TIN TỨC SINH HOẠT NHÓM LONG KHÁNH
gửi bởi Pauldoright vào ngày Chủ nhật Tháng 5 13, 2012 3:41 pm
TIN TỨC SINH HOẠT NHÓM LONG KHÁNH
(Đâu Có Tình Yêu Thương_Trình bày: Hoàng Oanh)
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÓM CTS/NLGS LONG KHÁNH
Sau biến cố 1975, mình tiếp tục dạy học trường nhà nước 2 năm ở Nha Trang và trở thành người “mất dạy, vô lương” kể từ hè 1977 bởi vì mình mang cái mác tu sĩ TCG. Thú thật lúc đó mình mất phương hướng. Trường ốc của Dòng mất sạch, học sinh không còn, anh em trong Dòng phân tán mỏng ra để làm ăn kiếm sống, chủ yếu là làm nông, nhiều nơi anh em không được sinh hoạt trong nhà thờ. Buồn quá mình phải “ru-ta”, đi đi, về về với gia đình, mãi đến năm 1979 mình mới chính thức là công dân của Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tháng tư 1979 mình tìm được cái xương sườn để hằng ngày cùng nhau sáng vác cuốc đi, chiều vác về, đêm đêm ấp ủ, thủ thỉ với nhau cho vơi nổi buồn. Từ đó mình mất liên lạc hẳn với nhà Dòng. Sống với gia đình và tạo nên quan hệ mới về tình làng nghĩa xóm. Rồi khoảng năm 81, mình có tên trong danh sách ứng cử viên HĐNĐ Tỉnh Đồng Nai, mình thất cử (chắc anh em biết ngay tại sao mình thất cử, mặc dầu phiếu dồn co mình không tồi) cũng chẳng mất mát gì, nhưng “cái được” là có đó. Nhờ tên và hình của mình phơi nắng một thời gian mà một ngày đẹp trời Huỳnh Phi Hải cùng Phạm văn Luật tìm đến thăm, qua câu chuyện mới biết Luật đang móc nối vượt biên, thật giả không nói tới, nhưng món này mình không ham lắm, vì nếu ham thì mình đã vượt biên cùng với học trò ở Nhatrang rồi. Từ đó mình thỉnh thoảng đi lại với Hải và rồi cùng với Đào Duy Thọ tổ chức họp nhóm lần đầu tiên tại nhà Hải thuộc Xã Xuân Phú với lí do giả tạo là mừng đầy tháng con của Hải, vì ở thời điểm đó tụ tập năm ba người dễ gây hiểu lầm và có thể gặp rắc rối, (vợ Hải là cô Vũ thị Hoa cũng là người thân quen với mình khi ở Kinh Viện Dalat nên dễ đồng cảm). Ba anh em rất vui sướng ngồi bên nhau, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện, chuyện cũ từ nhà Dòng, chuyện mới ở địa phương, chuyện làm ăn, chuyện thời cuộc, và quyết tâm tìm thêm nhiều bạn mới.
Tại Căn Cứ thuộc xã Xuân Tâm mình gặp người học trò cũ Nguyễn Hữu Tri, rồi dần qua năm tháng kết nối thêm Nguyễn văn Lũy, Phan Lại, Nguyễn Kim Long, Đặng Quang Thành, Phạm Ngọc Ẩn, Nguyễn Ngọc Anh (Thứ, em vợ của Rạng taru), Bùi văn Phi, anh Trần Toàn và tạo thành một nhóm mới rất thân, Khi vui có nhau, khi buồn có nhau, ngày Tết có nhau, ngày giỗ có nhau, ngày bổn mạng có nhau, Ai có miếng gì ngon cũng rủ cho được vài anh em tới dự. Anh em đang hụp lặng trong tình thương, tình thân ái, tình liên đới vì có cùng cội nguồn Giuse. Sự gắn bó với nhau thế này kéo dài suốt thời bao cấp. Về sau Thứ qua đời, Ẩn Về Cam Ranh, Thành đi Dalat, Lũy sang Mỹ, Phương về Phan Rang, mình đi dạy học ở Long Khánh (1990) và anh em khác cũng chạy vạy tìm kế sinh nhai nên chất keo Giuse có loãng dần, nhưng có điều không biến mất.
Khi gia đình cô Chiếu (con bà giáo Sứ, Kim Châu) vào tạm trú ở Xuân Tâm, mình gặp được Lê Quang Chỉnh và Thái Thị Ngoc Diệp (học trò cũ của mình) và từ đó kết nối được với Phạm Hưng (tức Hòa, cháu bà Chiếu) ở Ngã Ba Ông Đồn, và ở đây tìm gặp thêm Nguyễn Đình Chí và Trần văn Phương.
Rồi các anh lớp lớn lần lượt xuất hiên: Anh Nguyễn đình Thụy (exf Jean Marie), anh Nguyễn văn Tính, anh Trần Ngọc Đa ở Xuân Trường, anh Trần Đức Tôn ở Xuân Tân, Anh Đỗ văn Bình ở Xuân Tâm, anh Hòe ở cây số 30 (Bình Thuận), Anh Joachim Trần Ba, Anh Hùng, anh Bảy Đập, anh Quờn ở Xuân Phú, Anh Huỳnh tấn Long ở Xuân Bảo, Anh Benjamin Nguyễn văn Tư ở Biên Hòa, Anh Đỗ Đức ở Bảo Toàn, Anh Nguyễn Hồng Ngọc ở Lagi, Hàm Tân.
Qua sự giới thiệu của Tri, mình rủ thêm Hoàng Thiên Hòa, Nguyễn văn Sâm, Nguyễn đình Hội ở Long Khánh, rồi sau này kéo thêm Lê Phi Ánh, Tài, Đàm ở Bàu Cá, Trần Kim Khánh ở Kim Thượng, Anh Justin Đỗ Thành Thà và Phạm Hồng ở La Ngà.
Các anh Nguyễn Đức Thái ở Nhơn Trạch, Trần văn Nguyên ở Biên Hòa có trong danh sách nhưng rất tiếc chưa một lần sinh hoạt chung.
Về sau các anh Bình, Tính, Thụy, Tôn (rip), Lũy, Hòa sang mỹ định cư. Anh Trần Ba thích chốn thị thành nên về sinh hoạt với anh em Sài gòn, nhưng vì nợ tình nghĩa với anh em tính chưa xong nên anh quay về Long Khánh sinh hoạt tiếp. Còn các anh Thứ, Phi, Chí, Đức lần lượt về chầu Chúa, và sinh hoạt với các Cha, Thầy và anh em bên nớ, hy vọng quí vị sẽ cầu bầu cho chúng ta bên ni.
Mãi cho đến gần đây, nhân ngày họp mặt truyền thống tại Nhatrang, hai em Nguyễn Tấn Dũng (lớp của Khánh, Ánh, Tri…) và Nguyễn Tấn Minh (lớp Cha Sỹ), cả hai ở Hố Nai, mới hòa nhập với anh em và khởi đầu bằng chuyến đi Nha Trang dự ngày họp mặt truyền thống của hội. Tại đây, sau một ngày sinh hoạt và buổi tối giao lưu, hai em Dũng và Minh cảm động đến rơi nước mắt và hạ quyết tâm từ nay sẽ gắng bó với Hội CNLGS.
Địa hình nhóm Long Khánh rộng bao la. Nhẫm tính đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm khoảng 100km, anh em ở rãi rác không tập trung, chuyện làm ăn mỗi người mỗi khác, kinh tế rất đặc thù. Nhưng được một điều là anh em thương mến nhau, sống hòa đồng trong tình nghĩa taru, con béo kéo con gầy, không câu nệ trong sinh hoạt.
SINH HOẠT NHÓM LONG KHÁNH
Lâu nay nhóm Long Khánh sinh hoạt một năm 2 lần: 1/5 Dương lịch (Lễ Thánh Giuse Quan thầy) và ngày 5/1 Âm lịch (Tết cổ truyền). Trong đó có hai lần họp mặt ở Bình Thuận: nhà anh Nguyễn Tấn Ích (Hòe) ở cây số 30 và anh Nguyễn văn Tần ở Lagi, anh em đi rất đông. Đại diện nhóm Saigon có sinh hoạt chung với Long Khánh 3 lần (tại nhà anh Hòe ở cs.30, tại nhà anh Hoàng Thiên Hòa ở Suối Tre (có anh Bạch Hồng Hải Nhatrang tham dự) và cuối cùng là tại nhà anh Đỗ văn Bình ở Xuân Tâm nhân ngày mừng thượng thọ ông cụ Đỗ Tẫn. Mỗi lần như vậy anh em rất phấn khởi vui mừng, nhờ đó anh em có dịp gặp nhau sau hai, ba mươi năm xa cách, ai chưa quen biết thì có dịp quen biết, làm cho tình huynh đệ được mở rộng, trãi dài. Cám ơn các anh em mọi nơi không quản đường sá xa xôi, kinh tế eo hẹp đã đem lại niềm vui và sức sống mới cho nhóm Long Khánh.
Đối với nhóm anh em Bà Rịa, Long Khánh mời Bà Rịa tham gia sinh hoạt 3 lần và đã đáp lễ được 2 lần. Hai nhóm Long Khánh và Bà Rịa rất hợp nhau. Vì tình thương mến nhau, nhóm Bà Rịa và Long Khánh muốn cùng với Sài gòn lập thành liên nhóm miền Nam để tổ chức đại hội nhưng mãi đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tiếc thay !!!
Anh em ở Võ Đắc, Đức Linh thuộc tỉnh Bình Thuận khá đông nhưng chưa gom được. Thỉnh thoảng các anh Nguyễn Siêu (Sửu), Nguyễn Đệ (Lệ), Hoàng Hiệp, Nguyễn thanh Bình ra sinh hoạt chung với nhóm Long Khánh. Vì thiện chí của anh em, nên cách đây 2 năm Long Khánh và Võ Đắc quyết định thành lập liên nhóm. Để tạo điều kiện liên kết với nhau, liên nhóm đề nghị anh Nguyễn Lệ tổ chức họp mặt tại Võ Đắc vào dịp Tết 2010 (5/1 Al). Nhưng giờ phút cuối, anh Lệ và Võ Đắc từ chối một dịp may, nên phải chuyển sinh hoạt về nhà anh Đặng Trường ở Long Khánh. Có lẻ anh em Võ Đắc chưa sẵn sàng hòa nhập.
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG NĂM 2011
* Theo như quyết định chung trong ngày họp mặt ngày 1/5/2010 tại nhà anh Lê Phi Ánh ở Bàu Cá, bắt đầu năm 2011, để tạo thuận lợi cho anh em tham dự đông đủ, nhóm Long Khánh chỉ họp mặt mỗi năm một lần, vào ngày Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay, năm nay nhằm ngày 10/4/2011 và tổ chức tại nhà Anh Justin Đỗ Thành Thà ở La Ngà. Trước một tuần, trưởng nhóm thông báo cho anh em và nhắc lại một ngày trước đó.
Hiện diện trong buổi họp mặt gồm có các anh: Hưng, Đa, Thọ, Hải, Trường, Tri, Ánh, Hồng và Thà. Anh chị Thà chuẩn bị rất chu đáo và tiếp đón anh em nồng hậu. Chủ nhà và anh em như hòa quyện với nhau thành một, nói cười rân ran. Quân số không đông, nhưng rất đầm ấm và thân thiện. Sau khi làm thủ tục dâng lên Chúa buổi họp mặt, cầu nguyện cho Tỉnh Dòng, cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho anh em quá cố, anh trưởng nhóm báo cáo sinh hoạt của anh em trong năm.
- Trưởng nhóm cám ơn tất cả anh em và nhất là anh chị Phạm Hưng đã nhiệt tình hưởng ứng chương trình quà Giáng Sinh 2010 và Cứu Trợ Bão lụt cho anh em vùng Phan Rang. Cám ơn anh em đã động lòng trước lời kêu cứu từ Quãng Nhiêu-BMT mà mở rộng hầu bao. Cám ơn anh em đã tham dự buổi cầu nguyện nhân ngày giỗ một năm của anh CTS An-tôn Đỗ Đức và tham gia chuyến đi thăm Cha Clément Lưu Minh Hoàng đang nằm điều trị tại Tu viện Ngôi Lời Giuse, 5 Chữ Đồng Tử, Sài-gòn.
- Khi đề cập vấn đề bầu lại BĐD Nhóm thì anh em đồng loạt nhất trí cử mình và anh Hưng vào chức vụ Trưởng nhóm và thủ quỉ. Bầu bán chỉ đơn giản có thế. Mình và anh Hưng không còn gì để nói, chỉ mong anh em nhiệt tình hổ trợ.
- Cám ơn anh chị Justin Đỗ Thành Thà đã vui lòng tổ chức và tạo một không gian thỏa mái, thân thiện để anh em có dịp đến thăm anh chị và thưởng thức tài nghệ nấu nướng của chị và các cháu trong gia đình. Cám ơn tất cả anh em đã bỏ thời giờ, công việc gia đình, không ngại đường xa đã đến dự buổi họp mặt của nhóm. Xin chân thành mời gọi các anh em có mặt cũng như vắng mặt hôm nay, năm sau đi tham dự đông đủ buổi họp mặt truyền thống của nhóm Long Khánh mình tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ năm mùa chay 2012, tại nhà anh Jacques Phạm Hồng ở La Ngà. Chân thành cám ơn và hẹn gặp lại.
* Ngày 3/11/2011 được anh Phạm Hưng báo tin cháu GB. Nguyễn Đức Nghĩa, là con trai út của CTS Nguyễn Lệ qua đời vì tai nạn giao thông, anh em Long Khánh cũng thể hiện tình huynh đệ, thực hiện chuyến đi Võ Đắc chia buồn, cầu nguyện và phúng viếng đồng thời đi viếng Mẹ Ta-Pao để cầu nguyện cho bản thân và cho nhóm, cho hội.
* Đầu tháng 3, trên trang HUYNH ĐỆ anh Hội Trưởng Tám Sự thông báo lịch trình đi thăm anh em Tây Nguyên và Cánh Nam của Cha Đặc Trách Hoài An và Ban Đại diện Hội. Sau khi hội ý với một số anh em qua DĐ, Trưởng nhóm quyết đinh dời ngày HMTT như đã định là ngày 25/3 tại nhà anh Phạm Hồng (nhằm Chúa Nhật thứ V mùa chay) sang ngày 17/3, cho trùng khớp với ngày VI HÀNH ĐOÀN nghỉ chân tại nhà Phạm Hồng sau đoạn đường đầy gian khổ từ Tây Nguyên đến Lâm Đồng. Chỉ có Đồng Nai mới là nơi “chim” đậu lý tưởng nhất. Ngôi biệt thự của Phạm Hồng hầu như biệt lập với khu dân cư. Nơi đây hoàn toàn yên tĩnh và không khí trong lành, có ao cá, có vườn xoài trĩu trái, nhất là có tình cảm đậm đà của ba người bạn tù: Cha đặc trách Hoài An, anh hội trưởng Rémi và Phạm Hồng.
Hiện diện trong buổi họp mặt và đón tiếp VI HÀNH ĐOÀN gồm có: Lại, Hải, Thọ, Trường, Ánh, Khánh, Dũng, Minh, Hồng, Ba. Đặc biệt nhất là bốn chàng Ngự Lâm Bình-Lệ-Chính-Siêu từ Võ Đắc cũng góp mặt kịp thời. Tội nghiệp cho hai chàng Hữu Tri và Hoàng Hiệp ước ao hội kiến Cha Đặc Trách và BĐD nhưng vì công việc nhà máy không cho phép nên đành đợi tới tối ngày 18/3, cả hai chở vợ xuôi đèo Con Rắn, vượt quãng đường dài khoảng 30 cây số đến Suối Nghệ để cùng với nhóm Bà Rịa đón đoàn từ Sài Gòn ra.
* Chiều ngày 8/5, nhóm Long Khánh tổ chức đi thăm viếng và cầu nguyện cho linh hồn Cụ Ông An-tôn Đỗ Tẫn là thân phụ anh Đỗ Văn Bình mới qua đời. Tại đây anh Trưởng Nhóm thông báo ngày Đại Hội CTS/NLGS (9 và 10 / 6 /2012) và mời gọi anh em đăng kí tham dự. Anh Bình hứa sẽ hổ trợ nếu anh em thiếu kinh phí tổ chức. Một câu nói của anh Bình làm anh em cảm động: “Bây giờ tôi chỉ biết sống cho Hội CTS của mình”. Cám ơn anh Bình nhiều về những gì anh đã làm, đang làm và sẽ làm vì sự sống còn của Hội, vì sự thao thức muốn đáp đền nghĩa Ân Sư.
Xin mượn Lời Chúa ngày hôm nay để kế thúc bài viết:
Đây là diều răn của Thầy:
Anh em hãy yêu thương nhau
Như thầy đã yêu thương anh em
Ga.15,12
Sau biến cố 1975, mình tiếp tục dạy học trường nhà nước 2 năm ở Nha Trang và trở thành người “mất dạy, vô lương” kể từ hè 1977 bởi vì mình mang cái mác tu sĩ TCG. Thú thật lúc đó mình mất phương hướng. Trường ốc của Dòng mất sạch, học sinh không còn, anh em trong Dòng phân tán mỏng ra để làm ăn kiếm sống, chủ yếu là làm nông, nhiều nơi anh em không được sinh hoạt trong nhà thờ. Buồn quá mình phải “ru-ta”, đi đi, về về với gia đình, mãi đến năm 1979 mình mới chính thức là công dân của Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tháng tư 1979 mình tìm được cái xương sườn để hằng ngày cùng nhau sáng vác cuốc đi, chiều vác về, đêm đêm ấp ủ, thủ thỉ với nhau cho vơi nổi buồn. Từ đó mình mất liên lạc hẳn với nhà Dòng. Sống với gia đình và tạo nên quan hệ mới về tình làng nghĩa xóm. Rồi khoảng năm 81, mình có tên trong danh sách ứng cử viên HĐNĐ Tỉnh Đồng Nai, mình thất cử (chắc anh em biết ngay tại sao mình thất cử, mặc dầu phiếu dồn co mình không tồi) cũng chẳng mất mát gì, nhưng “cái được” là có đó. Nhờ tên và hình của mình phơi nắng một thời gian mà một ngày đẹp trời Huỳnh Phi Hải cùng Phạm văn Luật tìm đến thăm, qua câu chuyện mới biết Luật đang móc nối vượt biên, thật giả không nói tới, nhưng món này mình không ham lắm, vì nếu ham thì mình đã vượt biên cùng với học trò ở Nhatrang rồi. Từ đó mình thỉnh thoảng đi lại với Hải và rồi cùng với Đào Duy Thọ tổ chức họp nhóm lần đầu tiên tại nhà Hải thuộc Xã Xuân Phú với lí do giả tạo là mừng đầy tháng con của Hải, vì ở thời điểm đó tụ tập năm ba người dễ gây hiểu lầm và có thể gặp rắc rối, (vợ Hải là cô Vũ thị Hoa cũng là người thân quen với mình khi ở Kinh Viện Dalat nên dễ đồng cảm). Ba anh em rất vui sướng ngồi bên nhau, kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện, chuyện cũ từ nhà Dòng, chuyện mới ở địa phương, chuyện làm ăn, chuyện thời cuộc, và quyết tâm tìm thêm nhiều bạn mới.
Tại Căn Cứ thuộc xã Xuân Tâm mình gặp người học trò cũ Nguyễn Hữu Tri, rồi dần qua năm tháng kết nối thêm Nguyễn văn Lũy, Phan Lại, Nguyễn Kim Long, Đặng Quang Thành, Phạm Ngọc Ẩn, Nguyễn Ngọc Anh (Thứ, em vợ của Rạng taru), Bùi văn Phi, anh Trần Toàn và tạo thành một nhóm mới rất thân, Khi vui có nhau, khi buồn có nhau, ngày Tết có nhau, ngày giỗ có nhau, ngày bổn mạng có nhau, Ai có miếng gì ngon cũng rủ cho được vài anh em tới dự. Anh em đang hụp lặng trong tình thương, tình thân ái, tình liên đới vì có cùng cội nguồn Giuse. Sự gắn bó với nhau thế này kéo dài suốt thời bao cấp. Về sau Thứ qua đời, Ẩn Về Cam Ranh, Thành đi Dalat, Lũy sang Mỹ, Phương về Phan Rang, mình đi dạy học ở Long Khánh (1990) và anh em khác cũng chạy vạy tìm kế sinh nhai nên chất keo Giuse có loãng dần, nhưng có điều không biến mất.
Khi gia đình cô Chiếu (con bà giáo Sứ, Kim Châu) vào tạm trú ở Xuân Tâm, mình gặp được Lê Quang Chỉnh và Thái Thị Ngoc Diệp (học trò cũ của mình) và từ đó kết nối được với Phạm Hưng (tức Hòa, cháu bà Chiếu) ở Ngã Ba Ông Đồn, và ở đây tìm gặp thêm Nguyễn Đình Chí và Trần văn Phương.
Rồi các anh lớp lớn lần lượt xuất hiên: Anh Nguyễn đình Thụy (exf Jean Marie), anh Nguyễn văn Tính, anh Trần Ngọc Đa ở Xuân Trường, anh Trần Đức Tôn ở Xuân Tân, Anh Đỗ văn Bình ở Xuân Tâm, anh Hòe ở cây số 30 (Bình Thuận), Anh Joachim Trần Ba, Anh Hùng, anh Bảy Đập, anh Quờn ở Xuân Phú, Anh Huỳnh tấn Long ở Xuân Bảo, Anh Benjamin Nguyễn văn Tư ở Biên Hòa, Anh Đỗ Đức ở Bảo Toàn, Anh Nguyễn Hồng Ngọc ở Lagi, Hàm Tân.
Qua sự giới thiệu của Tri, mình rủ thêm Hoàng Thiên Hòa, Nguyễn văn Sâm, Nguyễn đình Hội ở Long Khánh, rồi sau này kéo thêm Lê Phi Ánh, Tài, Đàm ở Bàu Cá, Trần Kim Khánh ở Kim Thượng, Anh Justin Đỗ Thành Thà và Phạm Hồng ở La Ngà.
Các anh Nguyễn Đức Thái ở Nhơn Trạch, Trần văn Nguyên ở Biên Hòa có trong danh sách nhưng rất tiếc chưa một lần sinh hoạt chung.
Về sau các anh Bình, Tính, Thụy, Tôn (rip), Lũy, Hòa sang mỹ định cư. Anh Trần Ba thích chốn thị thành nên về sinh hoạt với anh em Sài gòn, nhưng vì nợ tình nghĩa với anh em tính chưa xong nên anh quay về Long Khánh sinh hoạt tiếp. Còn các anh Thứ, Phi, Chí, Đức lần lượt về chầu Chúa, và sinh hoạt với các Cha, Thầy và anh em bên nớ, hy vọng quí vị sẽ cầu bầu cho chúng ta bên ni.
Mãi cho đến gần đây, nhân ngày họp mặt truyền thống tại Nhatrang, hai em Nguyễn Tấn Dũng (lớp của Khánh, Ánh, Tri…) và Nguyễn Tấn Minh (lớp Cha Sỹ), cả hai ở Hố Nai, mới hòa nhập với anh em và khởi đầu bằng chuyến đi Nha Trang dự ngày họp mặt truyền thống của hội. Tại đây, sau một ngày sinh hoạt và buổi tối giao lưu, hai em Dũng và Minh cảm động đến rơi nước mắt và hạ quyết tâm từ nay sẽ gắng bó với Hội CNLGS.
Địa hình nhóm Long Khánh rộng bao la. Nhẫm tính đi từ đầu nhóm đến cuối nhóm khoảng 100km, anh em ở rãi rác không tập trung, chuyện làm ăn mỗi người mỗi khác, kinh tế rất đặc thù. Nhưng được một điều là anh em thương mến nhau, sống hòa đồng trong tình nghĩa taru, con béo kéo con gầy, không câu nệ trong sinh hoạt.
SINH HOẠT NHÓM LONG KHÁNH
Lâu nay nhóm Long Khánh sinh hoạt một năm 2 lần: 1/5 Dương lịch (Lễ Thánh Giuse Quan thầy) và ngày 5/1 Âm lịch (Tết cổ truyền). Trong đó có hai lần họp mặt ở Bình Thuận: nhà anh Nguyễn Tấn Ích (Hòe) ở cây số 30 và anh Nguyễn văn Tần ở Lagi, anh em đi rất đông. Đại diện nhóm Saigon có sinh hoạt chung với Long Khánh 3 lần (tại nhà anh Hòe ở cs.30, tại nhà anh Hoàng Thiên Hòa ở Suối Tre (có anh Bạch Hồng Hải Nhatrang tham dự) và cuối cùng là tại nhà anh Đỗ văn Bình ở Xuân Tâm nhân ngày mừng thượng thọ ông cụ Đỗ Tẫn. Mỗi lần như vậy anh em rất phấn khởi vui mừng, nhờ đó anh em có dịp gặp nhau sau hai, ba mươi năm xa cách, ai chưa quen biết thì có dịp quen biết, làm cho tình huynh đệ được mở rộng, trãi dài. Cám ơn các anh em mọi nơi không quản đường sá xa xôi, kinh tế eo hẹp đã đem lại niềm vui và sức sống mới cho nhóm Long Khánh.
Đối với nhóm anh em Bà Rịa, Long Khánh mời Bà Rịa tham gia sinh hoạt 3 lần và đã đáp lễ được 2 lần. Hai nhóm Long Khánh và Bà Rịa rất hợp nhau. Vì tình thương mến nhau, nhóm Bà Rịa và Long Khánh muốn cùng với Sài gòn lập thành liên nhóm miền Nam để tổ chức đại hội nhưng mãi đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tiếc thay !!!
Anh em ở Võ Đắc, Đức Linh thuộc tỉnh Bình Thuận khá đông nhưng chưa gom được. Thỉnh thoảng các anh Nguyễn Siêu (Sửu), Nguyễn Đệ (Lệ), Hoàng Hiệp, Nguyễn thanh Bình ra sinh hoạt chung với nhóm Long Khánh. Vì thiện chí của anh em, nên cách đây 2 năm Long Khánh và Võ Đắc quyết định thành lập liên nhóm. Để tạo điều kiện liên kết với nhau, liên nhóm đề nghị anh Nguyễn Lệ tổ chức họp mặt tại Võ Đắc vào dịp Tết 2010 (5/1 Al). Nhưng giờ phút cuối, anh Lệ và Võ Đắc từ chối một dịp may, nên phải chuyển sinh hoạt về nhà anh Đặng Trường ở Long Khánh. Có lẻ anh em Võ Đắc chưa sẵn sàng hòa nhập.
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG NĂM 2011
* Theo như quyết định chung trong ngày họp mặt ngày 1/5/2010 tại nhà anh Lê Phi Ánh ở Bàu Cá, bắt đầu năm 2011, để tạo thuận lợi cho anh em tham dự đông đủ, nhóm Long Khánh chỉ họp mặt mỗi năm một lần, vào ngày Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay, năm nay nhằm ngày 10/4/2011 và tổ chức tại nhà Anh Justin Đỗ Thành Thà ở La Ngà. Trước một tuần, trưởng nhóm thông báo cho anh em và nhắc lại một ngày trước đó.
Hiện diện trong buổi họp mặt gồm có các anh: Hưng, Đa, Thọ, Hải, Trường, Tri, Ánh, Hồng và Thà. Anh chị Thà chuẩn bị rất chu đáo và tiếp đón anh em nồng hậu. Chủ nhà và anh em như hòa quyện với nhau thành một, nói cười rân ran. Quân số không đông, nhưng rất đầm ấm và thân thiện. Sau khi làm thủ tục dâng lên Chúa buổi họp mặt, cầu nguyện cho Tỉnh Dòng, cầu nguyện cho nhau và cầu nguyện cho anh em quá cố, anh trưởng nhóm báo cáo sinh hoạt của anh em trong năm.
- Trưởng nhóm cám ơn tất cả anh em và nhất là anh chị Phạm Hưng đã nhiệt tình hưởng ứng chương trình quà Giáng Sinh 2010 và Cứu Trợ Bão lụt cho anh em vùng Phan Rang. Cám ơn anh em đã động lòng trước lời kêu cứu từ Quãng Nhiêu-BMT mà mở rộng hầu bao. Cám ơn anh em đã tham dự buổi cầu nguyện nhân ngày giỗ một năm của anh CTS An-tôn Đỗ Đức và tham gia chuyến đi thăm Cha Clément Lưu Minh Hoàng đang nằm điều trị tại Tu viện Ngôi Lời Giuse, 5 Chữ Đồng Tử, Sài-gòn.
- Khi đề cập vấn đề bầu lại BĐD Nhóm thì anh em đồng loạt nhất trí cử mình và anh Hưng vào chức vụ Trưởng nhóm và thủ quỉ. Bầu bán chỉ đơn giản có thế. Mình và anh Hưng không còn gì để nói, chỉ mong anh em nhiệt tình hổ trợ.
- Cám ơn anh chị Justin Đỗ Thành Thà đã vui lòng tổ chức và tạo một không gian thỏa mái, thân thiện để anh em có dịp đến thăm anh chị và thưởng thức tài nghệ nấu nướng của chị và các cháu trong gia đình. Cám ơn tất cả anh em đã bỏ thời giờ, công việc gia đình, không ngại đường xa đã đến dự buổi họp mặt của nhóm. Xin chân thành mời gọi các anh em có mặt cũng như vắng mặt hôm nay, năm sau đi tham dự đông đủ buổi họp mặt truyền thống của nhóm Long Khánh mình tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ năm mùa chay 2012, tại nhà anh Jacques Phạm Hồng ở La Ngà. Chân thành cám ơn và hẹn gặp lại.
* Ngày 3/11/2011 được anh Phạm Hưng báo tin cháu GB. Nguyễn Đức Nghĩa, là con trai út của CTS Nguyễn Lệ qua đời vì tai nạn giao thông, anh em Long Khánh cũng thể hiện tình huynh đệ, thực hiện chuyến đi Võ Đắc chia buồn, cầu nguyện và phúng viếng đồng thời đi viếng Mẹ Ta-Pao để cầu nguyện cho bản thân và cho nhóm, cho hội.
* Đầu tháng 3, trên trang HUYNH ĐỆ anh Hội Trưởng Tám Sự thông báo lịch trình đi thăm anh em Tây Nguyên và Cánh Nam của Cha Đặc Trách Hoài An và Ban Đại diện Hội. Sau khi hội ý với một số anh em qua DĐ, Trưởng nhóm quyết đinh dời ngày HMTT như đã định là ngày 25/3 tại nhà anh Phạm Hồng (nhằm Chúa Nhật thứ V mùa chay) sang ngày 17/3, cho trùng khớp với ngày VI HÀNH ĐOÀN nghỉ chân tại nhà Phạm Hồng sau đoạn đường đầy gian khổ từ Tây Nguyên đến Lâm Đồng. Chỉ có Đồng Nai mới là nơi “chim” đậu lý tưởng nhất. Ngôi biệt thự của Phạm Hồng hầu như biệt lập với khu dân cư. Nơi đây hoàn toàn yên tĩnh và không khí trong lành, có ao cá, có vườn xoài trĩu trái, nhất là có tình cảm đậm đà của ba người bạn tù: Cha đặc trách Hoài An, anh hội trưởng Rémi và Phạm Hồng.
Hiện diện trong buổi họp mặt và đón tiếp VI HÀNH ĐOÀN gồm có: Lại, Hải, Thọ, Trường, Ánh, Khánh, Dũng, Minh, Hồng, Ba. Đặc biệt nhất là bốn chàng Ngự Lâm Bình-Lệ-Chính-Siêu từ Võ Đắc cũng góp mặt kịp thời. Tội nghiệp cho hai chàng Hữu Tri và Hoàng Hiệp ước ao hội kiến Cha Đặc Trách và BĐD nhưng vì công việc nhà máy không cho phép nên đành đợi tới tối ngày 18/3, cả hai chở vợ xuôi đèo Con Rắn, vượt quãng đường dài khoảng 30 cây số đến Suối Nghệ để cùng với nhóm Bà Rịa đón đoàn từ Sài Gòn ra.
* Chiều ngày 8/5, nhóm Long Khánh tổ chức đi thăm viếng và cầu nguyện cho linh hồn Cụ Ông An-tôn Đỗ Tẫn là thân phụ anh Đỗ Văn Bình mới qua đời. Tại đây anh Trưởng Nhóm thông báo ngày Đại Hội CTS/NLGS (9 và 10 / 6 /2012) và mời gọi anh em đăng kí tham dự. Anh Bình hứa sẽ hổ trợ nếu anh em thiếu kinh phí tổ chức. Một câu nói của anh Bình làm anh em cảm động: “Bây giờ tôi chỉ biết sống cho Hội CTS của mình”. Cám ơn anh Bình nhiều về những gì anh đã làm, đang làm và sẽ làm vì sự sống còn của Hội, vì sự thao thức muốn đáp đền nghĩa Ân Sư.
Xin mượn Lời Chúa ngày hôm nay để kế thúc bài viết:
Đây là diều răn của Thầy:
Anh em hãy yêu thương nhau
Như thầy đã yêu thương anh em
Ga.15,12
Long Khánh, ngày của Mẹ (13/5)
Trưởng Nhóm
Cosma Đặng Trường
Trưởng Nhóm
Cosma Đặng Trường
MỘT CHUYẾN ĐI
Sáng mồng 3/11, đi lễ, uống ca-phê vừa về nhà thì mình nhận được cuộc gọi của Phạm Hưng ở Ông Đồn báo hung tin: Con trai út của Nguyễn Đệ (tức Lệ, CTS nhóm Võ Đắc-Long Khánh, lớp của Số Lớn, Nguyễn Công Liêm…) là cháu Gioan-Baotixita Nguyễn Đức Nghĩa bị tai nạn, qua đời tối mồng 2/11 tại Võ Đắc. Lập tức mình thông báo rộng rãi cho anh em trong vùng. Khoảng 9 giờ, mình cùng Khánh (Kim Thượng), Ánh (Bàu Cá), Hiệp (Long Khánh) dông xe xuống nhà Phạm Hưng để cùng vào Võ Đắc thăm Nguyễn Đệ. Trên đường đi, liên tục gọi điện, hoặc ghé nhà để động viên anh em đồng hành, nhưng có anh “vừa tậu ruộng”, có anh “đi thử bò”, có anh “mới cưới vợ”, và cũng có anh “bị bịnh”, nên xin kiếu.
Xem sơ cơ ngơi của Phạm Hưng đang thi công thêm, anh em lên chiếc xe con của Hưng để khởi hành. Xe 5 chỗ mà chở 6 người, báo hại Hưng và Hiệp, Khánh, Ánh ngồi chen chúc ở 3 ghế sau. Thương cho mình "già cả" và là “bậc thầy” nên được ưu tiên thảnh thơi ngồi ghế trước. Cám ơn lòng tốt của anh em.
Đường vào Võ Đắc, phía Đồng Nai đường đi rất tốt, nhưng khi qua địa phận Bình Thuận thì có nhiều đoạn ổ gà ổ voi dày đặc, xe chạy qua bụi đất bay mịt mù. Cuộc sống con người cũng thế, trong anh em có người làm ăn rất thuận lợi, nhưng cũng không thiếu người gặp lắm khó khăn, chạy vạy kiếm sống hằng ngày. Từng người thì có giai đoạn làm ăn như diều gặp gió, cũng có lúc lừng khừng, và đôi khi không khác gì diều đứt dây, cũng giống như con đường này không phải chỗ nào cũng bằng phẳng. Nhưng có một điều đa số anh em đều có cái tâm, đều hướng thiện, đều cố vươn lên và nhất là sống rất tình nghĩa, gắn bó với nhau trong tình huynh đệ cựu NLGS.
Gần tới Võ Đắc, đường lại tốt, xe chạy bon bon, qua khỏi nhà thờ một đoạn thì ngôi nhà của Đệ hiện ra. Tuy mới đến lần đầu nhưng mình nhận ra ngay vì lá cờ tang trước ngõ và hai cái rạp tiền chế choáng gần hết cái sân rộng, dưới bóng mấy cây xoài cổ thụ, trong rạp xếp mươi chiếc bàn tròn để tiếp khách.
Xe vừa vào sân, Đệ chạy tới, anh em xuống xe, tay bắt mặt mừng, buồn buồn tủi tủi. Không buồn tủi làm sao được vì Đệ đã 10 năm góa vợ (không nói theo kiểu Kim Khánh: khi chồng chết thì người vợ gọi là woá phụ, còn khi vợ chết thì người chồng gọi là “woá … đã”) mà nay lại góa con (tuy Đệ nhiều con cái, nhưng các cháu đều lập gia đình, ra riêng, có đứa làm ăn xa, lâu nay Đệ sống với đứa con út tật nguyền, nay cháu lại cũng bỏ Đệ ra đi !).
Ngồi vào bàn hỏi chuyện mới biết, Cháu Nghĩa sinh năm 1985, lúc 2 tuổi bị bại liệt hai chân, cháu hiền lành, học hành rất tốt, nhưng phải chống nạn đến trường. Sau khi tốt nghiệp THPT, cháu chuyển sang học nghề sửa chữa điện thoại di động. Năm rồi Đệ trang bị cho cháu một cửa tiệm bán và sửa đtdđ và một chiếc Honda 3 bánh để cháu đi làm. Hôm 2/11, sau khi tham dự lễ chiều Cầu Cho Các Linh Hồn ở nghìa trang về, Cơm nước xong, Nghĩa cùng người bạn dùng Honda 3 bánh đi Sai-gòn để lấy hàng (Trước đây đã đi mấy chuyến như vậy). Không ngờ xe chưa ra khỏi Võ Đắc đã đụng phải chiếc máy cày đi ẩu. Thế là Nghĩa bị vỡ hộp sọ (nhưng không có vết thương đầu) và chết. Hưởng dương 26 tuổi. Thương thay một kiếp người. Cháu Nghĩa đã thực hiện một chuyến đi. Một chuyến đi vào cõi vĩnh hằng ngay trong ngày lễ kính Các Đẳng. Cầu cho linh hồn cháu Gioan Baotixita Nghĩa được an nghỉ trong Chúa. Cầu cho người Cha còn lại (Nguyễn Đệ) và gia quyến vượt qua được nỗi đau thương mất mát lớn lao này.
Trong tâm tình đó, anh em chúng tôi cùng với tang quyến quây quần bên cháu lần cuối dâng lên Chúa lời kinh tiếng hát để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và cầu cho linh hồn Gioan-Baotixita được hưởng trọn Lòng Thương Xót của Người.
Sau khi chia sẻ với người anh em tấm lòng và một phong bì nho nhỏ gói trọn tình thương, chúng tôi từ giả Nguyễn Đệ và gia đình, lên đường tiến về Thánh Địa Đức Mẹ Tà-Pao.
Trời đã quá trưa, xe dừng lại ở một quán bên đường, anh em mỗi người bỏ bụng một tô mì Quảng để lấy sức đến với Mẹ. Tà-Pao xa hơn sự tưởng tượng của mình. Nhưng cuối cùng xe cũng dừng được dưới chân núi Tà-Pao. Núi Ta-Pao hùng vĩ. Đức Mẹ an vị ở trên cao. Bên dưới là một quãng trường rộng thênh thang, có bãi đậu xe, có nhà vệ sinh sạch đẹp, tuy công trình còn đang thi công.
Sau khi xả cái bầu tâm sự thì anh em bắt đầu leo núi. Lúc đầu anh em rất hăng hái, đi như chạy. Nhưng một lúc sau cảm thấy mệt dần và chậm lại. Dưới ánh nắng xế trưa gay gắt, đầu trần, bò từng bậc cấp, chắc Mẹ cũng thương, nên cho một số các bà các cô gái địa phương bán nến, buôn hoa (nhưng không bán phấn) đi theo, có người bung dù che nắng, có kẻ cầm quạt phe phảy thay cho gió trời, họ tiếp tục đi theo khách hành hương, nói chuyện cho vui và động viên cho đỡ mệt. Mục đích của họ là trông chờ khách hành hương có lòng hảo tâm mua cho họ một bó hoa hoặc cặp nến.
Khen cho hai chàng Khánh và Hiệp đi rất khỏe, còn đủ sức kể chuyện tiếu lâm. Hưng và Ánh cũng hầu như đuối sức. Còn mình thì tệ quá, chứng giãn tĩnh mạch chi dưới khiến mình mỏi chân không chê vào đâu được. Từ dưới chân núi lên tới Mẹ không biết nghỉ chân bao nhiêu lần. Phải nhờ lan can tiếp sức. Cũng may đường tam cấp đi lên ngoằn ngoèo, mỗi đoạn có một khoảng trống nghỉ chân. Chứ nếu đường dốc thẳng tắp, nhìn xuyên suốt từ chân tới đỉnh và giả sử không có thành vịn, thì tôi nghĩ trạc tuổi 65 của tôi không mấy ai dám lên. Vì lên được, nhưng đi xuống không phải chuyện dễ. Ngợp chết đi được.
Cám ơn Mẹ. Con đã đến rồi. Con mệt lắm nhưng rất vui. Con nhìn ngắm Mẹ, con nói chuyện với Mẹ, con sờ vào chân Mẹ. Tất cả ánh mắt, lời nói, hành động của con đều xuất phát từ con tim, với lòng yêu mến cậy trông Mẹ.
Từ giả Thánh Địa Đức Mẹ Tà-Pao, chúng tôi đi theo đường Tánh Linh, ra Căn Cứ 6. Trên đường về chúng tôi ghé Salon Yamaha của anh Hưng ở Xuân Hưng để nghỉ chân, uống nước. Về tới Ông Đồn khoảng 4 giờ chiều.
Cám ơn Phạm Hưng đã tạo điều kiện cho anh em có một chuyến đi đầy ý nghĩa. Chuyến đi nối kết tình huynh đệ cựu NLGS, chuyến đi thăm Mẹ tuyệt vời không hẹn trước. Xin Đức Mẹ Tà-Pao che chở, hộ phù chúng con, cho chúng con luôn đoàn kết yêu thương nhau, xin cho chúng con nên muối, nên men giũa cuộc đời.
Từ giả anh Hưng, chúng tôi về lại Long Khánh rồi chia tay.
Xem sơ cơ ngơi của Phạm Hưng đang thi công thêm, anh em lên chiếc xe con của Hưng để khởi hành. Xe 5 chỗ mà chở 6 người, báo hại Hưng và Hiệp, Khánh, Ánh ngồi chen chúc ở 3 ghế sau. Thương cho mình "già cả" và là “bậc thầy” nên được ưu tiên thảnh thơi ngồi ghế trước. Cám ơn lòng tốt của anh em.
Đường vào Võ Đắc, phía Đồng Nai đường đi rất tốt, nhưng khi qua địa phận Bình Thuận thì có nhiều đoạn ổ gà ổ voi dày đặc, xe chạy qua bụi đất bay mịt mù. Cuộc sống con người cũng thế, trong anh em có người làm ăn rất thuận lợi, nhưng cũng không thiếu người gặp lắm khó khăn, chạy vạy kiếm sống hằng ngày. Từng người thì có giai đoạn làm ăn như diều gặp gió, cũng có lúc lừng khừng, và đôi khi không khác gì diều đứt dây, cũng giống như con đường này không phải chỗ nào cũng bằng phẳng. Nhưng có một điều đa số anh em đều có cái tâm, đều hướng thiện, đều cố vươn lên và nhất là sống rất tình nghĩa, gắn bó với nhau trong tình huynh đệ cựu NLGS.
Gần tới Võ Đắc, đường lại tốt, xe chạy bon bon, qua khỏi nhà thờ một đoạn thì ngôi nhà của Đệ hiện ra. Tuy mới đến lần đầu nhưng mình nhận ra ngay vì lá cờ tang trước ngõ và hai cái rạp tiền chế choáng gần hết cái sân rộng, dưới bóng mấy cây xoài cổ thụ, trong rạp xếp mươi chiếc bàn tròn để tiếp khách.
Xe vừa vào sân, Đệ chạy tới, anh em xuống xe, tay bắt mặt mừng, buồn buồn tủi tủi. Không buồn tủi làm sao được vì Đệ đã 10 năm góa vợ (không nói theo kiểu Kim Khánh: khi chồng chết thì người vợ gọi là woá phụ, còn khi vợ chết thì người chồng gọi là “woá … đã”) mà nay lại góa con (tuy Đệ nhiều con cái, nhưng các cháu đều lập gia đình, ra riêng, có đứa làm ăn xa, lâu nay Đệ sống với đứa con út tật nguyền, nay cháu lại cũng bỏ Đệ ra đi !).
Ngồi vào bàn hỏi chuyện mới biết, Cháu Nghĩa sinh năm 1985, lúc 2 tuổi bị bại liệt hai chân, cháu hiền lành, học hành rất tốt, nhưng phải chống nạn đến trường. Sau khi tốt nghiệp THPT, cháu chuyển sang học nghề sửa chữa điện thoại di động. Năm rồi Đệ trang bị cho cháu một cửa tiệm bán và sửa đtdđ và một chiếc Honda 3 bánh để cháu đi làm. Hôm 2/11, sau khi tham dự lễ chiều Cầu Cho Các Linh Hồn ở nghìa trang về, Cơm nước xong, Nghĩa cùng người bạn dùng Honda 3 bánh đi Sai-gòn để lấy hàng (Trước đây đã đi mấy chuyến như vậy). Không ngờ xe chưa ra khỏi Võ Đắc đã đụng phải chiếc máy cày đi ẩu. Thế là Nghĩa bị vỡ hộp sọ (nhưng không có vết thương đầu) và chết. Hưởng dương 26 tuổi. Thương thay một kiếp người. Cháu Nghĩa đã thực hiện một chuyến đi. Một chuyến đi vào cõi vĩnh hằng ngay trong ngày lễ kính Các Đẳng. Cầu cho linh hồn cháu Gioan Baotixita Nghĩa được an nghỉ trong Chúa. Cầu cho người Cha còn lại (Nguyễn Đệ) và gia quyến vượt qua được nỗi đau thương mất mát lớn lao này.
Trong tâm tình đó, anh em chúng tôi cùng với tang quyến quây quần bên cháu lần cuối dâng lên Chúa lời kinh tiếng hát để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và cầu cho linh hồn Gioan-Baotixita được hưởng trọn Lòng Thương Xót của Người.
Sau khi chia sẻ với người anh em tấm lòng và một phong bì nho nhỏ gói trọn tình thương, chúng tôi từ giả Nguyễn Đệ và gia đình, lên đường tiến về Thánh Địa Đức Mẹ Tà-Pao.
Trời đã quá trưa, xe dừng lại ở một quán bên đường, anh em mỗi người bỏ bụng một tô mì Quảng để lấy sức đến với Mẹ. Tà-Pao xa hơn sự tưởng tượng của mình. Nhưng cuối cùng xe cũng dừng được dưới chân núi Tà-Pao. Núi Ta-Pao hùng vĩ. Đức Mẹ an vị ở trên cao. Bên dưới là một quãng trường rộng thênh thang, có bãi đậu xe, có nhà vệ sinh sạch đẹp, tuy công trình còn đang thi công.
Sau khi xả cái bầu tâm sự thì anh em bắt đầu leo núi. Lúc đầu anh em rất hăng hái, đi như chạy. Nhưng một lúc sau cảm thấy mệt dần và chậm lại. Dưới ánh nắng xế trưa gay gắt, đầu trần, bò từng bậc cấp, chắc Mẹ cũng thương, nên cho một số các bà các cô gái địa phương bán nến, buôn hoa (nhưng không bán phấn) đi theo, có người bung dù che nắng, có kẻ cầm quạt phe phảy thay cho gió trời, họ tiếp tục đi theo khách hành hương, nói chuyện cho vui và động viên cho đỡ mệt. Mục đích của họ là trông chờ khách hành hương có lòng hảo tâm mua cho họ một bó hoa hoặc cặp nến.
Khen cho hai chàng Khánh và Hiệp đi rất khỏe, còn đủ sức kể chuyện tiếu lâm. Hưng và Ánh cũng hầu như đuối sức. Còn mình thì tệ quá, chứng giãn tĩnh mạch chi dưới khiến mình mỏi chân không chê vào đâu được. Từ dưới chân núi lên tới Mẹ không biết nghỉ chân bao nhiêu lần. Phải nhờ lan can tiếp sức. Cũng may đường tam cấp đi lên ngoằn ngoèo, mỗi đoạn có một khoảng trống nghỉ chân. Chứ nếu đường dốc thẳng tắp, nhìn xuyên suốt từ chân tới đỉnh và giả sử không có thành vịn, thì tôi nghĩ trạc tuổi 65 của tôi không mấy ai dám lên. Vì lên được, nhưng đi xuống không phải chuyện dễ. Ngợp chết đi được.
Cám ơn Mẹ. Con đã đến rồi. Con mệt lắm nhưng rất vui. Con nhìn ngắm Mẹ, con nói chuyện với Mẹ, con sờ vào chân Mẹ. Tất cả ánh mắt, lời nói, hành động của con đều xuất phát từ con tim, với lòng yêu mến cậy trông Mẹ.
Từ giả Thánh Địa Đức Mẹ Tà-Pao, chúng tôi đi theo đường Tánh Linh, ra Căn Cứ 6. Trên đường về chúng tôi ghé Salon Yamaha của anh Hưng ở Xuân Hưng để nghỉ chân, uống nước. Về tới Ông Đồn khoảng 4 giờ chiều.
Cám ơn Phạm Hưng đã tạo điều kiện cho anh em có một chuyến đi đầy ý nghĩa. Chuyến đi nối kết tình huynh đệ cựu NLGS, chuyến đi thăm Mẹ tuyệt vời không hẹn trước. Xin Đức Mẹ Tà-Pao che chở, hộ phù chúng con, cho chúng con luôn đoàn kết yêu thương nhau, xin cho chúng con nên muối, nên men giũa cuộc đời.
Từ giả anh Hưng, chúng tôi về lại Long Khánh rồi chia tay.
Long Khánh ngày 5/11/2011
Cosma Đặng Trường
Cosma Đặng Trường
[MỜI XEM LẠI:]
KÝ SỰ HÌNH ẢNH VÀ VIDEO HUYNH ĐỆ VI HÀNH CÁNH TÂY NGUYÊN VÀ CÁNH NAM_TẬP 2: NHÓM DI LINH, LÂM ĐỒNG VÀ LONG KHÁNH
HĐ/ JOS.TARU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét