CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

    Chia sẽ Mục vụ từ Paraguay: DƯ ÂM MÙA PHỤC SINH 2014 _Lm Anton Trần Xuân Sang, SVD

    PARAGUAY – DƯ ÂM MÙA PHỤC SINH 2014
    Dư âm ngày Phong Thánh và Mùa Phục Sinh 
           Tuần Thánh đã qua và Tuần Bát Nhật Phục Sinh cũng vừa chấm dứt với Lễ Phong Thánh của hai vị Giáo Hoàng thời đại Gioan XXIII và Gioan Phaolo II vào Chúa Nhật thứ II Phục Sinh trùng với lễ Lòng Chúa Thương Xót là một dịp để cả thế giới nhận ra tầm quan trọng đặt biệt của những giá trị tâm linh mà những người vô thần không muốn chấp nhận.        Tuy nhiên đối vời người có đức tin thì thì mầu nhiệm khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa Giê-su vẫn chưa dừng ở đây. Chính mầu nhiệm này đã hiệp nhất với thân phận con người chúng ta vì chúng ta vẫn tiếp tục đau khổ, chết đi và sống lại mỗi ngày trong cuộc sống lữ hành trên trần gian này. 
    Nếu chúng ta quan sát dịp lễ Phong Thánh của Hai Tân Hiển Thánh Giáo Hoàng hiện đại vào Chúa Nhật 27/4 vừa rồi tại Quảng Trường Thánh Phê-rô, chúng ta sẽ nhận thấy có hàng triệu tín hữu hành hương và cả trăm phái đoàn ngoại giao của các quốc gia mà phần lớn do các nguyên thủ quốc gia dẫn đầu dù nhiều người trong số họ không phải là Công giáo thì chúng ta mới cảm nhận được. Một trong các nguyên thủ quốc gia có tầm cỡ thế giới là Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đưa ra một tuyên bố nhân dịp này, tuyên bố có đoạn: “Hôm nay, Michelle và tôi cùng với các tín hữu Công giáo trên khắp thế giới mừng lễ phong thánh Đức Giáo hoàng Gioan XXIII và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Công việc và đời sống của các ngài không những thay đổi Giáo hội Công giáo mà còn thay đổi cả thế giới.” (UCAN 01.05.2014/ Vatican Insider/La Stampa).
           Thật vậy, Thiên Chúa luôn yêu thương và quan tâm đến con người dù đôi lúc con người ngoảnh mặt đi. Thế kỷ XX và XXI có nhiều biến chuyển tích cực lẫn tiêu cực về đời sống tâm linh lẫn khoa học. Thiên Chúa đã gởi đến nhiều nhân chứng sống mà trong đó 2 vị Giáo Hoàng vừa mới được Tuyên Thánh là những bằng chứng hung hồn chó thấy Chúa vẫn luôn ở với dân Người.
           Người Công giáo Paraguay những năm gần đây có những thay đổi đáng kể về mặt tâm linh dù sau cú sốc lớn do một vị giám mục và nhiều linh mục đã cởi áo nhà tu tham gia vào đời sống chính trị đã làm mất đi tính thánh thiêng mà đến nay vẫn còn để lại trong tâm trí họ những vết thương tâm linh. Trong Mùa Chay và Tuần Thánh, họ bắt đầu có thói quen xưng tội và tham dự các nghi thức dù thời tiết lúc này mưa nắng thất thường. Chúng tôi nhận thấy người dân ở đây còn rất Công giáo, nghĩa là họ biết kính sợ Chúa và tôn trọng các Nơi Thánh là các Nhà Thờ, Nhà Nguyện. Bất cứ một sự xúc phạm nào đến những nơi Thánh Thiêng ấy là họ sẵn sàng lên tiếng và bảo vệ cho đến cùng. Ngày lễ Vọng Phục Sinh và lễ Lòng Chúa Thương Xót, người dân ở đây tham dự rất tích cực và trang nghiêm vì họ nhận ra rằng học là những người tội lỗi cần được sự thương xót của Chúa như Ngài đã hứa với thánh nữ Faustina. Trong ngày lễ Phong Thánh của hai vị Giáo Hoàng mà một trong số đó là Thánh Gioan Phaolo II đã từng đặt chân đến quốc gia nhỏ bé ít dân này vào năm 1988 để Phong Thánh cho các thánh tử đạo ở Paraguay. Thật là một điều hãnh diện vì tuy là quốc gia chỉ hơn 7 triệu dân nhưng là một quốc gia dân chủ, tự do thật sự và có thể ngẩng cao đầu vì họ không hề sợ những áp lực từ các nước lớn, và vị nguyên thủ quốc gia đại diện cho người dân dám nói thay cho người dân những nguyện vọng chính đáng với các nguyên thủ quốc tế mà không hệ sợ một phe phái nào trù dập. Nghĩ đến đây mình hơi buồn… 5 phút cho nước mình. 

    Dư âm kỳ tĩnh tâm năm
            Mọi năm cứ sau Tuần Bát Nhật Phục Sinh thì chúng tôi có kỳ tĩnh tâm năm để anh em có dịp gặp gỡ nhau, nghỉ ngơi và nhất là sống kinh nghiệm tâm linh với Chúa Phục Sinh.
           Kỳ Tĩnh Tâm năm nay trùng vào những ngày cuối tháng 4 và đầu thánh 5 nên số anh em tham dự Tĩnh Tâm có ít đi do các anh em linh mục phụ trách giáo xứ lo lễ bổn mạng xư ngày 1.5. Tuy nhiên kỳ tĩnh tâm vẫn diễn ra rất ấm cúng và sốt sắng. 
    Vị giảng phòng năm nay là một linh mục Dòng Tên người Paraguay chuẩn bị bước qua tuổi 60 nên có khá nhiều kinh nghiệm trong đời tu và mục vụ truyền giáo. Ngài đã giúp an hem chúng tôi sống lại kinh nghiệm Phục Sinh của Chúa Giê-su trong Mùa Phục Sinh và theo phương pháp linh thao, chúng tôi có những giờ thuyết trình mỗi ngày, những giây phút thinh lặng gặp gỡ Chúa trong những giờ Chầu Thánh Thể, xưng tội, gặp gỡ cá nhân và Thánh Lễ. Chính những giây phút này đã giúp chúng tôi lắng đọng để nhìn lại mình sau những tháng ngày mục vụ với những lo lắng, những căng thẳng, những bon chen của đời thường.
           Trong một thánh lễ của tuần tĩnh tâm, một linh mục đàn anh người Ba Lan, quê hương với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lo II, vừa tròn 81 tuổi và đã làm việc ở Paraguay từ năm 1968 khi Paraguay còn trong chế độ độc tài và phương tiện di chuyển lúc đó để đến các giáo điểm truyền giáo là ngựa. Ngài đã tâm sự những niềm vui và nỗi buồn trong đời truyền giáo mà ngài đã gặp là vào lúc ấy khi ngài hãy còn trẻ, một hôm có người xin ngài đi xức dầu cho một bà cụ sắp lìa đời. Vội vã lên ngựa để đến với bệnh nhân trên một triền núi, đến nơi thì ngài biết là bệnh nhân còn tỉnh táo và trước khi ngài xức dầu thì đã hỏi bà lão đã được rửa tội chưa vì đó là nơi hoang vắng, bà nói đã được một người Legio rửa tội. Ngài hỏi tiếp là có bao giờ rước Mình Thánh Chúa chưa, bà nói rằng chưa bao giờ. Vị linh mục liền nói với bà tầm quan trọng của việc rước Mình Thánh Chúa, sau đó giải tội và xức dầu trước khi trao Mình Thánh Chúa cho bà và mấy ngày sau bà qua đời. Ngài nói lần đầu tiên trong đời truyền giáo ngài đã cho một bà cụ hơn 80 tuổi Rước Chúa lần đầu trên giường bệnh và kỷ niệm đó ngài không bao giờ quên. Một kỷ niệm khác nữa là trong một lần người ta mời ngài đến giảng tĩnh tâm cho một nhóm những người cao tuổi. Ngài là một người tính tình rất khó và nghiêm khắc. Vừa đến nơi thì có một người trạc khoảng 60 tuổi đến xin ngài giải tội, ngài hơi bực mình nhưng cũng bình tĩnh lại và hỏi lần xưng tội cuối cùng của ông là khi nào. Ông ta trả lời là cách đây 50 năm khi ông ta rước Chúa Lần Đầu đến giờ chưa xưng tội lần nào nữa. Bình thường thì vị linh mục này sẽ la mắng nhưng tự nhiên lúc ấy ngài lại ôm chầm hối nhân và bắt đầu giải tội. Ngài nói chính Chúa ban cho ngài một sự kiên nhẫn và yêu thương qua bí tích hòa giải vì nếu lúc đó ngài la mắng thì không biết bao giờ hối nhân này có thể thay đổi. Tuy nhiên ngài cũng chia sẻ một kinh nghiệm buồn trong đời mục vụ là có một lần một linh mục triều mời ngài đến giúp một tuần lễ trong khi linh mục này đi vắng. Khi ngài đến giáo xứ thì người phụ trách nhà xứ từng có thành kiến với ngài đã không cho vào và còn nhục mạ ngài. Ngài cảm thấy thật buồn vì còn có những phần tử không tốt và nhiều thành kiến khiến khó có thể có sự hiệp thông trọn vẹn. Ngài phải liên lạc với cha xứ đã mời ngài thì mọi sự mới được giải quyết.
           Sau những ngày trong Tuần Thánh thì chúng tôi phải trải qua một cuộc giải phẩu và phải nằm một ngày trong phòng hồi sức. Không hiểu tại sao cảm giác lần  này khi nằm trong phòng phẩu thuật và sau đó là phòng hồi sức lại có cảm giác sợ. Có lẽ do nghĩ về một linh mục bạn thuộc Dòng Đaminh bên này chỉ vì mổ ruột thừa đơn giản mà do chích nầm thuốc đã tử vong. Tuy nhiên khi mổ xong bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi và có thể tham dự tĩnh tâm tốt vì tĩnh tâm cũng là dịp nghỉ ngơi. 
           Kỳ tĩnh tâm lần này các anh em cùng Dòng Việt Nam mới qua cũng tham dự dù anh em chưa hiểu nhiều do hạn chế về ngôn ngữ. Anh em tâm sự là cảm thấy thoải mái và không bị gò bó như những lần tĩnh tâm ở Việt Nam. Cha giảng phòng đã chốt lại trong ngày cuối tĩnh tâm là giáo hội ngày nay không chỉ cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ nhưng cầu cầu nguyện cho có thêm nhiều chứng nhân và những vị mục tử kinh nghiệm về Thiên Chúa và biết lắng nghe và dám “sờ chiên” vì nếu họ không biết lắng nghe những người họ đang phục vụ thì cũng chẳng biết nghe Thiên Chúa.


    Paraguay, 3/5/2014- lễ thánh Philiphê và Gia-cô-bê Tông đồ,
    Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.


    Không có nhận xét nào: