rộng thêm đến môn khác cũng được khuyến khích nâng đỡ. Chẳng những thế, thêm vào việc tu sĩ trau giồi phần tri thức như các trường ngoài đời, tu sĩ còn phải học sâu xa về giáo lý để giúp người học sinh sau này còn có một căn bản đạo đức chắc chắn cho đời sống của một người giáo dân tốt. Mỗi ngày trong các lớp học của anh em Dòng Thánh Giuse đều có một giờ dạy giáo lý cho học sinh. Vì mục đích trí thức và đạo đức đòi hỏi cho một tu sĩ Dòng Thánh Giuse, tuy các đệ tử thường phải được lựa chọn cho nhập dòng trong những trẻ em có một trí thông minh khả quan, nhưng cũng có thể sau một số năm học tập, em nào không đạt được tiêu chuẩn cần thiết có thể bị trả về gia đình. Dù vậy, những em này cũng hấp thụ được những cái đẹp của nhà tu và sẽ là những người tốt cho xã hội và Giáo hội.
Nói tóm lại, vì mục đích của nhà Dòng đòi hỏi những điều kiện đạo đức và học vấn cao hơn bên ngoài do tinh thần phục vụ tha nhân của nhà dòng, và vì thế, số người được lựa chọn để tuyên khấn sau khi được thanh lọc sẽ giảm xuống ít hơn khi được nhập dòng.
Peter-Hoàng
:h45:
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: HỒI KÝ - Xfr. Christophe Hoàng
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 7 Tháng 3 07, 2009 5:15 pm
DU NGOẠN
Những năm rèn luyện trong tu viện thật gay go với kỷ luật nghiêm nhặt cũng như những cố gắng cao độ có thể làm cho người đệ tử mệt nhọc, nhưng tu viện cũng tìm cách cho tâm hồn thư dãn, bớt căn thẳng cho những nỗ lực kế tiếp. Cho nên ngoài những buổi sinh hoạt văn nghệ ca hát, các đệ tử vào ngày Chúa nhật hay dịp hè được đi du ngoạn đó đây để giải trí. Mỗi chiều Chúa nhật, các đệ tử thường đi ra ngoài vui chơi hoặc thể thao hoặc ngắm cảnh. Tu viện Kim Châu cách thành Bình Định độ một cây số, cho nên thường nhiều Chúa nhật. anh em đến đấy chơi túc cầu, hay chạy nhảy trên tường thành..
Thành Bình Định được xây dưới thời chúa Nguyễn theo kiểu Vauban của Pháp (tương tự như thành Huế hay thành Diên Khánh ở Hà Dừa, gần Nha Trang). Thành có tường dày bằng đá ong hình vuông mỗi chiều độ một cây số, với ba cửa ra vào ở phía đông, phía tây và phía nam (không có cửa phía bắc). Bên ngoài tường là một con hào hẹp, không sâu lắm. Bên trong đổ đất thoải thoải xuống nền. Ba cửa được xây bằng gạch chắc chắn, bên trên có vọng gác. Cánh cửa to lớn khép mở với bánh xe gỗ. Ở bên trong thành là dinh của ba vị quan đầu tỉnh: tổng đốc, bố chính và án sát. Ba vị quan tỉnh Bình Định này còn có quyền trên những tỉnh nhỏ lân cận như Quảng Ngãi và Phú Yên. Ở đây cũng có một hành cung là tòa nhà để vua ngự đến thăm tỉnh, phía trước có sân gạch rộng cho các quan chầu vua. Hành cung mặt trước để trống không cửa để nhìn ra sân chầu. Không ai được vào trong cung, nhưng anh em đứng ngoài có thể nhìn xem trang trí bên trong. Xa hơn có trụ cờ trên nổng. Gần hành cung có một sân vận động mà anh em thường đến đá bóng. Xung quanh sân vận động có một lối đi bầu dục anh em có thể chạy thể thao. Hai mặt của sân vận động giáp với tường thành, cho nên anh em có thể ngồi thoải mái để xem trận đá bóng. Vì trong thành là chỗ của các quan, cho nên dân cư không có được nhiều, chỉ là những người phục dịch cho quan quyền thôi. Trong thành vì thế có nhiều khoảnh đất rộng có cỏ êm để chơi những trò vui khác nữa. Thành Bình Định ngày xưa mang tên là Qui Nhơn, nơi mà trong lịch sử, ông Nguyễn Nhạc đã lập mưu trá hàng xâm nhập vào để chiếm thành và đánh đuổi quân chúa Nguyễn đi. (Thành Qui Nhơn bây giờ là do người Pháp lập nên làm tỉnh lỵ để cai trị.) Thành Bình Định đã bị Việt Minh phá bằng trong những năm kháng chiến chống Pháp, chỉ trừ ra ba cửa còn sót lại.
Anh em thỉnh thoảng cũng đi chơi xa hơn ở hai khu có các tháp Chàm: khu tháp Bánh Ít (Tour d’Argent) phía nam và khu tháp Cảnh Tiên ở phía đông bắc (Tour d’Or) gần chùa Tháp Mười. Chùa Tháp Mười hay Thập Tháp vì có mười tháp là mộ các cao tăng xưa. Đây cũng là nơi trước kia vua Gia Long tạm trốn tránh khi bại trận trong chiến tranh với anh em Tây Sơn. Trên đỉnh đồi cao nhất nơi khu tháp Bánh Ít, anh em có đặt một tượng Đức Mẹ để có khi anh em leo lên kính viếng.
Gần tu viện có lăng thờ Võ Tánh, một võ quan tài giỏi nổi tiếng của vua Gia Long. Ông đã tự thiêu trong lầu bát giác sau khi thất trận với quân lính Tây Sơn và nài xin Tây Sơn đừng sát hại quân lính của ông. Lăng có tường vây quanh một khoảnh đất rộng, phía trước là dãy nhà nghi lễ, phía sau là lầu bát giác và mộ Võ Tánh cùng bức bia ghi tạc công ơn. Anh em cũng thường đến đây vui chơi trong cảnh trí yên tịnh đẹp đẽ. Cách lăng Võ Tánh không xa có ngôi chùa danh tiếng Song Nghĩa Tự. Ở đây có thờ hai người bạn thân thiết theo truyền tụng đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong nhiều trường hợp éo le. Hai bức tượng đá to lớn tạc hình hai anh em là do một vua Lào cảm mến tình chung thủy hai anh em ban tặng cho chùa.
Trong dịp hè, để nhường chỗ yên tịnh cho các sư huynh tản mác làm việc ở các nơi tụ tập về tỉnh tâm, khấn lại ngày 16 tháng 7 (lễ Đức Mẹ Camêlô) và lãnh nhiệm sở mới, các đệ tử thường rời tu viện khoảng một tháng để đi đến hoặc tiểu chủng viện Làng Sông hoặc đại chủng viện Qui Nhơn du ngoạn (lúc chủng sinh được về gia đình nghỉ hè). Ở Qui Nhơn, anh em có dịp vui thú ở bãi biển gần Gành Ráng (sau này có mộ Hàn Mặc Tử chôn trên sườn núi ở đây).
Cũng có một vài dịp anh em được đến thăm viếng trại phung nổi tiếng Qui Hòa. Trại này cách Qui Nhơn độ 4 cây số qua một cái đèo. Cảnh trí ở đây rất đẹp vì là một thung lũng hẻo lánh sát biển biệt lập có núi bao bọc xung quanh. Ngoài các trại cho người phung cần được săn sóc chuyên chữa thì chỉ có một ít nhà của người dân làng là những người mắc bệnh nhẹ hay đã được chữa khỏi, ẩn hiện trong những chòm dừa trên bãi cát trắng. Ngôi nhà thờ xây kiểu Gothic đẹp đẽ và khu quản trị tiện nghi trông rất hấp dẫn. Trại này được các Sơ người Pháp thuộc dòng Phan Sinh Truyền Giáo chăm lo. Anh em nghe rằng Sơ Mẹ Nhất ở đây thuộc gia đình giàu có đã hy sinh dấn thân phục vụ cho những người xấu số nhất trên đời. Cơ sở đẹp đẽ ở đây là do bà thiết kế cho những người bất hạnh với sự giúp đỡ của quan Công sứ Pháp tại Qui Nhơn.
Gần tu viện có lăng thờ Võ Tánh, một võ quan tài giỏi nổi tiếng của vua Gia Long. Ông đã tự thiêu trong lầu bát giác sau khi thất trận với quân lính Tây Sơn và nài xin Tây Sơn đừng sát hại quân lính của ông. Lăng có tường vây quanh một khoảnh đất rộng, phía trước là dãy nhà nghi lễ, phía sau là lầu bát giác và mộ Võ Tánh cùng bức bia ghi tạc công ơn. Anh em cũng thường đến đây vui chơi trong cảnh trí yên tịnh đẹp đẽ. Cách lăng Võ Tánh không xa có ngôi chùa danh tiếng Song Nghĩa Tự. Ở đây có thờ hai người bạn thân thiết theo truyền tụng đã thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong nhiều trường hợp éo le. Hai bức tượng đá to lớn tạc hình hai anh em là do một vua Lào cảm mến tình chung thủy hai anh em ban tặng cho chùa.
Trong dịp hè, để nhường chỗ yên tịnh cho các sư huynh tản mác làm việc ở các nơi tụ tập về tỉnh tâm, khấn lại ngày 16 tháng 7 (lễ Đức Mẹ Camêlô) và lãnh nhiệm sở mới, các đệ tử thường rời tu viện khoảng một tháng để đi đến hoặc tiểu chủng viện Làng Sông hoặc đại chủng viện Qui Nhơn du ngoạn (lúc chủng sinh được về gia đình nghỉ hè). Ở Qui Nhơn, anh em có dịp vui thú ở bãi biển gần Gành Ráng (sau này có mộ Hàn Mặc Tử chôn trên sườn núi ở đây).
Cũng có một vài dịp anh em được đến thăm viếng trại phung nổi tiếng Qui Hòa. Trại này cách Qui Nhơn độ 4 cây số qua một cái đèo. Cảnh trí ở đây rất đẹp vì là một thung lũng hẻo lánh sát biển biệt lập có núi bao bọc xung quanh. Ngoài các trại cho người phung cần được săn sóc chuyên chữa thì chỉ có một ít nhà của người dân làng là những người mắc bệnh nhẹ hay đã được chữa khỏi, ẩn hiện trong những chòm dừa trên bãi cát trắng. Ngôi nhà thờ xây kiểu Gothic đẹp đẽ và khu quản trị tiện nghi trông rất hấp dẫn. Trại này được các Sơ người Pháp thuộc dòng Phan Sinh Truyền Giáo chăm lo. Anh em nghe rằng Sơ Mẹ Nhất ở đây thuộc gia đình giàu có đã hy sinh dấn thân phục vụ cho những người xấu số nhất trên đời. Cơ sở đẹp đẽ ở đây là do bà thiết kế cho những người bất hạnh với sự giúp đỡ của quan Công sứ Pháp tại Qui Nhơn.
Cuộc viếng thăm này với sự giữ gìn rất tỉ mỉ để tránh bị lây vì đây là một chứng bệnh khủng khiếp. Anh em phải mang giày riêng vào trại và không được động chạm bất cứ một cái gì ở đấy. Nhìn thấy những người tàn tật mặt mũi sần sùi, tay chân không nguyên vẹn gây cho anh em một ấn tượng mạnh về số phận con người cũng như cái chết khổ đau mà không một cuộc tĩnh tâm nguyện ngắm nào mà ai có thể suy nghĩ tới. Anh em lại càng cảm phục tinh thần bác ái hy sinh sâu xa của các Sơ phục vụ ở đây. Không lạ gì khi chúng tôi mới bước vào nhà thờ đã thấy có một Sơ áo mặc dòng trắng toát, quỳ bất động như một pho tượng chầu Mình Thánh Chúa và thay phiên nhau liên tục, vì chỉ có ân huệ đặc biệt của Chúa các Sơ mới có sức mạnh tinh thần trong sứ mệnh độc đáo này.
Du ngoạn ở nhà tu chỉ là những cách giải trí lành mạnh để bồi bổ thể xác và tâm hồn cho những người đã chấp nhận cuộc cuộc sống thoát trần hầu rèn luyện họ sẵn sàng dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Đó cũng là một việc góp phần vào việc thánh hóa anh em Dòng Thánh Giuse vậy
Xfr. Peter Nguyễn
Du ngoạn ở nhà tu chỉ là những cách giải trí lành mạnh để bồi bổ thể xác và tâm hồn cho những người đã chấp nhận cuộc cuộc sống thoát trần hầu rèn luyện họ sẵn sàng dấn thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Đó cũng là một việc góp phần vào việc thánh hóa anh em Dòng Thánh Giuse vậy
Xfr. Peter Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét