CỘNG ĐOÀN TU HUYNH DÒNG GIUSE PHAN RÍ.
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 6 Tháng 10 11, 2013 5:40 pm
CỘNG ĐOÀN TU HUYNH DÒNG GIUSE PHAN RÍ.
(ghi lại theo hồi ức)
Hinh ảnh chỉ mang tính minh hoạ do người viết chụp
Ghi chú : Vì nhớ đâu viết đó - Người viết xin anh em bổ túc thêm - để đầy đủ và trung thực hơn - Đa tạ
(ghi lại theo hồi ức)
Hinh ảnh chỉ mang tính minh hoạ do người viết chụp
Sau 30/04/1975, tiếp theo ngọn lửa chiến tranh là sự suy thoái về kinh tế, hầu như trên toàn miền Nam, mọi Dòng tu đều lâm vào khủng hoảng và phải lo giải quyết vấn đề nhân sự. Trước sức ép các lớp tu sĩ lần lượt trở lại Dòng, Hội đồng bề trên Dòng GIUSE đã tìm ra biện pháp là gửi các lớp về các cộng đoàn nhỏ trước kia làm kinh tế cho Dòng, trong đó có cộng đoàn Phan rí .
Tưởng cũng nên nói đôi điều về Phan rí, đây là vùng đất mà Dòng đã bài sai Sư huynh Michel Nguyễn thiếu Hy đến để mua lại một số diện tích đất nông nghiệp chuyên canh lúa làm lương thực cho hội Dòng, mảnh đất này nằm dọc quốc lộ một, rất thuận lợi đi về. Tới trước ngày thống nhất, quyền quản lý thuộc về Thầy Bosco Bộ, với tổng diện tích là 17 hecta và hai chiếc máy cày. Cơ sở có một dãy nhà kho, một dãy nhà ở nằm theo hình chữ nhất quay mặt ra đường, một chiếc sân rộng chạy suốt trước hai dẫy nhà dùng để phơi lúa . Mé bên phải là khu vườn soài và căn nhà tôn dùng làm gara, sau lưng dãy nhà là cánh đồng lúa của Dòng mà người dân thường gọi là đồng ông thầy . đây là những mảnh ruộng tốt nhất mà dòng để lại sau khi đã bán đi một số.
Như vậy là cộng đoàn Phan Rí đón cha JB Lê văn Nhì làm giám đốc, cha Irene Nguyễn thái Hiệp linh hướng, thầy Luc. làm quản lý thay thầy Bosco làm cố vấn chuyên môn ruộng, lớp kinh viện 5 được gởi về đây lúc bấy giờ có các thầy Dương Hồng, Bùi quang Thanh, Đào hưng Việt, Nguyễn văn Hùng(tồ), Hà huy Mai, Nguyễn văn Chỉnh(tuy hòa), thầy Benoird Điều chịu trách nhiệm hai chiếc máy cày, sau này anh Thanh phụ tá thầy lái một chiếc.
Đặc biệt là ngoài cộng đoàn tu sĩ nam GIUSE ra, còn có hai cộng đoàn nữ tu Mến Thánh giá cũng về đây lánh nạn, đó là 3 nữ tu Mến Thánh giá Qui Nhơn làm thành một cộng đoàn trong khu vườn soài, 5 nữ tu Mến thánh Giá Tân Bình lại ra ngoài xin một nữa miếng ruộng để làm cơ ngơi riêng.
Trong cơn lốc chiến tranh,Có một số gia đình thân nhân với quí thầy lúc bấy giờ cũng tìm đến tá túc , tạo thành một cộng đoàn giáo dân nho nhỏ , lúc đầu được cho ở tạm trong nhà gara, sau đó, nhắm bộ các gia đình này không thể về quê nên Dòng đã chia đất cho họ làm nhà và ruộng để họ sinh nhai.
Từ 9 hộ nhỏ bé lúc đầu, bây giờ đã là một họ đạo với 61 hộ và hơn 200 tín hữu, lấy bổn mạng là Ông thánh GIUSE.
Thời gian đầu, ba cộng đoàn tu sĩ và nhóm giáo dân sống liên kết với nhau, ngoài những gì thuộc về luật Dòng ra, họ đều cùng nhau tham dự thánh lễ, làm lụng dằn đổi công, với công cụ của mình, các cha thầy đã giúp đỡ hết mình trong các khâu cày bừa, đổi lại, giáo dân và các dì cấy gặt, gieo vãi và thu hoạch phụ với nhà Dòng.
Với vai trò là chủ nhà, trong các ngày lễ lớn như giáng sinh.....Dòng đều tổ chức cho tất cả mọi người tham dự, các cha, các thầy già trẻ, các dì, giáo dân lớn bé, sống gần gũi yêu thương, giữa lúc mọi người mất đi nhà cửa, tài sản ruộng vườn, tha phương cầu thực, hơi ấm của các thầy Dòng Thánh GIUSE đã thực sự đem lại nguồn an ủi vô cùng quí giá và nâng đỡ tinh thần của tất cả mọi người.
Tưởng cũng nên nói đôi điều về Phan rí, đây là vùng đất mà Dòng đã bài sai Sư huynh Michel Nguyễn thiếu Hy đến để mua lại một số diện tích đất nông nghiệp chuyên canh lúa làm lương thực cho hội Dòng, mảnh đất này nằm dọc quốc lộ một, rất thuận lợi đi về. Tới trước ngày thống nhất, quyền quản lý thuộc về Thầy Bosco Bộ, với tổng diện tích là 17 hecta và hai chiếc máy cày. Cơ sở có một dãy nhà kho, một dãy nhà ở nằm theo hình chữ nhất quay mặt ra đường, một chiếc sân rộng chạy suốt trước hai dẫy nhà dùng để phơi lúa . Mé bên phải là khu vườn soài và căn nhà tôn dùng làm gara, sau lưng dãy nhà là cánh đồng lúa của Dòng mà người dân thường gọi là đồng ông thầy . đây là những mảnh ruộng tốt nhất mà dòng để lại sau khi đã bán đi một số.
Như vậy là cộng đoàn Phan Rí đón cha JB Lê văn Nhì làm giám đốc, cha Irene Nguyễn thái Hiệp linh hướng, thầy Luc. làm quản lý thay thầy Bosco làm cố vấn chuyên môn ruộng, lớp kinh viện 5 được gởi về đây lúc bấy giờ có các thầy Dương Hồng, Bùi quang Thanh, Đào hưng Việt, Nguyễn văn Hùng(tồ), Hà huy Mai, Nguyễn văn Chỉnh(tuy hòa), thầy Benoird Điều chịu trách nhiệm hai chiếc máy cày, sau này anh Thanh phụ tá thầy lái một chiếc.
Đặc biệt là ngoài cộng đoàn tu sĩ nam GIUSE ra, còn có hai cộng đoàn nữ tu Mến Thánh giá cũng về đây lánh nạn, đó là 3 nữ tu Mến Thánh giá Qui Nhơn làm thành một cộng đoàn trong khu vườn soài, 5 nữ tu Mến thánh Giá Tân Bình lại ra ngoài xin một nữa miếng ruộng để làm cơ ngơi riêng.
Trong cơn lốc chiến tranh,Có một số gia đình thân nhân với quí thầy lúc bấy giờ cũng tìm đến tá túc , tạo thành một cộng đoàn giáo dân nho nhỏ , lúc đầu được cho ở tạm trong nhà gara, sau đó, nhắm bộ các gia đình này không thể về quê nên Dòng đã chia đất cho họ làm nhà và ruộng để họ sinh nhai.
Từ 9 hộ nhỏ bé lúc đầu, bây giờ đã là một họ đạo với 61 hộ và hơn 200 tín hữu, lấy bổn mạng là Ông thánh GIUSE.
Thời gian đầu, ba cộng đoàn tu sĩ và nhóm giáo dân sống liên kết với nhau, ngoài những gì thuộc về luật Dòng ra, họ đều cùng nhau tham dự thánh lễ, làm lụng dằn đổi công, với công cụ của mình, các cha thầy đã giúp đỡ hết mình trong các khâu cày bừa, đổi lại, giáo dân và các dì cấy gặt, gieo vãi và thu hoạch phụ với nhà Dòng.
Với vai trò là chủ nhà, trong các ngày lễ lớn như giáng sinh.....Dòng đều tổ chức cho tất cả mọi người tham dự, các cha, các thầy già trẻ, các dì, giáo dân lớn bé, sống gần gũi yêu thương, giữa lúc mọi người mất đi nhà cửa, tài sản ruộng vườn, tha phương cầu thực, hơi ấm của các thầy Dòng Thánh GIUSE đã thực sự đem lại nguồn an ủi vô cùng quí giá và nâng đỡ tinh thần của tất cả mọi người.
VUI NOEL.
Trong lúc đời sống khó khăn, mọi sức lực được dồn vào hai chữ mưu sinh, thì đời sống tinh thần là nguồn an ủi vô giá để mọi người có thể gượng lên mà đứng vững,ngoài thánh lễ hàng ngày và hàng tuần ra, thì GIÁNG SINH chính là sự kiện được chờ đợi nhất.
Các Cha Thầy thì chuẩn bị hang đá và đèn nến, tập hát lần lần, ngoài giáo dân cũng cố gắng dành dụm mua con gà , ký thịt để ăn lễ.
Lúc bấy giờ điện chưa có, ánh sáng chỉ nhờ vào mấy cây đèn măng sông và dăm ngọn nến, Thánh lễ vẫn giữ truyền thống, được dâng vào đúng nữa đêm, trước giờ lễ, tất cả mọi người đều ăn mặc tươm tất, tập trung về cơ sở chính chỗ nhà ăn của các Thầy để uống mỗi người một ly cà phê cho tỉnh táo, Thầy Kim Long quản lý, cũng đã kịp dựng một cây giáng sinh treo đầy quà được gắn số, mọi người, từ tu sĩ tới giáo dân, chờ lễ xong là sum họp lại mừng lễ và bốc thăm chơi vui.
Ngoài đường, những bụi cây bồn bồn sáng lấp lánh bởi hàng ngàn con đom đóm bu quanh không gian hoàn toàn yên tịnh và thoáng đãng , đường quốc lô nhưng vắng tanh, xe chỉ chạy ban ngày, ban đêm hầu như không có, căn nhà nguyện được nối bởi hai nhà kho đủ chỗ cho mọi người tham dự, Thánh lễ dường như luôn luôn được đồng tế bời hai Cha, sự dòm ngó của chính quyền vẫn có nhưng ở vòng ngoài, họ chưa can thiệp vào công việc phụng vụ của người tín hữu.
Mọi người tham dự thánh lễ trong tin yêu, phó dâng và trông cậy, Chúa HÀI NHI dường như cũng đồng cảm với mọi người trong sự khó nghèo khi Người nằm trên nắm rơm còn thơm mùi rạ mới, ngoài cửa lớn, đôi ba người khách lạ lấp ló đứng nhìn, lần đầu tiên trong cuộc đời của họ, sự trang nghiêm của thánh lễ hòa trong lời trầm bổng của giai điệu thánh ca chắc hẵn đã khiến họ phải lặng im mà cung kính đứng nhìn.
Lễ xong và cùng chung vui với nhau xong, mọi cộng đoàn tách ra để về dự Reveillon trong cộng đoàn của mình, giáo dân thì về nhà dự tiệc với gia đình, nói là tiệc cho oai chứ thực ra chỉ là đĩa thịt luộc và chai quốc lũi (ba xi đế). Cũng có nhà mời vài ngừơi bạn mới quen, mà đa phần là mấy anh em người dân tộc Chăm ở cùng làng, họ thấy mình ngụ ở đó nên tới làm quen và giúp đỡ. Sau này họ còn nhớ và nhắc mãi như một kỷ niệm khó quên.
Sau giờ lễ và kinh nhật tụng ra, các Thầy dùng cơm sáng và chuẩn bị lao động theo sự phân công hàng ngày, công việc đồng áng ngoài cày va cấy lúa, những việc còn lại các thầy trẻ đều có thể làm được vì hầu hết đều là thủ công và đơn giản, chẳng hạn gieo mạ, xịt thuốc, phát cỏ bờ, nhổ cỏ.....những việc này diễn ra suốt mùa lúa cho đến khi thu hoạch, nên các thầy có việc làm luôn luôn, riêng hai thầy Điều và Thanh thì được giao hai chiếc máy cày, ngoài cày ruộng nhà, lại thường xuyên đánh máy cày thuê nên hay đi vắng, lúc bấy giờ có câu....: trâu đen ăn cỏ........trâu đỏ ăn gà.......người ta cần máy cày nên "cưng" mấy người lái máy lắm, hai thầy này xem ra nhờ đó cũng khá oai!!!!!
Thích nhất là mùa gặt, mọi người đều mừng rỡ vì thành quả sau hơn ba tháng lao động của mình, các thầy thường là tom lúa và chất lúa, gặt lúa là công mướn, nhưng chủ yếu là bà con giáo dân và có sự tham gia của một vài dì (soeur) biết gặt, lúa được đem về chất lên sân, sau đó máy cày (ngoài dân thì thường dùng trâu, hoặc bò sẽ chạy vòng tròn theo chiều ngược để đạp cho rụng xuống, thường công việc này được làm vào buổi chiều sau khi đã gặt xong, lúa rụng lẫn trong rơm nên cần được xóc lên, các thầy cơm tối xong là mỗi người một cây mỏ gẩy, đánh rơm lên cho lúa lọt xuống dưới, sau hai lần đạp máy và xốc lên thì rơm được đem ra ngoài, để lại trong nhã lúa là những hạt vàng ươm, sáng mai, những hạt lúa này sẽ được đem phơi cho đến khi khô thì cất vào kho đợi ngày mang bán. Sau khi hoàn tất nhã lúa, bao giờ cũng có nồi chè, hay nồi khoai luộc, có khi là một rổ bánh ít trần hay mấy bịch kẹo đậu phộng ngào đường uống với nước trà......đang đoi đói, lại đẫm mồ hôi vì mệt, được bồi dưỡng những món này thì tuyệt trần ai.........
Ngày Chúa nhật các thầy được nghĩ, buổi chiều các thầy thường đi ra xóm đạo, nơi mà các gia đình công giáo trước ở trong gara, nay được cho ra ngoài để làm nhà, thăm hỏi và giúp đỡ.
Cũng chính trong những lần ra ngoài này, Thầy Chỉnh đã có cơ hội quen với một người con gái đi buôn lúa từ Hộ Diêm vào, sau này hai người lập gia đình và định cư ở Vũng tầu.
Thầy Hồng, Thầy Thanh, Thầy Việt cũng hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ của thôn......Tưởng đâu công việc nông tang sẽ được yên bình, nhưng không ngờ, một âm mưu đã được dọn sẵn, đang chực chờ đổ xuống trên các cộng đoàn tu và giáo dân, mà kết quả là sự phân ly vĩnh viễn, dẫn đến sự mất mát cơ sở Phan Rí và sự rời Dòng của một số đông các thầy trẻ sau này.
Minh Chuối
Các Cha Thầy thì chuẩn bị hang đá và đèn nến, tập hát lần lần, ngoài giáo dân cũng cố gắng dành dụm mua con gà , ký thịt để ăn lễ.
Lúc bấy giờ điện chưa có, ánh sáng chỉ nhờ vào mấy cây đèn măng sông và dăm ngọn nến, Thánh lễ vẫn giữ truyền thống, được dâng vào đúng nữa đêm, trước giờ lễ, tất cả mọi người đều ăn mặc tươm tất, tập trung về cơ sở chính chỗ nhà ăn của các Thầy để uống mỗi người một ly cà phê cho tỉnh táo, Thầy Kim Long quản lý, cũng đã kịp dựng một cây giáng sinh treo đầy quà được gắn số, mọi người, từ tu sĩ tới giáo dân, chờ lễ xong là sum họp lại mừng lễ và bốc thăm chơi vui.
Ngoài đường, những bụi cây bồn bồn sáng lấp lánh bởi hàng ngàn con đom đóm bu quanh không gian hoàn toàn yên tịnh và thoáng đãng , đường quốc lô nhưng vắng tanh, xe chỉ chạy ban ngày, ban đêm hầu như không có, căn nhà nguyện được nối bởi hai nhà kho đủ chỗ cho mọi người tham dự, Thánh lễ dường như luôn luôn được đồng tế bời hai Cha, sự dòm ngó của chính quyền vẫn có nhưng ở vòng ngoài, họ chưa can thiệp vào công việc phụng vụ của người tín hữu.
Mọi người tham dự thánh lễ trong tin yêu, phó dâng và trông cậy, Chúa HÀI NHI dường như cũng đồng cảm với mọi người trong sự khó nghèo khi Người nằm trên nắm rơm còn thơm mùi rạ mới, ngoài cửa lớn, đôi ba người khách lạ lấp ló đứng nhìn, lần đầu tiên trong cuộc đời của họ, sự trang nghiêm của thánh lễ hòa trong lời trầm bổng của giai điệu thánh ca chắc hẵn đã khiến họ phải lặng im mà cung kính đứng nhìn.
Lễ xong và cùng chung vui với nhau xong, mọi cộng đoàn tách ra để về dự Reveillon trong cộng đoàn của mình, giáo dân thì về nhà dự tiệc với gia đình, nói là tiệc cho oai chứ thực ra chỉ là đĩa thịt luộc và chai quốc lũi (ba xi đế). Cũng có nhà mời vài ngừơi bạn mới quen, mà đa phần là mấy anh em người dân tộc Chăm ở cùng làng, họ thấy mình ngụ ở đó nên tới làm quen và giúp đỡ. Sau này họ còn nhớ và nhắc mãi như một kỷ niệm khó quên.
SINH HOẠT THƯỜNG NGÀY.
Sau giờ lễ và kinh nhật tụng ra, các Thầy dùng cơm sáng và chuẩn bị lao động theo sự phân công hàng ngày, công việc đồng áng ngoài cày va cấy lúa, những việc còn lại các thầy trẻ đều có thể làm được vì hầu hết đều là thủ công và đơn giản, chẳng hạn gieo mạ, xịt thuốc, phát cỏ bờ, nhổ cỏ.....những việc này diễn ra suốt mùa lúa cho đến khi thu hoạch, nên các thầy có việc làm luôn luôn, riêng hai thầy Điều và Thanh thì được giao hai chiếc máy cày, ngoài cày ruộng nhà, lại thường xuyên đánh máy cày thuê nên hay đi vắng, lúc bấy giờ có câu....: trâu đen ăn cỏ........trâu đỏ ăn gà.......người ta cần máy cày nên "cưng" mấy người lái máy lắm, hai thầy này xem ra nhờ đó cũng khá oai!!!!!
Thích nhất là mùa gặt, mọi người đều mừng rỡ vì thành quả sau hơn ba tháng lao động của mình, các thầy thường là tom lúa và chất lúa, gặt lúa là công mướn, nhưng chủ yếu là bà con giáo dân và có sự tham gia của một vài dì (soeur) biết gặt, lúa được đem về chất lên sân, sau đó máy cày (ngoài dân thì thường dùng trâu, hoặc bò sẽ chạy vòng tròn theo chiều ngược để đạp cho rụng xuống, thường công việc này được làm vào buổi chiều sau khi đã gặt xong, lúa rụng lẫn trong rơm nên cần được xóc lên, các thầy cơm tối xong là mỗi người một cây mỏ gẩy, đánh rơm lên cho lúa lọt xuống dưới, sau hai lần đạp máy và xốc lên thì rơm được đem ra ngoài, để lại trong nhã lúa là những hạt vàng ươm, sáng mai, những hạt lúa này sẽ được đem phơi cho đến khi khô thì cất vào kho đợi ngày mang bán. Sau khi hoàn tất nhã lúa, bao giờ cũng có nồi chè, hay nồi khoai luộc, có khi là một rổ bánh ít trần hay mấy bịch kẹo đậu phộng ngào đường uống với nước trà......đang đoi đói, lại đẫm mồ hôi vì mệt, được bồi dưỡng những món này thì tuyệt trần ai.........
Ngày Chúa nhật các thầy được nghĩ, buổi chiều các thầy thường đi ra xóm đạo, nơi mà các gia đình công giáo trước ở trong gara, nay được cho ra ngoài để làm nhà, thăm hỏi và giúp đỡ.
Cũng chính trong những lần ra ngoài này, Thầy Chỉnh đã có cơ hội quen với một người con gái đi buôn lúa từ Hộ Diêm vào, sau này hai người lập gia đình và định cư ở Vũng tầu.
Thầy Hồng, Thầy Thanh, Thầy Việt cũng hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ của thôn......Tưởng đâu công việc nông tang sẽ được yên bình, nhưng không ngờ, một âm mưu đã được dọn sẵn, đang chực chờ đổ xuống trên các cộng đoàn tu và giáo dân, mà kết quả là sự phân ly vĩnh viễn, dẫn đến sự mất mát cơ sở Phan Rí và sự rời Dòng của một số đông các thầy trẻ sau này.
Minh Chuối
Mời đón đọc kỳ tới )
THÂU TÓM CƠ SỞ PHAN RÍ
THÂU TÓM CƠ SỞ PHAN RÍ
Ghi chú : Vì nhớ đâu viết đó - Người viết xin anh em bổ túc thêm - để đầy đủ và trung thực hơn - Đa tạ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét