TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 3 Tháng 1 29, 2013 8:45 pm
Giám Mục Hiệu Toà Mideo
Giám Mục Đại diện Tông Toà Kontum: 22.4.1942 - 19.8.1951.
(2nd Vicaire Apostlique du Vicariat de Kontum).
- Sinh ngày 10 tháng 6 năm 1890 tại Estaires, Giáo phận Lille, Pháp.
- Gia nhập MEP ( Société des Missions Étrangères de Paris - Hội Thừa Sai Ba Lê )
ngày 11 tháng 9 năm 1908.
- Thụ phong linh mục ngày 20 tháng 3 năm 1920.
- Đến Giáo phận Qui Nhơn ngày 04 tháng 8 năm 1920
- Sáng lập Dòng ANH EM HÈN MỌN THÁNH GIUSE ngày 05 tháng 7 n ăm 1926.
- Bề Trên Dòng Thánh Giuse từ ngày 05 tháng 7 năm 1926 đến ngày 22 tháng 4 năm 1942.
- Cha Chính Giáo phận (Père Provicaire) kiêm Đại Diện Thừa Ủy (Vicaire Délégué)
ngày 01 tháng 7 năm 1941).
- Tấn phong Giám Mục ngày 22 tháng 4 năm 1942 do Đức Khâm Sứ Tòa Thánh,
Tổng Giám Mục Antoine Drapier, OP, chủ phong, tại nhà thờ Qui Nhơn.
- Châm ngôn: Regula (Lề Luật).
- Khẩu hiệu Giám Mục : " Dilexi te" (Con yêu mến Ngài (Ger 31, 3).
- Nhậm chức Giám Mục Đại diện Tông Tòa Kontum ngày 28 tháng 4 năm 1942.
-- Sáng lập Dòng ẢNH PHÉP LẠ Giáo phận Kontum ngày 6 tháng 4 năm 1947.
- Qua đời ngày 19 tháng 8 năm 1951 tại Montbeton, Pháp, Nhà Hưu Dưỡng Hội Thừa Sai Ba
lê (MEP).
- Hưởng thọ 61 tuổi.
NIỀM MƠ ƯỚC CỦA VỊ SÁNG LẬP
Giáo hội Chúa bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo ý định của Chúa Cha. Do đó Giáo hội lữ hành trần thế có sứ mệnh truyền giáo khắp mọi nơi và qua mọi thời đại.
Đầu thế kỷ XX, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Giáo hội đặc biệt chú tâm đến công tác truyền giáo. Cũng trong chiều hướng đó, Chúa Quan phòng đã khơi dậy nơi người trai trẻ Jean Sion lòng mến mộ và sự quyết tâm tận hiến đời mình cho việc vinh danh Nước Chúa.
Trong giờ nguyện gẫm của một buổi tĩnh tâm tháng 10 năm 1948, cha Jean Sion đã bộc lộ ý nguyện ấy: "Lạy Chúa, từ lúc 15 tuổi, trong nhiều năm dài, mỗi buổi mai khi dự thánh lễ con thường xin Chúa ơn này : trở thành linh mục thừa sai và tử đạo ở xứ Tonkin. Linh mục và Thừa sai thì con đã đạt đến. Còn tử đạo . Đó là bí mật của sự quan phòng Chúa."
Lý tưởng cao đẹp ấy Cha Jean Sion Khâm tha thiết ôm ấp và truyền lại cho con cái của ngài là những Anh Em Hèn Mọn Dòng Thánh Giuse mà ngài là Người Sáng Lập.
Đầu thế kỷ XX, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Giáo hội đặc biệt chú tâm đến công tác truyền giáo. Cũng trong chiều hướng đó, Chúa Quan phòng đã khơi dậy nơi người trai trẻ Jean Sion lòng mến mộ và sự quyết tâm tận hiến đời mình cho việc vinh danh Nước Chúa.
Trong giờ nguyện gẫm của một buổi tĩnh tâm tháng 10 năm 1948, cha Jean Sion đã bộc lộ ý nguyện ấy: "Lạy Chúa, từ lúc 15 tuổi, trong nhiều năm dài, mỗi buổi mai khi dự thánh lễ con thường xin Chúa ơn này : trở thành linh mục thừa sai và tử đạo ở xứ Tonkin. Linh mục và Thừa sai thì con đã đạt đến. Còn tử đạo . Đó là bí mật của sự quan phòng Chúa."
Lý tưởng cao đẹp ấy Cha Jean Sion Khâm tha thiết ôm ấp và truyền lại cho con cái của ngài là những Anh Em Hèn Mọn Dòng Thánh Giuse mà ngài là Người Sáng Lập.
PhầnMột
CUỘC ĐỜI CHA SÁNG LẬP
I - GIA THẾ VÀ THIẾU THỜI
CUỘC ĐỜI CHA SÁNG LẬP
I - GIA THẾ VÀ THIẾU THỜI
Jean Liévin Joseph Sion sinh ngày 10 tháng 6 năm 1890 tại làng Estaires, quận Merville, miền Bắc nước Pháp. Về mặt giáo quyền Estaires thuộc Giáo phận Lille của Giáo tỉnh Cambrai.
Cậu Jean là người con thứ 7 trong một gia đình có 9 anh chị em (6 trai, 3 gái). Thân phụ là Cố Paul Émile Sion và thân mẫu là Cố Pauline Thérèse Tancré, thuộc gia đình đạo đức ở Estaires.
Khi lên 2 tuổi, cậu bé Jean theo học lớp mẫu giáo dưới sự hướng dẫn của các nữ tu tại quê nhà (Les Dames de la Sainte Union des Sacrés Coeurs). Năm lên 7 tuổi mồ côi cha. Cùng năm ấy, Jean bước vào Trường Trung Tiểu học của giáo xứ do cha Cateau, chính xứ kiêm hạt trưởng điều hành hạt Roubaix.
Từ khi vào tuổi học sinh, cậu Jean đã có dự định dấn thân vào đời sống linh mục khi đến tuổi trưởng thành. Cậu bày tỏ ý định này với cha giáo và với thân mẫu. Thân mẫu cậu không cản trở, cũng không thúc đẩy, bà tôn trọng ơn gọi tốt đẹp của con mình. Do ý định trở thành linh mục mà cậu Jean trung thành ôm ấp nên cậu chú tâm vào việc sửa mình, nhất là sửa tính nóng nảy tự nhiên của mình.
Nhờ vị linh hướng đạo đức là cha Cateau dìu dắt, năm cuối bậc Trung học cậu Jean tỏ ý cho mẹ biết ý định xin vào Hội Thừa Sai Ba-Lê. Bà đau lòng vì viễn ảnh của một sự chia ly không hẹn ngày hội ngộ hé ra, nhưng bà không ngăn cản. Cậu Jean được thâu nhận vào Đại Chủng viện ở Bièvres ngày 11 tháng 09 năm 1907.
Tháng 10 năm 1911, thầy Jean Sion nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân dịch, thuộc ngành trưng binh tại Saint Omer. Sau đó thầy xuất ngũ và được gởi sang Rôma học Thần học tại trường Đại học Grégorio.
Cậu Jean là người con thứ 7 trong một gia đình có 9 anh chị em (6 trai, 3 gái). Thân phụ là Cố Paul Émile Sion và thân mẫu là Cố Pauline Thérèse Tancré, thuộc gia đình đạo đức ở Estaires.
Khi lên 2 tuổi, cậu bé Jean theo học lớp mẫu giáo dưới sự hướng dẫn của các nữ tu tại quê nhà (Les Dames de la Sainte Union des Sacrés Coeurs). Năm lên 7 tuổi mồ côi cha. Cùng năm ấy, Jean bước vào Trường Trung Tiểu học của giáo xứ do cha Cateau, chính xứ kiêm hạt trưởng điều hành hạt Roubaix.
Từ khi vào tuổi học sinh, cậu Jean đã có dự định dấn thân vào đời sống linh mục khi đến tuổi trưởng thành. Cậu bày tỏ ý định này với cha giáo và với thân mẫu. Thân mẫu cậu không cản trở, cũng không thúc đẩy, bà tôn trọng ơn gọi tốt đẹp của con mình. Do ý định trở thành linh mục mà cậu Jean trung thành ôm ấp nên cậu chú tâm vào việc sửa mình, nhất là sửa tính nóng nảy tự nhiên của mình.
Nhờ vị linh hướng đạo đức là cha Cateau dìu dắt, năm cuối bậc Trung học cậu Jean tỏ ý cho mẹ biết ý định xin vào Hội Thừa Sai Ba-Lê. Bà đau lòng vì viễn ảnh của một sự chia ly không hẹn ngày hội ngộ hé ra, nhưng bà không ngăn cản. Cậu Jean được thâu nhận vào Đại Chủng viện ở Bièvres ngày 11 tháng 09 năm 1907.
Tháng 10 năm 1911, thầy Jean Sion nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân dịch, thuộc ngành trưng binh tại Saint Omer. Sau đó thầy xuất ngũ và được gởi sang Rôma học Thần học tại trường Đại học Grégorio.
Đệ nhất thế chiến (1914-1918) bùng nổ. Thầy Jean Sion bị động viên vào tháng 2 năm 1915. Ngày 25 tháng 2 năm 1916 thầy bị bắt làm tù binh trong trận Verdun. Vì là lính cứu thương, thầy Jean Sion được trả về quê hương trong đợt trao trả tù binh vào tháng 10 năm 1917. Tuy nhiên thầy còn phải phục vụ trong quân ngũ, ngành phóng xạ tuyến nhiếp ảnh (radiographie) cho đến ngày 18 tháng 7 năm 1919 mới được giải ngũ. Cùng năm ấy mẹ thầy qua đời vì bệnh sung huyết tại Pont- L'évêque (Normandie), nơi bà và gia đình đang tản cư.
Rời quân ngũ, với ý chí cương quyết theo ơn gọi đến cùng, thầy Jean Sion trở lại chủng viện Ba Lê tiếp tục học hành và dọn mình lãnh Chức Thánh. Ngày 28 tháng 02 năm 1920 thầy lãnh nhận chức Phó tế; và đến ngày 20 tháng 3 năm 1920 thầy thụ phong linh mục lúc 30 tuổi.
Rời quân ngũ, với ý chí cương quyết theo ơn gọi đến cùng, thầy Jean Sion trở lại chủng viện Ba Lê tiếp tục học hành và dọn mình lãnh Chức Thánh. Ngày 28 tháng 02 năm 1920 thầy lãnh nhận chức Phó tế; và đến ngày 20 tháng 3 năm 1920 thầy thụ phong linh mục lúc 30 tuổi.
II - VỊ LINH MỤC TRUYỀN GIÁO NHIỆT THÀNH
Lý tưởng truyền giáo là niềm thao thức của Cha Jean Sion. Ước mơ từ thuở thiếu thời nay đã thành sự thật khi Bề Trên gởi ngài sang truyền giáo tại Việt Nam. Tháng 4 năm 1920, cha Jean Sion rời cảng Marseille (Pháp) trên chiếc tàu thủy Lebon. Sau bốn tháng lênh đênh giữa đại dương, ngày 4 tháng 8 năm 1920 cha đặt chân lên đất Qui Nhơn khởi đầu cho một sứ mệnh khó khăn.
1- Chánh xứ Phú Thượng
Khởi đầu cha Jean Sion học tiếng Việt tại Gò Dài, thuộc giáo xứ Gò Thị (Bình Định). Sau bốn tháng miệt mài học tập, cha chọn tên Việt là KHÂM. Tháng 1 năm 1921, cha Jean Sion được cử làm chính xứ Phú Thượng (Quảng Nam). Đó là một giáo xứ kỳ cựu miền núi, có một tu viện Mến Thánh Giá và 1500 giáo dân. Cha Jean Sion nổ lực phát triển công cuộc truyền giáo với phương thức: "tình thương đi trước, lời giảng theo sau" để đến với mọi người. Ngài lưu tâm học hỏi phong tục, tập quán để có thể hội nhập vào nền văn hóa địa phương.
Là người Pháp, nhưng vị thừa sai trẻ Jean Sion không thích quan hệ với chính quyền bảo hộ mà chọn đứng về phía người thấp cổ bé miệng. Cha chỉ đến với nhà cầm quyền khi nào cần bênh vực quyền lợi của người dân bị áp bức. Vì thế cha Jean Sion không được vị Công sứ Pháp ở Đà Nẵng thích, nhưng cha rất được lòng chính quyền Việt Nam. Đó cũng là một trong những lý do khiến cha phải rời Phú Thượng sau mười chín tháng quản nhiệm giáo xứ nảy.
Là người Pháp, nhưng vị thừa sai trẻ Jean Sion không thích quan hệ với chính quyền bảo hộ mà chọn đứng về phía người thấp cổ bé miệng. Cha chỉ đến với nhà cầm quyền khi nào cần bênh vực quyền lợi của người dân bị áp bức. Vì thế cha Jean Sion không được vị Công sứ Pháp ở Đà Nẵng thích, nhưng cha rất được lòng chính quyền Việt Nam. Đó cũng là một trong những lý do khiến cha phải rời Phú Thượng sau mười chín tháng quản nhiệm giáo xứ nảy.
2- Nhà đào tạo nhiều uy tín
a - Giáo sư Đại Chủng viện
Tháng 9 năm 1922, cha Jean Sion được bổ nhiệm làm giáo sư Đại Chủng viện Đại An đào tạo những linh mục tương lai. Trong bốn năm liền cha phụ trách môn Kinh Thánh và Âm nhạc. Ngoài ra còn kiêm nhiệm việc linh hướng cho các nữ tu giúp việc Đại Chủng viện. Trong thời gian này cha đã để lại ấn tượng tốt cho các chủng sinh. Lối giảng dạy của cha linh hoạt tận tâm đầy sức thuyết phục. Các linh mục xuất thân từ những năm cha coi sóc đều được trọng dụng sau này. Các ngài còn nhắc mãi với lòng khâm phục lối giảng dạy và nhất là cuộc sống giản dị và thánh thiện của cha.
b - Bề Trên Hội Thầy Giảng
Ngày 19 tháng 3 năm1925 cha Jean Sion được bổ nhiệm làm chíùnh xứ Nhà Đá kiêm Bề Trên Hội Thầy Giảng giáo phận Qui Nhơn. Từ đây cha trực tiếp đào tạo những người truyền giáo theo lý tưởng của mình. Cha hăng say làm việc, sống gần gũi những người thuộc quyền và đích thân giải quyết những khó khăn, nâng đỡ đời sống tinh thần của họ. Với những kinh nghiệm của nhiệm vụ Bề Trên Hội Thầy Giảng cùng với nhiệt tâm tông đồ ấp ủ từ lâu, cha Jean Sion nhận định rằng các Thầy Giảng không thể đáp ứng nhu cầu tông đồ ngày càng rộng lớn của giáo phận vì ơn gọi của các Thầy Giảng không được ràng buộc một cách bền bĩ. Trong những năm ở chức vụ này cha tích cực nghiên cứu việc lập một Dòng Tu có lời khấn hứa để có thể đẩy mạnh việc tông đồ truyền giáo một cách hữu hiệu hơn.
III - VỊ SÁNG LẬP DÒNG KHẢ KÍNH
Sau nhiều năm tháng cầu nguyện, nghiên cứu và trao đổi, tháng 6 năm 1926 cha Jean Sion đệ trình lên Đấng Bản Quyền - Đức Cha Damien Grangeon - thỉnh nguyện lập Dòng. Ngày 05 tháng 07 năm 1926 Đức Cha Grangeon triệu tập và chủ tọa một cuộc họp đặc biệt của Hội Đồng Tư Vấn giáo phận để cứu xét thỉnh nguyện. Cha Jean Sion thuyết trình về cơ cấu, mục đích, phương hướng và lối tổ chức Dòng mới. Hội Đồng Cố Vấn chấp thuận việc thành lập Dòng mới và lấy tên là: DÒNG ANH EM HÈN MỌN THÁNH GIUSE, viết tắt là AEHMTGS. Tiếng Pháp là: CONGRÉGATION des PETITS FRÈRES de SAINT JOSEPH. Cha Jean Sion được đề cử làm Bề Trên kiêm nhiệm cha Chính xứ Nhà Đá.
Việc chiêu sinh cho Hội Thầy Giảng được ngưng lại và Đức Cha giáo phận thông báo cho các cha xứ tuyển mộ đệ tử cho Tu Dòng mới. Thoạt đầu rất chật vật về tài chánh. Cha Sáng Lập cho khởi công dựng lên những dãy nhà tranh trong khuôn viên nhà thờ Nhà Đá. Lớp Đệ Tử đầu tiên khai giảng ngày 1 tháng 11 năm 1926 quy tụ được 17 em lứa tuổi từ 11 đến 13 từ các giáo xứ gởi đến. Cha Sáng Lập chọn ngày 1 tháng 11 năm 1926 làm ngày khai sanh Tu Dòng mới. Ngài đích thân lo hết mọi việc. Có hai thầy giảng giúp dạy văn hóa.
Khi vừa ỗn định việc tổ chức, Cha Sáng Lập nghĩ ngay đến thủ tục xin Tòa Thánh phê chuẩn Dòng mới. Kết quả ấy đạt được vào ngày 23 tháng 5 năm 1931, khi Tòa Thánh ký Giấy Chuẩn nhận. Sau đó vào ngày 14 tháng 7 năm 1931, Đức Cha Augustin Tardieu, Giám mục giáo phận Qui Nhơn, ký sắc lệnh chính thức thành lập. Dòng ANH EM HÈN MỌN THÁNH GIUSE (AEHMTGS) được khai sinh về phương diện pháp lý.
Để việc đào tạo đạt kết quả vững chắc, Cha Sáng Lập tự nguyện làm người tu sĩ đầu tiên. Ngài được Đấng Bản Quyền cho phép dấn thân giữ Đức Khó Nghèo, sống giản dị khiêm nhu, hy sinh và từ bỏ dưới sự hướng dẫn của Đức Tin. Nếp sống ấy ngài còn giữ mãi trong đời sống Giám mục. Sau này trong một buổi tĩnh tâm dọn mình chịu chức Giám mục, ngài dốc quyết sẽ "vẫn còn là tu sĩ trong khi làm Giám mục như nhiều vị thánh đã làm". Điều này được Đức Cha Marcel Piquet, bạn thân của ngài và là Cha Chính giáo phận Qui Nhơn thay thế ngài, đã xác minh trong bài diễn từ mừng vị Tân Giám mục Kontum như sau: "Bí quyết thành công của ngài (Đức Cha Jean Sion) là tự làm tu sĩ trước tiên để có thể đào tạo tu sĩ biết cầu nguyện, sống khổ chế, luôn luôn yêu mến Chúa (Dilexi te). Những đức tính này là nguyên liệu để xây dựng tòa nhà của Hội Dòng vậy."
Nói chung, ý định lâp Dòng được Cha Sáng Lập ôm ấp từ lâu, nay mới có điều kiện để thực hiện. Ngài quyết tâm đẩy mạnh công tác đến thành công. Sư huynh Gérard Lộc (sau này chịu chức Linh mục), người đã từng cộng tác lâu năm với ngài cho biết: "Những khi trò chuyện thân mật, ngài đã bộc lộ ý định ấy. Từ khi còn trẻ ngài đã từng vào các tu viện để quan sát, học hỏi nhất là các viện khổ tu mà ngài có mơ ước thầm kín được vào sinh hoạt ở đó."
"Vạn sự khởi đầu nan." Muôn sự trên đời, khó nhất là lúc ban đầu. Trong việc thành lập Hội Dòng Cha Sáng Lập cũng đã nếm mùi gian khổ một cách rất chua chát. Vật chất thiếu thốn được cấp theo lối nhỏ giọt làm ngài phải ưu tư lo lắng quá nhiều. Sự hợp tác về tinh thần quá ít, trong khi đó có quá nhiều dư luận bi quan, nhiều lời công kích thiếu bác ái làm cho ngài quá khổ tâm. Nhiều bạn đồng nghiệp hoài nghi về sự vững bền của tổ chức mới, hoài nghi về sự đào tạo của Tu Hội. Mặc cho những lời phán đoán thiếu vô tư, Cha Sáng Lập vẫn trông cậy và phó thác cho sự quan phòng của Chúa. Hội Dòng ngày càng trưởng thành. Và sự thành công của việc trưởng thành vững mạnh ấy - được thể hiện trong ngày Cha ra đi nhận nhiệm vụ mới ở Kontum - là lời biện minh xác thật nhất cho chủ nghĩa hoài nghi và bi quan ấy.
Khi vừa ỗn định việc tổ chức, Cha Sáng Lập nghĩ ngay đến thủ tục xin Tòa Thánh phê chuẩn Dòng mới. Kết quả ấy đạt được vào ngày 23 tháng 5 năm 1931, khi Tòa Thánh ký Giấy Chuẩn nhận. Sau đó vào ngày 14 tháng 7 năm 1931, Đức Cha Augustin Tardieu, Giám mục giáo phận Qui Nhơn, ký sắc lệnh chính thức thành lập. Dòng ANH EM HÈN MỌN THÁNH GIUSE (AEHMTGS) được khai sinh về phương diện pháp lý.
Để việc đào tạo đạt kết quả vững chắc, Cha Sáng Lập tự nguyện làm người tu sĩ đầu tiên. Ngài được Đấng Bản Quyền cho phép dấn thân giữ Đức Khó Nghèo, sống giản dị khiêm nhu, hy sinh và từ bỏ dưới sự hướng dẫn của Đức Tin. Nếp sống ấy ngài còn giữ mãi trong đời sống Giám mục. Sau này trong một buổi tĩnh tâm dọn mình chịu chức Giám mục, ngài dốc quyết sẽ "vẫn còn là tu sĩ trong khi làm Giám mục như nhiều vị thánh đã làm". Điều này được Đức Cha Marcel Piquet, bạn thân của ngài và là Cha Chính giáo phận Qui Nhơn thay thế ngài, đã xác minh trong bài diễn từ mừng vị Tân Giám mục Kontum như sau: "Bí quyết thành công của ngài (Đức Cha Jean Sion) là tự làm tu sĩ trước tiên để có thể đào tạo tu sĩ biết cầu nguyện, sống khổ chế, luôn luôn yêu mến Chúa (Dilexi te). Những đức tính này là nguyên liệu để xây dựng tòa nhà của Hội Dòng vậy."
Nói chung, ý định lâp Dòng được Cha Sáng Lập ôm ấp từ lâu, nay mới có điều kiện để thực hiện. Ngài quyết tâm đẩy mạnh công tác đến thành công. Sư huynh Gérard Lộc (sau này chịu chức Linh mục), người đã từng cộng tác lâu năm với ngài cho biết: "Những khi trò chuyện thân mật, ngài đã bộc lộ ý định ấy. Từ khi còn trẻ ngài đã từng vào các tu viện để quan sát, học hỏi nhất là các viện khổ tu mà ngài có mơ ước thầm kín được vào sinh hoạt ở đó."
"Vạn sự khởi đầu nan." Muôn sự trên đời, khó nhất là lúc ban đầu. Trong việc thành lập Hội Dòng Cha Sáng Lập cũng đã nếm mùi gian khổ một cách rất chua chát. Vật chất thiếu thốn được cấp theo lối nhỏ giọt làm ngài phải ưu tư lo lắng quá nhiều. Sự hợp tác về tinh thần quá ít, trong khi đó có quá nhiều dư luận bi quan, nhiều lời công kích thiếu bác ái làm cho ngài quá khổ tâm. Nhiều bạn đồng nghiệp hoài nghi về sự vững bền của tổ chức mới, hoài nghi về sự đào tạo của Tu Hội. Mặc cho những lời phán đoán thiếu vô tư, Cha Sáng Lập vẫn trông cậy và phó thác cho sự quan phòng của Chúa. Hội Dòng ngày càng trưởng thành. Và sự thành công của việc trưởng thành vững mạnh ấy - được thể hiện trong ngày Cha ra đi nhận nhiệm vụ mới ở Kontum - là lời biện minh xác thật nhất cho chủ nghĩa hoài nghi và bi quan ấy.
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 3 Tháng 1 29, 2013 9:47 pm
IV - ĐOÀN SỦNG VÀ LINH ĐẠO DÒNG THÁNH GIUSE
Chúa Thánh Thần hiện diện trong giáo hội thúc đẩy mọi người Kitô hữu tham dự vào bản tính Thiên Chúa, nghĩa là được mời gọi nên thánh. Ơn gọi nên thánh của mỗi người phải được đáp lại bằng đời sống đức Tin với tâm tình Trông Cậy qua hành động Lòng Mến.
Tu sĩ là người theo Đức Kitô (Sequela Christi) để nên thánh bằng việc thực thi đức Ái trọn hảo (Perfectae Caritatis). Tu sĩ Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse được Chúa thánh hóa và được mời gọi tham dự vào đoàn sủng của cha Jean Sion để ngày ngày nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Nhờ đức Ái và bỡi đức Ái, anh em thực sự biểu dương Chúa Kitô cho các tín hữu, biểu dương Người đang loan báo Nước Trời cho dân chúng, biểu dương Người đang chúc phúc và dạy dỗ trẻ em hoặc biểu dương Người đang hăng hái lo việc Nhà Cha.
Nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần cha Jean Sion đã cảm nghiệm sâu sắc về tình yêu Chúa. Với tâm tình Dilexi te cha đã gây dựng cho anh em một linh đạo phó thác trong tin yêu và một nhiệt tâm truyền giáo. Cuộc sống thánh hiến của anh em đặt nền tảng trên đức Tin, có cứu cánh là đức Ái, được thể hiện trong tâm tình đơn sơ Khiêm nhu. Tin, Mến, Khiêm nhu là những kim chỉ nam cho con đường của anh em Giuse. Nhờ đó mà anh em thực hành đức Bác Ái thiêng liêng hằng ngày để qui tụ nhiều linh hồn cho Chúa Cha.
Nhu cầu phát huy đoàn sủng của Cha Sáng Lập và duy trì tinh thần Hội Dòng cần phải có gương sáng và sự bầu cử của các vị thánh Bỗn mạng để kéo xuống nhiều ơn trợ giúp.
Thánh Giuse - người công chính - Vị Bỗn mạng đã sống đức Tin vững mạnh với đức Khiêm nhường sâu thẵm. Thánh nhân luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và mau mắn thực thi ý Chúa. Theo gương của Người, Cha Sáng Lập đã phục vụ vì Tin. Ngài phó thác Hội Dòng trong sự phụ trợ của thánh Quan Thầy. Cuộc đời của thánh Giuse là một cuộc đời âm thầm. Ngài sống khiêm nhu làm nghề thợ mộc thấp kém trong xóm Nagiarét vô danh. Nhưng công nghiệp của thánh nhân dư tràn có thể đổ xuống cho đoàn con của Người để trợ lực họ trong những hoàn cảnh của cuộc sống hẩm hiu mà vì Nước Trời họ phải dần thân.
Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn mạch Tình Yêu từ đời đời đã yêu nhân loại, và đã yêu đến mức phó mạng sống làm giá cứu độ người mình yêu. Cha Sáng Lập đã qui chiếu đời mình nơi nguồn sống yêu thương ấy và còn muốn cho con cái mình múc lấy nơi Thánh Tâm tình yêu để phân phối lại cho thế gian trong công việc thự thi đức Bái Ái Kitô giáo.
Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Mẹ Chúa Cứu Thế mà vẫn toàn khiết tịnh. Cha Sáng Lập đã phó dâng các con cái mình cho Mẹ để Người bảo vệ đức khiết tịnh của họ. Đức Maria còn là gương mẫu tuyệt vời cho anh em Giuse về đức Tin và đức Khiêm nhường mà ngày ngày anh em phải cầu xin và cương quyết noi theo.
Công tác truyền giáo của anh em được giáo phó cho thánh Cả Phaolô, Vị truyền giáo dân ngoại vì lòng Mến và với kiến thức cao vời đã qui tụ rất nhiều linh hồn về với Chúa Cha. Cha Sáng Lập, cũng vì lòng mến, đã chọn cuộc đời Thừa sai, ngài muốn cho con cái ngài cũng vì lòng mến dấn thấn mở rộng Nước Chúa, như ngài nói : "Ta càng mến Chúa thì càng làm cho nhiều người mến Chúa."
Linh đạo mà Cha Sáng Lập đã để lại cho Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse thật rõ ràng. Đó là một linh đạo truyền giáo đặt nền tảng đức Tin, đức Khiêm nhượng và được hướng dẫn bỡi tâm tình Dilexi te (Con yêu mến Ngài). Linh đạo ấy là phương thế tuyệt diệu để anh em hiện tại hóa Nước Thiên Chúa giữa những ngưới nghèo, mang đến cho họ tình thương của Chúa Cha dành cho họ, thể hiện ơn cứu độ của Chúa Con bỡi Chúa Thánh Thần. Linh đạo ấy là phương thế tuyệt diệu để anh em nên thánh và thành tựu hóa mơ ước cao vời của Cha Sáng Lập khi ngài còn là một tu sinh; mơ ước đó là :" Đất Việt Nam được thấm nhuần máu các thánh tử đạo, một ngày nào đó sẽ có kết quả là sản sinh nhiều vị Thánh Hiển Tu. Ước gì hoa trái đầu tiên sẽ là một vị thánh của Dòng ta vậy."
Tu sĩ là người theo Đức Kitô (Sequela Christi) để nên thánh bằng việc thực thi đức Ái trọn hảo (Perfectae Caritatis). Tu sĩ Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse được Chúa thánh hóa và được mời gọi tham dự vào đoàn sủng của cha Jean Sion để ngày ngày nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô. Nhờ đức Ái và bỡi đức Ái, anh em thực sự biểu dương Chúa Kitô cho các tín hữu, biểu dương Người đang loan báo Nước Trời cho dân chúng, biểu dương Người đang chúc phúc và dạy dỗ trẻ em hoặc biểu dương Người đang hăng hái lo việc Nhà Cha.
Nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần cha Jean Sion đã cảm nghiệm sâu sắc về tình yêu Chúa. Với tâm tình Dilexi te cha đã gây dựng cho anh em một linh đạo phó thác trong tin yêu và một nhiệt tâm truyền giáo. Cuộc sống thánh hiến của anh em đặt nền tảng trên đức Tin, có cứu cánh là đức Ái, được thể hiện trong tâm tình đơn sơ Khiêm nhu. Tin, Mến, Khiêm nhu là những kim chỉ nam cho con đường của anh em Giuse. Nhờ đó mà anh em thực hành đức Bác Ái thiêng liêng hằng ngày để qui tụ nhiều linh hồn cho Chúa Cha.
Nhu cầu phát huy đoàn sủng của Cha Sáng Lập và duy trì tinh thần Hội Dòng cần phải có gương sáng và sự bầu cử của các vị thánh Bỗn mạng để kéo xuống nhiều ơn trợ giúp.
Thánh Giuse - người công chính - Vị Bỗn mạng đã sống đức Tin vững mạnh với đức Khiêm nhường sâu thẵm. Thánh nhân luôn luôn sẵn sàng lắng nghe và mau mắn thực thi ý Chúa. Theo gương của Người, Cha Sáng Lập đã phục vụ vì Tin. Ngài phó thác Hội Dòng trong sự phụ trợ của thánh Quan Thầy. Cuộc đời của thánh Giuse là một cuộc đời âm thầm. Ngài sống khiêm nhu làm nghề thợ mộc thấp kém trong xóm Nagiarét vô danh. Nhưng công nghiệp của thánh nhân dư tràn có thể đổ xuống cho đoàn con của Người để trợ lực họ trong những hoàn cảnh của cuộc sống hẩm hiu mà vì Nước Trời họ phải dần thân.
Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn mạch Tình Yêu từ đời đời đã yêu nhân loại, và đã yêu đến mức phó mạng sống làm giá cứu độ người mình yêu. Cha Sáng Lập đã qui chiếu đời mình nơi nguồn sống yêu thương ấy và còn muốn cho con cái mình múc lấy nơi Thánh Tâm tình yêu để phân phối lại cho thế gian trong công việc thự thi đức Bái Ái Kitô giáo.
Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Mẹ Chúa Cứu Thế mà vẫn toàn khiết tịnh. Cha Sáng Lập đã phó dâng các con cái mình cho Mẹ để Người bảo vệ đức khiết tịnh của họ. Đức Maria còn là gương mẫu tuyệt vời cho anh em Giuse về đức Tin và đức Khiêm nhường mà ngày ngày anh em phải cầu xin và cương quyết noi theo.
Công tác truyền giáo của anh em được giáo phó cho thánh Cả Phaolô, Vị truyền giáo dân ngoại vì lòng Mến và với kiến thức cao vời đã qui tụ rất nhiều linh hồn về với Chúa Cha. Cha Sáng Lập, cũng vì lòng mến, đã chọn cuộc đời Thừa sai, ngài muốn cho con cái ngài cũng vì lòng mến dấn thấn mở rộng Nước Chúa, như ngài nói : "Ta càng mến Chúa thì càng làm cho nhiều người mến Chúa."
Linh đạo mà Cha Sáng Lập đã để lại cho Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse thật rõ ràng. Đó là một linh đạo truyền giáo đặt nền tảng đức Tin, đức Khiêm nhượng và được hướng dẫn bỡi tâm tình Dilexi te (Con yêu mến Ngài). Linh đạo ấy là phương thế tuyệt diệu để anh em hiện tại hóa Nước Thiên Chúa giữa những ngưới nghèo, mang đến cho họ tình thương của Chúa Cha dành cho họ, thể hiện ơn cứu độ của Chúa Con bỡi Chúa Thánh Thần. Linh đạo ấy là phương thế tuyệt diệu để anh em nên thánh và thành tựu hóa mơ ước cao vời của Cha Sáng Lập khi ngài còn là một tu sinh; mơ ước đó là :" Đất Việt Nam được thấm nhuần máu các thánh tử đạo, một ngày nào đó sẽ có kết quả là sản sinh nhiều vị Thánh Hiển Tu. Ước gì hoa trái đầu tiên sẽ là một vị thánh của Dòng ta vậy."
V - VỊ GIÁM MỤC NHIỆT THÀNH VÀ ĐAU KHỔ
1 - Thăng chức Giám Mục
Qua bao nhiêu thăng trầm và thử thách, Dòng Thánh Giuse vẫn trên đà tiến triển. Năm 1941, trong số 38 tu sĩ, có 4 tu sĩ khấn trọn khấn trọn đời củng cố sự vững chãi của ngôi nhà thiêng liêng Hội Dòng. Đó là các Sư huynh : André Phùng Điểm, Dominique Hà Long Ẩn, Paul Nguyễn Định, Eugène Trần Đình Kính. Cha Sáng Lập vui mừng tin tưởng vào tương lai sáng lạng của đứa con tinh thần. Nhưng con đường phục vụ của ngài không chỉ dừng lại ở đó. Nhận thấy tài đức của cha Jean Sion trổi vượt, ngày 1 tháng 7 năm 1941, Đức Giám Mục giáo phận Qui Nhơn, Đức Cha Tardieu Phú, trao cho ngài thêm nhiệm vụ mới bằng việc nâng ngài làm Cha Chính giáo phận (Père Provicaire) kiêm Đại diện Thừa Ủy (Vicaire délégué). Với chức vụ này, ngài phải thường xuyên vắng nhà để chia sẻ với Đấng Bản Quyền nhiều công việc của giáo phận, hoặc đi kinh lý
giáo xứ xa xôi và ban bí tich Thêm sức. Rồi ngày 23 tháng 12 năm 1941, Tòa Thánh chọn ngài làm Giám mục Đại Diện Tông Tòa (Vicaire Apostolique) giáo phận Kontum kế vị Đức Cha Jannin Phước qua đời năm 1940.
Việc tuyển chọn này làm ngài boăn khoăn lo lắng. Sau khi cầu nguyện ngài đã một lần từ chối. Nhưng ngày 29 tháng 1 năm 1942 ngài phải cúi đầu vâng phục quyết định của Tòa Thánh khi nhận bức diện tín của Đức Khâm mạng Tòa Thánh tại Việt Nam với nội dung: "Bộ Truyền Giáo báo tin cho cha rằng Đức Thánh Cha tha thiết yêu cầu cha Jean Sion chấp nhận." ( Propagande vous informe Saint Pierre exherte vivement Père Jean Sion accepter. Monini)." Tiếp theo là một lá thư dài của Đức Khâm mạng - Đức Cha Drapier - nhấn mạnh về đức vâng phục mà "Cha phải làm gương cho các tu sĩ của cha. Đó là một mệnh lệnh." Thánh ý Chúa đã rõ ràng. Chiều hôm ấy cha Jean Sion nhanh chóng thảo và gởi bức diện trả lời: "Sự tuyển chọn được chấp nhận vì vâng phục." (Nomination acceptée. Obéissance)
Lễ tấn phong Giám mục được cử hành tại nhà thờ chánh tòa Qui Nhơn, ngày 22 tháng 4 năm 1942 nhằm lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo hội (Fête du Patronage de Saint Joseph). Ngày 28 tháng 4 năm 1942, ngài lìa đoàn con lên Kontum nhận nhiệm vụ mới để lại cho Giáo phận Mẹ Qui Nhơn một công trình to lớn là một Hội Dòng gồm có 38 Sư huynh khấn (trong đó có 4 Sư huynh khấn trọn đời), 4 Tập sinh, 3 Dự Tập sinh và 60 Đệ tử. Về công tác thì anh em Giuse đang có mặt trong 20 giáo xứ điều hành 14 trường học, 5 sở quản lý của giáo phận. Mỗi năm dạy giáo lý cho hàng trăm tân tòng và trẻ em rước lễ lần đầu. Ngài bắt tay vào nhiệm vụ mới một cách hăng say và lạc quan với tâm tình Dilexi te.
Việc tuyển chọn này làm ngài boăn khoăn lo lắng. Sau khi cầu nguyện ngài đã một lần từ chối. Nhưng ngày 29 tháng 1 năm 1942 ngài phải cúi đầu vâng phục quyết định của Tòa Thánh khi nhận bức diện tín của Đức Khâm mạng Tòa Thánh tại Việt Nam với nội dung: "Bộ Truyền Giáo báo tin cho cha rằng Đức Thánh Cha tha thiết yêu cầu cha Jean Sion chấp nhận." ( Propagande vous informe Saint Pierre exherte vivement Père Jean Sion accepter. Monini)." Tiếp theo là một lá thư dài của Đức Khâm mạng - Đức Cha Drapier - nhấn mạnh về đức vâng phục mà "Cha phải làm gương cho các tu sĩ của cha. Đó là một mệnh lệnh." Thánh ý Chúa đã rõ ràng. Chiều hôm ấy cha Jean Sion nhanh chóng thảo và gởi bức diện trả lời: "Sự tuyển chọn được chấp nhận vì vâng phục." (Nomination acceptée. Obéissance)
Lễ tấn phong Giám mục được cử hành tại nhà thờ chánh tòa Qui Nhơn, ngày 22 tháng 4 năm 1942 nhằm lễ Thánh Giuse Quan Thầy Giáo hội (Fête du Patronage de Saint Joseph). Ngày 28 tháng 4 năm 1942, ngài lìa đoàn con lên Kontum nhận nhiệm vụ mới để lại cho Giáo phận Mẹ Qui Nhơn một công trình to lớn là một Hội Dòng gồm có 38 Sư huynh khấn (trong đó có 4 Sư huynh khấn trọn đời), 4 Tập sinh, 3 Dự Tập sinh và 60 Đệ tử. Về công tác thì anh em Giuse đang có mặt trong 20 giáo xứ điều hành 14 trường học, 5 sở quản lý của giáo phận. Mỗi năm dạy giáo lý cho hàng trăm tân tòng và trẻ em rước lễ lần đầu. Ngài bắt tay vào nhiệm vụ mới một cách hăng say và lạc quan với tâm tình Dilexi te.
2- Đường hướng mục vụ
Kontum, một giáo phận tách ra từ giáo phận Qui Nhơn năm 1930, nằm trên cao nguyên Gia Lai, Kontum, dân cư đa số là người Thượng sắc tộc Bahnar, Jarai, Êđê. Giáo phận mới thành lập, non trẻ, nghèo nàn, thiếu thốn nhiều điều, nhất là về nhân sự truyền giáo.
Đức Cha Jean Sion ý thức giáo phận đang ở vào một giai đoạn hết sứ khó khăn, nên ngày 5 tháng 12 năm 1943, ngài đã dâng hiến toàn thể giáo phận cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria.
Tiếp đến, Đức Cha Jean Sion chú trọng đến việc phát triển Chủng viện, mở nhiều trường học, sáng lập Tu viện và đi kinh lý đến với con chiên.
Đức Cha Jean Sion ý thức giáo phận đang ở vào một giai đoạn hết sứ khó khăn, nên ngày 5 tháng 12 năm 1943, ngài đã dâng hiến toàn thể giáo phận cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ Maria.
Tiếp đến, Đức Cha Jean Sion chú trọng đến việc phát triển Chủng viện, mở nhiều trường học, sáng lập Tu viện và đi kinh lý đến với con chiên.
a - Phát triển Chủng viện
Trước hết ngài chú tâm củng cố Trường Truyền Giáo (École apostolique). Việc đào tạo linh mục có phương pháp là mối ưu tư hàng đầu của Vị Tân Giám mục. Ngài chỉ thị cho các cha xứ tìm ơn gọi chủng sinh. Chính ngài có chân trong Ban Giảng huấn, trực tiếp kiểm soát việc học hành của chủng sinh và tham gia Hội Đồng Chấm Thi của Chủng viện. Hằng tuần vào chiều thứ Tư, ngài phụ trách huấn đức cho các chủng sinh.
Ngài xúc tiến việc thiết lập Trường Lý Đoán (Đại Chủng viện) riêng cho giáo phận Kontum, vì lúc bấy giờ (năm 1944) không thể gởi các đại chủng sinh vào Saigòn hay ra Hà Nội học.
Ngày 16 tháng 6 năm 1944, ngài ban hành văn kiện "Facultates Majoris Seminarii Kontummensis" thiết lập các Phân khoa của Đại Chủng Viện Kontum. Năm 1946, ngài ký ban hành quy chế cho Đại Chủng sinh Kontum "Statuta Ordinarii pro Anluminis Majoris Kontum". Trường Lý Đoán (Đại Chủng Viện) hoạt động với con số khiêm tốn khoảng 10 Đại Chủng sinh. Chính Đức Cha là Giám Đốc, cha Crétin làm Giáo sư, cha Thomann là Quản lý.
Ngài xúc tiến việc thiết lập Trường Lý Đoán (Đại Chủng viện) riêng cho giáo phận Kontum, vì lúc bấy giờ (năm 1944) không thể gởi các đại chủng sinh vào Saigòn hay ra Hà Nội học.
Ngày 16 tháng 6 năm 1944, ngài ban hành văn kiện "Facultates Majoris Seminarii Kontummensis" thiết lập các Phân khoa của Đại Chủng Viện Kontum. Năm 1946, ngài ký ban hành quy chế cho Đại Chủng sinh Kontum "Statuta Ordinarii pro Anluminis Majoris Kontum". Trường Lý Đoán (Đại Chủng Viện) hoạt động với con số khiêm tốn khoảng 10 Đại Chủng sinh. Chính Đức Cha là Giám Đốc, cha Crétin làm Giáo sư, cha Thomann là Quản lý.
b - Mở nhiều trường học
Ý thức nhiệm vụ Giám mục trên đất cao nguyên là truyền giáo, Đức Cha khuyến khích và thúc đẩy các linh mục lập nhiều trường học dạy văn hóa ở các giáo xứ. Ngài cho phát hành tạp san "Écho de la Mission" làm cơ quan liên lạc của giáo phận. Ngài thường xuyên viết bài hướng dẫn công việc truyền giáo kêu mời và cổ vũ phong trào tham gia tích cực truyền giáo trong giáo phận. Ngài đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo các giáo phu (les catéchistes montagnards), những giáo lý viên người dân tộc thiểu số. Ngài cho chỉnh đốn Trường đào tạo giáo phu và chỉ thị các cha xứ nâng đỡ và ân cần lo lắng cho các cộng tác viên quí bàu này để công tác truyền giáo của họ mang lai nhiều kết quả tốt đẹp.
c - Sáng lập Tu viện
Để có thể đến với giáo dân dân tộc thiểu số có hiệu quả đồng thời khuyến khích họ dấn thân tích cực trong việc xây dựng giáo hội địa phương mà họ là nồng cốt, và cũng để đẩy mạnh công tác truyền giáo, Đức Cha nghĩ ngay đến việc thành lập một Hội Dòng qui tụ các thiếu nữ dân tộc thiểu số muốn dâng mình cho Chúa. Ý tưởng này được Đức Giám mục Jannin Phước (vị tiền nhiệm của ngài) đã ôm ấp nhưng chưa thực hiện được. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, tháng 11 năm 1943, Đức Cha cho ra đời Hội Dòng ẢNH PHÉP LẠ (Congrégation de la Médaille Miraculeuse) cho các thiếu nữ người Bahnar. Hội Dòng được Tòa Thánh chuẩn nhận ngày 6 tháng 4 năm 1947. Ngày 27 tháng 11 năm 1948, lớp Tập sinh đầu tiên có 7 chị. Từ đó các nữ tu này góp phần rất hữu hiệu vào công việc truyền giáo cho đồng bào mình. ([I]Đọc thêm bài viết HỘI DÒNG "ẢNH PHÉP LẠ" nơi trang phụ bản) [/I]
d - Kinh lý đến với con chiên
Đức Cha Jean Sion thường đi kinh lý đến với con chiên để hòa mình trong đời sống của họ tìm hiểu những nhu cầu vật chất và tinh thần của dân chúng. Ngài muốn các cuộc kinh lý phải được đón tiếp long trọng theo khả năng của từng giáo xứ để giáo dục giáo dân ý thức kính trọng Vị Đại Diện của Đức Thánh Cha. Ngài hay đến các xứ đạo xa xôi hẻo lánh thường ít người thăm viếng để hâm nóng lòng đạo đức của các con chiên. Ngài tiếp xúc trực tiếp với giáo dân với nét mặt vui tươi và cởi mở, với cách đối xử hiền hòa và rất bình dân. Phương tiện di chuyển thường là ngựa, đôi lúc đi ô tô hay cán khiêng.
Đặc biệt tháng Giêng năm 1944, ngài đi kinh lý Attopeu miền đất thuộc giáo phận Kontum nằm ở xứ Lào xa xôi chưa có Giám mục nào đặt chân đến. Ngài muốn chính mình lượng định về tinh hình lãnh thổ này. Cùng với hai bạn đồng nghiệp và hai hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số, Đức Cha thực hiện cuộc kinh lý lịch sử bằng ngựa. Đường sá hiểm trở phải leo đèo, trèo dốc đứng sững, hoặc vượt qua bao nhiêu vực thẳm cheo leo, băng thác xuống ghềnh, ban đêm nghỉ chân giữa rừng núi âm u có lúc tưởng nguy đến tính mạng. Nhưng Đức Cha luôn luôn vui vẻ và lạc quan, ngài hoà đồng với đoàn tùy tùng trong mọi sinh hoạt để cổ vũ tinh thần chịu đựng của họ. Cuộc kinh lý ấy nuốt thời giờ của ngài mất 20 ngày cả đi lẫn về. Chính ngài đã viết bút ký thuật lại cuộc kinh lý ấy bằng một lối văn dí dỏm và thân tình hiện còn lưu giữ trong văn khố giáo phận Kontum.
Đặc biệt tháng Giêng năm 1944, ngài đi kinh lý Attopeu miền đất thuộc giáo phận Kontum nằm ở xứ Lào xa xôi chưa có Giám mục nào đặt chân đến. Ngài muốn chính mình lượng định về tinh hình lãnh thổ này. Cùng với hai bạn đồng nghiệp và hai hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số, Đức Cha thực hiện cuộc kinh lý lịch sử bằng ngựa. Đường sá hiểm trở phải leo đèo, trèo dốc đứng sững, hoặc vượt qua bao nhiêu vực thẳm cheo leo, băng thác xuống ghềnh, ban đêm nghỉ chân giữa rừng núi âm u có lúc tưởng nguy đến tính mạng. Nhưng Đức Cha luôn luôn vui vẻ và lạc quan, ngài hoà đồng với đoàn tùy tùng trong mọi sinh hoạt để cổ vũ tinh thần chịu đựng của họ. Cuộc kinh lý ấy nuốt thời giờ của ngài mất 20 ngày cả đi lẫn về. Chính ngài đã viết bút ký thuật lại cuộc kinh lý ấy bằng một lối văn dí dỏm và thân tình hiện còn lưu giữ trong văn khố giáo phận Kontum.
3 - Vị Giám mục đau khổ
Cuộc sống nào cũng có thánh giá. Nhiệm vụ nào cũng phải mang dấu ấn đau khổ. Ai đi theo Chúa Kitô cũng phải nhận thánh giá được trao phó từ Chúa Kitô, vi "ai muốn trở thành môn đệ Ta, hãy vác thánh giá mỗi ngày và theo Ta." Đức Cha Sion đã thấy rõ thánh giá của đời Giám mục, đặc biệt ngay trước khi ngài nhận lãnh ơn viên mãn của chức vụ Tư tế. Nhưng ngài can đảm chấp nhận, tin tưởng phó thác vào Chúa với tâm tinh "Dilexi te".
Bắt tay vào việc, Đức Cha đã hết sức làm việc đến quên mình. Cùng với nhiệm vụ, sự đau khổ cũng sớm đến với ngài. Ngài không được mạnh về thể lý. Bênh cao áp huyết và đau gan kinh niên làm ngài mau thắm mệt. Khi còn làm Bề Trên Dòng Anh Em Hèn Mọn Giuse ở Kim Châu, năm 1935, ngài phải vâng lời bác sĩ về Pháp chữa trị bệnh gan và điều dưỡng trong một năm. Nhưng chính những đau khổ về tinh thần đã hành hạ ngài khốc liệt hơn. Những đau khổ ấy đến từ mọi phía; từ công tác quản trị, từ các bạn bè, từ chính quyền bất công, từ tình hình chính trị bấp bênh và bất ổn. Ta có thể đọc được tâm trạng đau khổ của ngài qua bút ký còn lưu trữ, nhất là trong quyển "Notes Personnelles" được xem là những lời di chúc. Những biến cố chính trị từ năm 1945 về sau làm căng thẳng tinh thần đến cao độ. Ngày 14 tháng 3 năm 1945, ngài bị quân đội Nhật quản thúc cùng các linh mục người Pháp. Sau đó các ngài bị đưa ra khỏi Kontum cùng với những Pháp kiều khác đi Qui Nhơn rồi đưa ra Nha Trang; mãi đến tháng 7 năm 1946 ngài mới được về lại giáo phận nhà. Kế đó là những năm tháng bất ổn trầm trọng do cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh. Nhiều cuộc khủng bố liên miên xảy ra trong thị xã Kontum và nhiều nơi khác trong giáo phận. Tuy nhiên Đưc Cha vẫn hăng say tiếp tục thực hiện những công trình còn dang dở và củng cố lại giáo phận trước những điêu tàn về vật chất và nhất là về tinh thần.
Bắt tay vào việc, Đức Cha đã hết sức làm việc đến quên mình. Cùng với nhiệm vụ, sự đau khổ cũng sớm đến với ngài. Ngài không được mạnh về thể lý. Bênh cao áp huyết và đau gan kinh niên làm ngài mau thắm mệt. Khi còn làm Bề Trên Dòng Anh Em Hèn Mọn Giuse ở Kim Châu, năm 1935, ngài phải vâng lời bác sĩ về Pháp chữa trị bệnh gan và điều dưỡng trong một năm. Nhưng chính những đau khổ về tinh thần đã hành hạ ngài khốc liệt hơn. Những đau khổ ấy đến từ mọi phía; từ công tác quản trị, từ các bạn bè, từ chính quyền bất công, từ tình hình chính trị bấp bênh và bất ổn. Ta có thể đọc được tâm trạng đau khổ của ngài qua bút ký còn lưu trữ, nhất là trong quyển "Notes Personnelles" được xem là những lời di chúc. Những biến cố chính trị từ năm 1945 về sau làm căng thẳng tinh thần đến cao độ. Ngày 14 tháng 3 năm 1945, ngài bị quân đội Nhật quản thúc cùng các linh mục người Pháp. Sau đó các ngài bị đưa ra khỏi Kontum cùng với những Pháp kiều khác đi Qui Nhơn rồi đưa ra Nha Trang; mãi đến tháng 7 năm 1946 ngài mới được về lại giáo phận nhà. Kế đó là những năm tháng bất ổn trầm trọng do cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh. Nhiều cuộc khủng bố liên miên xảy ra trong thị xã Kontum và nhiều nơi khác trong giáo phận. Tuy nhiên Đưc Cha vẫn hăng say tiếp tục thực hiện những công trình còn dang dở và củng cố lại giáo phận trước những điêu tàn về vật chất và nhất là về tinh thần.
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 3 Tháng 1 29, 2013 10:12 pm
VI - NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI ĐỜI
Năm 1950 giáo phận Kontum hân hoan mừng kỷ niệm 100 năm các vị thừa sai đặt chân lên vùng cao nguyên rao giảng Tin Mừng. Mặc dầu sức khỏe giảm sút, Đức Cha vẫn chỉ thị cử hành long trọng biến cố lịch sử này bằng một cuộc lễ linh đình tổ chức trong 3 ngày, vào những ngày 6,7 và 8 tháng 2 năm 1950. Đức Giáo hoàng Piô XII gởi điện văn chia vui với giáo phận và ban phép lành Tòa Thánh làm bảo chứng tình ưu ái cha con. Sau đó được tin Tổng Tu Nghị Hội Thừa Sai Ba Lê (MEP) sẽ nhóm họp vào tháng 7 và 8 năm ấy. Đức Cha quyết định về dự hội nghị này. Để có thời giờ tĩnh dưỡng tại quê nhà trước khi dự Tổng Tu Nghị, Đức Cha định rời giáo phận vào tháng 4 năm 1950 về Pháp. Trong buổi lễ tiễn đưa tổ chức tại Trường Cuénot, ngài vui vẻ niềm nở đón tiếp mọi người và hẹn ngày tái ngộ vào mùa Thu năm ấy.Về đến quê nhà, Đức Cha Jean Sion được anh chị em và bà con vui mừng đón tiếp. Cả giáo xứ và thị trấn Estaires đều vui mừng và nơi nào ngài cũng được mến chuộng bỡi tính đơn sơ giản dị và lòng nhân hậu của ngài. Nhưng niềm vui đoàn tụ lần này có phảng phất một nỗi lo âu trên nét mặt của người thân vì họ nhận thấy nhiều nếp nhăn của tuổi già hiện rõ trên khuôn mặt của vị Thừa sai thân yêu.
Sau những ngày tháng tĩnh dưỡng dưới sự chăm sóc đặc biệt của gia đinh, sức khỏe Đức Cha không tiến triển hơn. Dù vậy ngài vẫn giữ ý định trở về giáo phận như lịch trình đã vạch. Nhưng việc ấy không thể thực hiện được vì sự từ chối của bác sĩ chữa trị do tình trạng sức khỏe của ngài ngày càng tệ.
Vì là con người suy tư, nỗi buồn ray rứt không được về lại giáo phận Kontum ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến cho bệnh ngày càng gia tăng. Sự buồn nhớ giáo phận làm cho tâm hồn ngài chết điếng, có nhiều lúc ngài ngồi thinh lặng hàng giờ như người mất trí, hai mắt mờ dần khiến ngài không đọc kinh Nhật tụng được, phải cố gắng ngài mới có thể làm lễ được. Cho đến ngày 20 tháng 11 năm 1950 thì ngài bị lụy vì chứng sưng huyết não (congestion célébrale).
Tháng 2 năm 1951, ngài được chuyển về dưỡng đường của Hội Thừa Sai Ba lê ở Montbeton. Cũng có lúc ngài tỏ ra sáng suốt, nhất là những khi bạn bè đến thăm. Nhưng ước mơ về lại giáo phận Kontum luôn luôn ám ảnh ngài.
Thiên Chúa muốn nơi Đức Cha một của lễ hy sinh toàn vẹn là chết xa con cái và ngoài giáo phận mình, nơi mà ngài đã phó trót cuộc đời.
Ngày 19 tháng 8 năm 1951, sau khi nhận các bí tích cuối đời, Đức Cha đã ra đi về với Chúa nhận phần thưởng của người tôi tớ trung thành giữa tuổi đời 61, với công nghiệp 31 năm linh mục và 9 năm giám mục.
Trên đây là bức chân dung trung thục của Đức Cha Jean Sion do một người con của ngài họa lại, chúng ta không cần thêm thắt gì hơn, ngoài trừ việc nêu cao những đức tính cao quí trong chức vụ Giám mục:
Khiêm tốn - Người tu sĩ Hèn Mọn Thánh Giuse Kim Châu đầu tiên đã trở thành Giám mục Tông Tòa Kontum do lòng vâng phục sự quan phòng của Thiên Chúa như ngài đã viết trong di chúc. Với một lòng nhân hậu to lớn, ngài đã yêu thương giáo phận mà Thiên Chúa giao phó, cũng như ngài đã yêu thương các Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse của ngài . Dilexi te là câu châm ngôn mà ngài đã thực hiện trọn vẹn. Ngài đã chẳng tự nhũ là "người ta không bao giờ hối hận vì đã đối xử quá tốt với kẻ khác là gì !"
Đơn sơ và vui tính - Vị Sáng Lập Dòng chúng ta có một nếp sống rất đơn sơ và giản dị trong cuộc đời tu trì. Nhưng khi cần thì Đức Cha cũng tỏ ra là người lãnh đạo cương quyết. Ước muốn của ngài là mỗi người chúng ta thực hành đức vâng phục. Ngài đã ghi trong Huy hiệu Giám mục chữ "REGULA" (LỀ LUẬT). Lề luật ấy chỉ có thể giải thích bằng tình yêu mà thôi.
Sau những ngày tháng tĩnh dưỡng dưới sự chăm sóc đặc biệt của gia đinh, sức khỏe Đức Cha không tiến triển hơn. Dù vậy ngài vẫn giữ ý định trở về giáo phận như lịch trình đã vạch. Nhưng việc ấy không thể thực hiện được vì sự từ chối của bác sĩ chữa trị do tình trạng sức khỏe của ngài ngày càng tệ.
Vì là con người suy tư, nỗi buồn ray rứt không được về lại giáo phận Kontum ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe khiến cho bệnh ngày càng gia tăng. Sự buồn nhớ giáo phận làm cho tâm hồn ngài chết điếng, có nhiều lúc ngài ngồi thinh lặng hàng giờ như người mất trí, hai mắt mờ dần khiến ngài không đọc kinh Nhật tụng được, phải cố gắng ngài mới có thể làm lễ được. Cho đến ngày 20 tháng 11 năm 1950 thì ngài bị lụy vì chứng sưng huyết não (congestion célébrale).
Tháng 2 năm 1951, ngài được chuyển về dưỡng đường của Hội Thừa Sai Ba lê ở Montbeton. Cũng có lúc ngài tỏ ra sáng suốt, nhất là những khi bạn bè đến thăm. Nhưng ước mơ về lại giáo phận Kontum luôn luôn ám ảnh ngài.
Thiên Chúa muốn nơi Đức Cha một của lễ hy sinh toàn vẹn là chết xa con cái và ngoài giáo phận mình, nơi mà ngài đã phó trót cuộc đời.
Ngày 19 tháng 8 năm 1951, sau khi nhận các bí tích cuối đời, Đức Cha đã ra đi về với Chúa nhận phần thưởng của người tôi tớ trung thành giữa tuổi đời 61, với công nghiệp 31 năm linh mục và 9 năm giám mục.
Trên đây là bức chân dung trung thục của Đức Cha Jean Sion do một người con của ngài họa lại, chúng ta không cần thêm thắt gì hơn, ngoài trừ việc nêu cao những đức tính cao quí trong chức vụ Giám mục:
Khiêm tốn - Người tu sĩ Hèn Mọn Thánh Giuse Kim Châu đầu tiên đã trở thành Giám mục Tông Tòa Kontum do lòng vâng phục sự quan phòng của Thiên Chúa như ngài đã viết trong di chúc. Với một lòng nhân hậu to lớn, ngài đã yêu thương giáo phận mà Thiên Chúa giao phó, cũng như ngài đã yêu thương các Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse của ngài . Dilexi te là câu châm ngôn mà ngài đã thực hiện trọn vẹn. Ngài đã chẳng tự nhũ là "người ta không bao giờ hối hận vì đã đối xử quá tốt với kẻ khác là gì !"
Đơn sơ và vui tính - Vị Sáng Lập Dòng chúng ta có một nếp sống rất đơn sơ và giản dị trong cuộc đời tu trì. Nhưng khi cần thì Đức Cha cũng tỏ ra là người lãnh đạo cương quyết. Ước muốn của ngài là mỗi người chúng ta thực hành đức vâng phục. Ngài đã ghi trong Huy hiệu Giám mục chữ "REGULA" (LỀ LUẬT). Lề luật ấy chỉ có thể giải thích bằng tình yêu mà thôi.
Phần Hai
CHÂN DUNG CHA SÁNG LẬP
I . ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN
CHÂN DUNG CHA SÁNG LẬP
I . ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN
1 - Đức hiền hòa thu hút nhiều cảm tình
Những ai đã tiếp xúc với Đức Cha Jean Sion đều đem lòng thương mến. Nét mặt ngài tỏa ra nét hiền hòa dễ thương, trên môi luôn nở một nụ cười bao dung, lối nói nhỏ nhẹ có sức thu hút nhiều cảm tình.
Ngài đã được Đức cha Damien Grangeon, Giám mục gíáo phận, yêu quý và tín nhiệm đặc biệt, giao phó cho nhiều công tác quan trọng ngay từ những ngày đầu làm việc: Thư ký của Ủy ban Tư Vấn Tòa Giám Mục, Bề Trên Hội Thầy Giảng Giáo phận, nghiên cứu lập Dòng. Trong những năm cuối đời, chính Đức Cha Grangeon về hưu dưỡng bên ngài tại Dòng Thánh Giuse ở Kim Châu, trối cho ngài nhiều của cải, kể cả phẩm phục Giám mục nữa.
Ngài có nhiều bạn thân trong hàng thừa sai: Cha Marcel Piquet (Lợi) sau làm Giám mục Quy Nhơn rồi Nha Trang là bạn đồng môn và đồng nghiệp, cha chính Jules Labiausse (Sáng) đã trối cho ngài tủ sách rất giá trị, cha D'Orgeville (Sĩ), Quản lý giáo phận, cha Marc Lefèvre (Kim) là bạn đồng hương, cha Solvignon (Lành) bạn đồng chí, nhưng đặc biệt là cha Alexandre (Trí) người phụ tá tận tụy giúp ngài một cách đắc lực trong những ngày khai sinh Hội Dòng và cha Thomas Thiềng, một vị Tuyên úy thánh thiện đã hy sinh cuộc đời cộng tác với ngài lo cho Hội Dòng vào thập niên 30.
Đối với giáo dân trong các giáo xứ ngài làm việc Phú Thượng, Nhà Đá, Kim Châu, Cha Sáng Lập đã để lại nhiều cảm tình sâu đậm mà hiện nay nhiều cụ già còn nhắc ngài với vẻ kính phục.
Đối với con cái, lối đối xử của ngài rất nhã nhặn. Ngài tỏ ra thương mến và bao dung với những người có lỗi, nhưng không làm cho họ lờn mà lại tăng lòng yêu mến.
Khi làm Giám mục, ngài ân cần niềm nở tiếp đón mọi người, kể cả với những người đã làm cho ngài đau khổ. Ngài luôn có nét mặt vui tươi và bao dung. Nội san Echo de la Mission de Kontum đã có nhận xét khách quan như sau : " Đức tính nổi bật của ngài (Đức Cha Jean Sion) là lòng nhân từ, sự kiên nhẫn, tình thương dịu hiền, thái độ tiếp đón niềm nở và rất lịch sự. Đức tính này được biểu lộ khi ngài tiếp đón tất cả những ai đến với ngài."
Ngài đã được Đức cha Damien Grangeon, Giám mục gíáo phận, yêu quý và tín nhiệm đặc biệt, giao phó cho nhiều công tác quan trọng ngay từ những ngày đầu làm việc: Thư ký của Ủy ban Tư Vấn Tòa Giám Mục, Bề Trên Hội Thầy Giảng Giáo phận, nghiên cứu lập Dòng. Trong những năm cuối đời, chính Đức Cha Grangeon về hưu dưỡng bên ngài tại Dòng Thánh Giuse ở Kim Châu, trối cho ngài nhiều của cải, kể cả phẩm phục Giám mục nữa.
Ngài có nhiều bạn thân trong hàng thừa sai: Cha Marcel Piquet (Lợi) sau làm Giám mục Quy Nhơn rồi Nha Trang là bạn đồng môn và đồng nghiệp, cha chính Jules Labiausse (Sáng) đã trối cho ngài tủ sách rất giá trị, cha D'Orgeville (Sĩ), Quản lý giáo phận, cha Marc Lefèvre (Kim) là bạn đồng hương, cha Solvignon (Lành) bạn đồng chí, nhưng đặc biệt là cha Alexandre (Trí) người phụ tá tận tụy giúp ngài một cách đắc lực trong những ngày khai sinh Hội Dòng và cha Thomas Thiềng, một vị Tuyên úy thánh thiện đã hy sinh cuộc đời cộng tác với ngài lo cho Hội Dòng vào thập niên 30.
Đối với giáo dân trong các giáo xứ ngài làm việc Phú Thượng, Nhà Đá, Kim Châu, Cha Sáng Lập đã để lại nhiều cảm tình sâu đậm mà hiện nay nhiều cụ già còn nhắc ngài với vẻ kính phục.
Đối với con cái, lối đối xử của ngài rất nhã nhặn. Ngài tỏ ra thương mến và bao dung với những người có lỗi, nhưng không làm cho họ lờn mà lại tăng lòng yêu mến.
Khi làm Giám mục, ngài ân cần niềm nở tiếp đón mọi người, kể cả với những người đã làm cho ngài đau khổ. Ngài luôn có nét mặt vui tươi và bao dung. Nội san Echo de la Mission de Kontum đã có nhận xét khách quan như sau : " Đức tính nổi bật của ngài (Đức Cha Jean Sion) là lòng nhân từ, sự kiên nhẫn, tình thương dịu hiền, thái độ tiếp đón niềm nở và rất lịch sự. Đức tính này được biểu lộ khi ngài tiếp đón tất cả những ai đến với ngài."
2 - Tính đơn sơ và hòa đồng
Sống hiền hòa, đơn sơ và hòa đồng là đức tính nổi bật của Cha Sáng Lập. Bí quyết đó ngài đã truyền đạt cho con cái bằng lời giảng dạy và bằng gương sáng.
Ngài đã dạy: "Có hai lý do để các con được người ta quý mến, một là giữ luật chu đáo, hai là sống thật đơn sơ khiêm nhường."
Ngài sống rất giản dị, đi đứng khoan thai. Lối trang phục đơn sơ của một tu sĩ hèn mọn: áo dòng bằng vải thô, mang sandales quai ngang như các sư huynh. Ngài tham gia tất cả giờ sinh hoạt chung của cộng đoàn: cầu nguyện chung, làm việc chung, giải trí chung, ngài hòa đồng với con cái ngài. Trong lớp chung, bàn viết ngài được kê vào một góc.Trong nhà ngủ, giường ngài đặt cạnh giường chúng tôi Trong những giờ giải trí ngài thường trò chuyện thân mật và thích nghe con cái kể chuyện, thỉnh thoảng chia sẻ những quà biếu cho chúng. Mỗi buổi chiều, ngài đến phòng bệnh viếng thăm an ủi và phát thuốc lo lắng cho những đứa con đau yếu. Ngài thường xuyên đi dạo chung quanh với các đệ tử mỗi tuần hai lần.
Kiên nhẫn lắng nghe cũng là dấu chỉ của con người đơn sơ biết hòa đồng. Khi làm Giám mục ngài thường chủ tọa những buổi họp hằng tháng của các anh em linh mục. Ngài sẵn sàng ngồi hằng giờ với họ để chia sẻ buồn vui với thái độ vui cười cởi mở.
Cuộc sống đơn sơ dễ hòa đồng của Cha Sáng Lập không ngoài mục đích giáo dục, ngài muốn trực tiếp tìm hìểu những nhu cầu của kẻ dưới quyền để nâng đỡ họ. Nơi ngài lời giảng dạy và công việc ăn khớp hài hòa với nhau một cách lạ thường, tất cả đều được hướng dẫn bởi Đức Tin và Đức Mến.
Ngài đã dạy: "Có hai lý do để các con được người ta quý mến, một là giữ luật chu đáo, hai là sống thật đơn sơ khiêm nhường."
Ngài sống rất giản dị, đi đứng khoan thai. Lối trang phục đơn sơ của một tu sĩ hèn mọn: áo dòng bằng vải thô, mang sandales quai ngang như các sư huynh. Ngài tham gia tất cả giờ sinh hoạt chung của cộng đoàn: cầu nguyện chung, làm việc chung, giải trí chung, ngài hòa đồng với con cái ngài. Trong lớp chung, bàn viết ngài được kê vào một góc.Trong nhà ngủ, giường ngài đặt cạnh giường chúng tôi Trong những giờ giải trí ngài thường trò chuyện thân mật và thích nghe con cái kể chuyện, thỉnh thoảng chia sẻ những quà biếu cho chúng. Mỗi buổi chiều, ngài đến phòng bệnh viếng thăm an ủi và phát thuốc lo lắng cho những đứa con đau yếu. Ngài thường xuyên đi dạo chung quanh với các đệ tử mỗi tuần hai lần.
Kiên nhẫn lắng nghe cũng là dấu chỉ của con người đơn sơ biết hòa đồng. Khi làm Giám mục ngài thường chủ tọa những buổi họp hằng tháng của các anh em linh mục. Ngài sẵn sàng ngồi hằng giờ với họ để chia sẻ buồn vui với thái độ vui cười cởi mở.
Cuộc sống đơn sơ dễ hòa đồng của Cha Sáng Lập không ngoài mục đích giáo dục, ngài muốn trực tiếp tìm hìểu những nhu cầu của kẻ dưới quyền để nâng đỡ họ. Nơi ngài lời giảng dạy và công việc ăn khớp hài hòa với nhau một cách lạ thường, tất cả đều được hướng dẫn bởi Đức Tin và Đức Mến.
3- Tính cương quyết
Hiền hòa, vui vẻ, đơn sơ hay thương người, nhưng khi cần thì Cha Sáng Lập vẫn tỏ ra cương quyết. Ngài không khoan nhượng những lỗi phạm công khai dễ sinh gương xấu. Như có lần ngài đã lập tức cho hồi tục một em đệ tử có thái độ hổn láo với thầy dạy.
Thường thì ngài không sửa phạt công khai. Ngài cho rằng phương pháp ấy chỉ làm chai lòng kẻ có lỗi. Ngài biết chờ đợi thời điểm thuận tiện, thường thì mặt đối mặt và dùng lối đối thoại, sửa phạt riêng để người có lỗi tự ý thức được sự sai trái của mình. Ngài đã dạy: "Hãy kính trọng học sinh vì chúng là hình ảnh của Thiên Chúa."
Trong công trình lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse, Cha Sáng Lập đã nếm bao đau khổ nhưng ngài không ngã lòng. Nhiều dư luận cho rằng công trình sẽ nhanh chóng thất bại. Họ quan niệm đào tạo và giáo dục thì dễ, nhưng một khi những người ấy được đưa vào đời chắc gì họ sẽ đứng vững. Ngài một lòng cương quyết và kết quả đã phản chứng lại suy nghĩ cùa nhửng kẻ hoài nghi ấy. Cũng như trận bão ngày 01 tháng 11 năm 1933 đã chôn vùi 8 đứa con dưới đống gạch vụn và triệt hạ ngôi nhà 2 tầng không làm ngài nản chí. Ngài đã cố vươn lên từ thử thách to lớn ấy với một đức tin mạnh mẽ. Ngài đã nói: "Việc sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse đã chứng minh cho tôi là phải đau khổ mà không khi nào nản chí. Thiên Chúa cai quản thế giới. Người có thời giờ của Người. Ý của Ngưòi không phải là của chúng ta."
Trong việc cai quản địa phận, ngài biết đối thoại, tôn trọng ý kiến kẻ khác, nhưng một khi đã lấy quyết định, ngài giữ lập trường cương quyết. Ngài biết trước chắc chắn sẽ có người không bằng lòng, có những ý kiến chống đối, nhưng đó là bổn phận của người lãnh đạo.
Cương quyết nhưng ngài luôn dịu dàng nên dễ được lòng cảm mến, ngài đã dốc lòng: "Tôi sẽ hiền hòa nhưng cương quyết, chính xác và kiên vững, không cứng cỏi." Các linh mục dưới quyền ngài rất khâm phục về sự dung hòa tài tình hai đức tính trên đây. Nhận xét về ngài trong Echo de la Mission chứng minh điều đó : "Con người của ngài (Đức Cha Jean Sion) có lúc cương quyết như một người cha, nhưng có lúc lại dịu hiền như một bà mẹ. Hai thái độ ấy đã làm cho những kẻ dưới quyền vừa kính nể vừa thương mến."
Thường thì ngài không sửa phạt công khai. Ngài cho rằng phương pháp ấy chỉ làm chai lòng kẻ có lỗi. Ngài biết chờ đợi thời điểm thuận tiện, thường thì mặt đối mặt và dùng lối đối thoại, sửa phạt riêng để người có lỗi tự ý thức được sự sai trái của mình. Ngài đã dạy: "Hãy kính trọng học sinh vì chúng là hình ảnh của Thiên Chúa."
Trong công trình lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse, Cha Sáng Lập đã nếm bao đau khổ nhưng ngài không ngã lòng. Nhiều dư luận cho rằng công trình sẽ nhanh chóng thất bại. Họ quan niệm đào tạo và giáo dục thì dễ, nhưng một khi những người ấy được đưa vào đời chắc gì họ sẽ đứng vững. Ngài một lòng cương quyết và kết quả đã phản chứng lại suy nghĩ cùa nhửng kẻ hoài nghi ấy. Cũng như trận bão ngày 01 tháng 11 năm 1933 đã chôn vùi 8 đứa con dưới đống gạch vụn và triệt hạ ngôi nhà 2 tầng không làm ngài nản chí. Ngài đã cố vươn lên từ thử thách to lớn ấy với một đức tin mạnh mẽ. Ngài đã nói: "Việc sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse đã chứng minh cho tôi là phải đau khổ mà không khi nào nản chí. Thiên Chúa cai quản thế giới. Người có thời giờ của Người. Ý của Ngưòi không phải là của chúng ta."
Trong việc cai quản địa phận, ngài biết đối thoại, tôn trọng ý kiến kẻ khác, nhưng một khi đã lấy quyết định, ngài giữ lập trường cương quyết. Ngài biết trước chắc chắn sẽ có người không bằng lòng, có những ý kiến chống đối, nhưng đó là bổn phận của người lãnh đạo.
Cương quyết nhưng ngài luôn dịu dàng nên dễ được lòng cảm mến, ngài đã dốc lòng: "Tôi sẽ hiền hòa nhưng cương quyết, chính xác và kiên vững, không cứng cỏi." Các linh mục dưới quyền ngài rất khâm phục về sự dung hòa tài tình hai đức tính trên đây. Nhận xét về ngài trong Echo de la Mission chứng minh điều đó : "Con người của ngài (Đức Cha Jean Sion) có lúc cương quyết như một người cha, nhưng có lúc lại dịu hiền như một bà mẹ. Hai thái độ ấy đã làm cho những kẻ dưới quyền vừa kính nể vừa thương mến."
4- Tính cần mẫn
Cha Sion làm việc không biết mệt mỏi. Sau khi có quyết định lập Dòng dù còn là cha sở xứ đạo, ngài đã nhanh chóng xúc tiến việc xây cất những cơ sở cần thiết dù rất chật vật trong vấn đề tài chánh. Những năm chiêu sinh, một mình ngài đảm trách hết mọi công việc: Bề trên, Linh hướng, Giáo sư, Quản lý
Về sau, tuy có sự hợp tác của các sư huynh, nhưng anh em hãy còn tập sự, vã lại công việc điều hành mỗi ngày một phức tạp nên ngài cũng không rảnh rỗi gì hơn trước.
Ngoài việc điều hành công việc thường ngày và dạy dỗ, ngài còn cáng đáng việc soạn luật, viết thư cho anh em làm việc ở các giáo xứ, mỗi tháng trả lời thư hai lần cho từng người trong số gần 40 sư huynh, viết bài huấn đức đăng báo Echo, gìn giữ hồ sơ. Buổi tối ngài giúp con cái trong việc linh hướng. Mỗi tuần 3 tối, từ 8 giờ đến 10 giờ khuya, ngài dạy bổ túc văn hoá cho các thầy trong nhà, ngài làm việc chu đáo, kiên trì và nhẫn nại. Ngài thức rất khuya, dậy thật sớm, nhưng có mặt hầu hết trong các giờ sinh hoạt chung.
Trong thế chiến thứ hai, ngài còn gánh lo thêm cho một số anh em Dòng Thánh Gia (Pnompenh) được bản Dòng gởi đến thụ huấn. Những năm kiêm chức Tổng Đại Diện giáo phận, công việc của Tòa Giám mục và công tác mục vụ ở những giáo xứ xa xôi hẻo lánh làm Ngài luôn luôn bận rộn.
Khi làm Giám mục, công việc quản trị có phần phức tạp và nặng nề hơn, Cha Sáng Lập vẫn chu toàn. Ngoài ra ngài còn trực tiếp lo cho Chủng viện, giảng dạy, huần đức hằng tuần, điều khiển Hội đồng chấm thi. Khi đã lập Dòng chị em Ảnh Vãy (Dòng Ảnh Phép Lạ), ngài phải giảng dạy và gián tiếp điều khiển nhiều mặt.
Ngài thích đi kinh lý tiếp xúc với bổn đạo nghèo, nhất là với anh em dân tộc thiểu số, ngài đã cố gắng học tiếng "chú mọi" để có thể giảng được trong những dịp ấy. Ngài thường đi thăm các linh mục ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Có năm trời mưa nhiều, không thể đi thăm viếng được, ngài buồn và cầu mong thời tiết chóng tốt để ngài có thể đi thăm cả giáo phận.
Thời dụng biểu hằng ngày của ngài có rất ít giờ nghỉ ngơi. Sức làm việc bền bỉ dẻo dai của ngài quả là đáng khâm phục vậy.
Ngoài việc điều hành công việc thường ngày và dạy dỗ, ngài còn cáng đáng việc soạn luật, viết thư cho anh em làm việc ở các giáo xứ, mỗi tháng trả lời thư hai lần cho từng người trong số gần 40 sư huynh, viết bài huấn đức đăng báo Echo, gìn giữ hồ sơ. Buổi tối ngài giúp con cái trong việc linh hướng. Mỗi tuần 3 tối, từ 8 giờ đến 10 giờ khuya, ngài dạy bổ túc văn hoá cho các thầy trong nhà, ngài làm việc chu đáo, kiên trì và nhẫn nại. Ngài thức rất khuya, dậy thật sớm, nhưng có mặt hầu hết trong các giờ sinh hoạt chung.
Trong thế chiến thứ hai, ngài còn gánh lo thêm cho một số anh em Dòng Thánh Gia (Pnompenh) được bản Dòng gởi đến thụ huấn. Những năm kiêm chức Tổng Đại Diện giáo phận, công việc của Tòa Giám mục và công tác mục vụ ở những giáo xứ xa xôi hẻo lánh làm Ngài luôn luôn bận rộn.
Khi làm Giám mục, công việc quản trị có phần phức tạp và nặng nề hơn, Cha Sáng Lập vẫn chu toàn. Ngoài ra ngài còn trực tiếp lo cho Chủng viện, giảng dạy, huần đức hằng tuần, điều khiển Hội đồng chấm thi. Khi đã lập Dòng chị em Ảnh Vãy (Dòng Ảnh Phép Lạ), ngài phải giảng dạy và gián tiếp điều khiển nhiều mặt.
Ngài thích đi kinh lý tiếp xúc với bổn đạo nghèo, nhất là với anh em dân tộc thiểu số, ngài đã cố gắng học tiếng "chú mọi" để có thể giảng được trong những dịp ấy. Ngài thường đi thăm các linh mục ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Có năm trời mưa nhiều, không thể đi thăm viếng được, ngài buồn và cầu mong thời tiết chóng tốt để ngài có thể đi thăm cả giáo phận.
Thời dụng biểu hằng ngày của ngài có rất ít giờ nghỉ ngơi. Sức làm việc bền bỉ dẻo dai của ngài quả là đáng khâm phục vậy.
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 3 Tháng 1 29, 2013 10:42 pm
II . TINH THẦN CẦU TIẾN
Đặc tính nổ bật nơi Đấng Sáng Lập là tinh thần cầu tiến. Ngài luôn quan sát tìm tòi để đem những kiến thức và kinh nghiệm áp dụng vào công việc của minh. Là một con người nhìn xa thấy rộng, biết thích nghi với hoàn cảnh, dùng những phương pháp đào tạo mới mẻ và linh động trong những lãnh vực tu trì, phụng vụ, truyền giáo, văn hoá, giáo dục.
1- Về phương diện tu trì
Được đề cử làm Bề Trên Hội Thầy Giảng, ngài đã nghĩ ngay đến việc cải tổ Hội để nâng cao đời sống đạo đức và đẩy mạnh công tác truyền giáo. Khi có quyết định thành lập Tu Hội mới, ngài liền bắt tay vào việc, bước đầu rất gian khổ nhưng ngài không nản. Ngài học hỏi nơi những người chuyên môn về đời sống tu trì với Cha Gagné, Dòng Chúa Cứu Thế, với Cha Léonard Ramon, Dòng Phanxicô. Đó là những tu sĩ lúc bấy giờ được các bản Dòng phái sang Việr Nam để lập Nhà Mới. Hai cha nầy là những cố vấn đắc lực cho ngài trong những năm đầu khi thành lập Dòng.
Để bảo đảm cho tương lai Hội Dòng, ngay từ đầu, ngài đã nghĩ đến việc cho đào tạo cán bộ. Kể từ khi có một số anh em khấn hứa, ngài đã chọn bốn người có khả năng làm phụ tá thực tập, mỗi người được giao phó một phần trách nhiệm. Vì vậy mà khi ngài đi làm Giám mục Kontum (1942), lúc Việt Minh khởi nghĩa (1945), và trải qua 9 năm kháng chiến gian khổ (1945-1954) guồng máy quản trị của Dòng không chao đảo.
Để làm nền tảng cho đời sống tu trì, năm 1930 Ngài đã soạn thảo bộ Tu Luật, được hoàn chỉnh và ấn hành vào năm 1938.
Năm 1932, ngài lập Nội san Echo du Couvent xuất bản hằng tháng để thông tin liên lạc và nuôi dưỡng tinh thần cộng đoàn của anh em, nhất là anh em làm việc tại các giáo xứ. Ngài viết những bài huấn đức và những bài sư phạm giáo lý. Hằng năm ngài viết thư Luân Lưu lượng định công tàc và nhắc nhở một đôi điều về đời tu. Để củng cố đời sống cộng đoàn huynh đệ, hằng năm có lệ dành trọn một tháng hè cho tất cả anh em được trình tâu và nghỉ ngơi tại Nhà Mẹ. Đó là những dịp để hâm nóng tinh thần đời tu, tinh thần tông đồ.
2 - Về phương diện tu đức và phụng vụ
Trong việc đào tạo tu đức, ngài đề cao sự linh hướng cá nhân. Cùng cha Tuyên úy, mỗi tối ngài đón tiếp và hướng dẫn từng anh em. Nhiều lúc đêm khuya thanh vắng, ngài gọi một vài tu sinh đi cầu nguyện và hãm mình với ngài. Những giờ cầu nguyện ấy còn in đậm nét trong tâm hồn mỗi người. Ngài thường tổ chức những chiến dịch cầu nguyện vào Mùa Chay, Mùa Vọng, Tuần Cửu Nhật, Tuần Tĩnh Tâm với nhiều sáng kiến linh động để dễ làm tăng tâm tình sốt sắng. Về phụng vụ, ngài khéo tạo bầu khí và khung cảnh dễ gây cảm hứng. Trong các dịp lễ như Giáng Sinh cho diễn lại biến cố sinh ra tại Bêlem của Chúa Giêsu, lễ Hiển Linh diễn lại sự tích Ba Vua đi thờ lạy Chúa Hài Nhi, lễ Thánh Têrêsa tổ chức mỗi người cầm đoá hoa hồng dâng lên trong giờ chầu trọng thể, lễ Kitô Vua có nghi thức thần phục trước ngai tòa trong giờ chầu.
Ngài năng lần hạt Mân Côi và dạy con cái lần hạt hằng ngày. Trong tháng Mân Côi có kiệu ảnh Đức Mẹ mỗi tối thứ Bảy. Ngài còn cổ võ đọc thật nhiều kinh Kính Mừng bằng việc tính đếm những hạt đậu bỏ vào những chiếc lon đặt nơi cung thánh, mỗi hạt hoa bạc tương ứng một kinh Kính Mừng, một hoa vàng tương ứng một chuỗi 50 trơn, một hoa ngọc tương ứng một chuỗi 50 có gẫm. Cuối tháng tổng kết rồi dâng lên Đức Mẹ trong một nghi thức cảm động.
Thời ấy thánh lễ cử hành bằng tiềng La tinh, giáo dân thường tham dự một cách thụ động bằng đọc kinh hay lần hạt. Cha Sáng Lập đã có sáng kiến soạn mẫu Thánh Lễ đối thoại (messe dialoguée) vừa dẫn giài các động tác của chủ tế vừa giúp cầu nguyện. Nhờ đó việc tham dự thánh lễ được sinh động và hữu ích.
Nhờ tinh thần cầu tiến, ngài đã giúp cho đời sống phụng vụ cũng như đạo đức của con cái ngài về phương diện tâm linh.
3 - Về phương diện truyền giáo
Lý tưởng truyền giáo được Cha Sáng Lập ôm ấp từ lúc còn là học sinh. Ngài viết trên đầu mỗi bài làm câu "Thiên Chúa và những linh hồn". Lớn lên Ngài đã chọn Tu Hội Truyền Giáo Cho Lương Dân (MEP). Khi lập Dòng cha Sion đã lưu tâm đào tạo các tu sĩ yêu mến việc tông đồ truyền giáo dưới nhiều hình thức. Ngài đã sớm ghi danh Hội Dòng vào Hội Tông Đồ Cầu Nguyện (Apostolat de la Prière), tổ chức nhiều chiến dịch hy sinh và cầu nguyện cho công tác truyền giáo. Ngài đã chọn thánh Phaolô Tông đồ dân ngoại làm bổn mạng để các tu sĩ noi gương nhiệt tình truyền giáo. Các lễ thánh Phanxicô Xaviê và thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các xứ truyền giáo, được mừng long trọng trong Dòng.
Các sách báo truyền giáo ngài cho đọc trong các buổi cơm. Ngài thúc đẩy việc học giáo lý và minh giáo . Trong các trường do các tu sĩ Dòng Giuse điều khiển, mỗi ngày bắt buộc dạy nửa giờ giáo lý. Ngài tổ chức nhiều cuộc thi giáo lý liên trường có thưởng.
Từ thời ấy, Đấng Sáng Lập đã cổ võ việc truyền giáo cho người nghèo, cho trẻ em, ngài chủ trương gởi các tu sĩ của ngài đến các vùng thôn quê hẻo lánh, lắm lúc phải ở xa xứ đạo, trọ nhà lương dân để giảng đạo và thành lập họ đạo mới. Các xứ đạo từ Quảng Nam đến Bình Thuận lúc bấy giờ hầu hết đều có bóng áo dòng của anh em Giuse.
Chính ngài đã tìm tòi những phương pháp huấn luyện sư phạm cho giảng viên giáo lý và trình bày trong Nội san Echo du Couvent. Những kịch bản do ngài viết là những bài dạy giáo lý linh động chứa đựng những nội dung quan trọng về đức Tin Công giáo. Những tuồng: Tứ Chung, Tứ Môn, Lễ Misa, Bảy Bí tích, Khổ sai... đã tác động sâu sắc và lâu dài cho người xem cũng như người diễn.
Những năm 1939, 1940, 1941, vào các tháng hè, ngài có sáng kiến tổ chức những khóa Tĩnh Tâm Biệt Thất (Retraite fermée) dành cho thanh niên, chính ngài trực tiếp hướng dẫn. Khoá đầu quy tụ lối 50 người, các năm sau lên tới 80 người. Đây là cơ hội lôi kéo được nhiều tội nhân về với Chúa và cũng là dịp huấn luyện con cái tham gia vào một lối truyền giáo có sức thuyết phục. Các khóa tĩnh tâm ấy tổ chức rất giống những khóa Cursillos ngày nay, thu hút nhiều thanh niên từ Phan Rang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam đến tham dự, kể cả anh em linh mục trẻ. Những ai đã dự các khóa cấm phòng đó mới thấy rõ mức thành công to lớn. Một người thân cận của ngài cho biết: "Ngài còn dự định tổ chức những khóa tĩnh tâm như vậy cho các thiếu nữ. Nhưng công việc chưa tiến hành thì ngài phải vâng lệnh Tòa Thánh lãnh sứ mệnh coi sóc giáo phận Kontum."
Đường lối truyền giáo của Cha Sáng Lập vào thời buổi đó thật độc đáo, rất hiệu nghiệm, kết quả của nhiều nghiên cứu công phu của một con người cầu tiến.
4- Về phương diện giáo dục
Cha Sáng Lập còn là một nhà giáo dục đại tài. Lối giáo dục cùa ngài rất có đường lối. Ngài chủ trương giáo dục bằng tình thương theo tinh thần Kitô giáo. Kỷ niệm ghi lại sâu đậm nơi mỗi người, dù còn ở trong Dòng hay đã xuất tu là tình thương được ngài dành cho. Ngài có mặt thường xuyên bên các con cái của ngài để tìm hiểu tâm tính và hướng dẫn.
Ngài dùng văn nghệ như một phương pháp giáo dục. Lễ thánh Cêcilia, quan thầy giới ca nhạc, là một dịp để các lớp đua nhau thi tài diễn xuất văn nghệ. Có chấm điểm và phần thưởng. Nhiều tài nghệ đã được khám phá nhờ sáng kiến này.
Phương pháp vừa chơi vừa học được ngài chủ tâm áp dụng. Ngài thích thủ công, tổ chức nhiều cuộc triển lãm quy mô, giúp phát huy óc sáng kiến và tài tháo vát nơi các tu sinh. Sau ngày bùng nổ Thế Chiến thứ hai, trong niên khóa 1940-1941, ngài cho các em Thỉnh sinh và Đệ tử dàn dụng thế trận của hai phe Đồng Minh và Phát xít. Các em nổ lực tìm tòi và tạo nhiều sáng kiến bất ngờ, kêt quả rất khả quan. Tổ chức ấy đã đào tạo cho các em tinh thần thi đua, tinh thần kỷ luật và giáo dục được nhiều đức tính nhân bản như: bình tĩnh, trung thực và kính trọng nhau. Nhiều buổi trình diễn thể dục đồng diễn được tổ chức ban đêm và nhũng dịp lễ trọng đã lôi cuốn nhiều người, luyện óc sáng kiến và óc thẫm mỹ.
5 - Về phương diện văn hóa
Cảm nhận sâu xa được sự tiến hoá mau lẹ của xã hội Việt Nam thời bấy giờ, ngài lưu tâm nâng cao trình độ văn hóa trong Dòng. Ngài đã có nhận xét rất tiến bộ là đã đến lúc không nên chận đường tiến của tuổi trẻ nhưng cần hướng dẫn họ. Ngài viết: "Ngày nay mọi nổ lực được dồn vào việc học hành; người ta muốn hiểu biết nhiều hơn. Đó không phải là điều xấu, vì con người trước hết cần có một tinh thần cầu tiến và một dân tộc lớn mạnh do giá trị tài năng của mình làm nên". Nhưng ngài phải đợi đến khi Tiểu Chủng viện Làng Sông gởi người đi học thì năm 1940 ngài mới dò dẫm gởi thử một sư huynh (Sh. Jules) đi học ở Huế. Năm sau,1941, mạnh dạn hơn, ngài gởi thêm 3 sư huynh đi học tại các trường Pellerin và Providence (Huế). Tronng lúc đó tại nhà, ngài mở những lớp bổ túc dạy chương trình Trung học Pháp. Chính ngài là giáo sư và các sư huynh là học sinh. Ngài còn dạy Thần học, Tu đức cho các Tập sinh và La ngữ cho các thầy. Ngài khuyến khích và tạo điều kiện để các thầy tự học. Nhờ những khóa bổ túc ấy mà một số sư huynh các lớp trên có một kiến thức căn bản khá vững khi theo bậc đại học sau này đã đạt kết quả rất tốt.
Ngài quan tâm đến việc học của đệ tử: tổ chức nhiều cuộc thi đua với nhiều giải thưởng, bằng khen và điểm tốt (Bons points) để gây hào hứng.
Tóm lại ta thấy Cha Sáng Lập rất cầu tiến, chứ không cấp tiến, vì bao giờ ngài cũng giữ thế quân bình, tỉnh táo đề phòng những lệch lạc và lạm dụng. Ngài khuyến khích học hỏi nhưng không liều lĩnh, cổ võ nếp sống văn minh nhưng không trưởng giả, đẩy mạnh văn hóa nhưng không vụ hình thức. Đã có một thời anh em nóng lòng phàn nàn ngài chưa mạnh dạn đẩy mạnh bước tiến cho nhanh hơn. Ngài xoa dịu anh em bằng cách mở hướng tiến từ từ và có phương pháp. Ngài viết đại ý rằng: "Nếu về sau Giáo hội cần đến chúng ta trong những công trình khác thì chúng ta sẽ sẵn sàng thưa có mặt. Nhưng đừng đốt giai đoạn".
Cha Sáng Lập là một người có nhiều tài. Nhưng hoàn cảnh cụ thể của xã hội và giáo hội địa phương thời bấy giờ đã không cho phép ngài triển khai đầy đủ các tiềm năng thiên phú đó như lòng mong muốn. Rõ ràng ngài không bảo thủ, ngài luôn mở ra một viễn ảnh cho tương lai để các con cái ngài có thể chọn lựa và ứng phó với thời đại.
1- Về phương diện tu trì
Được đề cử làm Bề Trên Hội Thầy Giảng, ngài đã nghĩ ngay đến việc cải tổ Hội để nâng cao đời sống đạo đức và đẩy mạnh công tác truyền giáo. Khi có quyết định thành lập Tu Hội mới, ngài liền bắt tay vào việc, bước đầu rất gian khổ nhưng ngài không nản. Ngài học hỏi nơi những người chuyên môn về đời sống tu trì với Cha Gagné, Dòng Chúa Cứu Thế, với Cha Léonard Ramon, Dòng Phanxicô. Đó là những tu sĩ lúc bấy giờ được các bản Dòng phái sang Việr Nam để lập Nhà Mới. Hai cha nầy là những cố vấn đắc lực cho ngài trong những năm đầu khi thành lập Dòng.
Để bảo đảm cho tương lai Hội Dòng, ngay từ đầu, ngài đã nghĩ đến việc cho đào tạo cán bộ. Kể từ khi có một số anh em khấn hứa, ngài đã chọn bốn người có khả năng làm phụ tá thực tập, mỗi người được giao phó một phần trách nhiệm. Vì vậy mà khi ngài đi làm Giám mục Kontum (1942), lúc Việt Minh khởi nghĩa (1945), và trải qua 9 năm kháng chiến gian khổ (1945-1954) guồng máy quản trị của Dòng không chao đảo.
Để làm nền tảng cho đời sống tu trì, năm 1930 Ngài đã soạn thảo bộ Tu Luật, được hoàn chỉnh và ấn hành vào năm 1938.
Năm 1932, ngài lập Nội san Echo du Couvent xuất bản hằng tháng để thông tin liên lạc và nuôi dưỡng tinh thần cộng đoàn của anh em, nhất là anh em làm việc tại các giáo xứ. Ngài viết những bài huấn đức và những bài sư phạm giáo lý. Hằng năm ngài viết thư Luân Lưu lượng định công tàc và nhắc nhở một đôi điều về đời tu. Để củng cố đời sống cộng đoàn huynh đệ, hằng năm có lệ dành trọn một tháng hè cho tất cả anh em được trình tâu và nghỉ ngơi tại Nhà Mẹ. Đó là những dịp để hâm nóng tinh thần đời tu, tinh thần tông đồ.
2 - Về phương diện tu đức và phụng vụ
Trong việc đào tạo tu đức, ngài đề cao sự linh hướng cá nhân. Cùng cha Tuyên úy, mỗi tối ngài đón tiếp và hướng dẫn từng anh em. Nhiều lúc đêm khuya thanh vắng, ngài gọi một vài tu sinh đi cầu nguyện và hãm mình với ngài. Những giờ cầu nguyện ấy còn in đậm nét trong tâm hồn mỗi người. Ngài thường tổ chức những chiến dịch cầu nguyện vào Mùa Chay, Mùa Vọng, Tuần Cửu Nhật, Tuần Tĩnh Tâm với nhiều sáng kiến linh động để dễ làm tăng tâm tình sốt sắng. Về phụng vụ, ngài khéo tạo bầu khí và khung cảnh dễ gây cảm hứng. Trong các dịp lễ như Giáng Sinh cho diễn lại biến cố sinh ra tại Bêlem của Chúa Giêsu, lễ Hiển Linh diễn lại sự tích Ba Vua đi thờ lạy Chúa Hài Nhi, lễ Thánh Têrêsa tổ chức mỗi người cầm đoá hoa hồng dâng lên trong giờ chầu trọng thể, lễ Kitô Vua có nghi thức thần phục trước ngai tòa trong giờ chầu.
Ngài năng lần hạt Mân Côi và dạy con cái lần hạt hằng ngày. Trong tháng Mân Côi có kiệu ảnh Đức Mẹ mỗi tối thứ Bảy. Ngài còn cổ võ đọc thật nhiều kinh Kính Mừng bằng việc tính đếm những hạt đậu bỏ vào những chiếc lon đặt nơi cung thánh, mỗi hạt hoa bạc tương ứng một kinh Kính Mừng, một hoa vàng tương ứng một chuỗi 50 trơn, một hoa ngọc tương ứng một chuỗi 50 có gẫm. Cuối tháng tổng kết rồi dâng lên Đức Mẹ trong một nghi thức cảm động.
Thời ấy thánh lễ cử hành bằng tiềng La tinh, giáo dân thường tham dự một cách thụ động bằng đọc kinh hay lần hạt. Cha Sáng Lập đã có sáng kiến soạn mẫu Thánh Lễ đối thoại (messe dialoguée) vừa dẫn giài các động tác của chủ tế vừa giúp cầu nguyện. Nhờ đó việc tham dự thánh lễ được sinh động và hữu ích.
Nhờ tinh thần cầu tiến, ngài đã giúp cho đời sống phụng vụ cũng như đạo đức của con cái ngài về phương diện tâm linh.
3 - Về phương diện truyền giáo
Lý tưởng truyền giáo được Cha Sáng Lập ôm ấp từ lúc còn là học sinh. Ngài viết trên đầu mỗi bài làm câu "Thiên Chúa và những linh hồn". Lớn lên Ngài đã chọn Tu Hội Truyền Giáo Cho Lương Dân (MEP). Khi lập Dòng cha Sion đã lưu tâm đào tạo các tu sĩ yêu mến việc tông đồ truyền giáo dưới nhiều hình thức. Ngài đã sớm ghi danh Hội Dòng vào Hội Tông Đồ Cầu Nguyện (Apostolat de la Prière), tổ chức nhiều chiến dịch hy sinh và cầu nguyện cho công tác truyền giáo. Ngài đã chọn thánh Phaolô Tông đồ dân ngoại làm bổn mạng để các tu sĩ noi gương nhiệt tình truyền giáo. Các lễ thánh Phanxicô Xaviê và thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Bổn mạng các xứ truyền giáo, được mừng long trọng trong Dòng.
Các sách báo truyền giáo ngài cho đọc trong các buổi cơm. Ngài thúc đẩy việc học giáo lý và minh giáo . Trong các trường do các tu sĩ Dòng Giuse điều khiển, mỗi ngày bắt buộc dạy nửa giờ giáo lý. Ngài tổ chức nhiều cuộc thi giáo lý liên trường có thưởng.
Từ thời ấy, Đấng Sáng Lập đã cổ võ việc truyền giáo cho người nghèo, cho trẻ em, ngài chủ trương gởi các tu sĩ của ngài đến các vùng thôn quê hẻo lánh, lắm lúc phải ở xa xứ đạo, trọ nhà lương dân để giảng đạo và thành lập họ đạo mới. Các xứ đạo từ Quảng Nam đến Bình Thuận lúc bấy giờ hầu hết đều có bóng áo dòng của anh em Giuse.
Chính ngài đã tìm tòi những phương pháp huấn luyện sư phạm cho giảng viên giáo lý và trình bày trong Nội san Echo du Couvent. Những kịch bản do ngài viết là những bài dạy giáo lý linh động chứa đựng những nội dung quan trọng về đức Tin Công giáo. Những tuồng: Tứ Chung, Tứ Môn, Lễ Misa, Bảy Bí tích, Khổ sai... đã tác động sâu sắc và lâu dài cho người xem cũng như người diễn.
Những năm 1939, 1940, 1941, vào các tháng hè, ngài có sáng kiến tổ chức những khóa Tĩnh Tâm Biệt Thất (Retraite fermée) dành cho thanh niên, chính ngài trực tiếp hướng dẫn. Khoá đầu quy tụ lối 50 người, các năm sau lên tới 80 người. Đây là cơ hội lôi kéo được nhiều tội nhân về với Chúa và cũng là dịp huấn luyện con cái tham gia vào một lối truyền giáo có sức thuyết phục. Các khóa tĩnh tâm ấy tổ chức rất giống những khóa Cursillos ngày nay, thu hút nhiều thanh niên từ Phan Rang, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam đến tham dự, kể cả anh em linh mục trẻ. Những ai đã dự các khóa cấm phòng đó mới thấy rõ mức thành công to lớn. Một người thân cận của ngài cho biết: "Ngài còn dự định tổ chức những khóa tĩnh tâm như vậy cho các thiếu nữ. Nhưng công việc chưa tiến hành thì ngài phải vâng lệnh Tòa Thánh lãnh sứ mệnh coi sóc giáo phận Kontum."
Đường lối truyền giáo của Cha Sáng Lập vào thời buổi đó thật độc đáo, rất hiệu nghiệm, kết quả của nhiều nghiên cứu công phu của một con người cầu tiến.
4- Về phương diện giáo dục
Cha Sáng Lập còn là một nhà giáo dục đại tài. Lối giáo dục cùa ngài rất có đường lối. Ngài chủ trương giáo dục bằng tình thương theo tinh thần Kitô giáo. Kỷ niệm ghi lại sâu đậm nơi mỗi người, dù còn ở trong Dòng hay đã xuất tu là tình thương được ngài dành cho. Ngài có mặt thường xuyên bên các con cái của ngài để tìm hiểu tâm tính và hướng dẫn.
Ngài dùng văn nghệ như một phương pháp giáo dục. Lễ thánh Cêcilia, quan thầy giới ca nhạc, là một dịp để các lớp đua nhau thi tài diễn xuất văn nghệ. Có chấm điểm và phần thưởng. Nhiều tài nghệ đã được khám phá nhờ sáng kiến này.
Phương pháp vừa chơi vừa học được ngài chủ tâm áp dụng. Ngài thích thủ công, tổ chức nhiều cuộc triển lãm quy mô, giúp phát huy óc sáng kiến và tài tháo vát nơi các tu sinh. Sau ngày bùng nổ Thế Chiến thứ hai, trong niên khóa 1940-1941, ngài cho các em Thỉnh sinh và Đệ tử dàn dụng thế trận của hai phe Đồng Minh và Phát xít. Các em nổ lực tìm tòi và tạo nhiều sáng kiến bất ngờ, kêt quả rất khả quan. Tổ chức ấy đã đào tạo cho các em tinh thần thi đua, tinh thần kỷ luật và giáo dục được nhiều đức tính nhân bản như: bình tĩnh, trung thực và kính trọng nhau. Nhiều buổi trình diễn thể dục đồng diễn được tổ chức ban đêm và nhũng dịp lễ trọng đã lôi cuốn nhiều người, luyện óc sáng kiến và óc thẫm mỹ.
5 - Về phương diện văn hóa
Cảm nhận sâu xa được sự tiến hoá mau lẹ của xã hội Việt Nam thời bấy giờ, ngài lưu tâm nâng cao trình độ văn hóa trong Dòng. Ngài đã có nhận xét rất tiến bộ là đã đến lúc không nên chận đường tiến của tuổi trẻ nhưng cần hướng dẫn họ. Ngài viết: "Ngày nay mọi nổ lực được dồn vào việc học hành; người ta muốn hiểu biết nhiều hơn. Đó không phải là điều xấu, vì con người trước hết cần có một tinh thần cầu tiến và một dân tộc lớn mạnh do giá trị tài năng của mình làm nên". Nhưng ngài phải đợi đến khi Tiểu Chủng viện Làng Sông gởi người đi học thì năm 1940 ngài mới dò dẫm gởi thử một sư huynh (Sh. Jules) đi học ở Huế. Năm sau,1941, mạnh dạn hơn, ngài gởi thêm 3 sư huynh đi học tại các trường Pellerin và Providence (Huế). Tronng lúc đó tại nhà, ngài mở những lớp bổ túc dạy chương trình Trung học Pháp. Chính ngài là giáo sư và các sư huynh là học sinh. Ngài còn dạy Thần học, Tu đức cho các Tập sinh và La ngữ cho các thầy. Ngài khuyến khích và tạo điều kiện để các thầy tự học. Nhờ những khóa bổ túc ấy mà một số sư huynh các lớp trên có một kiến thức căn bản khá vững khi theo bậc đại học sau này đã đạt kết quả rất tốt.
Ngài quan tâm đến việc học của đệ tử: tổ chức nhiều cuộc thi đua với nhiều giải thưởng, bằng khen và điểm tốt (Bons points) để gây hào hứng.
Tóm lại ta thấy Cha Sáng Lập rất cầu tiến, chứ không cấp tiến, vì bao giờ ngài cũng giữ thế quân bình, tỉnh táo đề phòng những lệch lạc và lạm dụng. Ngài khuyến khích học hỏi nhưng không liều lĩnh, cổ võ nếp sống văn minh nhưng không trưởng giả, đẩy mạnh văn hóa nhưng không vụ hình thức. Đã có một thời anh em nóng lòng phàn nàn ngài chưa mạnh dạn đẩy mạnh bước tiến cho nhanh hơn. Ngài xoa dịu anh em bằng cách mở hướng tiến từ từ và có phương pháp. Ngài viết đại ý rằng: "Nếu về sau Giáo hội cần đến chúng ta trong những công trình khác thì chúng ta sẽ sẵn sàng thưa có mặt. Nhưng đừng đốt giai đoạn".
Cha Sáng Lập là một người có nhiều tài. Nhưng hoàn cảnh cụ thể của xã hội và giáo hội địa phương thời bấy giờ đã không cho phép ngài triển khai đầy đủ các tiềm năng thiên phú đó như lòng mong muốn. Rõ ràng ngài không bảo thủ, ngài luôn mở ra một viễn ảnh cho tương lai để các con cái ngài có thể chọn lựa và ứng phó với thời đại.
III . ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHA SÁNG LẬP
Việc đạo đức là lương thực cần thiết cho đời sống thiêng liêng của người Kitô hữu. Cha Sáng Lập đã ý thức mãnh liệt điều ấy, ngài đã sống gương mẫu và thường xuyên bảo các con cái chú trọng phát huy đời sống ấy bằng sự cầu nguyện và khổ chế.
Đời sống đạo đức của ngài còn là biểu hiện sâu sắc đức Tin, Cậy, Mến của một tâm hồn phó thác hoàn toàn cho Chúa và nhiệt tâm phục vụ tha nhân
1 - Đời sống cầu nguyện
Cha Sáng Lập bắt đầu ngày sống bằng giờ kinh sáng, nguyện gẫm rồi dâng thánh lễ. Ngài rất chú tâm đến thánh lễ, chuẩn bị suốt ngày. Ngài quan niệm đó là bổn phận hàng đầu của người linh mục. Ngài dâng thánh lễ rất sốt sắng đến nổi có người nói ngài là vị thiên thần nơi bàn thờ. Ngài luôn tham dự các giờ kinh nguyện trong ngày với anh em. Mỗi lần đi ngang phòng nguyện, ngài thường vào viếng Thánh Thể. Nhiều người đã chung sống với Cha Sáng Lập đều làm chứng rằng ngài hay thức dậy vào lúc nửa đêm để đi cầu nguyện có lúc một mình, có lúc cùng với một vài anh em. Những buổi cầu nguyện như vậy có mục đích đặc biệt và thường mang lại nhiều kết quả mong muốn.
Cha Paul Định kể lại: "Tôi còn nhớ có lần nửa đêm, ngài kêu tôi dậy, vào nhà thờ, lên trên cung thánh, lần nầy chỉ có ngài với tôi thôi, ngài bảo: "Con hãy làm giờ thánh với cha đêm nay, và dâng giờ thánh này theo ý cha.." Cha con giang tay lần hạt rồi đánh tội. Gần hết giờ, ngài bảo: "Con hãy lên gỏ cửa Nhà Tạm và nói : Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho cha Bề Trên con điều ngài xin .Tôi vâng lời làm y như lời ngài bảo, .. đoạn cha con ngủ lại. Sau đó chừng hai tuần, vào lúc tôi đang làm Giám thị trong lớp chung, ngài kêu tôi vào văn phòng và cho biết : "Việc con xin Chúa Giêsu đã nhận lời rồi." Rồi ngài cho tôi biết cụ thề sự việc và kết quả.
Kết quả của lời cầu xin trên đây được cha Paul Định kể tiếp : "Một ân nhân ẩn danh ở Pháp cúng cho Dòng một triệu quan Pháp. Cha Sáng Lập xuất 300 ngàn quan Pháp mua lại Trường Gagelin của các Thầy La-San ở Kim Châu. Còn lại 700 ngàn nhờ cha Quản lý Hội Thừa Sai Ba-Lê, Pháp ở Sàigon bỏ vào ngân hàng kiếm lời. Chẳng may ngân hàng bị khánh tận, và tiền bị mất. Cha quản lý Hội Thừa sai Ba-Lê tại Saigòn báo cáo về cha Bề Trên Tổng Hội Thừa Sai BaLê, Pháp và được cha Bề Trên Tổng Hội chấp thuận hoàn lại đủ số tiền bị mất.( Trích " Những mẫu chuyện về Đấng Sáng Lẫp của cha Paul Nguyễn Định)
Việc cầu nguyện của cha Jean Sion quá giản dị; chỉ cần đến gần Chúa nhìn Chúa, nhận biết sự hiện diên của Chúa và lặng thinh nghe tiếng Chúa phán bảo bên trong thì hồn ta cũng được yên hàn:
22 Tiểu Sử Đức Giám Mục JEAN SION
"Chỉ trong Chúa mà thôi ! Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn." ( Tv 62:6)
và "Ai ơi hãy lặng thinh chớ nói nhiều để nghe trời đất giải nghĩa "yêu." ( Hàn Mặc Tử) (1)
Đặc biệt Cha Sáng Lập rất tôn sùng Đức Mẹ và thánh Quan thầy Giuse. Ngài phó thác công việc bảo trợ Hội Dòng cho hai Đấng bằng việc lập nhóm Bảy Tôi Tá Đức Mẹ và nhóm Ba Tôi Tá Thánh Giuse từ ngày 01.05.1934.
Năm 19 tuồi, ngài đã tự dâng hiến làm nô lệ Mẹ Maria theo thể thức phổ biến của thánh Grignon de Montfort. Ngài thường dâng lên lời nguyện ngắn ngủi nằm lòng là : "Tuus totus sum ego et Omnia mea tua sunt." (Tất cả của Mẹ là của con và mọi sự của con là của Mẹ).
Ngài đã sớm ghi danh Dòng gia nhập vào hội Tông Đồ Cầu Nguyện "Apostolat de la Prière" (22.05.1937) và Hội "Archiconfrérie de St. Joseph à Beauvais" (06.11.1935).
Ai cũng công nhận Cha Sáng Lập sống rất thánh thiện. Phương thế nuôi dưỡng đời sống thánh thiện của ngài là việc cầu nguyện đi đôi với khổ chế mà ngài gọi đó là: hai trụ cột của tòa nhà thiêng liêng của người tu sĩ truyền giáo vậy.
Đời sống đạo đức của ngài còn là biểu hiện sâu sắc đức Tin, Cậy, Mến của một tâm hồn phó thác hoàn toàn cho Chúa và nhiệt tâm phục vụ tha nhân
1 - Đời sống cầu nguyện
Cha Sáng Lập bắt đầu ngày sống bằng giờ kinh sáng, nguyện gẫm rồi dâng thánh lễ. Ngài rất chú tâm đến thánh lễ, chuẩn bị suốt ngày. Ngài quan niệm đó là bổn phận hàng đầu của người linh mục. Ngài dâng thánh lễ rất sốt sắng đến nổi có người nói ngài là vị thiên thần nơi bàn thờ. Ngài luôn tham dự các giờ kinh nguyện trong ngày với anh em. Mỗi lần đi ngang phòng nguyện, ngài thường vào viếng Thánh Thể. Nhiều người đã chung sống với Cha Sáng Lập đều làm chứng rằng ngài hay thức dậy vào lúc nửa đêm để đi cầu nguyện có lúc một mình, có lúc cùng với một vài anh em. Những buổi cầu nguyện như vậy có mục đích đặc biệt và thường mang lại nhiều kết quả mong muốn.
Cha Paul Định kể lại: "Tôi còn nhớ có lần nửa đêm, ngài kêu tôi dậy, vào nhà thờ, lên trên cung thánh, lần nầy chỉ có ngài với tôi thôi, ngài bảo: "Con hãy làm giờ thánh với cha đêm nay, và dâng giờ thánh này theo ý cha.." Cha con giang tay lần hạt rồi đánh tội. Gần hết giờ, ngài bảo: "Con hãy lên gỏ cửa Nhà Tạm và nói : Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho cha Bề Trên con điều ngài xin .Tôi vâng lời làm y như lời ngài bảo, .. đoạn cha con ngủ lại. Sau đó chừng hai tuần, vào lúc tôi đang làm Giám thị trong lớp chung, ngài kêu tôi vào văn phòng và cho biết : "Việc con xin Chúa Giêsu đã nhận lời rồi." Rồi ngài cho tôi biết cụ thề sự việc và kết quả.
Kết quả của lời cầu xin trên đây được cha Paul Định kể tiếp : "Một ân nhân ẩn danh ở Pháp cúng cho Dòng một triệu quan Pháp. Cha Sáng Lập xuất 300 ngàn quan Pháp mua lại Trường Gagelin của các Thầy La-San ở Kim Châu. Còn lại 700 ngàn nhờ cha Quản lý Hội Thừa Sai Ba-Lê, Pháp ở Sàigon bỏ vào ngân hàng kiếm lời. Chẳng may ngân hàng bị khánh tận, và tiền bị mất. Cha quản lý Hội Thừa sai Ba-Lê tại Saigòn báo cáo về cha Bề Trên Tổng Hội Thừa Sai BaLê, Pháp và được cha Bề Trên Tổng Hội chấp thuận hoàn lại đủ số tiền bị mất.( Trích " Những mẫu chuyện về Đấng Sáng Lẫp của cha Paul Nguyễn Định)
Việc cầu nguyện của cha Jean Sion quá giản dị; chỉ cần đến gần Chúa nhìn Chúa, nhận biết sự hiện diên của Chúa và lặng thinh nghe tiếng Chúa phán bảo bên trong thì hồn ta cũng được yên hàn:
22 Tiểu Sử Đức Giám Mục JEAN SION
"Chỉ trong Chúa mà thôi ! Hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn." ( Tv 62:6)
và "Ai ơi hãy lặng thinh chớ nói nhiều để nghe trời đất giải nghĩa "yêu." ( Hàn Mặc Tử) (1)
Đặc biệt Cha Sáng Lập rất tôn sùng Đức Mẹ và thánh Quan thầy Giuse. Ngài phó thác công việc bảo trợ Hội Dòng cho hai Đấng bằng việc lập nhóm Bảy Tôi Tá Đức Mẹ và nhóm Ba Tôi Tá Thánh Giuse từ ngày 01.05.1934.
Năm 19 tuồi, ngài đã tự dâng hiến làm nô lệ Mẹ Maria theo thể thức phổ biến của thánh Grignon de Montfort. Ngài thường dâng lên lời nguyện ngắn ngủi nằm lòng là : "Tuus totus sum ego et Omnia mea tua sunt." (Tất cả của Mẹ là của con và mọi sự của con là của Mẹ).
Ngài đã sớm ghi danh Dòng gia nhập vào hội Tông Đồ Cầu Nguyện "Apostolat de la Prière" (22.05.1937) và Hội "Archiconfrérie de St. Joseph à Beauvais" (06.11.1935).
Ai cũng công nhận Cha Sáng Lập sống rất thánh thiện. Phương thế nuôi dưỡng đời sống thánh thiện của ngài là việc cầu nguyện đi đôi với khổ chế mà ngài gọi đó là: hai trụ cột của tòa nhà thiêng liêng của người tu sĩ truyền giáo vậy.
2- Đời sống khổ chế
Cha Sáng Lập ý thức cần phải thi hành khổ chế mới có thể nâng cao đời sống đạo đức và lánh xa những buồn phiền thiêng liêng, như lời dốc quyết : "Tôi phải làm chủ thân xác tôi, dùng nó làm việc thiện, đền tội và đem nhiều tội nhân trở lại."
Những việc phạt xác được ngài kín đáo thực hiện là: đánh tội, mặc áo nhặm, mang xích sắt nhọn, đi chân đất, nằm giường cứng.. Nhiều anh em dọn phòng ngài đã làm chứng là thỉnh thoảng thấy một tấm ván chôm chổm đinh lót dưới chiếu giường. Ngài đánh tội đến chảy máu, đôi lúc các vết thương làm độc ngài phải nhờ một vài anh em xức thuốc, áo ngài thường vấy máu ở phía sau lưng gần hai vai. Ngài thường đánh tội vào ban đêm khi cầu nguyện trong nhà thờ.
Ngoài việc phạt xác cá nhân, ngài luôn giữ những việc hãm mình luật buộc các tu sĩ: mỗi tuần đánh tội chung hai lần, mỗi lần thời gian bằng 30 kinh Ave, sấp mình trên lối anh em đi, đứng cạnh cửa để anh em vả mặt, xin cơm ăn, rửa chén bát. Đó là những việc khổ chế mà anh em có thể thấy được, ngài còn âm thầm làm những việc khổ chế kín đáo như ăn ít và kiêng kem, ngủ trưa ít, cử café, bia, thuốc lá như lời dốc quyết của ngài trong bài gẫm về sự khổ chế của ngài.
Ngài thường đề cập đến việc cần thiết của khổ chế trong các bài huấn đức đăng trong Écho du Couvent. Ngài tha thiết yêu cầu con cái hãm mình. Ngài viết : "Cha xin các con hãy hãm mình bên ngoài . Không có hãm mình thì không tiến tới, đừng sợ hại cho sức khoẻ, có những việc hãm minh không hại cho sức khoẻ, vả lại sức khoẻ phần hồn chẳng trọng hơn sức khoẻ phần xác sao?" Rõ ràng, nơi con người của Cha Sáng Lập, khổ chế cùng với kinh nguyện giữ vai trò quan trọng. Ngài không ngừng nêu gương bằng hành động và dạy dỗ bằng ngôn từ để các con cái sẵn sàng dấn thân nhằm tiến đến mục đích tối hậu của người tu sĩ.
Những việc phạt xác được ngài kín đáo thực hiện là: đánh tội, mặc áo nhặm, mang xích sắt nhọn, đi chân đất, nằm giường cứng.. Nhiều anh em dọn phòng ngài đã làm chứng là thỉnh thoảng thấy một tấm ván chôm chổm đinh lót dưới chiếu giường. Ngài đánh tội đến chảy máu, đôi lúc các vết thương làm độc ngài phải nhờ một vài anh em xức thuốc, áo ngài thường vấy máu ở phía sau lưng gần hai vai. Ngài thường đánh tội vào ban đêm khi cầu nguyện trong nhà thờ.
Ngoài việc phạt xác cá nhân, ngài luôn giữ những việc hãm mình luật buộc các tu sĩ: mỗi tuần đánh tội chung hai lần, mỗi lần thời gian bằng 30 kinh Ave, sấp mình trên lối anh em đi, đứng cạnh cửa để anh em vả mặt, xin cơm ăn, rửa chén bát. Đó là những việc khổ chế mà anh em có thể thấy được, ngài còn âm thầm làm những việc khổ chế kín đáo như ăn ít và kiêng kem, ngủ trưa ít, cử café, bia, thuốc lá như lời dốc quyết của ngài trong bài gẫm về sự khổ chế của ngài.
Ngài thường đề cập đến việc cần thiết của khổ chế trong các bài huấn đức đăng trong Écho du Couvent. Ngài tha thiết yêu cầu con cái hãm mình. Ngài viết : "Cha xin các con hãy hãm mình bên ngoài . Không có hãm mình thì không tiến tới, đừng sợ hại cho sức khoẻ, có những việc hãm minh không hại cho sức khoẻ, vả lại sức khoẻ phần hồn chẳng trọng hơn sức khoẻ phần xác sao?" Rõ ràng, nơi con người của Cha Sáng Lập, khổ chế cùng với kinh nguyện giữ vai trò quan trọng. Ngài không ngừng nêu gương bằng hành động và dạy dỗ bằng ngôn từ để các con cái sẵn sàng dấn thân nhằm tiến đến mục đích tối hậu của người tu sĩ.
3- Tâm tình Tin, Cậy, Mến.
a. Đức Tin và Lòng Cậy của Cha Sáng lập.
Cha Sáng Lập là một mẫu gương sống đức Tin và đức Cậy mãnh liệt. Ngài cảm nghiệm những thử thách và đau khổ là những điều hữu ích có thể tinh luyện linh hồn hơn cả trăm ngàn bài giảng. Trận bão khốc liệt đêm 01 tháng 11 năm 1933 đã triệt hạ ngôi nhà hai tầng và giết chết 8 người, một thử thách quá lớn nhưng nó không làm cho cha ngã lòng, nó càng củng cố đức Tin, gia tăng lòng phó thác nơi Chúa Quan Phòng. Ngài an ủi con cái rằng : "Hãy tạ ơn Chúa trong cơn thử thách này, chúng ta nên tôn vinh Chúa và tạ ơn Người. Hãy vững tin mọi sự xảy đến đều vì lợi ích của người lành, chúng ta không am tường thánh ý Chúa, nhưng chắc chắn Thiên Chúa chỉ muốn điều lành cho ta, cá nhân cũng như tập thể."
Nhận thấy mình bất xứng với ơn viên mãn của chức Tư tế và sợ hãi trước nhiệm vụ lớn lao ấy, ngài vẫn cương quyết vâng phục vì tinh thần Đức Tin và trông cậy vào ơn ban dư tràn của Chúa. Noi gương thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Cha Sáng Lập sống đơn sơ phó thác vào Chúa như một trẻ thơ tin tưởng vào mẹ mình. Ngài đã dốc quyết "sống tâm tình con cái, cậy trông và phó thác vào sự quan phòng vô biên của Thiên chúa."
Đức Tin của Cha Sáng Lập có nền tảng nơi Lời Chúa là chân thật, thánh thiện và là nguồn sống. Việc tham dự các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, việc đọc Tin Mừng cũng như các việc đạo đức khác đều được ngài làm dưới sự hướng dẫn của Đức Tin.
Ngài thường dạy bảo con cái chuyên cần đọc và suy gẫm Tin Mừng vì Tin Mừng chứa đựng nhiều mẫu gương sống động của Đức Tin. Ngài chọn Đức Tin làm tinh thần Dòng, để chỉ đạo việc thực thi đứng đắn mục đích của Hội Dòng, mục đích đặt trọng tâm vào sự hoạt động liên tục và can đảm cho việc truyền bá đức Tin
Cha Sáng Lập là một mẫu gương sống đức Tin và đức Cậy mãnh liệt. Ngài cảm nghiệm những thử thách và đau khổ là những điều hữu ích có thể tinh luyện linh hồn hơn cả trăm ngàn bài giảng. Trận bão khốc liệt đêm 01 tháng 11 năm 1933 đã triệt hạ ngôi nhà hai tầng và giết chết 8 người, một thử thách quá lớn nhưng nó không làm cho cha ngã lòng, nó càng củng cố đức Tin, gia tăng lòng phó thác nơi Chúa Quan Phòng. Ngài an ủi con cái rằng : "Hãy tạ ơn Chúa trong cơn thử thách này, chúng ta nên tôn vinh Chúa và tạ ơn Người. Hãy vững tin mọi sự xảy đến đều vì lợi ích của người lành, chúng ta không am tường thánh ý Chúa, nhưng chắc chắn Thiên Chúa chỉ muốn điều lành cho ta, cá nhân cũng như tập thể."
Nhận thấy mình bất xứng với ơn viên mãn của chức Tư tế và sợ hãi trước nhiệm vụ lớn lao ấy, ngài vẫn cương quyết vâng phục vì tinh thần Đức Tin và trông cậy vào ơn ban dư tràn của Chúa. Noi gương thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Cha Sáng Lập sống đơn sơ phó thác vào Chúa như một trẻ thơ tin tưởng vào mẹ mình. Ngài đã dốc quyết "sống tâm tình con cái, cậy trông và phó thác vào sự quan phòng vô biên của Thiên chúa."
Đức Tin của Cha Sáng Lập có nền tảng nơi Lời Chúa là chân thật, thánh thiện và là nguồn sống. Việc tham dự các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, việc đọc Tin Mừng cũng như các việc đạo đức khác đều được ngài làm dưới sự hướng dẫn của Đức Tin.
Ngài thường dạy bảo con cái chuyên cần đọc và suy gẫm Tin Mừng vì Tin Mừng chứa đựng nhiều mẫu gương sống động của Đức Tin. Ngài chọn Đức Tin làm tinh thần Dòng, để chỉ đạo việc thực thi đứng đắn mục đích của Hội Dòng, mục đích đặt trọng tâm vào sự hoạt động liên tục và can đảm cho việc truyền bá đức Tin
b. Tâm tình Mến : DILEXI TE
Khi con người chú tâm sống đức Tin và đức Cậy thì lòng Mến sẽ được nâng cao. Lòng Mến, đức Ái là nhân đức trọng tâm trong đời sống Cha Sáng Lập. Thiên Chúa ân ban đức Ái cho ngài từ thuở niên thiếu, ngài quảng đại nhận lãnh, ôm ấp, làm tăng trưởng và rồi chia sẻ cho nhiều linh hồn. Ngài đã chẳng chọn câu Kinh Thánh "DILEXI TE" làm kim chỉ nam cho cuộc sống, nhất là cuộc đời Giám mục là gì ! Có lần ngài than thở với Chúa : "Nếu con có lòng Mến ấy, đó là chính Chúa đã ban cho linh hồn đáng thương của con từ lúc thiếu thời, Chúa nói với con : Dilexi te; con thưa với Chúa: Dilexi te."
Vì lòng Mến, ngài đã chọn ơn gọi thừa sai, dấn thân hết mình để mở rộng nước Chúa, cho dù phải gặp nhiều gian khổ, cho dù phải hy sinh mạng sống. Do lòng Mến thôi thúc, lời nguyện ngắn (oraison jaculatoire) : "Lạy Giêsu, con yêu mến Người vì Người là Giêsu" (Jésus, je vous aime parce que Vous êtes Jésus) là lời kinh đầu lưỡi ngài thường lập lại trong những buổi hướng dẫn Giờ thánh. Mỗi ngày 3 lần, trước kinh Tạ ơn, sau các bữa ăn, ngài cho xướng lên câu Kinh Thánh: bằng La tinh "Qui manet incaritate in Deo manet et Deus in eo ." (Yn 4:16b ); mọi người thưa Amen.
Bởi vì việc kết hiệp với Chúa do lòng Mến chính là lương thực nuôi dưỡng người tu sĩ.
Chính lòng Mến đã tiếp sức cho ngài có đủ sinh lực vượt qua nhiều thử thách và đau khổ lớn lao, lòng Mến đã củng cố đức Cậy, làm ngài càng tin tưởng phó thác vào Chúa. Trên huy hiệu Giám mục của ngài có hình hai quả tim, một cái lớn và một cái nhỏ, đặt kề nhau, phía dưới có một cuốn sách viết chữ "REGULA", chung quanh có câu khẩu hiệu "DILEXI TE". Ngài đã giải thích rằng hai quả tim, cái lớn là trái tim Chúa Giêsu và cái nhỏ hơn là trái tim Đức Mẹ đại diện cho cộng đồng nhân loại. Hai quả tim đặt liền nhau nhắc cho ta nhớ phải mến Chúa và yêu người. Việc mến Chúa và yêu người luôn nối kết nhau. Ngài ý thức rằng mình có yêu mến Chúa mới có thể làm cho nhiều người yêu mến Chúa. Vì vậy ngài rất sợ nếu bất hạnh phải xa lìa Chúa.
Do đó, ngài thường dạy bảo phải có lòng mến hoạt động chứ không chỉ giới hạn một cách tiêu cực trong lời nói suông. Ngài bảo: "Bác ái chính là hoạt đông, nghĩa là làm vui lòng Chúa" và "Đừng tưởng mình không làm gì lỗi bác ái là đủ đâu." Mục đích của Dòng ngài lập được tóm gọn vào việc thi hành bác ái thiêng liêng (Exercice de la charité spirituelle) mà mỗi phần tử phải thực hành đúng đắn nói lên mối bận tâm đào tạo trong chiều hướng đức Mến cho các tu sĩ của ngài.
Cha Sáng Lập còn biểu lộ lòng Mến cùa ngài qua cuộc sống thường ngày đơn sơ và hồn nhiên nơi các bài nguyện gẫm sốt sắng, trong những bài giảng hằng tuần và những bài huấn đức viết trong Echo du Couvent hằng tháng. Mơ ước của ngài là vun trồng lòng Mến vững chắc cho con cái để làm cho họ tiến nhanh trên còn đường thánh thiện.
Sự thánh thiện của Cha Sáng Lập được biểu dương một cách đa dạng trong toàn thể con người của ngài. Ngoài tâm tình Tin, Cậy, Mến, ta còn thấy nơi ngài lòng khiêm nhượng, đức vâng phục và lối sống khó nghèo, đơn sơ theo tinh thần Tin Mừng. Bằng cuộc sống, bằng lời dạy dỗ, ngài chứng minh cho con cái chỉ có việc thực thi đức Mến trọn hảo mới duy trì được đời sống thánh hiến trong Tình yêu vĩnh cừu.
Vì lòng Mến, ngài đã chọn ơn gọi thừa sai, dấn thân hết mình để mở rộng nước Chúa, cho dù phải gặp nhiều gian khổ, cho dù phải hy sinh mạng sống. Do lòng Mến thôi thúc, lời nguyện ngắn (oraison jaculatoire) : "Lạy Giêsu, con yêu mến Người vì Người là Giêsu" (Jésus, je vous aime parce que Vous êtes Jésus) là lời kinh đầu lưỡi ngài thường lập lại trong những buổi hướng dẫn Giờ thánh. Mỗi ngày 3 lần, trước kinh Tạ ơn, sau các bữa ăn, ngài cho xướng lên câu Kinh Thánh: bằng La tinh "Qui manet incaritate in Deo manet et Deus in eo ." (Yn 4:16b ); mọi người thưa Amen.
Bởi vì việc kết hiệp với Chúa do lòng Mến chính là lương thực nuôi dưỡng người tu sĩ.
Chính lòng Mến đã tiếp sức cho ngài có đủ sinh lực vượt qua nhiều thử thách và đau khổ lớn lao, lòng Mến đã củng cố đức Cậy, làm ngài càng tin tưởng phó thác vào Chúa. Trên huy hiệu Giám mục của ngài có hình hai quả tim, một cái lớn và một cái nhỏ, đặt kề nhau, phía dưới có một cuốn sách viết chữ "REGULA", chung quanh có câu khẩu hiệu "DILEXI TE". Ngài đã giải thích rằng hai quả tim, cái lớn là trái tim Chúa Giêsu và cái nhỏ hơn là trái tim Đức Mẹ đại diện cho cộng đồng nhân loại. Hai quả tim đặt liền nhau nhắc cho ta nhớ phải mến Chúa và yêu người. Việc mến Chúa và yêu người luôn nối kết nhau. Ngài ý thức rằng mình có yêu mến Chúa mới có thể làm cho nhiều người yêu mến Chúa. Vì vậy ngài rất sợ nếu bất hạnh phải xa lìa Chúa.
Do đó, ngài thường dạy bảo phải có lòng mến hoạt động chứ không chỉ giới hạn một cách tiêu cực trong lời nói suông. Ngài bảo: "Bác ái chính là hoạt đông, nghĩa là làm vui lòng Chúa" và "Đừng tưởng mình không làm gì lỗi bác ái là đủ đâu." Mục đích của Dòng ngài lập được tóm gọn vào việc thi hành bác ái thiêng liêng (Exercice de la charité spirituelle) mà mỗi phần tử phải thực hành đúng đắn nói lên mối bận tâm đào tạo trong chiều hướng đức Mến cho các tu sĩ của ngài.
Cha Sáng Lập còn biểu lộ lòng Mến cùa ngài qua cuộc sống thường ngày đơn sơ và hồn nhiên nơi các bài nguyện gẫm sốt sắng, trong những bài giảng hằng tuần và những bài huấn đức viết trong Echo du Couvent hằng tháng. Mơ ước của ngài là vun trồng lòng Mến vững chắc cho con cái để làm cho họ tiến nhanh trên còn đường thánh thiện.
Sự thánh thiện của Cha Sáng Lập được biểu dương một cách đa dạng trong toàn thể con người của ngài. Ngoài tâm tình Tin, Cậy, Mến, ta còn thấy nơi ngài lòng khiêm nhượng, đức vâng phục và lối sống khó nghèo, đơn sơ theo tinh thần Tin Mừng. Bằng cuộc sống, bằng lời dạy dỗ, ngài chứng minh cho con cái chỉ có việc thực thi đức Mến trọn hảo mới duy trì được đời sống thánh hiến trong Tình yêu vĩnh cừu.
IV - KẾT LUẬN
Trên đây là vài nét chấm phá của cuộc đời Cha Jean Sion, Vị Sáng Lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse, được trình bày rất ngắn gọn tóm lược nhưng rất trung thực với cuộc đời và chân dung của Ngài. Chân dung ấy đã diển tả cho ta kỷ niệm của một con người thẳng thắn, một mẫu đạo đức phi thường, một sự nhẫn nhục kiên trì, có đôi lúc anh hùng và một ý thức sâu sắc về đức khó nghèo tông đồ cũng như đức vâng phục Tin Mừng. Con người ấy giàu lòng nhân hậu tinh sáng đầy tính nhã nhặn siêu nhiên của một con người thật tốt, thật bác ái, đúng là vị hướng đạo đầy kinh nghiệm của đời tu vậy.
Để kết thúc thiên tiểu sử này, xin mời tất cả cùng chúng tôi đọc lại những tâm tình sau đây mà Cha Sáng Lập đã viết trong di chúc cùa ngài sau ngày ngài được vinh thăng Giám Mục:
"Tôi tin tất cả những gì Hội thánh Công giáo dạy. Tôi hy vọng vào công nghiệp vô cùng của Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa sẽ ban cho tôi ân sủng cần kíp cho sự cứu rỗi. Tôi yêu mến Thiên Chúa với mọi sức lực của tôi và trên hết mọi sự, và tôi yêu tha nhân như chính mình vì tình yêu
Thiên Chúa. Tôi tha thứ cho những ai đã làm phiền lòng tôi và xin lỗi những kẻ nào tôi đã cố ý hay vô tình làm phiền lòng Tôi phó thác linh hồn tôi trong tay Chúa - Cha của tôi, trong tay Đức Maria - Mẹ của tôi và trong tay thánh Giuse - Quan thầy của tôi. Ước gì những ai đọc mấy giòng này vui lòng cầu nguyện cho linh hồn tôi. Xin hãy nói một lần sau hết cho tất cả bạn hữu tôi và tất cả Anh Em Hèn Mọn của tôi rằng: "Tôi yêu mến họ hơn chính mình tôi vì tình yêu Thiên Chúa trên thiên đàng, tôi chúc lành cho tất cả." "DILEXI TE".
Kontum, ngày 12.07.1942
Ký tên: Jean Sion
Giám mục Hiệu tòa Mideo
Đại Diện Tông Tòa Kontum
Ký tên: Jean Sion
Giám mục Hiệu tòa Mideo
Đại Diện Tông Tòa Kontum
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 3 Tháng 1 29, 2013 11:20 pm
Phụ Trang
1 - CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC CHA JEAN SION
Tổng hội An ninh thuộc Hội Thừa Sai Paris đưa tin sẽ tổ chức khoá họp vào tháng 7 năm 1950. Còn Đức Cha, ngài quyết định ngày ra đi trước để có thể về nghỉ ngơi tại quê hương.
Trong tạp chí "TIẾNG VANG", trước ngày khởi hành tháng 4 năm 1950, ngài cho biết ý định của ngài cách riêng về những cuộc hành hương ở Pháp cũng như ở Roma, nên ngài phải tranh thủ cho nhanh để còn kịp về lại với các cha và giáo dân Kontum vào mùa Thu năm sau.
Cái cảm giác hân hoan được trở lại quê nhà gặp lại những người thân xen lẫn với nỗi buồn chia ly giáo phận đang trĩu nặng lòng ngài. Nhưng hôm chia tay tại Trường Cuénot, mỗi một linh mục đều thấy ngài có vẻ vui tươi.
Vài ngày sau đó, ngài xuống máy bay tại Paris. Rồi về Estaires, quê hương ngài. Tại đây các chị của ngài đang dạy học ở trường tư. Các em thì đảm trách việc gia đình.
Vui vì niềm vui hạnh ngộ, nhưng một nỗi buồn thương man mác xâm chiếm lòng các chị em vì thấy khuôn mặt ngài đã hằn lên những nét tàn phai của năm tháng. Ngài đã già đi rất nhiều.
Giáo xứ, Uỷ ban Hành chánh, Học đường và khắp nơi đều đến chúc mừng ngài. Họ khâm phục về đức tính đơn sơ và sự hiền từ của ngài.
Mặc dù ngài được chăm sóc hết sức tận tình, chu đáo, nhưng bệnh tình không được khả quan hơn. Bệnh tình càng ngày càng trầm trọng. Ai nấy đều cảm nghiệm cái chết của ngài đã gần kề. Thời gian tĩnh dưỡng mà y khoa bác sĩ đã qui định, thì ngài vẫn tuân giữ, nhưng ngài vẫn bị dày vò vì không thể về được Kontum. Ngài đã trãi qua nhiều giờ thinh lặng, đến độ mắt ngài không thể đọc được kinh Nhật tụng. Ngài phải cố gắng lắm mới có thể dâng lễ tại nhà cho chị em tham dự.
Tối ngày 20 tháng 11, ngài bị cơn sung huyết quật ngã. Các chị em đã tận tình săn sóc ngài cho đến mãi tháng Hai năm sau. Lắm lúc ngài như không còn tỉnh táo, nhất là những lúc các vị Thừa sai qua đàng ghé thăm. Ngài cứ tưởng mình đang ở Kontum, muốn ngồi dậy để đi. Sự ám ảnh đang ở Kontum như vậy vẫn tiếp diễn lúc ở Montbeton, nơi mà ngài được đưa đến hôm tháng Hai. Ngài đau khổ vì phải ở một nơi hầu như xa cách mọi người, một nơi luôn bị ám ảnh bởi căn bệnh.
Trong lúc cô đơn, có một vị linh mục đến thăm từ giã ngài để về lại Kontum, ngài van xin : " Cha ơi! Hãy đưa tôi về Kontum với. Ở đây tôi đau khổ quá!" Nhưng Thiên Chúa lại muốn ngài hy sinh trọn vẹn là chết xa giáo phận, nơi mà ngài đã muốn cống hiến cuộc đời ngài mãi mãi.
Ngày 24 tháng 6 năm 1951, một cơn đau dữ dội lại hoành hành ngài. Điện từ xa báo tin về. Các cha thừa sai, linh mục và anh chị em giáo dân Kontum hiệp nhau cầu nguyện, van xin Chúa giữ gìn vị Giám mục thân yêu của mình. Nhưng Thiên Chúa quyết định cách khác. Ngày 19 tháng 8 năm 1951, Đức Giám mục đã về Nhà Cha trên Trời lãnh phần thưởng của những kẻ lành và tôi trung sau 31 năm linh mục và 9 năm giám mục.
Vào lúc 20 giờ, bức điện tín đưa một tin rụng rời: "Vị Chủ chăn đã ra đi nơi phương trời xa cách." Chuông nhà thờ từ các giáo xứ ngân vang từng tiếng báo tử.
Trong ngày 11 tháng 9, một thánh lễ trọng thể được cử hành tại nhà thờ Chánh toà Kontum, trước sự hiện diện của các nhà chức trách địa phương, quân nhân và đông đảo bà con giáo hữu.
Chân dung của Đức Cha Jean Sion được mô tả một cách khá trung thực như một trong những Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse đã ghi lại, không còn phải thêm gì nữa nếu không muốn nhắc đến đức tính khiêm nhường và vâng phục của ngài khi phải lìa xa Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse nhận làm Giám Mục Kontum. Với một đức tính hiền từ cao cả, hy sinh quên mình, ngài đã yêu mến giáo phận, yêu mến đàn chiên như ngài đã yêu mến Anh Em Hèn Mọn của ngài
"Dilexi Te" là khẩu hiệu Ngài luôn khắc ghi trong lòng đối với Chúa, đối với Anh Em Hèn Mọn Giuse và đối với giáo phận Kontum yêu dấu của ngài. Có nơi ngài nói ngài không hối tiếc vì đã sống hiền từ, vui vẻ. Ngài muốn chúng tôi sống gương mẫu, thực hành đức Vâng lời với các Đấng Bề Trên. Ngài đã viết trong huy hiệu "Regula" luật giới này mà ta có thể giải thích như luật Tình Thương.
Mỗi một vị Thừa sai, Linh mục của giáo phận phải cố gắng khắc sâu hình ảnh một vị Chủ chăn hiền từ, đáng kính và đã sống hết mình vì đàn chiên. Đó là ĐỨC CHA JEAN SION.
Trong tạp chí "TIẾNG VANG", trước ngày khởi hành tháng 4 năm 1950, ngài cho biết ý định của ngài cách riêng về những cuộc hành hương ở Pháp cũng như ở Roma, nên ngài phải tranh thủ cho nhanh để còn kịp về lại với các cha và giáo dân Kontum vào mùa Thu năm sau.
Cái cảm giác hân hoan được trở lại quê nhà gặp lại những người thân xen lẫn với nỗi buồn chia ly giáo phận đang trĩu nặng lòng ngài. Nhưng hôm chia tay tại Trường Cuénot, mỗi một linh mục đều thấy ngài có vẻ vui tươi.
Vài ngày sau đó, ngài xuống máy bay tại Paris. Rồi về Estaires, quê hương ngài. Tại đây các chị của ngài đang dạy học ở trường tư. Các em thì đảm trách việc gia đình.
Vui vì niềm vui hạnh ngộ, nhưng một nỗi buồn thương man mác xâm chiếm lòng các chị em vì thấy khuôn mặt ngài đã hằn lên những nét tàn phai của năm tháng. Ngài đã già đi rất nhiều.
Giáo xứ, Uỷ ban Hành chánh, Học đường và khắp nơi đều đến chúc mừng ngài. Họ khâm phục về đức tính đơn sơ và sự hiền từ của ngài.
Mặc dù ngài được chăm sóc hết sức tận tình, chu đáo, nhưng bệnh tình không được khả quan hơn. Bệnh tình càng ngày càng trầm trọng. Ai nấy đều cảm nghiệm cái chết của ngài đã gần kề. Thời gian tĩnh dưỡng mà y khoa bác sĩ đã qui định, thì ngài vẫn tuân giữ, nhưng ngài vẫn bị dày vò vì không thể về được Kontum. Ngài đã trãi qua nhiều giờ thinh lặng, đến độ mắt ngài không thể đọc được kinh Nhật tụng. Ngài phải cố gắng lắm mới có thể dâng lễ tại nhà cho chị em tham dự.
Tối ngày 20 tháng 11, ngài bị cơn sung huyết quật ngã. Các chị em đã tận tình săn sóc ngài cho đến mãi tháng Hai năm sau. Lắm lúc ngài như không còn tỉnh táo, nhất là những lúc các vị Thừa sai qua đàng ghé thăm. Ngài cứ tưởng mình đang ở Kontum, muốn ngồi dậy để đi. Sự ám ảnh đang ở Kontum như vậy vẫn tiếp diễn lúc ở Montbeton, nơi mà ngài được đưa đến hôm tháng Hai. Ngài đau khổ vì phải ở một nơi hầu như xa cách mọi người, một nơi luôn bị ám ảnh bởi căn bệnh.
Trong lúc cô đơn, có một vị linh mục đến thăm từ giã ngài để về lại Kontum, ngài van xin : " Cha ơi! Hãy đưa tôi về Kontum với. Ở đây tôi đau khổ quá!" Nhưng Thiên Chúa lại muốn ngài hy sinh trọn vẹn là chết xa giáo phận, nơi mà ngài đã muốn cống hiến cuộc đời ngài mãi mãi.
Ngày 24 tháng 6 năm 1951, một cơn đau dữ dội lại hoành hành ngài. Điện từ xa báo tin về. Các cha thừa sai, linh mục và anh chị em giáo dân Kontum hiệp nhau cầu nguyện, van xin Chúa giữ gìn vị Giám mục thân yêu của mình. Nhưng Thiên Chúa quyết định cách khác. Ngày 19 tháng 8 năm 1951, Đức Giám mục đã về Nhà Cha trên Trời lãnh phần thưởng của những kẻ lành và tôi trung sau 31 năm linh mục và 9 năm giám mục.
Vào lúc 20 giờ, bức điện tín đưa một tin rụng rời: "Vị Chủ chăn đã ra đi nơi phương trời xa cách." Chuông nhà thờ từ các giáo xứ ngân vang từng tiếng báo tử.
Trong ngày 11 tháng 9, một thánh lễ trọng thể được cử hành tại nhà thờ Chánh toà Kontum, trước sự hiện diện của các nhà chức trách địa phương, quân nhân và đông đảo bà con giáo hữu.
Chân dung của Đức Cha Jean Sion được mô tả một cách khá trung thực như một trong những Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse đã ghi lại, không còn phải thêm gì nữa nếu không muốn nhắc đến đức tính khiêm nhường và vâng phục của ngài khi phải lìa xa Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse nhận làm Giám Mục Kontum. Với một đức tính hiền từ cao cả, hy sinh quên mình, ngài đã yêu mến giáo phận, yêu mến đàn chiên như ngài đã yêu mến Anh Em Hèn Mọn của ngài
"Dilexi Te" là khẩu hiệu Ngài luôn khắc ghi trong lòng đối với Chúa, đối với Anh Em Hèn Mọn Giuse và đối với giáo phận Kontum yêu dấu của ngài. Có nơi ngài nói ngài không hối tiếc vì đã sống hiền từ, vui vẻ. Ngài muốn chúng tôi sống gương mẫu, thực hành đức Vâng lời với các Đấng Bề Trên. Ngài đã viết trong huy hiệu "Regula" luật giới này mà ta có thể giải thích như luật Tình Thương.
Mỗi một vị Thừa sai, Linh mục của giáo phận phải cố gắng khắc sâu hình ảnh một vị Chủ chăn hiền từ, đáng kính và đã sống hết mình vì đàn chiên. Đó là ĐỨC CHA JEAN SION.
2 - HỘI DÒNG "ẢNH PHÉP LẠ"
Dòng "Ảnh Phép Lạ", một Dòng Tu duy nhất của Giáo hội Việt nam dành riêng cho những nguời nữ dân tộc thiểu số tại giáo phận Kontum được thành lập vào thập niên 40. Dòng "Ảnh Phép Lạ" đuợc Toà thánh chuẩn y vào ngày 3 tháng 2 năm 1947 và được Đức Giám mục Jean Sion Khâm (lúc ấy cai quản giáo phận KonTum) chính thức công bố thành lập vào ngày 6 tháng4 năm1947. Đây chính là một hồng ân cao cả của Thiên Chúa ban cho các dân tộc trên miền cao nguyên: Giarai, Bahnar, Xê đăng, Rongao, Jră, Jolon. Qua lòng thánh thiện và sự hy sinh vô tận của các nữ tu Ảnh Phép Lạ, Tin Mừng của Chúa ngày càng đuợc lan rộng khắp các buôn làng theo linh đạo của Dòng.
Các nữ tu dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đã dùng chính ngôn ngữ và đời sống phục vụ của mình để cảm hoá chính những anh chị em cùng giòng tộc mình. Hội Dòng đặt mình duới bóng che chở của Mẹ Maria và lấy lễ Đức Mẹ Maria hiện ra vào ngày 27 tháng 11 năm 1830 với bà thánh Catherine Labouré hứa ban cho những ai mang Ảnh Mẹ nhiều ơn ích hồn xác, làm Lễ Quan Thầy.
Việc hình thành Hội Dòng "Ảnh Phép Lạ" là kết quả của một tiến trình lâu dài, khó khăn với nhiều nổ lực, một sự nỗ lực không biết mệt mõi của bao thế hệ, đặc biệt của các cha thừa sai.
Kế nghiệp Đức Cha Jannin Phước, Đức Cha Sion Khâm đã quy tụ một số thiếu nữ Thượng thoát ly gia đình sống cuộc sống tu trì tập thể, hiến dâng đời mình cho việc truyền giáo nơi vùng rừng núi cao nguyên.Thoạt đầu là các Dì của Tu viện Mến Thánh Giá từ hạt Tông Toà Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) lên phục vụ tại Kontum. Năm 1913, có Dì Kiểng, Dì Nghề, Dì Lại và Dì Lưu phục vụ tại truờng Giáo Phu Cuénot. Nhờ sự hiện diện và tinh thần phục vụ của các Dì, một số thiếu nữ kinh cũng như nguời dân tộc Thượng xin "đi tu".
Đầu năm 1932, Tu Viện Mến Thánh Giá Gò Thị gởi một số nữ tu Mến Thánh Giá lên Kontum phụ trách Truờng Têrêsa thuộc giáo xứ Tân Hương. Truờng dành cho cả trẻ em kinh lẫn nguời dân tộc thiểu số Thượng. Trong số các Dì đuợc gởi lên để phục vụ truờng mới này lúc đó có hai Dì nguời dân tộc thiểu số Thượng là Dì Véronique và Dì Ursule, và sau này có thêm Dì Anna.
Qua việc mở nội trú phần lớn cho nguời dân tộc thiểu số cũng như lớp may vá, với tinh thần tông đồ, nhiệt tâm và đầy tình thương, một số trẻ em nữ nguời dân tộc xin đi tu và trong số đó, có nguời đã trở thành nữ tu thực sự và đã trở về phục vụ ngay tại Kontum.
Đầu năm 1938, Đức Cha Martial Jannin Phuớc đa mời đuợc các Nữ tu Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn đến phục vụ trên vùng đất rừng thiêng nuớc độc này. Hai nữ tu Dòng Vinh Sơn đầu tiên nguời Pháp đã đến phục vụ là Sơ Joseph Gérente và Sơ Généviève Daras. Hai nữ tu Dòng Vinh Sơn đến phục vụ bằng đời sống khó nghèo : viếng thăm nguời nghèo, săn sóc những nguời đau ốm v.v Các em tập sự đời tu trì cũng chia sẻ lối sống đó bằng cách đi theo phụ giúp các Sơ phục vụ bệnh nhân, còn một số khác ở nhà lo việc nội trợ. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1938, có lễ trao cho các em mang Ảnh Phép Lạ, trở thành đệ tử.
Rồi sau đó, 3 em mặc áo "thỉnh tu". Đến năm 1943. Cha Jean Sion Khâm, Bề Trên Dòng Thánh Giuse Kim Châu (giáo phận Qui nhơn ) nhận chức Giám mục Kontum vào ngày 22 tháng 4 năm 1942, nhận thấy cần phải có những buớc đầu tiến hành cho việc thành lập Hội Dòng Ảnh Phép Lạ. Khi đó Bề trên các nữ tu Bác Ái Kontum là bà Marie Gilbert, đuợc Bề Trên giao trọng trách chuẩn bị cho việc thành lập Dòng "Ảnh Phép Lạ".
Ngày 27 tháng 11 năm 1943, hai trong 3 thỉnh tu cấm phòng và chuẩn bị vào nhà tập. Vị Giám mục Đại Diện Tông Toà giáo phận làm Lễ Mặc Áo trọng thể, có sự tham dự đông đảo của bà con. Sau 3 tháng nhà tập nhặt, nghĩa là tới tháng 3 năm 1944, các chị đuợc khấn tạm vào ngày 25 tháng 4 nhằm lễ Truyền Tin, tuy nhiên vẫn ở nhà tập cho đến cuối năm.
Sau một thời gian chuẩn bị, nhiều Bông Hoa của Dòng tương lai từ từ nở rộ, Đức cha Jean Sion Khâm tiến hành xin Tòa Thánh chuẩn y việc thiết lập Hội Dòng theo luật hiện hành của Giáo hội.
Các nữ tu dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đã dùng chính ngôn ngữ và đời sống phục vụ của mình để cảm hoá chính những anh chị em cùng giòng tộc mình. Hội Dòng đặt mình duới bóng che chở của Mẹ Maria và lấy lễ Đức Mẹ Maria hiện ra vào ngày 27 tháng 11 năm 1830 với bà thánh Catherine Labouré hứa ban cho những ai mang Ảnh Mẹ nhiều ơn ích hồn xác, làm Lễ Quan Thầy.
Việc hình thành Hội Dòng "Ảnh Phép Lạ" là kết quả của một tiến trình lâu dài, khó khăn với nhiều nổ lực, một sự nỗ lực không biết mệt mõi của bao thế hệ, đặc biệt của các cha thừa sai.
Kế nghiệp Đức Cha Jannin Phước, Đức Cha Sion Khâm đã quy tụ một số thiếu nữ Thượng thoát ly gia đình sống cuộc sống tu trì tập thể, hiến dâng đời mình cho việc truyền giáo nơi vùng rừng núi cao nguyên.Thoạt đầu là các Dì của Tu viện Mến Thánh Giá từ hạt Tông Toà Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) lên phục vụ tại Kontum. Năm 1913, có Dì Kiểng, Dì Nghề, Dì Lại và Dì Lưu phục vụ tại truờng Giáo Phu Cuénot. Nhờ sự hiện diện và tinh thần phục vụ của các Dì, một số thiếu nữ kinh cũng như nguời dân tộc Thượng xin "đi tu".
Đầu năm 1932, Tu Viện Mến Thánh Giá Gò Thị gởi một số nữ tu Mến Thánh Giá lên Kontum phụ trách Truờng Têrêsa thuộc giáo xứ Tân Hương. Truờng dành cho cả trẻ em kinh lẫn nguời dân tộc thiểu số Thượng. Trong số các Dì đuợc gởi lên để phục vụ truờng mới này lúc đó có hai Dì nguời dân tộc thiểu số Thượng là Dì Véronique và Dì Ursule, và sau này có thêm Dì Anna.
Qua việc mở nội trú phần lớn cho nguời dân tộc thiểu số cũng như lớp may vá, với tinh thần tông đồ, nhiệt tâm và đầy tình thương, một số trẻ em nữ nguời dân tộc xin đi tu và trong số đó, có nguời đã trở thành nữ tu thực sự và đã trở về phục vụ ngay tại Kontum.
Đầu năm 1938, Đức Cha Martial Jannin Phuớc đa mời đuợc các Nữ tu Dòng Bác Ái Thánh Vinh Sơn đến phục vụ trên vùng đất rừng thiêng nuớc độc này. Hai nữ tu Dòng Vinh Sơn đầu tiên nguời Pháp đã đến phục vụ là Sơ Joseph Gérente và Sơ Généviève Daras. Hai nữ tu Dòng Vinh Sơn đến phục vụ bằng đời sống khó nghèo : viếng thăm nguời nghèo, săn sóc những nguời đau ốm v.v Các em tập sự đời tu trì cũng chia sẻ lối sống đó bằng cách đi theo phụ giúp các Sơ phục vụ bệnh nhân, còn một số khác ở nhà lo việc nội trợ. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1938, có lễ trao cho các em mang Ảnh Phép Lạ, trở thành đệ tử.
Rồi sau đó, 3 em mặc áo "thỉnh tu". Đến năm 1943. Cha Jean Sion Khâm, Bề Trên Dòng Thánh Giuse Kim Châu (giáo phận Qui nhơn ) nhận chức Giám mục Kontum vào ngày 22 tháng 4 năm 1942, nhận thấy cần phải có những buớc đầu tiến hành cho việc thành lập Hội Dòng Ảnh Phép Lạ. Khi đó Bề trên các nữ tu Bác Ái Kontum là bà Marie Gilbert, đuợc Bề Trên giao trọng trách chuẩn bị cho việc thành lập Dòng "Ảnh Phép Lạ".
Ngày 27 tháng 11 năm 1943, hai trong 3 thỉnh tu cấm phòng và chuẩn bị vào nhà tập. Vị Giám mục Đại Diện Tông Toà giáo phận làm Lễ Mặc Áo trọng thể, có sự tham dự đông đảo của bà con. Sau 3 tháng nhà tập nhặt, nghĩa là tới tháng 3 năm 1944, các chị đuợc khấn tạm vào ngày 25 tháng 4 nhằm lễ Truyền Tin, tuy nhiên vẫn ở nhà tập cho đến cuối năm.
Sau một thời gian chuẩn bị, nhiều Bông Hoa của Dòng tương lai từ từ nở rộ, Đức cha Jean Sion Khâm tiến hành xin Tòa Thánh chuẩn y việc thiết lập Hội Dòng theo luật hiện hành của Giáo hội.
Tuy nhiên Tòa Thánh không chấp thuận và trả lời : "Thưa Đức Cha, tại Việt nam đã có nhiều Hội Dòng, các thiếu nữ này nên xin nhập vào các Dòng đó."
Khi Đức Cha biết rõ Tòa Thánh không chấp thuận cho lập Dòng Nữ cho dân tộc thiểu số người Thượng, ngài liền đích thân qua Rôma gặp Đức Thánh Cha để trình bày vấn đề rõ ràng hơn. Sau một thời gian kiên trì chờ đợi, Đức Cha đã đuợc Toà Thánh chấp nhận cho ngài thành lập Hội Dòng mới dành cho các thiếu nữ dân tộc Thượng giáo phận KonTum.
Khi nhận đuợc giấy chấp thuận của Tòa Thánh, Đức Cha soạn một nghị định thư và công bố thiết lập Hội Dòng đuợc mang tên "Ảnh Phép Lạ", thuộc vùng Giám Quản Kontum vào ngày 6 tháng 4 năm 1947.
Trong giai đoạn đầu, Đức Giám mục Jannin Phuớc chọn Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Quan Thầy Bổn Mạng cho nhóm thanh nữ "đi tu" và cũng có ý muốn đặt cho Hội Dòng tương lai là "Các Con Cái Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội". Nhưng đến thời Đức Cha Jean Sion Khâm làm Giám mục, trong sắc chỉ thành lập Hội Dòng ngày 6 tháng 4 năm 1947 đã đặt tên Hội Dòng là " FILLES DE LA MÉDAILLE MIRACULEUSE", và đuợc dịch là "CÁC CHỊ EM ẢNH PHÉP LẠ" (chuyển ngữ dân tộc Thượng là: UME ME BƠXEH) .
Nói đến "ẢNH PHÉP LẠ" là nói đến Đặc Ân Vô nhiễm Nguyên Tội, tuyên xưng Mẹ là Đấng cứu giúp con cái loài nguời. Thông thuờng, dân chúng gọi Dòng Ảnh Phép Lạ bằng một danh xưng ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích và rất thích hợp với tầm nhận thức của nguời dân tộc bấy giờ "Dòng Ảnh Vảy".
Hiện nay, con số các chị em trong Hội Dòng ngày càng thêm đông đảo. Số nữ tu đã khấn 117, dự khấn 15, tập sinh 14, thỉnh sinh 12, đệ tử 60, nhà tập một 5, nhà tập hai 8. Ngoài Nhà Mẹ ra, Hội Dòng còn có 26 cộng đoàn đang trải rộng trên khắp cánh đồng truyền giáo Kontum.
Khi Đức Cha biết rõ Tòa Thánh không chấp thuận cho lập Dòng Nữ cho dân tộc thiểu số người Thượng, ngài liền đích thân qua Rôma gặp Đức Thánh Cha để trình bày vấn đề rõ ràng hơn. Sau một thời gian kiên trì chờ đợi, Đức Cha đã đuợc Toà Thánh chấp nhận cho ngài thành lập Hội Dòng mới dành cho các thiếu nữ dân tộc Thượng giáo phận KonTum.
Khi nhận đuợc giấy chấp thuận của Tòa Thánh, Đức Cha soạn một nghị định thư và công bố thiết lập Hội Dòng đuợc mang tên "Ảnh Phép Lạ", thuộc vùng Giám Quản Kontum vào ngày 6 tháng 4 năm 1947.
Trong giai đoạn đầu, Đức Giám mục Jannin Phuớc chọn Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Quan Thầy Bổn Mạng cho nhóm thanh nữ "đi tu" và cũng có ý muốn đặt cho Hội Dòng tương lai là "Các Con Cái Đức Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội". Nhưng đến thời Đức Cha Jean Sion Khâm làm Giám mục, trong sắc chỉ thành lập Hội Dòng ngày 6 tháng 4 năm 1947 đã đặt tên Hội Dòng là " FILLES DE LA MÉDAILLE MIRACULEUSE", và đuợc dịch là "CÁC CHỊ EM ẢNH PHÉP LẠ" (chuyển ngữ dân tộc Thượng là: UME ME BƠXEH) .
Nói đến "ẢNH PHÉP LẠ" là nói đến Đặc Ân Vô nhiễm Nguyên Tội, tuyên xưng Mẹ là Đấng cứu giúp con cái loài nguời. Thông thuờng, dân chúng gọi Dòng Ảnh Phép Lạ bằng một danh xưng ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích và rất thích hợp với tầm nhận thức của nguời dân tộc bấy giờ "Dòng Ảnh Vảy".
Hiện nay, con số các chị em trong Hội Dòng ngày càng thêm đông đảo. Số nữ tu đã khấn 117, dự khấn 15, tập sinh 14, thỉnh sinh 12, đệ tử 60, nhà tập một 5, nhà tập hai 8. Ngoài Nhà Mẹ ra, Hội Dòng còn có 26 cộng đoàn đang trải rộng trên khắp cánh đồng truyền giáo Kontum.
Cước chú
(a) Đoạn ghi dấu (1) trong bài viết là cảm nghiệm riêng của người viết.
(b) Tài liệu sử dụng & tham khảo
- Tiểu sử Đức Giám Mục Jean Sion (sử dụng). Sư huynh Ambroise Phạm Doanh Châu viết. Tài liệu này được anh Lê Quang Thinh (xF Louis RIP ) phổ biến trên Tập san NHỚ NGUỒN của Cựu Tu sĩ Giuse Hải ngoại qua 2 số: 2 năm 1994 và số 2 năm 1995.
- Trang nhà Giáo phận Kon Tum (tham khảo).
- Trang nhà cnlgs (tham khảo)
- Hình ảnh và tài liệu trích từ văn khố Dòng Giuse & Google
(c) Các chữ viết tắt trong bài viết
(b) Tài liệu sử dụng & tham khảo
- Tiểu sử Đức Giám Mục Jean Sion (sử dụng). Sư huynh Ambroise Phạm Doanh Châu viết. Tài liệu này được anh Lê Quang Thinh (xF Louis RIP ) phổ biến trên Tập san NHỚ NGUỒN của Cựu Tu sĩ Giuse Hải ngoại qua 2 số: 2 năm 1994 và số 2 năm 1995.
- Trang nhà Giáo phận Kon Tum (tham khảo).
- Trang nhà cnlgs (tham khảo)
- Hình ảnh và tài liệu trích từ văn khố Dòng Giuse & Google
(c) Các chữ viết tắt trong bài viết
M.E.P : Mẫu tự viết tắt của danh xung chính thức bằng Pháp ngữ là Société des Missions Étrangères de Paris có nghĩa là Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Đây không phải là một Tu hội mà là một tổ chức của các linh mục triều được thành lập tại Paris năm 1658 có mục đích truyền giáo tại hải ngoại. Người ta thường gọi vắn tắt là Hội Thừa Sai Paris. Năm 1658 hai Giám mục Francois Pallu và Pierre Lambert de la Motte Hội Thừa Paris đã được Đức Giáo Hoàng Alexandre VII đặt làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong ở Việt Nam.
O.P : Đây là tên của một Tu hội do thánh Dominic người Tây Ban Nha sáng lập. Tiếng phiên âm Dominic của Việt Nam là Đa Minh. Dòng do Thánh Dominic lập ra có tên là ORDO PRAEDICATORIUM hay ORDERS OF PREACHERS viết tắt O.P.
NGÔI LỜI : Từ nôm để dịch từ ngữ La tinh Verbi Divini trong tên của Hội Dòng quốc tế có tên là SOCIETAS VERBI DIVINI - SOCIETY OF THE DIVINE WORD, được viết tắt là S.V.D., và người Việt gọi là DÒNG NGÔI LỜI. Từ NGÔI LỜI theo nghĩa thần học có nghĩa là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Chúa Giêsu. Theo truyền thống các linh mục Dòng Ngôi Lời thường thêm 3 mẫu tự S.V.D sau tên của mình.
Dòng VINH SƠN : Từ Vinh Sơn được phiên âm của tên riêng Vincent. Năm 1625 thánh Vincent de Paul, người Pháp, thành lập một tu đoàn truyền giáo có tên quốc tế là Congrégation Missionis viết tắt là C.M. được dịch ra tiếng Việt là Dòng Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn. Dòng Vinh Sơn còn được gọi là Dòng La-za-rit (Lazarist) hoặc Tu Hội Linh Mục Truyền Giáo (Congregation of the Priest of Mission) chuyên việc truyền giáo, điều khiển các chủng viện, hướng dẫn Tu Hội Nữ Tu Bác Ái (Congregation of The Sisters of Chariry).
PHÙ HIỆU CỦA DÒNG THÁNH GIUSE (trang bìa sau)
Phù hiệu này biểu trưng cho lý tưởng của Hội Dòng chúng ta:
một chiếc thuyền con, trương buồm lướt sóng giữa biển ba đào để tìm cứu vớt câc nạn nhân đắm tàu.
một chiếc thuyền con, trương buồm lướt sóng giữa biển ba đào để tìm cứu vớt câc nạn nhân đắm tàu.
- Chiếc thuyền con không sợ sóng gió vì có neo bám chặt vào đáy biển và nhờ hai luồng sáng từ trên cao chiếu xuống, một luồng từ thập giá, một luồng từ Trái Tim Chúa Giêsu.
- Chiếc thuyền con này tượng trưng cho tu sĩ Dòng Thánh Giuse đang hoạt động truyền giáo giữa biển trần gian để cứu vớt các linh hồn đang chìm đắm.
- Tâm hồn của tu sĩ được neo vững chắc vào đức Hy vọng. Hy vọng vào ân sủng của Thiên Chúa, hy vọng vào phần thưởng đời đời.
- Thập giá mà Chúa Giê su đã hứa cho tu sĩ ngày khấn hứa, tu sĩ phải vác lấy mỗi ngày để theo Người. Đối với tu sĩ, thập giá vừa là ánh sáng, vừa là sức mạnh. Đau khổ sẽ thanh luyện và nâng cao tâm hồn, sẽ trở thành nguồn mạch công phúc cho chính mình và cho kẻ khác, sẽ biến đổi tu sĩ nên giống Chúa Giêsu là Thầy và là Đấng Cứu độ.
- Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa tình yêu hằng giải ánh sáng và sức nóng xuống tâm hồn tu sĩ bằng hai thứ tình yêu: Yêu Chúa và yêu tha nhân. Và vì nhiệt tâm cứu rỗi các linh hồn, nhất là linh hồn các trẻ em và dự tòng, tu sĩ dấn thân toàn lực đến hơi thở cuối cùng để cho thế gian được hoán cải.
- Bên trên tấm biển, giữa bầu trời xanh, ta thấy có ghi bốn chữ P.F.S.J. (nghĩa là Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse) để nhắc nhở anh em rằng tên anh em đã được ghi khắc trên trời rồi.
- Chúng ta hãy tự hào về bản phù hiệu của chúng ta và nổ lực thực hiện cho kỳ được tất cả ý nghĩa nhiệm mầu của nó.
- Chiếc thuyền con này tượng trưng cho tu sĩ Dòng Thánh Giuse đang hoạt động truyền giáo giữa biển trần gian để cứu vớt các linh hồn đang chìm đắm.
- Tâm hồn của tu sĩ được neo vững chắc vào đức Hy vọng. Hy vọng vào ân sủng của Thiên Chúa, hy vọng vào phần thưởng đời đời.
- Thập giá mà Chúa Giê su đã hứa cho tu sĩ ngày khấn hứa, tu sĩ phải vác lấy mỗi ngày để theo Người. Đối với tu sĩ, thập giá vừa là ánh sáng, vừa là sức mạnh. Đau khổ sẽ thanh luyện và nâng cao tâm hồn, sẽ trở thành nguồn mạch công phúc cho chính mình và cho kẻ khác, sẽ biến đổi tu sĩ nên giống Chúa Giêsu là Thầy và là Đấng Cứu độ.
- Trái Tim Chúa Giêsu là lò lửa tình yêu hằng giải ánh sáng và sức nóng xuống tâm hồn tu sĩ bằng hai thứ tình yêu: Yêu Chúa và yêu tha nhân. Và vì nhiệt tâm cứu rỗi các linh hồn, nhất là linh hồn các trẻ em và dự tòng, tu sĩ dấn thân toàn lực đến hơi thở cuối cùng để cho thế gian được hoán cải.
- Bên trên tấm biển, giữa bầu trời xanh, ta thấy có ghi bốn chữ P.F.S.J. (nghĩa là Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse) để nhắc nhở anh em rằng tên anh em đã được ghi khắc trên trời rồi.
- Chúng ta hãy tự hào về bản phù hiệu của chúng ta và nổ lực thực hiện cho kỳ được tất cả ý nghĩa nhiệm mầu của nó.
Jean Sion
(Trích Echo du Couvent tháng Giêng năm 1942, trang 520-521)
(Trích Echo du Couvent tháng Giêng năm 1942, trang 520-521)
Ghi chú
Bốn chữ PFSJ : Petits Frères de Saint Joseph
(Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse - AEHMTG)
Thực Hiện Giáng Sinh 2012
Liên lạc:
Ly Tôn Tinh Hy (xF. Eymard) email: hlyton@aol.com
Nguyễn Đình Kim (Vũ) (xF.Pierre), email: nguyen_peter@msn.com
Bốn chữ PFSJ : Petits Frères de Saint Joseph
(Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse - AEHMTG)
Thực Hiện Giáng Sinh 2012
Liên lạc:
Ly Tôn Tinh Hy (xF. Eymard) email: hlyton@aol.com
Nguyễn Đình Kim (Vũ) (xF.Pierre), email: nguyen_peter@msn.com
TM . Anh chị em CTS/GS/NL
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
THẦY EYMARD LÝ TÔN TỊNH HY
THẦY PIERRE NGUYỄN ĐÌNH KIM (VŨ)
ĐÃ BỎ NHIỀU CÔNG SỨC CÙNG VỚI TUỔI GIÀ SỨC YẾU
GHI LẠI CHO ANH EM CTS/GS/NL CHÚNG CON
MỘT TRANG SỬ VỀ ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG
NƠI MÀ ĐÃ MỘT THỜI CHÚNG CON ĐÃ THỤ ÂN
KÍNH MẾN
Người được phép qúy Thầy cho phổ biến đến anh em .
Antoine Đỗ văn Bình
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi ngocdanh vào ngày Thứ 4 Tháng 1 30, 2013 7:50 pm
Qua những trang sử như thế nay, thế hệ tiếp nối mới hiểu và yêu thương côi nguồn
Đừng qua lơ là với những trang lịch sử nhất là lịch sử của Dân Tộc. Vì chính từ đó chúng ta lớn lên và ra đi. Sụ trưởng thành của mỗi cá nhân đều có những yếu tố bất diệt của lịch sử trong huyết quản
Xin cám ơn quý thầy Eymard, Pierre, anh Anton Đỗ Văn Bình.
Jos Nguyễn Ngọc Danh
Đừng qua lơ là với những trang lịch sử nhất là lịch sử của Dân Tộc. Vì chính từ đó chúng ta lớn lên và ra đi. Sụ trưởng thành của mỗi cá nhân đều có những yếu tố bất diệt của lịch sử trong huyết quản
Xin cám ơn quý thầy Eymard, Pierre, anh Anton Đỗ Văn Bình.
Jos Nguyễn Ngọc Danh
- ngocdanh
- Bài viết: 1039
- Ngày tham gia: Thứ 7 Tháng 3 21, 2009 1:03 am
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 4 Tháng 1 30, 2013 7:56 pm
From: vincent ngan [mailto:vincent.ngan1@gmail.com]
Sent: Wednesday, January 30, 2013 11:48 AM
To: Do; HLyton@aol.com; Peter Kim Nguyen; Danh Nguyen; Remi Su; hung nguyen
Subject: Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION - ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG THÁNH GIUSE
Anh Bình quí mến,
Cám ơn tài liệu quí báu về Giám mục Jean Sion, đấng thánh đã khai sinh Dòng Anh Em Hèn mọn thánh Giuse,
(hoặc theo thiển ý, nôm na thân tình hơn, dịch theo tinh thần đấng sáng lập: các Anh nhỏ, Petits Frères, hoặc Tiểu đệ Thánh Giuse).
Xin cám ơn 2 Thầy bạn đàng anh, 2 cựu Sh. Kim và Sh Hy đã lại một trang sử sống động cuả người Cha tinh thần.
Ước gì ngọn đuốc thiêng nầy luôn dẫn đường cho các con của thế hệ thứ hai, còn tu hay thành cựu, khỏi bị lôi cuốn theo những hào nhoáng bên ngoài, những an ninh tạm bợ để luôn say đắm YÊU MẾN THẦY, "dilexi te" trong tinh thần "Giuse trong xóm nhỏ... Nazareth".
Ước gì thời buổi này, vẫn còn nhiều giám mục, nhiều bề trên, sống tu đức trước để sau đó mới có sức lảnh đạo đàn chiên trong cơn giông gió.
Sáng nay, như nai rừng uống một dòng suối mát, như người con tìm được nguồn cội, tôi cầu xin vong linh của Đấng sáng lập, qua bức hình cụ già cuối đời mà ánh mắt vẫn còn ngời sáng, nối kết tình Huynh đệ con cái ngài, xây dựng một mái nhà Narareth, khó nghèo đơn giản về vật chất về tổ chức, nhưng dạt dào yêu thương và tha thứ trong những ngày nhìn thấy nhau.
Dilexi te, để yêu mến Thầy, mỗi ngày tôi suy niệm trang phúc âm trên mạng:"evangeli.net" để gần gủi Thầy, hiểu lòng Thầy, để đinh ninh rằng câu thơ khá phổ thông các bạn nhắc nhở: "Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", nó là tiếng nóí, là hơi thở cho giây phút đầu ngày bên Thầy chí thánh.
Mong có dịp gần Anh để cùng kể những chuyện vui, nối tiếp cuộc hành trình về quê nhà Nazareth.
Thân ái,
Vincent Ngân
Sent: Wednesday, January 30, 2013 11:48 AM
To: Do; HLyton@aol.com; Peter Kim Nguyen; Danh Nguyen; Remi Su; hung nguyen
Subject: Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION - ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG THÁNH GIUSE
Anh Bình quí mến,
Cám ơn tài liệu quí báu về Giám mục Jean Sion, đấng thánh đã khai sinh Dòng Anh Em Hèn mọn thánh Giuse,
(hoặc theo thiển ý, nôm na thân tình hơn, dịch theo tinh thần đấng sáng lập: các Anh nhỏ, Petits Frères, hoặc Tiểu đệ Thánh Giuse).
Xin cám ơn 2 Thầy bạn đàng anh, 2 cựu Sh. Kim và Sh Hy đã lại một trang sử sống động cuả người Cha tinh thần.
Ước gì ngọn đuốc thiêng nầy luôn dẫn đường cho các con của thế hệ thứ hai, còn tu hay thành cựu, khỏi bị lôi cuốn theo những hào nhoáng bên ngoài, những an ninh tạm bợ để luôn say đắm YÊU MẾN THẦY, "dilexi te" trong tinh thần "Giuse trong xóm nhỏ... Nazareth".
Ước gì thời buổi này, vẫn còn nhiều giám mục, nhiều bề trên, sống tu đức trước để sau đó mới có sức lảnh đạo đàn chiên trong cơn giông gió.
Sáng nay, như nai rừng uống một dòng suối mát, như người con tìm được nguồn cội, tôi cầu xin vong linh của Đấng sáng lập, qua bức hình cụ già cuối đời mà ánh mắt vẫn còn ngời sáng, nối kết tình Huynh đệ con cái ngài, xây dựng một mái nhà Narareth, khó nghèo đơn giản về vật chất về tổ chức, nhưng dạt dào yêu thương và tha thứ trong những ngày nhìn thấy nhau.
Dilexi te, để yêu mến Thầy, mỗi ngày tôi suy niệm trang phúc âm trên mạng:"evangeli.net" để gần gủi Thầy, hiểu lòng Thầy, để đinh ninh rằng câu thơ khá phổ thông các bạn nhắc nhở: "Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy, ta có thêm ngày nữa để yêu thương", nó là tiếng nóí, là hơi thở cho giây phút đầu ngày bên Thầy chí thánh.
Mong có dịp gần Anh để cùng kể những chuyện vui, nối tiếp cuộc hành trình về quê nhà Nazareth.
Thân ái,
Vincent Ngân
From: Truong Dang [mailto:cosma_truong@yahoo.com.vn]
Sent: Wednesday, January 30, 2013 10:24 AM
To: Do
Cc
Subject: Về: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION - ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG THÁNH GIUSE
Xin Cám ơn Thầy Eymard và Thầy Pierre cùng anh Tư Bằng.
Đọc một lèo Tiểu Sử Đức Cha Jean Sion, Đấng Sáng Lập Dòng Thánh Giuse.
Biết được nhiều điều, học được nhiều điều. Đã thiệt.
Rất mong được đọc các bài viết kế tiếp nói về Dòng Thánh Giuse.
Cosma Trường.
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 4 Tháng 1 30, 2013 9:33 pm
From: peter nguyen [mailto:peternguyenhoang@gmail.com]
Sent: Wednesday, January 30, 2013 2:10 PM
To: HLyton@aol.com
Cc: Binh Do; Tri Tran; Peter Kim Nguyen; hung nguyen
Subject: sáng lập
Anh Hy.
Lớp tôi và anh vào Dòng 1942 sau khi Đấng sáng lập ĐC Jean Sion đã rời Dòng nhận chức Gm Kontum. Chúng ta chỉ được gặp ngài về ghé thăm ngắn ngủi mấy lần, nhưng nhìn tháy khuôn mặt nhân hậu khả kính của ngài, ai cũng thấy cảm kích. Chúng ta có nghe ngài kể lại những gian khổ đithăm viếng con chiên, nhất là những vất vả khi đi mục vụ ở Attopeu tận Nam Lào. Đối với người thiểu số, họ có những tập quán đặc biệt, sự thán phục và trung thành tuyệt đối bền vững nếu nhà truyền giáo biết hòa mình với họ và làm thân được với người tù trưởng của họ. Nếu tù trưởng theo đạo là cả làng theo đạo, nhưng nếu tù trưởng bất bình chuyện gì mà bỏ đạo thì cả làng bỏ đạo luôn. Cho nên ĐC khi thăm mục vụ phải uống rượu cần theo họ, và ăn những thịt rắn rít họ thui không chín hẳn.
Còn về việc cấm phòng cho giáo dân tại Dòng là đệ tử mùa hè thời đó không được về gia đình như chủng sinh, nhưng tôi còn nhớ muả hè chúng ta phải đi tá túc ở tiểu chủng viện Làng Sông hay đại chủng viện Qui Nhơn dành chỗ để cho giáo dân tuyển lựa tứ các xứ đến cấm phòng tại Dòng và nhà Dòng bao cho ăn ngủ luôn. Tôi cũng nghe ông cậu tôi đã tham dự cấm phòng nói là cố Khâm (Sion) giảng bằng tiếng Việt lưu loát, rõ ràng và thâm thúy . Về những khó khăn của ngài chẳng những về vật chất mà còn những đối đầu với các cha xứ thời phong kiến coi sư huynh như đầy tớ, có khi mắng nhiếc thầy ngay trong nhà thờ trước mặt giáo dân khiến ơn gọi của anh em mất mát nhiều. Ngay cả các đại chủng sinh khi đi thử ở các giáo xứ trước khi chịu chức năm cũng bỏ ơn gọi quá nhiều. Cũng thêm cái nạncác chú giúp cha (hay con cưng gay?) dòm ngó mách lẻo vài việc nhạy cảm của các thầy lên cha..Trên ECHO ĐC có bài than phiền gay gắt về việc này và gọi các chú này là "les enfants terribles"
ĐC thật là một người đa tài sáng suốt chẳng những chăm lo đạo đức của anh em mà còn khéo tổ chức những hoạt động trí thức, văn nghệ cho anh em nữa. Ngài đã kết hợp với các sư huynh đầu tiên viết tờ ECHO hằng
tháng cả Pháp ngữ và Việt ngữ, soạn cả những môn tuồng giá trị để trình diễn cho cả giáo dân Kim Châu vào xem. Ngài cũng mua báo Pèlerin và Bulletin des Missions Etrabgères thường xuyên cho anh em học hỏi hiểu biết thêm, cũng như mua hoặc thu góp nhiều sách vở cho thư viện.
Tôi rất mê đọc nhiều bài thâm sâu trong sách vở thư viện này. Những sách vở quý giá hiếm có này Xem các sách vở của các vị thừa sai Pháp, thì nhìn lại hàng giáo sĩ VN kém văn hóa quá xa.không biết ngày nay
còn giữ được hết chăng. Hy vọng sau này vị sáng lập còn được vinh danh hơn nữa.
Cám ơn anh đã gửi cho tôi Tiểu sử của vị sáng lập Dòng chúng ta.
Peter
Lớp tôi và anh vào Dòng 1942 sau khi Đấng sáng lập ĐC Jean Sion đã rời Dòng nhận chức Gm Kontum. Chúng ta chỉ được gặp ngài về ghé thăm ngắn ngủi mấy lần, nhưng nhìn tháy khuôn mặt nhân hậu khả kính của ngài, ai cũng thấy cảm kích. Chúng ta có nghe ngài kể lại những gian khổ đithăm viếng con chiên, nhất là những vất vả khi đi mục vụ ở Attopeu tận Nam Lào. Đối với người thiểu số, họ có những tập quán đặc biệt, sự thán phục và trung thành tuyệt đối bền vững nếu nhà truyền giáo biết hòa mình với họ và làm thân được với người tù trưởng của họ. Nếu tù trưởng theo đạo là cả làng theo đạo, nhưng nếu tù trưởng bất bình chuyện gì mà bỏ đạo thì cả làng bỏ đạo luôn. Cho nên ĐC khi thăm mục vụ phải uống rượu cần theo họ, và ăn những thịt rắn rít họ thui không chín hẳn.
Còn về việc cấm phòng cho giáo dân tại Dòng là đệ tử mùa hè thời đó không được về gia đình như chủng sinh, nhưng tôi còn nhớ muả hè chúng ta phải đi tá túc ở tiểu chủng viện Làng Sông hay đại chủng viện Qui Nhơn dành chỗ để cho giáo dân tuyển lựa tứ các xứ đến cấm phòng tại Dòng và nhà Dòng bao cho ăn ngủ luôn. Tôi cũng nghe ông cậu tôi đã tham dự cấm phòng nói là cố Khâm (Sion) giảng bằng tiếng Việt lưu loát, rõ ràng và thâm thúy . Về những khó khăn của ngài chẳng những về vật chất mà còn những đối đầu với các cha xứ thời phong kiến coi sư huynh như đầy tớ, có khi mắng nhiếc thầy ngay trong nhà thờ trước mặt giáo dân khiến ơn gọi của anh em mất mát nhiều. Ngay cả các đại chủng sinh khi đi thử ở các giáo xứ trước khi chịu chức năm cũng bỏ ơn gọi quá nhiều. Cũng thêm cái nạncác chú giúp cha (hay con cưng gay?) dòm ngó mách lẻo vài việc nhạy cảm của các thầy lên cha..Trên ECHO ĐC có bài than phiền gay gắt về việc này và gọi các chú này là "les enfants terribles"
ĐC thật là một người đa tài sáng suốt chẳng những chăm lo đạo đức của anh em mà còn khéo tổ chức những hoạt động trí thức, văn nghệ cho anh em nữa. Ngài đã kết hợp với các sư huynh đầu tiên viết tờ ECHO hằng
tháng cả Pháp ngữ và Việt ngữ, soạn cả những môn tuồng giá trị để trình diễn cho cả giáo dân Kim Châu vào xem. Ngài cũng mua báo Pèlerin và Bulletin des Missions Etrabgères thường xuyên cho anh em học hỏi hiểu biết thêm, cũng như mua hoặc thu góp nhiều sách vở cho thư viện.
Tôi rất mê đọc nhiều bài thâm sâu trong sách vở thư viện này. Những sách vở quý giá hiếm có này Xem các sách vở của các vị thừa sai Pháp, thì nhìn lại hàng giáo sĩ VN kém văn hóa quá xa.không biết ngày nay
còn giữ được hết chăng. Hy vọng sau này vị sáng lập còn được vinh danh hơn nữa.
Cám ơn anh đã gửi cho tôi Tiểu sử của vị sáng lập Dòng chúng ta.
Peter
NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
Quangnam- Bài viết: 1439
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm
Re: TIỂU SỬ ĐỨC GIÁM MỤC JEAN SION
gửi bởi Pauldoright vào ngày Thứ 4 Tháng 1 29, 2014 4:41 pm
XIN MỜI QUÍ VỊ VÀ CÁC BẠN ĐỌC THÊM CÁC BÀI NẦY ĐỂ THÊM THÔNG TIN KHÁ THÚ VỊ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét