Tu trong sa mạc - XF Christophe Hoàng ( hồi ký )
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 5 Tháng 11 18, 2010 8:06 pm
TU TRONG SA MẠC
Những năm sống với CS Việt Minh, người dân bị họ chèn ép quá mức, cho nên đời sống Dòng Thánh Giuse hầu như bị kiệt quệ. Hội Dòng cố cố gắng mọi cách tìm cách sinh sống không nề gian lao khổ cực. Anh em làm lụng bất cứ công việc tay chân nào để nuôi được thân, có khi phải tản mác ra đi làm ruộng tại cánh đồng Câu Gioan hay nhà in tại Đại An. Anh em còn phiêu lưu đi khai khẩn làm rẩy ở bên kia đầm Thị Nại, trong vùng bãi cát hoang vắng sát chân núi San Hô. Người phiêu lưu chính là anh Eloi. Tôi cũng có dịp theo anh một thời gian ngắn vào tu trong sa mạc này. Nói là sa mạc cho giống Sahara nơi khổ tu của Cha Nguyễn Kim Điền lúc gia nhập Tiểu đệ Chúa Giêsu, nhưng ở đây nhỏ bé dù cảnh sống có tương tự (Cha Điền lên làm Giám mục rồi bị CS đầu độc chết sau 1975).
Chỗ chúng tôi ẩn tu là vùng cát hoang vu ở phía tây nam bán đảo Phương Mai. Bán đảo cách Qui Nhơn bằng cửa biển ra vào đầm Thị Nại, song gió to lớn, và cách cánh đồng Tuy Phước với vùng nước hiền từ hơn, nhưng đi ghe chèo mất cả tiếng đồng hồ. Nếu đi về phía bắc liền với đất liền phải băng bộ qua bãi cát dài cả 10 cây số không người ở (tôi cũng có một dịp về thăm cha mẹ ở Xóm Chuối phía bắc bán đảo). Phía đông và phía nam bán đảo là mặt biển Thái Bình Dương cũng có một ít ngư dân sống bằng nghề đánh cá, tuy họ khồng trồng lúa trên cát được và giao thông khó khăn, nên số người không nhiều và ở cũng xa trại của chúng tôi; chúng tôi xem như là sống giữa sa mạc.
Chúng tôi vào núi tìm cây củi và tre trúc cất một trại tranh nhỏ bé kiểu nhà người thiểu số Bahnar. Bốn cây tre cao là trụ cho nhà lầu chúng tôi. Nói là nhà lầu tuy sàn tre, mái tranh, vách cỏ, nhưng chiếc lều phải có hai tầng. Tầng dưới để chúng tôi sinh hoạt ban ngày, cao hơn mặt đất một tí cho sạch sẽ. Còn tầng trên khá cao dùng làm chỗ ngủ ban đêm cho an toàn, vì cũng họa hoằng có cọp lạc lối từ Núi Bà phía bắc bán đảo xuống đây; chúng tôi phải ở trên cao ban đêm kẻo “ông ba mươi” xơi tươi trong đêm tối.
Mỗi cuối tuần chúng tôi đi theo ghe về Câu Gioan để xem lễ Chúa nhật, cũng như mang về chút gạo, cá mắm và vật liệu cần thiết để sống cô lập trong sa mạc. Chúng tôi sống đơn giản như Robinson Crusoe, áo ngắn quần đùi, với cái cuốc làm rẫy và cái dao đốn củi làm nhà và nấu ăn. Thức ăn căn bản là cơm với chút cá mặn hay mắm. Có khi chúng tôi vào vài khe suối ở chân núi, bắt dược con cá nhỏ, con rắn hay kỳ nhông làm chất tươi bổ dưỡng. Chúng tôi cuốc đất đánh thành luống trồng khoai mì hay dưa hồng (thứ giống dưa hấu nhưng bé nhỏ có thể nấu canh hoặc làm dưa mặn kho cá.) Bắt được đôi con cá nhỏ, chúng tôi kho với dưa mặn, ăn dè sẻn nhiều dưa hơn cá qua vài ngày, sau mấy ngày con cá biến đâu mất chỉ còn chút vị hòa vào dưa giúp dễ nuốt cơm. Nước thì đào cái giếng cạn trong cát bên chòi để uống và tắm tửa. Sự thật việc trồng trọt cũng chẳng được kết quả bao nhiêu vì cát trắng không có màu mỡ nuôi cây. Nhưng chúng tôi được phần vui vẻ vì môi trường không khí trong lành mát mẻ, không bận bịu chi cả ngoài cái sống kham khổ, cũng không bị nhiễu hại chút nào do chính quyền Việt Minh. Chúng tôi ở phần đất tự do, độc lập: anh Eloi làm vua cai trị một thần dân duy nhất là tôi; cũng không phải bận tâm đóng thuế nông nghiệp cho chính phủ. Sáng sớm dậy đọc kinh trong cảnh thinh lặng cũng nghe được tiếng chim hót và tiếng động của thú vật, cùng với tiếng gió tiếng mưa thì thầm ca ngợi Thiên Chúa. Có lúc chúng tôi cũng nuôi một chú khỉ nhỏ cho có bạn bên mình. Đôi khi bề trên hay anh em đến thăm viếng an ủi. Anh Eloi học hành không khá được vì tối trí cho nên chỉ ở Dòng lo áo quần dày dép, tiếp liệu cần thiết và trạm y tế giúp đỡ cho các anh em khác, cho nên con người anh rất bình thản vui vẻ chứ anh không hề gặp gay go như khi ra giúp xứ (về sau anh chết nhanh vì bom napalm máy bay Pháp thả trên tu viện, cũng luôn vui vẻ cho đến giờ cuối cùng). Hai anh em vui sống theo thời cuộc khó khăn trong sa mạc hoang vu, không học được môn chưởng võ công nào của Tàu, hoạ chăng có được phần nào chút tâm linh trầm lắng của Cha Nguyễn Kim Điền trong miền sa mạc Sahara.
Trồng trọt nơi đây không có kết quả gì cho nên cuộc khai khẩn chấm dứt.
Tôi còn nhớ khi vào Nha Trang, nhà Dòng cũng thiếu thốn lắm, cho nên vài anh em lên khai phá trồng trọt ở Dak Mil. Ở đây tuy xa cách làng xóm người Việt, chỉ gần một số người thiểu số rải rác, nhưng gần được quốc lộ 14, và đất đỏ núi lửa xưa tạo thành cũng phì nhiêu cho việc khai khẩn trồng trọt, nhưng rồi cũng không tránh khỏi sự phiền nhiễu do chế độ mới gây nên để chèn ép người tu sĩ công giáo. Nghe đâu bây giờ, anh em cũng quy tụ được nhiều người và thành lập được một địa điểm truyền giáo khả quan. Xin Chúa chúc lành cho anh em.
Peter Hoang
Chỗ chúng tôi ẩn tu là vùng cát hoang vu ở phía tây nam bán đảo Phương Mai. Bán đảo cách Qui Nhơn bằng cửa biển ra vào đầm Thị Nại, song gió to lớn, và cách cánh đồng Tuy Phước với vùng nước hiền từ hơn, nhưng đi ghe chèo mất cả tiếng đồng hồ. Nếu đi về phía bắc liền với đất liền phải băng bộ qua bãi cát dài cả 10 cây số không người ở (tôi cũng có một dịp về thăm cha mẹ ở Xóm Chuối phía bắc bán đảo). Phía đông và phía nam bán đảo là mặt biển Thái Bình Dương cũng có một ít ngư dân sống bằng nghề đánh cá, tuy họ khồng trồng lúa trên cát được và giao thông khó khăn, nên số người không nhiều và ở cũng xa trại của chúng tôi; chúng tôi xem như là sống giữa sa mạc.
Chúng tôi vào núi tìm cây củi và tre trúc cất một trại tranh nhỏ bé kiểu nhà người thiểu số Bahnar. Bốn cây tre cao là trụ cho nhà lầu chúng tôi. Nói là nhà lầu tuy sàn tre, mái tranh, vách cỏ, nhưng chiếc lều phải có hai tầng. Tầng dưới để chúng tôi sinh hoạt ban ngày, cao hơn mặt đất một tí cho sạch sẽ. Còn tầng trên khá cao dùng làm chỗ ngủ ban đêm cho an toàn, vì cũng họa hoằng có cọp lạc lối từ Núi Bà phía bắc bán đảo xuống đây; chúng tôi phải ở trên cao ban đêm kẻo “ông ba mươi” xơi tươi trong đêm tối.
Mỗi cuối tuần chúng tôi đi theo ghe về Câu Gioan để xem lễ Chúa nhật, cũng như mang về chút gạo, cá mắm và vật liệu cần thiết để sống cô lập trong sa mạc. Chúng tôi sống đơn giản như Robinson Crusoe, áo ngắn quần đùi, với cái cuốc làm rẫy và cái dao đốn củi làm nhà và nấu ăn. Thức ăn căn bản là cơm với chút cá mặn hay mắm. Có khi chúng tôi vào vài khe suối ở chân núi, bắt dược con cá nhỏ, con rắn hay kỳ nhông làm chất tươi bổ dưỡng. Chúng tôi cuốc đất đánh thành luống trồng khoai mì hay dưa hồng (thứ giống dưa hấu nhưng bé nhỏ có thể nấu canh hoặc làm dưa mặn kho cá.) Bắt được đôi con cá nhỏ, chúng tôi kho với dưa mặn, ăn dè sẻn nhiều dưa hơn cá qua vài ngày, sau mấy ngày con cá biến đâu mất chỉ còn chút vị hòa vào dưa giúp dễ nuốt cơm. Nước thì đào cái giếng cạn trong cát bên chòi để uống và tắm tửa. Sự thật việc trồng trọt cũng chẳng được kết quả bao nhiêu vì cát trắng không có màu mỡ nuôi cây. Nhưng chúng tôi được phần vui vẻ vì môi trường không khí trong lành mát mẻ, không bận bịu chi cả ngoài cái sống kham khổ, cũng không bị nhiễu hại chút nào do chính quyền Việt Minh. Chúng tôi ở phần đất tự do, độc lập: anh Eloi làm vua cai trị một thần dân duy nhất là tôi; cũng không phải bận tâm đóng thuế nông nghiệp cho chính phủ. Sáng sớm dậy đọc kinh trong cảnh thinh lặng cũng nghe được tiếng chim hót và tiếng động của thú vật, cùng với tiếng gió tiếng mưa thì thầm ca ngợi Thiên Chúa. Có lúc chúng tôi cũng nuôi một chú khỉ nhỏ cho có bạn bên mình. Đôi khi bề trên hay anh em đến thăm viếng an ủi. Anh Eloi học hành không khá được vì tối trí cho nên chỉ ở Dòng lo áo quần dày dép, tiếp liệu cần thiết và trạm y tế giúp đỡ cho các anh em khác, cho nên con người anh rất bình thản vui vẻ chứ anh không hề gặp gay go như khi ra giúp xứ (về sau anh chết nhanh vì bom napalm máy bay Pháp thả trên tu viện, cũng luôn vui vẻ cho đến giờ cuối cùng). Hai anh em vui sống theo thời cuộc khó khăn trong sa mạc hoang vu, không học được môn chưởng võ công nào của Tàu, hoạ chăng có được phần nào chút tâm linh trầm lắng của Cha Nguyễn Kim Điền trong miền sa mạc Sahara.
Trồng trọt nơi đây không có kết quả gì cho nên cuộc khai khẩn chấm dứt.
Tôi còn nhớ khi vào Nha Trang, nhà Dòng cũng thiếu thốn lắm, cho nên vài anh em lên khai phá trồng trọt ở Dak Mil. Ở đây tuy xa cách làng xóm người Việt, chỉ gần một số người thiểu số rải rác, nhưng gần được quốc lộ 14, và đất đỏ núi lửa xưa tạo thành cũng phì nhiêu cho việc khai khẩn trồng trọt, nhưng rồi cũng không tránh khỏi sự phiền nhiễu do chế độ mới gây nên để chèn ép người tu sĩ công giáo. Nghe đâu bây giờ, anh em cũng quy tụ được nhiều người và thành lập được một địa điểm truyền giáo khả quan. Xin Chúa chúc lành cho anh em.
Peter Hoang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét