THẦY (CHA) DOMNIQUE HÀ LONG ẨN, NHẠC SĨ
gửi bởi laodauu vào ngày Thứ 2 Tháng 4 01, 2013 8:22 pm
THẦY (CHA) DOMNIQUE HÀ LONG ẨN, NHẠC SĨ
Thầy (Cha) Dominique Hà Long Ẩn thuộc vào lớp thứ hai nhập Dòng Thánh Giuse, là một người đạo dức đặc biệt, và đã làm thầy coi nhà tập rất nhiều lớp anh em từ thuở đầu. Thầy vui vẻ, thông minh, rất giỏi tiếng Pháp và có năng khiếu âm nhạc rõ rệt. Thầy được đưa đi học trường Pèlerin ở Huế, đã xuất sắc với các bài hành văn tiếng Pháp (tôi có dịp đọc một số bài tập viết tay của Thầy), nhưng vì nhà Dòng cần thầy coi sóc dạy dỗ nhà tập cho nên thầy phải về lại Dòng nhận nhiệm vụ quan trọng mới. Dù bận coi nhà tập, thầy ham nhạc và luôn cần mẫn đào tạo cho anh em học hát bình ca, nhạc lý, và đánh đàn harmonium. Thời trước 1950 các lễ nghi phụng vụ trên khắp thế giới đều phải dung tiếng La-tinh, và ở nhà Dòng, mỗi Chúa nhật và Lễ trọng đều hát thánh lễ buổi sáng cũng như giờ Kinh chiều với Chầu Mình Thánh theo cung Gregorian. Mỗi người từ đệ tử cho đến các thầy đều có sẵn hai quyển sách to tướng (Graduale và Vesperale) tại chỗ trong nhà thờ. Những buổi hát phụng vụ đó phài có người đánh đờn hòa âm theo. Do đó các lớp lớn, mỗi người phải có giờ thay phiên học đờn. Học nhạc lý thì còn dễ, nhưng học hòa âm và đánh đờn khó hơn ít ai thích, có thể bỏ hoặc ngồi lãng phí tại đờn. Thầy Dominique phải cắt phiên cho mỗi người tập đánh dờn và thầy chỉ dạy và kiểm soát gắt gao không ai trốn tránh được.
Trước 1945, anh em trong Dòng phải học theo chương trình Pháp đễ lấy bằng Primaire, vì sau này phải tiếp xúc với các thừa sai người Pháp trong các giáo xứ và giao dịch với xã hội thượng lưu trong khi Pháp còn cai trị Việt Nam. Thầy Dominique đã giỏi tiếng Pháp và thích âm nhạc, cho nên thầy bắt đầu viết các bài nhạc với lời Pháp. Nhà Dòng ở Kim Châu, gần Nhà thương Kim Châu là một bệnh viện và cô nhi viện lớn do các bà Sơ Filles de la Charité người Pháp diều khiển, cho nên khi có người bệnh hoạn đều gửi sang nhà thương Kim Châu điều trị, và các Sơ Pháp chăm sóc anh em chu đáo lắm; do đó, mối tình thắm thiết và lòng biết ơn sâu xa của nhà Dòng với các Sơ thật gắn bó. Vào dịp Tết, nhà Dòng đí đến gặp các Sơ để mừng tuổi, thế là thầy Dominique phải sáng tác một bài hát mới bằng tiếng Pháp mừng các Bà. Tôi còn nhớ một vài bài này mà sau này thầy chuyển sang tiếng Việt làm kinh hát trong nhà thờ.
Một bài giọng minor thầy viết lúc Thế chiến II gieo buồn thảm sang Việt Nam tôi nhớ hai câu:
Dans ce déluge où cette affreuse guerre,
Submerge tout par ses flots déchainés….
thầy chuyển thành:
Ớ Chúa Giê-su. xin Chúa ghé mắt nhìn xem
Chúng con hiệp nhau, vang tiếng ca hát kính Người,
Cám mến lòng Cha thương xót chúng con ngày đêm,
Người hằng xuống phúc, hằng ban phát muôn ơn lành không nguôi.
Một bài khác giọng dí dỏm pha vào tiếng Pháp mấy chữ “Bà Nhứt Aimée, Bà Nhì, Bà Ba” được thầy Georges Ký (tức Cha Mai Văn Hùng, O. P.) viết tiếng Việt:
Gió bốc tung trời, truyền thống tội lỗi đến nơi,
Trái cấm ăn rồi, tội lỗi dìm đắm loài người.
Cứu Thế khoan hồng vì muốn tình yêu chiến thắng,
Xuống chết thê lương ở trên đồi xanh hoang vắng.
- Ôi Golgotha là nơi phát sinh mọi ơn lành,
Ôi huyết Chúa Giê-su là muôn nghìn ơn thái hòa.
Ôi kỷ nguyên hòa bình được xây vững trên nền khoan hồng.
Giáo dân trên năm châu thành kính nhớ Golgotha.
Đến khi Việt Minh nắm quyền năm 1945, tiếng Pháp bị bãi bỏ, và ai nấy hăng hái mừng nước nhà độc lập, các thừa sai (kể vả Cha Bề trên Dòng Marc Lefebvre) và các Sơ Pháp bị Việt Minh trục xuất, bài hát btiếng Việt với nhóm Lê Bảo Tịnh của Hùng Lân được phổ biến, thầy Dominique (Đạo Minh) có hứng khởi viết nhạc khá nhiều bài kinh hát tiếng Việt (lời nhiều bài do thầy Gérard Trần Lộc soạn) và nhóm nhà tập lớp tôi có anh Sébastien Hương (Ngọc Thanh) viết nhạc và Clément Hoàng viết lời nối theo. Thầy Jules nghĩ dưỡng bệnh lao cũng viết vài bài, nổi tiếng là bài phổ nhạc một doạn thơ bài Ave Maria của Hàn Măc Tử. Nhưng số bài của thầy Dominique trổi vượt xa hơn cả. Trong những năm từ 1945 đến 1954, nhà Dòng cũng như các xứ có thầy Dòng Giuse giúp, thường hát nhiều bài do anh em soạn trong phụng vụ (nghi lễ vẫn còn bằng tiếng La-tinh). Sau này nhóm Lê Bảo Tịnh đã đăng vài bài hát của anh em Dòng trong tập Cung Thánh như: Lạy Thánh Giu-se, Giê-su ơi ở cùng con luôn mãi.
Khi thầy Dominique bị Việt Minh bắt giam (năm tôi ở nhà tập), cũng nhờ thầy có năng khiếu âm nạc và trong lúc ở tù cũng viết máy bài hợp với thời kháng chiến, vì thế thầy được thả về sau một thời gian rất ngắn (thầy chỉ coi sóc nhà tập, chăm lo sống đạo đức thôi cho nên vô tội đối với Việt Minh.)
Thầy (Cha) Dominique là một rường cột đạo đức của nhà Dòng, đã đào tạo bao nhiêu lớp tập sinh, ai cũng khâm phục và biết ơn. Công trạng của thầy (Cha) Dominique khai sáng và dãn dắt anh em trong Dòng trong nhạc phụng vụ cũng thật đáng ghi nhớ. Tôi không rõ ngày nay, những bài hát do anh em Dòng sang tác dồi dào một thời còn có được giữ gìn đến ngày nay không?
Peter Hoàng
Trước 1945, anh em trong Dòng phải học theo chương trình Pháp đễ lấy bằng Primaire, vì sau này phải tiếp xúc với các thừa sai người Pháp trong các giáo xứ và giao dịch với xã hội thượng lưu trong khi Pháp còn cai trị Việt Nam. Thầy Dominique đã giỏi tiếng Pháp và thích âm nhạc, cho nên thầy bắt đầu viết các bài nhạc với lời Pháp. Nhà Dòng ở Kim Châu, gần Nhà thương Kim Châu là một bệnh viện và cô nhi viện lớn do các bà Sơ Filles de la Charité người Pháp diều khiển, cho nên khi có người bệnh hoạn đều gửi sang nhà thương Kim Châu điều trị, và các Sơ Pháp chăm sóc anh em chu đáo lắm; do đó, mối tình thắm thiết và lòng biết ơn sâu xa của nhà Dòng với các Sơ thật gắn bó. Vào dịp Tết, nhà Dòng đí đến gặp các Sơ để mừng tuổi, thế là thầy Dominique phải sáng tác một bài hát mới bằng tiếng Pháp mừng các Bà. Tôi còn nhớ một vài bài này mà sau này thầy chuyển sang tiếng Việt làm kinh hát trong nhà thờ.
Một bài giọng minor thầy viết lúc Thế chiến II gieo buồn thảm sang Việt Nam tôi nhớ hai câu:
Dans ce déluge où cette affreuse guerre,
Submerge tout par ses flots déchainés….
thầy chuyển thành:
Ớ Chúa Giê-su. xin Chúa ghé mắt nhìn xem
Chúng con hiệp nhau, vang tiếng ca hát kính Người,
Cám mến lòng Cha thương xót chúng con ngày đêm,
Người hằng xuống phúc, hằng ban phát muôn ơn lành không nguôi.
Một bài khác giọng dí dỏm pha vào tiếng Pháp mấy chữ “Bà Nhứt Aimée, Bà Nhì, Bà Ba” được thầy Georges Ký (tức Cha Mai Văn Hùng, O. P.) viết tiếng Việt:
Gió bốc tung trời, truyền thống tội lỗi đến nơi,
Trái cấm ăn rồi, tội lỗi dìm đắm loài người.
Cứu Thế khoan hồng vì muốn tình yêu chiến thắng,
Xuống chết thê lương ở trên đồi xanh hoang vắng.
- Ôi Golgotha là nơi phát sinh mọi ơn lành,
Ôi huyết Chúa Giê-su là muôn nghìn ơn thái hòa.
Ôi kỷ nguyên hòa bình được xây vững trên nền khoan hồng.
Giáo dân trên năm châu thành kính nhớ Golgotha.
Đến khi Việt Minh nắm quyền năm 1945, tiếng Pháp bị bãi bỏ, và ai nấy hăng hái mừng nước nhà độc lập, các thừa sai (kể vả Cha Bề trên Dòng Marc Lefebvre) và các Sơ Pháp bị Việt Minh trục xuất, bài hát btiếng Việt với nhóm Lê Bảo Tịnh của Hùng Lân được phổ biến, thầy Dominique (Đạo Minh) có hứng khởi viết nhạc khá nhiều bài kinh hát tiếng Việt (lời nhiều bài do thầy Gérard Trần Lộc soạn) và nhóm nhà tập lớp tôi có anh Sébastien Hương (Ngọc Thanh) viết nhạc và Clément Hoàng viết lời nối theo. Thầy Jules nghĩ dưỡng bệnh lao cũng viết vài bài, nổi tiếng là bài phổ nhạc một doạn thơ bài Ave Maria của Hàn Măc Tử. Nhưng số bài của thầy Dominique trổi vượt xa hơn cả. Trong những năm từ 1945 đến 1954, nhà Dòng cũng như các xứ có thầy Dòng Giuse giúp, thường hát nhiều bài do anh em soạn trong phụng vụ (nghi lễ vẫn còn bằng tiếng La-tinh). Sau này nhóm Lê Bảo Tịnh đã đăng vài bài hát của anh em Dòng trong tập Cung Thánh như: Lạy Thánh Giu-se, Giê-su ơi ở cùng con luôn mãi.
Khi thầy Dominique bị Việt Minh bắt giam (năm tôi ở nhà tập), cũng nhờ thầy có năng khiếu âm nạc và trong lúc ở tù cũng viết máy bài hợp với thời kháng chiến, vì thế thầy được thả về sau một thời gian rất ngắn (thầy chỉ coi sóc nhà tập, chăm lo sống đạo đức thôi cho nên vô tội đối với Việt Minh.)
Thầy (Cha) Dominique là một rường cột đạo đức của nhà Dòng, đã đào tạo bao nhiêu lớp tập sinh, ai cũng khâm phục và biết ơn. Công trạng của thầy (Cha) Dominique khai sáng và dãn dắt anh em trong Dòng trong nhạc phụng vụ cũng thật đáng ghi nhớ. Tôi không rõ ngày nay, những bài hát do anh em Dòng sang tác dồi dào một thời còn có được giữ gìn đến ngày nay không?
Peter Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét