CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

    NỘI SAN HUYNH ĐỆ CỰU GIUSE NGÔI LỜI 19 NĂM 2016


    Nội san liên lạc

    Huynh Đệ Cựu Giuse – Ngôi Lời.

    Số 19 – 2016.

    Cha đặc trách: Gioan Nguyễn Hoài An

    Bổn mạng: 27/12 Email:  anhoainguyen@yahoo.com hoaiandangle@gmail.com Hội trưởng: Giuse Nguyễn Công Sự

    Địa chỉ: 10 Hàn Thuyên, Nhatrang, KH

    Phone: 058 356 0158 Email: cgsngoiloi42@gmail.com

    Lưu hành nội bộ



    NỘI DUNG

    LỜI NGỎ..................................................................................8

    HỌC HỎI TÔNG CHIẾU..........................................................11
    "DUNG NHAN LÒNG THƯƠNG XÓT"....................................11




    Lời ngỏ

    Anh em thân mến

    Năm nay, Giáo hội đặc biệt gởi đến cho con cái mình Tông huấn nhắc đến Thông điệp “Thiên Chúa giàu lòng thương xót” như muốn giới thiệu Dung mạo xót thương của một Thiên Chúa đầy Tình yêu thương và hay tha thứ. Tôi xin giới thiệu tài liệu “Học hỏi Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa” đến anh em để anh em hiểu thêm về Năm Thánh và cảm nghiệm hơn về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đối với chúng ta và qua đó chúng ta biết thể hiện tình yêu thương và lòng tha thứ đối với anh em mình.

    Khi nói đến “Lòng Thương Xót Chúa”, tôi nhớ lại lúc còn ở Nhà Tập, Thầy Đạo Minh có treo trên lớp học câu “Dilexi Te” mà Đức Cha Jean Sion lúc sinh thời thường hay nhắc cho Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse. Và Thầy giải thích: Chúa nói với ta: Dilexi Te (Cha đã yêu con) và ta thưa với Chúa: Dilexi Te.(Con cũng yêu Cha). Về sau, khi làm Giám Mục ở Kontum, Đấng Sáng Lập cũngđã lấy câu “Dilexi Te” làm khẩu hiệu. (Anh em có thể đọc tài iệu này trong “Tiểu sử Đức Giám Mục Jean Sion…)

    Anh em thân mến

    Suốt cuộc đời, Đấng Sáng Lập đã yêu thương Thiên Chúa và các linh hồn, nhất là các Anh Em Hèn Mọn Dòng Thánh Giuse. Khi từ giã anh em lên nhậm chức Giám Mục Kontum, Ngài đã khóc! Trong một bức thư gởi cho Anh em, có đoạn Ngài viết: “Xin hãy nói một lần sau hết cho tất cả bạn hữu tôi và tất cả Anh Em

    Hèn Mọn của tôi rằng: tôi yêu mến họ hơn chính mình tôi vì tình yêu Thiên Chúa… Trên thiên đàng tôi chúc lành cho họ”

    Ước mong nỗi lòng của Đấng Sáng Lập cũng được bắt gặp nơi anh em.

    Hội Trưởng

    HỌC HỎI TÔNG CHIẾU "DUNG NHAN LÒNG THƯƠNG XÓT"


    1. Tông Chiếu là gì?

    Tông chiếu là một văn kiện, qua đó Đức Thánh Cha đưa ra một phán quyết quan trọng như công bố Năm Thánh, bổ nhiệm giám mục hay định tín, triệu tập Công Đồng, phong thánh v.v... vì lợi ích của toàn thể các tín hữu.

    2. Qua Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót", Đức Cha ấn định điều gì?

    Qua Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót", Đức Thánh Cha ấn định Năm Thánh ngoại thường về Lòng Thương Xót sẽ bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 năm 2015, dịp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và kết thúc vào ngày 20tháng 11 năm 2016, dịp lễ Chúa Kitô Vua.

    3. Năm Thánh là gì?

    Năm Thánh là năm toàn xá, tức là thời điểm được qui định để chúng ta hoán cải, hòa giải, hiệp thông hầu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn.

    4. Năm thánh có từ khi nào?

    Năm Thánh có từ thời Cựu Ước, được tiếp tục trong lịch sử Giáo Hội. Giáo Hội đã cử hành Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300, và từ năm 1470, cứ 25 năm lại cử hành Năm Thánh một lần, gọi là thường kỳ. Ngoài ra, còn có những Năm Thánh ngoại thường kỷ niệm những biến cố trọng đại trong lịch sử cứu độ.

    5. Ngoài phần mở và kết, Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót" có mấy phần chính?

    Ngoài phần mở và kết, Tông Chiếu "Dung Nhan Lòng Thương Xót" có ba phần chính: Trong phần thứ nhất, Đức Thánh Cha khai triển và đào sâu ý niệm "Lòng Thương Xót"; trong phần thứ hai, Ngài đưa ra những chỉ dẫn để cử hành Năm Thánh; và trong phần thứ ba, Ngài kêu gọi thực thi lòng thương xót.
    6. Trong phần mở đầu, Tông Chiếu đề cập tới những gì?

    Trong phần mở đầu, Tông Chiếu long trọng giới thiệu "Chúa Kitô là dung nhan Lòng Thương Xót của Chúa Cha" và khẳng định chúng ta cần phải "chiêm ngắm Mầu Nhiệm Lòng Thương Xót" (Số
    1-2).

    7. Tại sao Tông Chiếu giới thiệu "Chúa Giêsu Kitô là dung nhan Lòng Thương Xót của Chúa Cha"?

    Vì "trong Chúa Giêsu thành Nadarét, lòng thương xót của Chúa Cha trở nên sống động và rõ ràng, đồng thời qua Chúa Giêsu, chúng ta cũng tìm thấy đỉnh điểm của lòng thương xót"(Số

    1).

    8. Trong Chúa Giêsu thành Nadarét, lòng thương xót của Thiên Chúa được cảm nghiệm một cách sống động và rõ ràng như thế nào?

    Trong Chúa Giêsu thành Nadarét, lòng thương xót của Thiên Chúa được cảm nghiệm một cách sống động và rõ ràng đến nỗi ai thấy Ngài là thấy Chúa Cha (x. Ga 14, 9) đồng thời qua lời Ngài nói cũng như những công việc Ngài làm, chúng ta có được kinh nghiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa (Số 1).

    9. Tại sao chúng ta cần phải "chiêm ngắm Mầu Nhiệm Lòng Chúa Thương Xót"?

    Vì Lòng Thương Xót vừa là nguồn mạch của "niềm vui, sự thanh thản và bình an", vừa là "điều kiện" để chúng ta được cứu độ (x. số 2).

    10. Đối với Đức Thánh Cha, Năm Thánh về Lòng Thương Xót có ý nghĩa gì?

    Năm Thánh về Lòng Thương Xót là thời điểm các tín hữu được mời gọi chiêm ngắm Lòng Thương Xót của Thiên Chúa cách chăm chú hơn, để có thể trở nên dấu chỉ hữu hiệu của Mầu Nhiệm Thiên Chúa hành động trong cuộc đời mình. Năm Thánh còn là cơ hội thuận tiện, để chứng từ của họ nên mạnh mẽ và hữu hiệu hơn (x. số 3).

    11. Nghi thức chính yếu để khai mạc Năm Thánh là nghi thức nào?

    Đó là nghi thức mở Cửa Thánh, cánh cửa của Lòng Thương Xót mà bất cứ ai bước vào sẽ có được kinh nghiệm về tình yêu của Thiên Chúa, Đấng "ủi an, tha thứ và ban cho niềm hy vọng"(Số
    3).

    12. Trong phần mở đầu, Tông Chiếu đề cập tới những gì?

    Trong phần mở đầu, Tông Chiếu long trọng giới thiệu "Chúa Giêsu Kitô là dung nhan Lòng Thương Xót của Chúa Cha" và khẳng định chúng ta cần phải "chiêm ngắm Mầu Nhiệm Lòng Chúa Thương Xót" (số 1-2).

    13. Việc các Giáo Hội địa phương tham gia vào việc cử hành Năm Thánh có ý nghĩa gì?

    Việc các Giáo Hội địa phương được Đức Thánh Cha mời gọi cử hành và sống Năm Thánh là dấu chỉ hữu hình của sự hiệp thông trong toàn thể Giáo Hội.

    14. Tông Chiếu giải thích thế nào về thuật ngữ"Lòng Thương Xót?"

    Tông Chiếu nói đến 4 ý nghĩa của thuật ngữ "Lòng Thương Xót":

       Thứ nhất, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" bày tỏ Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi;

       Thứ hai, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" nói đến hành vi "Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta";

       Thứ ba, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" trình bày quy luật nền tảng có trong con tim của mọi người, khi họ nhìn một người anh chị em mà họ gặp với một cặp mắt chân thành;

      Thứ tư, thuật ngữ "Lòng Thương Xót" diễn tả con đường giúp con người gắn kết với Thiên Chúa và với nhau, vì Lòng Thương Xót giúp mở con tim ra cho niềm hy vọng rằng mình vẫn được yêu thương mãi mãi, dù còn nhiều tội lỗi.

    15.    Tại sao Đức Thánh Cha chọn khai mạc Năm Thánh vào ngày 8 tháng 12?
    Vì Đức Thánh Cha muốn kỷ niệm 50 năm sau ngày bế mạc Công Đồng Chung Vaticanô II. Công Đồng đã mở ra cho Giáo Hội một trang sử mới trong việc loan báo Tin Mừng, các tín hữu dấn thân làm chứng cho đức tin với tất cả niềm hăng say và có sức thuyết phục hơn. Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm là dấu chỉ sống động cho tình yêu của Chúa Cha trên trần gian (số 4).

    16. Đức Thánh Cha đã nhắc lại những gì trong lời khai mạc Công Đồng của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII?

    Đức Thánh Cha đã nhắc lại những lời đầy ý nghĩa này: "Ngày nay, Hiền Thê của Đức Kitô thích dùng phương dược chữa lành của Lòng Thương Xót hơn là vung khí giới của sự nghiêm khắc. [...] Giáo Hội Công Giáo khi giương cao ngọn đuốc của chân lý tôn giáo muốn là người mẹ khả ái của mọi người, người mẹ tốt lành, nhẫn nại, đầy khoan dung và nhân hậu với những người con lìa xa Giáo Hội".

    17. Đức Thánh Cha đã nhắc lại những gì trong lời bế mạc Công Đồng của Chân Phước Phaolô VI?

    Đức Thánh Cha đã nhắc lại điều này: "Quy luật của Công Đồng trước hết là Đức Ái [...] Mọi sự phong phú về giáo thuyết chỉ nhằm một mục đích duy nhất là phục vụ con người, phục vụ mọi người cho dù họ đang sống trong hoàn cảnh nào, đang đau khổ và có những nhu cầu ra sao."

    18. Đức Thánh Cha muốn chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm tình và thái độ nào?

    Đức Thánh Cha muốn, nhờ sức mạnh của Chúa Phục Sinh nâng đỡ, chúng ta bước vào Năm Thánh với tâm tình biết ơn về ân huệ Giáo Hội đã lãnh nhận cũng như với ý thức trách nhiệm của mình. Ngài xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bước chân của các tín hữu để họ cộng tác vào công trình cứu độ mà Đức Kitô mang lại, hướng dẫn và nâng đỡ Dân Chúa để giúp họ chiêm ngắm Dung Nhan Lòng Thương Xót (Số 4).

    19. Tại sao Đức Thánh Cha chọn kết thúc Năm Thánh vào ngày 20/11/2016 với lễ Chúa Kitô Vua?
    Vì Đức Thánh Cha muốn trao phó đời sống của Giáo Hội cùng toàn thể nhân loại và vũ trụ cho Vương quyền của Chúa Kitô, để Ngài gieo vãi lòng thương xót như sương mai vào trong lịch sử và làm cho lịch sử được đơm hoa kết trái với sự dấn thân của tất cả mọi người cho tương lai gần của chúng ta (số 5).

    20. Đức Thánh Cha mong ước Năm Thánh đem lại những gì cho mọi người?

    Đức Thánh Cha mong ước những năm sắp tới thắm đẵm lòng thương xót, để chúng ta có thể đến với mọi người và mang đến cho họ lòng nhân hậu và sự dịu hiền của Thiên Chúa. Ngài ước mong dầu thơm của lòng thương xót có thể đến với tất cả mọi người, các tín hữu hoặc những người chưa tin, như là dấu chỉ của Triều Đại Thiên Chúa đã hiện diện giữa chúng ta.

    21. Lòng Thương Xót có phải là dấu chỉ của yếu đuối và đối nghịch với quyền năng của Thiên Chúa không?

    Không, Lòng Thương Xót là dấu chỉ quyền năng tối thượng của Thiên Chúa và quyền năng tối thượng của Thiên Chúa được bày tỏ cách đặc biệt qua việc Ngài thực thi Lòng Thương Xót.

    22. Để diễn tả bản tính của Thiên Chúa, Cựu Ước dùng cặp từ nào?

    Để diễn tả bản tính của Thiên Chúa, Cựu Ước thường dùng cặp từ "chậm bất bình và giàu lòng thương xót." Trong Cựu Ước, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa biểu lộ cách cụ thể trong các biến cố của lịch sử cứu độ, nơi mà lòng nhân hậu vượt trên sự trừng phạt và hủy diệt.

    23. Các Thánh Vịnh cho thấy hành động của Thiên Chúa cao cả thế nào?

    Các Thánh Vịnh cho thấy Thiên Chúa "tha cho ta muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật của ta, cứu ta khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ta bằng ân nghĩa với lượng hải hà" (Tv 103, 3-4), "Ngài xử công minh cho người bị áp bức, ban lương thực cho kẻ đói ăn, giải phóng những ai tù tội, mở mắt cho kẻ mù lòa, cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên, yêu chuộng những người công chính, phù trợ những khách ngoại kiều, nâng đỡ cô nhi quả phụ,nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân" (Tv 146, 7-9), "Ngài chữa trị bao cõi lòng tan vỡ, những vết thương, băng bó cho lành. [...] Kẻ thấp hèn, Chúa nâng đỡ dậy, bọn gian ác, Người hạ xuống đất đen" (Tv 147, 3.6).

    24. Lòng Thương Xót có phải là một khái niệm trừu tượng không?

    Không, Lòng Thương Xót là một thực tại cụ thể, qua đó, Thiên Chúa bày tỏ tình yêu của Ngài như là tình yêu sâu thẳm trong lòng của người cha hay người mẹ dành cho con cái của họ; một tình yêu sâu xa và tự nhiên bắt nguồn từ sự dịu dàng và thương xót, khoan dung và tha thứ (x. số 6).

    25. Điệp khúc "muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" của Thánh Vịnh 136, theo Đức Thánh Cha, có ý nghĩa gì?

    Điệp khúc này cho thấy tình thương của Thiên Chúa không chỉ có trong lịch sử nhân loại, nhưng tồn tại đến muôn đời. Tình thương ấy bao phủ lấy con người và cho đến muôn đời con người sẽ sống dưới cái nhìn đầy lòng thương xót của Ngài.

    26. Theo thánh sử Mátthêu, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh Vịnh của lòng thương xót này khi nào?

    Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Thánh vịnh của lòng thương xót này trước khi chịu nạn và chịu chết. Trong chính bối cảnh của lòng thương xót, Ngài đã chịu nạn và chịu chết với ý thức sâu xa về mầu nhiệm cao cả của tình yêu mà Ngài sẽ hoàn thành trên thập giá.

    27. Việc Chúa Giêsu cầu nguyện với Thánh vịnh của lòng thương xót nhắc nhớ các tín hữu điều gì?

    Việc Chúa Giêsu cầu nguyện với Thánh vịnh của lòng thương xót nhắc nhớ các tín hữu về tầm quan trọng của Thánh vịnh này và mời gọi chúng ta cầu nguyện hằng ngày với lời chúc tụng "muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (x. số 7)

    28. Tại sao nhìn ngắm Chúa Giêsu và dung nhan đầy lòng thương xót của Ngài, chúng ta có thể đón nhận được tình yêu của Ba Ngôi Chí Thánh?

    Vì thánh Gioan đã xác quyết: "Thiên Chúa là tình yêu" (1Ga 4, 8.16) và tình yêu này đã được thể hiện cách hữu hình và có thể chạm tới được trong suốt đời của Chúa Giêsu. Con người của Ngài không gì khác hơn tình yêu, một tình yêu được trao ban cách nhưng không. Với lòng thương xót, Ngài đến gặp những người tội lỗi, nghèo khổ, bệnh hoạn tật nguyền, cảm thông và đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của họ.

    29. Câu chuyện nào trong Tin Mừng Mátthêu đã gây ấn tượng mạnh cho Đức Thánh Cha?

    Đó là câu chuyện Chúa Giêsu gọi và chọn ông Mátthêu, một người thu thuế, trở thành một trong Nhóm Mười Hai. Chúa đã nhìn ông với cái nhìn đầy lòngthương xót, cái nhìn tha thứ cho tội lỗi của ông, dẫu các môn đệ khác có phậtlòng. Thánh Bêđa đã chú giải đoạn Tin Mừng như sau: Chúa Giêsu nhìn ông Mátthêu với cả lòng thương xót và tuyển chọn ông: "miserando atque eligendo" (chạnh lòng thương và tuyển chọn). Thành ngữ này đã gây ấn tượng mạnh cho Đức Thánh Cha đến nỗi Ngài đã lấy nó làm khẩu hiệu giám mục của mình (x. số 8).

    30. Trong các dụ ngôn về lòng thương xót, ba dụ ngôn con chiên lạc, đồng tiền bị mất và người cha có hai người con trai mô tả Thiên Chúa thế nào?

    Ba dụ ngôn này mô tả Thiên Chúa như người cha nhân hậu luôn tràn đầy niềm vui, đặc biệt khi tha thứ. Nơi đây, chúng ta tìm thấy cốt lõi của Tin Mừng và đức tin của chúng ta, vì lòng thương xót được trình bày như là sức mạnh vượt trên tất cả, lấp đầy trái tim bằng tình yêu và ủi an qua sự tha thứ.

    31. Sau khi kể dụ ngôn "kẻ mắc nợ không có lòng thương xót", Chúa Giêsu kết luận thế nào?

    Chúa Giêsu kết luận rằng "Cha của Thầy ở trên trời cũng đối xử với các anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình" (Mt 18, 35).

    32. Với kết luận này, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì?
    Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta rằng lòng thương xót không chỉ là hành động của Thiên Chúa, mà trở thành tiêu chuẩn để nhận biết những ai thực sự là con cái của Thiên Chúa.

    33.  Chúng ta phải làm gì để tỏlòng thương xót?

    Chúng ta phải "tha thứ cho những xúc phạm đến chúng ta."

    34.  Sự tha thứ đem lại những gì cho con người và Giáo Hội?

    Sự tha thứ đem lại cho con người sự thanh thản trong tâm hồn và đem lại cho Giáo Hội sự tín nhiệm

    35. Mối phúc thúc đẩy chúng ta dấn thân cách riêng trong Năm Thánh này là gì?

    Đó là "Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương" (Mt 5, 7)

    36. Khi khẳng định Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là trách nhiệm của Chúa đối với chúng ta, Đức Thánh Cha muốn nói điều gì?

    Đức Thánh Cha muốn nói Thiên Chúa cảm thấy có trách nhiệm; nghĩa là Ngài muốn chúng ta được hưởng mọi sự tốt lành và muốn thấy chúng ta được hạnh phúc, được tràn đầy niềm vui và bình an. Đến lượt mình, người Kitô hữu cũng phải có trách nhiệm đối với tha nhân (x. Số 9).

    37. Tại sao Lòng Thương Xót là nền tảng của đời sống Giáo Hội?

    Vì mọi hoạt động mục vụ cũng như lời loan báo và chứng từ của Giáo Hội không thể thiếu Lòng Thương Xót.

    38.  Có cách nào giúp Giáo Hội trở nên khả tín không?

    Chỉ có cách thực thi lòng thương xót và trắc ẩn.

    39.  Tại sao Giáo Hội có một ước muốn bất tận để thực thi lòng thương xót, lại có thể quên điều hệ trọng này?

    Vì hai lý do này: một là Giáo Hội chiều theo cám dỗ đòi hỏi và chỉ đòi hỏi công lý mà thôi; hai là kinh nghiệm tha thứ ngày càng trở nên hiếm hoi trong nền văn hóa của chúng ta.

    40. Thiếu chứng tá về sự tha thứ, cuộc sống trở nên cằn cõi và vô sinh, y hệt như sống trong sa mạc. Trong hoàn cảnh này, Giáo Hội phải làm gì?

    Giáo Hội phải tìm lại niềm vui loan báo về sự tha thứ, đồng thời trở về với những khó khăn của anh chị em chúng ta, vì sự tha thứ là sức mạnh khơi nguồn cho sự sống mới và mang lại sự can đảm để nhìn về tương lai trong hy vọng (x. Số 10).

    41. Tông Chiếu nhắc đến Thông điệp "Thiên Chúa giàu lòng thương xót" của Thánh Giáo Hoàng Phaolô II và ghi nhận những điểm nào?

    Tông Chiếu ghi nhận hai điểm này: một là chủ đề lòng thương xót bị lãng quên trong nền văn hóa hiện nay; hai là thúc đẩy loan báo và làm chứng cho lòng thương xót trong thế giới đương đại.

    42. Tông Chiếu nhận định về giáo huấn của Thánh Giáo Hoàng Phaolô II thế nào?

    Đó là giáo huấn hết sức hợp thời và đáng được tìm hiểu trong Năm Thánh này.

    43. Khi dấn thân cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa, Giáo Hội cần quan tâm đến chủ đề lòng thương xót như thế nào?

    Giáo Hội phải quan tâm đến chủ đề lòng thương xót với lòng nhiệt thành mới và qua hoạt động mục vụ được đổi mới (x. Số 11).

    44. Để có được sự tín nhiệm và lời loan báo về lòng thương xót có được sự khả tín, Giáo Hội phải làm gì?

    Giáo Hội phải sống và làm chứng cho lòng thương xót.

    45. Để sống và là chứng cho lòng thương xót, Giáo Hội phải làm gì?

    Giáo Hội phải thông truyền Lòng Thương Xót qua ngôn ngữ và cử chỉ của mình, thứ ngôn ngữ và cử chỉ có khả năng chạm đến con tim của mọi người và khuyến khích họ trở về với Chúa Cha.Nói cách khác, Giáo Hội phải hiến mình làm đầy tớ và trung gian cho tình yêu của Đức Kitô; yêu đến độ tha thứ và trao ban chính mình. Nhờ đó, Giáo Hội hiện diện ở đâu, thì mọi người nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa Cha đến đó (x. Số 12).

    46. Tông Chiếu mời gọi chúng ta sống Năm Thánh dưới ánh sáng của câu Tin Mừng nào?

    Dưới ánh sáng của câu Tin Mừng này: "Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng Thương Xót"(Lc 6, 36). Đó cũng là "phương châm" của Năm Thánh.

    47. Để có khả năng thương xót, trước tiên chúng ta phải làm gì?

    Chúng ta phải lắng nghe và suy niệm Lời Chúa.

    48. Để có thể lắng nghe cũng như suy niệm Lời Chúa, chúng ta phải làm gì?

    Chúng ta phải khám phá lại giá trị của sự thinh lặng. Nhờ đó, chúng ta mới có thể chiêm ngưỡng Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và lấy Lòng Thương Xót làm lối sống của mình (x. Số 13)

    49.  Dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh là gì?

    Dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh là hành hương

    50.  Tại sao hành hương lại là dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh?

    Vì cuộc sống là một cuộc hành hương và chúng ta là những kẻ lữ hành đang tiến về đích điểm mong đợi. Vượt qua những Cửa Thánh tại Rôma hay khắp nơitrên thế giới, tất cả chúng ta phải thực hiện một cuộc hành hương hướng tới LòngThương Xót; một cuộc hành hương đòi hỏidấn thân và hy sinh. Nhờ đó, chúng ta tìm được sức mạnh để đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, đồng thời hiến mình cho lòng thương xót anh em, như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.

    51. Để đạt tới Lòng Thương Xót, cuộc hành hương Năm Thánh phải trải qua những giai đoạn nào?

    "Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy" (Lc 6, 37-38).

    52. Việc chúng ta xét đoán anh em xuất phát từ những nguyên nhân và gây ra những hậu quả nào?

    Chúng ta xét đoán anh em vì cái nhìn phiến diện do ghen tương và đố kỵ, và vì sự giả định mình biết hết mọi sự. Rốt cuộc chúng ta làm cho cuộc sống của anh em trở nên ảm đạm, làm cho họ mất uy tín và bỏ mặc họ cho sự đàm tiếu của thiên hạ.

    53.  Để khỏi xét đoán anh em, chúng ta nên làm gì?

    Chúng ta nên đón nhận điều tốt đẹp nơi người anh em.

    54.   Ngoài việc đừng xét đoán, chúng ta còn phải làm gì để tỏ Lòng Thương Xót?

    Chúng ta còn phải tha thứ và trao ban, vì chính bản thân chúng ta đã được Chúa tha thứ và ban cho biết bao ơn lành hồn xác.

    55. Phương châm của Năm Thánh là gì?

    Đó là "Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót."

    56. "Hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót", câu này có ý nghĩa gì?

    Câu này có nghĩa là lòng thương xót của Chúa Cha vừa là nguồn mạch vừa là khuôn mẫu cho lòng thương xót của chúng ta. Chính Thiên Chúa đã cứu chúng ta thoát khỏi thân phận yếu đuối và giúp chúng ta có thể đến gần Ngài.Nhờ đó, chúng ta cũng có thể thương xót như Chúa đã xót thương, tức hiến trọn thânmình và không cần đền đáp (x. Số 14).

    57. Chúng ta được mời gọi làm gì trong Năm Thánh này?

    Một mặt chúng ta được mời gọi nhìn ra những nỗi khốn cùng của thế giới, lắng nghe tiếng kêu cứu của những người cùng khổ, quan tâm và chăm sóc cho những người bị bỏ rơi với tình bằng hữu; mặt khác chúng ta được mời gọi phá đổ những rào cản được dựng lên do sự thờ ơ lãnh đạm, giả hình và ích kỷ.

    58. Chúng ta còn được mời gọi làm gì nữa trong Năm Thánh này?
    Chúng ta còn được mời gọi khám phá lại các mối thương thể xác như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết;cũng như các mối thương linh hồn như lấy lời lành mà khuyên người, sửa dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

    59. Theo thánh Gioan Thánh Giá, khi lìa đời, chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sở nào?

    Chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sởtình yêu như được mô tả trong Kinh Thương xác bảy mối và Thương linh hồn bảy mối (x. Số 15).

    60. Trong Tin Mừng thánh Luca, có câu chuyện nào giúp chúng ta sống đức tin trong Năm Thánh?

    Có câu chuyện Chúa Giêsu về thăm Nadarét, nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường và đứng lên đọc sách Thánh, đoạn trích từ sách Ngôn sứIsaia: " Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa" (Lc 4, 18-19).

    61. Qua câu chuyện này, Đức Thánh Cha mong ước điều gì về Năm Thánh?

    Đức Thánh Cha mong ước các Kitô hữu, trong Năm Thánh, làm cho sứ mạng của Chúa Giêsu được mô tả trong lời của Ngôn sứ Isaia, trở nên hữu hình và phong phú, nhờ đáp trả đức tin mà họ thực hiện qua chứng ta của mình (x. Số 16).

    HĐGMVN UBLB TIN MỪNG


    THÁNH GIUSE –NGƯỜI CHĂM SÓC ĐẤNG CỨU THẾ
    MẪU GƯƠNG CỦA NHÀ TRUYỀN GIÁO.

    Cánh đây hai tuần, tại sân vận động thành phố Florida nước Mỹ, diễn ra trận đấu bóng chày hấp dẫn giữa hai đội Atlanta Braves và Pittsburgh Pirates. Khán giả ngồi chật kín các khán đài.Cậu bé Landon cũng được bố là anh Shaun Cunningham dẫn tới thưởng thức trận đấu như là món quà bất ngờ nhân sinh nhật lần thứ chín của mình. Lúc mà mọi thứ đang diễn ra hấp dẫn thì cầu thủ Danny Ortiz vụt trượt tay khiến cây gậy bay thẳng lên khán đài nơi Landon đang ngồi và chăm chú vào chiếc điện thoại thông mình của bố để gửi một tấm hình vừa chụp được cho mẹ. Trong khi mọi người dùng tay ôm đầu và cố né một tai họa có thể xảy đến với mình thì ông bố Shaun Cunningham kịp vung tay chặn cây gậy trước khi nó kịp đập vào mặt con trai. Nhiếp ảnh gia Christopher Homer đã nhanh tay chụp lại khoảnh khắc đáng nhớ đó và tải lên mạng xã hội. Chỉ một thời gian rất ngắn sau đó, bức ảnh được phát tán với tốc độ chóng mặt và được đưa lên trang bìa của rất nhiều tờ báo nổi tiếng với hàng ngàn bình luận ca ngợi dành cho người bố. Một lính cứu hỏa bình thường trở thành người được ngưỡng mộ khắp nơi vì hành động quan tâm và bảo vệ con trai. Cậu bé Landon thì luôn miệng nói tự hào và biết ơn bố cũng như những gì bố làm cho mình.

    Kính thưa anh chị em, hôm nay, chúng ta mừng lễ kính thánh cả Giuse, một con người cũng rất âm thầm và bình dị, âm thầm đến độ thinh lặng, không một lời nào của Ngài được ghi lại, bình dị đến nỗi bị coi thường, thậm chí trở thành cớ để người đời không tin và xúc phạm người con yêu dấu của mình. Chỉ cần vài câu ngắn gọn ta có thể tóm tắt con người và cuộc đời của Thánh nhân. Ngài thuộc dòng tộc David, là chồng của Đức trinh nữ Maria, làm nghề thợ mộc. Ngài nhạy bén trước Lời của Đức Chúa, nghe và mau mắn thi hành. Ngài chăm sóc Đức Maria, nuôi nấng, dạy dỗ và bảo vệ Đức Giêsu lúc thiếu thời trong vai trò của một người cha, rồi Ngài chìm vào quên lãng trong các trình thuật tiếp theo của tin mừng. Lần cuối cùng tên của Ngài được nhắc tới trong thời gian hoạt động công khai của Đức Giêsu, nhưng xem ra sự việc đó chẳng đáng để tự hào chút nào: “ông này chẳng phải là ông Giêsu con ông Giuse đó sao?” (Ga 6, 42). Ngài cũng chẳng được hội thánh tiên khởi nhắc tới.

    Tuy vậy, ngọn lửa tôn sùng thánh Giuse rồi cũng được nhen nhúm từ từ và âm ỷ cháy trong lòng giáo hội mặc dù chỉ mang tính tự phát và riêng lẻ. Mãi tới thế kỉ 12, ngọn lửa đó mới bùng lên và đạt tới tính phổ quát trong giáo hội vào thế kỉ 19. Vượt trên tất cả sự âm thầm đó của thánh Giuse, có một thống kê đáng để chúng ta suy gẫm là từ năm 1517 tới năm 1980, trong giáo hội có tới 172 dòng tu chọn Ngài làm Đấng bảo trợ1. Năm 1870 Đức Pio IX công bố chọn Ngài làm bổn mạng của Hội thánh. Năm 1955 Đức Pio XII chọn Ngài làm quan thầy của giới thợ mộc và người lao động tay chân, và sau đó Đức Gioan XXIII chọn Ngài làm Đấng bảo trợ cho công đồng Vat.2.Giáo hội Việt nam cũng được Ðức Inôxentiô XI, theo đề nghị của các Giám Mục truyền giáo phương Ðông, phong Thánh Giuse làm Thánh Bảo trợ vào năm 1678, và không biết bao nhiêu nhóm, hội đoàn, bao nhiêu con người đã chọn Ngài làm thánh bổn mạng. Nhất thiết phải có điều gì đó đặc biệt nơi Thánh nhân thì Ngài mới được giáo hội và con cái mình tôn sùng và yêu mến như thế!

    Trở lại với bài tin mừng, chúng ta thấy thánh Giuse chính là điểm nối giữa nhà David và Đấng cứu thế, giữa thời của Lời hứa và thời mà Lời hứa được thực thi. Ðức Leo XIII trong thông điệp

    Thánh Cả Giuse, bạn trăm năm Ðức Mẹ và Cha Chúa Giêsu” cho rằng, nền tảng cho sự vĩ đại và ý nghĩa của cuộc đời thánh cả Giuse chính là cuộc hôn nhân với Đức Maria và vai trò làm cha
    1 Andreas Wagner, Heilige Joseph skizziert nach den Evagelien und seinen Deutungen, Poelten 2003, tr.1

    Đấng Cứu Thế2. Đức Gioan Phaolô II thì nhấn mạnh: Vì nhằm bảo đảm có một người cha bảo vệ Đức Giêsu mà Thiên Chúa chọn Thánh Giuse làm chồng Đức Maria, nhờ thế mà chức vụ làm cha của Ngài được thừa nhận mà qua đó Ngài có tương quan hết sức gần gũi với Đức Giêsu. Ngài đã đón Đức Maria về nhà để chăm sóc, và cùng Đức Maria, Ngài là chứng nhân ưu tuyển việc con Thiên Chúa hạ sinh tại Bêlem. Ngài đặt tên cho con và chu toàn bổn phận tôn giáo đầu tiên của một người cha dành cho con trai qua việc cắt bì (Lc 2, 21). Ngài đã phải cùng gia đình mình lánh nạn một thời gian nơi đất khách quê người với bao vất vả và nguy hiểm vì sự tàn bạo của Hêrôđê. Sóng gió đi qua, Ngài dẫn gia đình mình về quê cha đất tổ, sống tại Nazareth. Thiên Chúa Làm Người lớn lên dưới sự chăm sóc và dạy dỗ của Ngài, “Đức Giêsu ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa” (Lc 2, 40) 3.

    Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1, 14a). Người

    ở giữa loài người trong một gia đình thánh tại Nazareth dưới sự chăm sóc của vị gia trưởng là thánh Giuse. Được nuôi dưỡng, nghĩa là được chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban điều hay lẽ phải, biết lề luật và biết mưu sinh, lo cho cái ăn cái mặc, bảo vệ trước những hiểm nguy của cuộc đời. Chức vụ làm cha của thánh Giuse được biểu hiện cụ thể qua việc Ngài biến mình thành phục vụ, thành hi lễ cho mầu nhiệm nhập thể và cho sứ mạng cứu chuộc, qua đó Ngài và cuộc đời của Ngài trở thành quà tặng trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho nhân loại.

    Là những kitô hữu trong thời đại hôm nay, là những thành viên dòng truyền giáo Ngôi Lời, có lẽ bổn phận lớn nhất của chúng ta chính là tiếp nối sứ vụ của Thánh Giuse là chăm sóc Ngôi Lời. Muốn chăm sóc chúng ta phải ở gần với Ngôi Lời, gần để lắng
    2 Nt., tr.1

    3  X. Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô 2, Redemptoris Custos, số 7-15


    nghe, gần để hiệp thông, gần để hiểu và yêu mến, gần để tin tưởng và phó thác, gần để phục vụ và trao ban.

    Cái tên Giuse và Ngôi Lời lại trở nên hết sức gần gũi và thân thuộc đối với anh em trong tỉnh dòng chúng ta. “Giuse” và “Ngôi Lời” là hai nhưng lại trở nên một. Ngày xưa, Ngôi Lời Nhập Thể lớn lên, trưởng thành và tung hoành giữa thiên hạ chắc cũng không quên lòng biết ơn hướng vể người cha khiêm nhường và tốt lành đã một đời hi sinh, âm thầm dưỡng nuôi và dạy dỗ mình. Ngày nay, có lẽ “Ngôi Lời” cũng phải hướng về “Giuse” với lòng biết ơn sâu sắc. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Để “Ngôi Lời” có được ngày hôm nay, “anh em đi khắp tứ phương thiên hạ”, không thể không nhớ đến tấm lòng và bàn tay của “Giuse” với bao thử thách, bao vất vả, công sức, mồ hôi, máu và cả mạng sống để bảo vệ và giữ gìn gia sản này. Xuyên suốt dòng lịch sử với bao thế hệ cha anh đã ngã xuống, nhờ ơn Chúa, vẫn còn đây những chứng nhân hướng ánh mắt quan tâm tới từng bước chân mà thế hệ đàn em đang sải bước trên cánh đồng truyền giáo để chia sẻ trong hi sinh và cầu nguyện. Nổi bật nhất giữa những chứng nhân đó là thầy Antôn Mai Phùng khả kính mà anh em trong hội dòng và con cháu tề tựu nơi đây mừng sinh nhật thứ 100 của Thầy. 100 tuổi với thể xác bình an, đầu óc vẫn còn khá tỉnh táo. Thầy đã đạt tới giấc mơ có lẽ là của mọi người là “sống lâu trăm tuổi”. 100 tuổi, trong đó 86 năm thầy sống trong sự rèn luyện bản thân để bước theo ơn gọi, phục vụ Chúa và tha nhân, cùng chung sức với anh em xây dựng, giữ gìn và bảo vệ hội dòng đi qua bao thăng trầm, vượt qua những thời khắc chông gai và khó khăn nhất mà bối cảnh lịch sử mang lại. Hành trình đó cũng âm thầm, cũng bình dị như đặc tính của Giuse, nhưng đó lại là nền tảng, là bệ phóng cho hành trình của Ngôi Lời.Có lẽ lúc này, khi nhìn lại cuộc đời mình, thầy cũng chỉ biết mượn lời của tác giả thánh vịnh 139 mà thốt lên rằng: “Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu” (Tv 139, 14).

    Kinh Thánh đã ca tụng tuổi già vì tuổi già là hồng ân, là phúc lành của Chúa (x. Kn 4, 7-15). Thầy là hồng phúc cho hội dòng nói chúng và cho tỉnh dòng Ngôi Lời Giuse Việt Nam nói riêng. Chúng con hướng về thầy cũng như các thế hệ cha anh với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Kính chúc Thầy tiếp tục sống khỏe mạnh và bình an trong tình yêu của Thiên Chúa.

    Anh chị em thân mến, hôm nay được xem là ngày “song hỉ lâm môn” của tỉnh dòng Ngôi Lời Giuse Việt nam: mừng lễ thánh cả Giuse, bổn mạng của tỉnh dòng và mừng đại trường thọ của Thầy Antôn. Niềm vui đó mời gọi chúng ta hướng về Thiên Chúa, cội nguồn của mọi ân sủng với tâm tình tạ ơn và phó thác, hướng về thánh cả Giuse với lòng tri ân và nhìn Ngài như hình mẫu của ơn gọi truyền giáo, hướng về thế hệ cha anh với lòng ngưỡng mộ, biết ơn và không quên cầu nguyện cho họ. Xin Chúa qua lời bầu cử của thánh cả Giuse luôn đổ tràn muôn ơn và lòng thương xót của Người trên tất cả chúng ta. Amen.

    Nha Trang, ngày 19 tháng 03 năm 2016 Bài giảng của Lm. Fx. Phú, SVD nhân dịp mừng Bách chu niên Thầy Antoine

    27

    MỪNG BÁCH CHU NIÊN
    THẦY ANTÔN MAI PHÙNG

     Ngày 19/3, bổn mạng Dòng Giuse Ngôi Lời VN, Văn phòng Tỉnh Dòng gởi thiệp mời đại diện Hội Huynh đệ Cựu GSNL tham dự thánh lễ Tạ ơn, mừng Bách chu niên Thầy Antôn Mai Phùng và một số anh em có bổn mạng Giuse, trong đó có cha Giám Tỉnh Giuse Trần Minh Hùng.

    Chúng tôi, 3 anh em trong BTV gồm Giuse Huỳnh Tấn Hiến, Giuse Nguyễn Văn Thư và tôi Giuse Nguyễn Công Sự, đại diện anh em cựu lệ khệ mang giỏ hoa hồng vàng, túi trái cây và chiếc phong bì trích từ quỹ CTBL, chúc mừng Thầy nhân ngày Đại trường thọ của Thầy, cây đại thụ duy nhất của thế hệ Nhà Đá.
    Đã tới giờ lễ mà khách của Thầy thì đông! Ba anh em chúng tôi chen vào chụp với Thầy vài tấm ảnh kỷ niệm. Sau đó, anh em Thỉnh sinh cho Thầy ngồi xe lăn đưa lên ngồi giữa phòng nguyện. Thánh lễ đồng tế bắtđầu. Cha Giám Tỉnh chủ tế. Cha Phú, Giám đốc Thỉnh sinh giảng lễ. Dường như từ trước đến nay, tôi chưa từng nghe một cha Dòng Giuse Ngôi Lời nào giảng một bài giảng thắm thía và đầy ý nghĩa như hôm nay. Bài giảng nhắc lại cái cội nguồn Giuse và công ơn của các bậc đàn anh đi trước. Sở dĩ đứa con hai dòng máu Giuse-Ngôi Lời có mặt hôm nay là nhờ công ơn của các Ngài: từ Đấng Sáng lập Jean Sion cho tới các thế hệ đàn anh kế tiếp. Phải biết ơn Giuse đã nuôi dưỡng Ngôi Lời ngày Ngôi Lời hãy còn chập chững. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Các bậc Taru Lão thành hải ngoại đã nhắc lại câu tục ngữ này trong tập “Dòng Thánh Giuse: Một thời để nhớ và một đời tri ân” (đã in) và trong tập “Tiểu sử Đức Cha Jean Sion, vị Sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse” (vừa in xong).
    Lễ xong, tôi đi gặp cha Phú, cám ơn cha về bài giảng của ngài. Tôi xin cha bài giảng để chuyển tải đến anh em, nhưng cha hẹn
    để chỉnh lại rồi trao sau.


    Tiệc vui diễn ra sau đó. Hôm nay cũng có mặt vợ chồng Thầy Colomban. Chúng tôi ngồi cùng bàn với Thầy . Sau tiệc, anh em chia tay. Tôi xuống phòng thăm lại người Thầy khả kính: Thầy Antôn Mai Phùng, người Thầy đã từng dạy tôi từ thuở lớp ba trường làng. Mỗi lần xuống Dòng thăm và trao quà CTBL cho Thầy, Thầy vẫn còn nhớ gọi tên tôi: thằng Sự. Có lẽ trong ngày vuiphải tiếp nhiều khách và con cháu, nhất là sau thánh lễ kéo dài, Thầy đã thấm mệt, nên về phòng nằm ngủ ngon lành bên xấp bì thơ đầy ấp nghĩa tình.
     Thầy chờ mãi ngày này! Cây đại thụ duy nhất còn sót lại của Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse Nhà Đá vừa tròn 100 tuổi: Thầy Antôn Mai Phùng. Thầy là hiện thân của đứa con hai dòng máu Giuse - Ngôi Lời. Thầy là cội nguồn có thể nói với chúng ta, những thế hệ đàn em: “Con người có tổ có tông. Không ai dưới đất tòng ngòng chui lên!”

    Ex. Fr. Rémi Sự


    TRANG SINH HOẠT

    NGÀY HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG CỰU GSNL 2015

    Sáng ngày 26.7.2015, Tỉnh Dòng Ngôi Lời Giuse 10, Võ Thị Sáu Nha Trang mở rộng cánh cửa đón chào các Cựu tu GSNL trở về. Họ trở về trong tình yêu của con một Cha, như con một nhà. Người mới về năm qua, kẻ đã 5 năm rồi, nhưng có người sau biến cố 75 hôm nay mới một lần gặp lại. Có quý anh chỉ cách khoảng dăm bảy cây số, có những người đã vượt qua vài ba hoặc bốn năm trăm km, nhưng lại có người anh em cách xa nửa vòng trái đất hôm nay cũng tìm về. Tất cả chỉ vì tình huynh đệ.

    Hiện diện trong buổi khai mạc hôm nay có cha Giuse Trần Minh Hùng, Bề trên Giám tỉnh, cha đặc trách Gioan Nguyễn Hoài An và 93 anh em Cựu tu, đặc biệt từ Hải ngoại có các anh Đỗ Bình, Nguyễn Tấn Tính và anh Nguyễn Công Liêm cũng về tham dự.

    8 giờ 30' - Sau khi ổn định tại Hội trường Nhà tập Tỉnh dòng, anh Nguyễn Huy Hoàng, người "cầm trịch" chương trình chủ sự lời kinh nguyện khai mạc.
    Tiếp đến, anh Trưởng ban điều hành (BĐH) Nguyễn Công Sự có lời chào mừng và thổ lộ tâm tình đến với Cha Bề trên Giám tỉnh và với anh em. Lời khai mở thật sâu sắc và lắng đọng, cả hội trường chăm chú lắng nghe trong sự cảm phục và yêu mến. Lôi cuốn lòng người khi được nghe anh kể về quá trình hình thành và phát triển của Hội. Bởi vì từ khi được cha cố Gérard Trần Lộc khởi xướng nên Hội Cựu tu, đã 20 năm trôi qua, anh em Cựu vẫn được sự ưu ái của nhà dòng, vẫn được anh em chung tay kết sức nuôi dưỡng để thăng tiến, cho dù trải qua biết bao thăng trầm. Anh nói,

    "Bên cạnh chúng con, có sự nâng đỡ của Hội dòng qua lời cầu nguyện, qua việc bổ nhiệm các vị Đặc trách tiền nhiệm – từ cha Gérard Trần Lộc, cha Clément Lưu Minh Hoàng, cha Théophile Ngô Hoàn Cầu, cha Germain Phùng Nhẫn cho tới hôm nay, cha Gioan Nguyễn Hoài An. Và hôm nay cha Giám Tỉnh và hội Dòng một lần nữa, niềm nở tiếp đón anh em Cựu chúng con như những cánh chim trời phiêu bạt tìm về tổ ấm". Muốn được kết hiệp mật thiết với Hội dòng để phát triển, anh tự tin thổ lộ, "Nhất định chúng con không làm việc một mình, nhưng là hoạt động cùng với tập thể anh em Cựu chúng con và với Hội dòng qua Cha Đặc trách. Chúng con không muốn chôn dấu nén bạc mà chúng con đã lãnh nhận, nhưng quyết đem nó ra làm lợi tối đa."

    Để kết thúc lời khai mở trong ngày Họp mặt, anh tâm tình, Thưa anh em, chính mối tình huynh đệ thiêng liêng một thời chung sống đã nối kết chúng ta lại với nhau. Cho dù cái nôi Nhà Đá không còn, cho dù cái nôi Kim Châu đã “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo…”, cho dù vẫn còn đó cơ ngơi hoành tráng của Giuse Ngôi Lời, nhưng cái còn lại cuối cùng chính là mối tình Huynh đệ, một mối tình mà Thầy Chí Thánh trước lúc chia tay các đệ tử đã trăn trối lại: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Đây chính là cái lý do tồn tại của hội Cựu Huynh Đệ Giuse Ngôi Lời của chúng ta.
    Tiếp đến cha Bề trên Giám tỉnh đề cao tinh thần của các Cựu tu, ngoài những nổ lực trong sinh hoạt nội bộ, anh em còn tham gia nhiều chương trình khác như thăm viếng, tặng quà và cầu nguyện cho các ân sư còn sống cũng như qua đời, tham gia công tác tông đồ. Ngài nhắc đến Tông thư của Đức Thánh Cha về đời sống thánh hiến là anh em hãy nhìn về quá khứ với tấm lòng tri ân, nhìn nơi hiện tại với tấm lòng say mê và hãy ôm lấy hy vọng trong tương lai. Và ngài cũng cho biết một số thông tin sinh hoạt của Tỉnh dòng hiện nay. Sau cùng cha Bề trên chân thành cảm ơn anh em đã cùng cộng tác với Tỉnh dòng và cầu chúc ngày Họp mặt truyền thống Cựu GSNL được thành công mỹ mãn.
    9 giờ 10' - Sau khi các nhóm giới thiệu về nhóm của mình, cha Inhaxiô Hồ Kim Thanh chia sẻ với chủ đề MỞ ĐƯỜNG: GẶP GỠ và RA Đi. Với hình ảnh 3 con đường (3D) Con Đường của loài người, con Đường của Hội Thánh và con Đường sứ vụ truyền giáo. Nhờ tác động của Chúa Thánh Thần, mỗi người hãy ra khỏi chính mình, mạnh dạn ra đi để Loan Báo Tin Mừng cho dù ở hoàn cảnh nào. Với thời lượng 20', cha đã khéo lồng ghép tư tưởng của chủ đề vào những bài hát xen kẽ hầu giúp anh em dễ dàng theo dõi và nhận định
    10 giờ 30' - Bầu cử BĐH nhiệm kỳ 2015 - 2018. Vấn đề này tưởng dễ nhưng chẳng dễ chút nào. Bước đầu ý của BĐH đã đề cử ra 7 vị và bầu chọn 5, nhưng trong số này không có vị nào trong BĐH đương nhiệm. Bầu khí phòng hội lúc này "nóng" lên, và dần dà cũng "nguội" dần với sự thống nhất đề cử 10 (trong đó chỉ có 3 người BĐH đương nhiệm, (vì 2 người vắng mặt)

    Danh sách ứng viên và kết quả bầu chọn

    1- Nguyễn Công Sự - 90 phiếu
    2- Nguyễn Văn Thư - 71
    3- Đỗ Hữu - 69
    4- Hoàng Văn Minh - 55
    5- Huỳnh Tấn Hiến - 50
    6- Nguyễn Đức - 43
    7- Nguyễn Huy Hoàng - 19
    8- Cao Trọng Hướng - 17
    9- Đặng Trường - 15
    10- Hoàng Đình Hà - 6 phiếu













    13 giờ 30' - Sau khi dùng cơm trưa do Tỉnh dòng chiêu đãi và nghỉ trưa. Bác Đỗ Bình, người phụ trách chương trình bổng lễ trao đổi để anh em thấy được những hiệu quả của chương trình này. Bác nói, hy vọng đây là lần cuối cùng tôi đề cập về chuyện bổng lễ, mong anh em hãy nhiệt tình ủng hộ.

    Sau đó, anh Nguyễn Văn Thư có đề cập thêm vấn đề tham gia vào Hội Viên của Hội Liên Hiệp Thánh Lễ Truyền Giáo Dòng Ngôi Lời. Đây là chương trình chung tay góp sức vào sứ mạng truyền giáo và tạo sự hiệp thông trong hoạt động truyền giáo của mỗi thành phần Dân Chúa trong Giáo Hội. Đã là Hội viên mỗi ngày sẽ được hưởng 7 thánh lễ đặc biệt do bảy linh mục của Dòng truyền giáo Ngôi Lời dâng trên khắp thế giới.

    15 giờ 30' - Cũng như mọi năm, đại diện nhóm, Liên nhóm trao quà cho các ân sư, sau đó tự túc đi viếng nghĩa trang.

    18 giờ 00' - Trong giờ cơm tối, Tân BĐH ra mắt Bề trên Giám tỉnh, quý cha và quý thầy. Sau đó cha con, anh em, bè bạn cùng trao cho nhau những tâm tình qua chén cơm, ly bia thắm đượm tình thân.

    5 giờ 30' Chúa nhật 27.06.2015, cha Théophile Ngô Hoàn Cầu chủ tế thánh lễ tạ ơn tại nhà nguyện Tỉnh dòng, cùng đồng tế với ngài có cha Bề trên Giám tỉnh, cha quản lý nhà mẹ, cha Đặc trách Gioan Nguyễn Hoài An, cha Inhaxiô Hồ Kim Thanh và 8 linh mục.
    Khai mở đầu thánh lễ, cha Théophile gợi ra bao bất toàn trong kiếp người, cha nói, chúng ta hãy tự tin đưa những lỗi lầm, những vướng mắc trong cuộc sống để đặt dưới chân Chúa, và nói với Ngài, chúng con là như vậy đó, xin Chúa đón nhận và thương chúng con với. Cha nói thêm, hôm nay anh em trở về mái nhà xưa, nơi đây đã mang nặng bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu tâm tình và cảm xúc, ước mong Thiên Chúa luôn luôn đồng hành với anh em và gia đình. Cũng trong thánh lễ này, Hội Cựu GSNL xin lễ cầu nguyện cho các cha, các thầy và các dì được mau về hưởng phúc Thiên Đàng. Và gia đình Cựu tu Tạ Xuân Hải, Kontum cũng xin lễ cầu nguyện cách riêng cho anh.

    Bầu khí thánh lễ thật sốt sắng, sự trang nghiêm đã tạo nên trong tâm hồn mỗi người một sự yên lặng tuyệt đối để kết hiệp với Chúa và kết hiệp với nhau.

     Vẫn biết ngày Họp mặt đã đến hồi kết, vì cuộc gặp gỡ nào rồi cũng sẽ có lúc phải chia tay. Mới hôm qua đây, cha con, anh em tay trong tay còn ngượng nghịu, những nụ cười chưa kịp nở trọnniềm vui, bao tâm tình chưa thật gói trọn. Quây quần bên nhau ghi lại những tấm hình kỷ niệm, nói với nhau đôi lời tạm biệt, thật nghẹn ngào khó nói. Đôi bàn tay nắm chặt, những ánh mắt lưu luyến chưa nói hết ân tình vì không muốn rời xa. Thôi, chúng ta đành hẹn nhau trong lời nguyện cầu và gặp nhau vào ngày Họp Mặt Truyền Thống Năm 2016.

    Cao Hướng
     (Xin cảm ơn anh Trần Công Phụng đã cung cấp một số hình ảnh trong bản tin này)


     TÂM TÌNH CỦA ANH TRƯỞNG BAN

    NGUYỄN CÔNG SỰ TRONG NGÀY HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG 2015

    Kính thưa Cha Giám Tỉnh 
    Vào dịp này năm ngoái, Cha vì bận công tác Dòng phải đi xa, anh em Cựu chúng con không được hân hạnh đón tiếp, chào mừng và chia vui tân chức Giám Tỉnh của Cha. Hôm nay, ngày Đại hội truyền thống của anh em Cựu Giuse Ngôi Lời, con xin thay mặt anh em quốc nội và một số anh em hải ngoại trân trọng chào mừng cha Giám Tỉnh với lời chúc sức khỏe và an bình.

    Kính thưa Cha
    Đọc lại lịch sử của “Dòng Thánh Giuse: một thời để nhớ và một đời tri ân”, chúng con chạnh lòng khi nhớ đến Đức Cha Jean Sion, Đấng Sáng Lập Dòng Anh Em Hèn Mọn Thánh Giuse, nhớ đến các bậc đàn anh thuộc thế hệ Giuse Nhà Đá, nay chỉ còn duy nhất mỗi Thầy Già Antoine, nhớ đến các bậc đàn anh thuộc thế hệ Giuse Kim Châu Bình Định, nay chỉ còn mỗi Thầy Vénard, nhớ đến

    thế hệ Giuse Nha Trang, chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, hiện cũng theo dòng thời gian già nua cùng năm tháng. Và bây giờ, thế hệ Ngôi Lời tiếp nối, đang nở rộ và chuyển mình sang một mùa Xuân đầy hương sắc. (Nhân đây, chúng con xin chia vui với Hội Dòng ngày 16/6 vừa qua có 2 Thầy khấn trọn tại Nha trang và 17/6 tới đây có 12 Thầy tuyên khấn lần đầu tại Dalat)
    Con muốn nói đến những người ở lại và những kẻ đã ra đi. Người ở lại thì ít mà kẻ ra đi thì lại nhiều. Chúng con là những kẻ đã ra đi, mang theo nặng trĩu đời mình một hành trang với biết bao kỷ niệm của một thời chung sống dưới mái Dòng Thánh Giuse. Những công ơn giáo dưỡng, tu luyện tại Dòng mà chúng con thụ hưởng, hôm nay như những bông hạt rụng rơi trên mãnh đất lành, đã trổ sinh nhiều hoa trái trên khắp bốn phương trời, quốc nội cũng như hải ngoại. Mặc dù vậy, anh em cựu chúng con đã có mặt, đồng hành và gắn bó với hội Dòng trong suốt chiều dài lịch sử thăng trầm của Dòng… từ Giuse “trong xóm nhỏ” ngày đó cho đến Ngôi Lời “đầy hương sắc” hôm nay.

    Kính thưa Cha Giám Tỉnh
    Con còn nhớ, ngày lễ khấn Dòng 16/7/1995, nhân dịp lễ Ngọc của Cha Gérard Trần Lộc, 20 năm sau biến cố 1975, anh em Cựu chúng con có dịp trở về Dòng rất đông. Cha Simon Nghi đề xuất anh em Cựu góp sức xây dựng thêm một tượng đài Thánh Giuse. Việc xây dựng tượng đài do nhiều lý do không thành vì không cần thiết, nhưng sinh hoạt anh em Cựu Giuse được tái lập. 
    Từ đó đến nay đã hơn 20 năm, từ những bước chân chập chững, chúng con hôm nay đã tự đi trên đôi chân của mình, đã có một bản nội quy, đã nối kết được hầu hết những anh em “Ta ru” quốc nội cũng như hải ngoại sinh hoạt đều khắp, “tạo dịp gặp gỡ, chia sẻ cho nhau niềm vui nỗi buồn, trợ giúp nhau trong những khó khăn của cuộc sống, nhất là nâng đỡ nhau trong những thử thách tinh thần” (Lời Cha Gérard Trần Lộc, HĐ1). Bên cạnh chúng con, có sự nâng đỡ của Hội Dòng qua lời cầu nguyện, qua việc bổ nhiệm các vị Đặc trách tiền nhiệm – từ cha Gérard Trần Lộc, cha Clément Lưu Minh Hoàng, cha Théophile Ngô Hoàn Cầu, cha Germain Phùng Nhẫn cho tới hôm nay, cha Gioan Nguyễn Hoài An - và qua những cánh thiệp mời chia sẻ những buồn vui trong những dịp lễ lớn của Dòng. Và hôm nay cha Giám Tỉnh và hội Dòng một lần nữa, niềm nở tiếp đón anh em Cựu chúng con như những cánh chim trời phiêu bạt tìm về tổ ấm. Chúng con xin chân thành cám ơn Cha Giám Tỉnh và hội Dòng Ngôi Lời về những tình cảm thân thương đã dành cho chúng con. Chúng con mong sao sự gắn kết này ngày càng trở nên bền chặt và mật thiết 
    Từ những ngày đầu, cha Cố vấn Gérard Trần Lộc có nói với chúng con: “Ngày nay, anh em đã ý thức rằng sự ra đi của anh em không hẳn là một thất bại và cuộc đời bao giờ cũng có thể làm lại tốt đẹp hơn…Anh em cựu Giuse sẽ là những cánh tay nối dài của linh mục và tu sĩ Dòng…Dòng luôn mở rộng cửa đón mừng hết thảy anh em khi có dịp về thăm…Và khi Dòng Giuse tháp nhập với Dòng Ngôi Lời, Dòng Ngôi Lời yêu cầu Dòng Giuse mang theo tất cả những gì là gia bảo của Dòng Giuse sang. Mà anh em cựu Giuse chính là một gia bảo.” (HĐ1, 1997).

    Kính thưa Cha Giám Tỉnh
    Dù năm tháng có qua đi, nhưng mối tình đầu vẫn không hề phai lạt. Mối giây liên kết chúng con lại với nhau là nền giáo dục chúng con đã được chung hưởng dưới mái trường Dòng trong thời niên thiếu. Nó đã khắc sâu vào tâm trí chúng con bao nhiêu là kỷ niệm thân thương không sao quên được, nhất là đối với bạn bè cùng trang lớp, hay với những bậc Thầy, bậc Anh mẫu mực. Mối tình đó lôi kéo chúng con xích lại gần nhau như một cái gì thiêng liêng không sao diễn tả. Có một người anh em cựu cao niên đã phát biểu thế này: “…Xin tha thứ những thiếu sót lỗi lầm của con. Dù không tha thứ, con cũng gan lì thủy chung yêu thương và tri ân Hội Dòng mãi mãi”. Gan lì đến thế là cùng.
    Ngày nay anh em cựu chúng con tuy “không cùng chung chiến hào với các Cha Thầy, nhưng cùng chung chiến tuyến” trên tuyến đầu của mặt trận Truyền giáo trên khắp miền đất nước: tham gia Hội đồng giáo xứ, Giáo lý viên, Ca trường, Ban thánh nhạc, Hội cầu nguyện… Và đây đó, nơi nào có anh em cựu là nơi đó có niềm vui: con muốn được nhắc đến những chuyến thiện nguyện của các anh Nguyễn Đức Hùng BMT, Đình Trang Saigon, Trần Minh Hải Vinh Sơn, Nguyễn Bá Dũng Buôn Hồ, Nguyễn Văn Hùng Quảng Nhiêu, Nguyễn Hoàng Đức Pleiku… Và còn nhiều anh em khác nữa, đã âm thầm làm việc tông đồ mà ví khiêm tốn không muốn được nhắc tên.
    Tưởng cũng nên nhắc tới việc nối kết anh em với nhau và với hội Dòng qua Chương trình Quà Giáng sinh hàng năm và Chương trình Bổng lễ. Con không muốn kể lễ dài dòng, nhưng đó là một thực tại đã khích lệ và an ủi những anh chị em cựu có hoàn cảnh khó khăn, các cha SVD truyền giáo nơi tuyến đầu xa xôi, nhất là với các cha thầy ân sư đau yếu đang hưu dưỡng tại Dòng Mẹ. (Chiều nay, anh Đỗ Văn Bình sẽ trình bày với Đại hội về thành quả của CTBL trong 4 năm qua)

    Kính thưa Cha Giám Tỉnh
    Nhất định chúng con không làm việc một mình, nhưng là hoạt động cùng với tập thể anh em cựu chúng con và với hội Dòng qua Cha Đặc trách. Chúng con không muốn chôn dấu nén bạc mà chúng con đã lãnh nhận, nhưng quyết đem nó ra làm lợi tối đa, như người ta quen làm trong kinh tế thị trường.
    Và trong những lúc khổ đau, buồn chán nhất, chúng con luôn hướng về Dòng. Cho đến bây giờ, khi đã tạm ổn định với cuộc sống, chúng con vẫn luôn cảm thấy những ngày được sống trong nhà

    Dòng, dưới sự chăm lo, dìu dắt của quý Cha, quý Thầy, là những tháng ngày hạnh phúc nhất của đời chúng con.
    Phần chúng con, chúng con xin hứa luôn sẵn sàng cộng tác với hội Dòng trong điều kiện có thể, để Dòng ta mãi mãi tiến lên trong vườn hoa đầy hương sắc của Giáo hội. Không biết Cha Giám Tỉnh nghĩ sao về anh em Cựu chúng con? Nhân đây, chúng con cũng xin Cha cho anh em cựu chúng con biết một số tin tức về sinh hoạt và tình hình của Hội Dòng trong giai đoạn hiện tại.

    Trong tình hiệp thông, chúng con cầu xin Chúa cho Cha Giám Tỉnh được an lành hồn xác và xin Thánh Linh Chúa ban cho Cha ơn khôn ngoan để dẫn đưa hội Dòng thăng tiến hơn trong mọi phương diện. Một lần nữa, chúng con xin chào mừng và cám ơn Cha đã dành những tình cảm ưu ái cho anh em cựu chúng con.
    Sau đây, xin phép Cha Giám Tỉnh cho chúng con có đôi lời cùng Cha Đặc trách của chúng con.

    Thưa Cha Đặc trách
    Điều mà anh em chúng con đã thân thưa với Cha cách đây mấy năm, nay con xin lập lại. Nếu phải nói về Cha Đặc trách Hoài An của chúng con, thì chúng con chỉ nói một lời: “rất gần gũi và thân thương”. Vì gần gũi cho nên dễ cảm thông. Vì thân thương cho nên rất chan hòa, đến với anh em và chia sẻ với anh em bất cứ lúc nào anh em cần đến. Xin cám ơn Cha về những gì Cha đã hy sinh cho anh em cựu chúng con, nhất là qua CTBL. Chỉ xin Chúa ban cho Cha sức khỏe để phục vụ, sức mạnh tinh thần để vượt qua những thử thách của cuộc sống và bền đỗ trong ơn gọi tu trì.

    Và thưa anh em thân mến
    Tôi đại diện BTV đón chào anh em quốc nội trong ngày truyền thống. Tôi thật tình thương mến anh em! 
    Tôi đặc biệt chào mừng quý anh em hải ngoại tuy xa xôi nhưng đã về với chúng tôi trong ngày vui hội ngộ. 
    Đã từ lâu rồi, tôi ước mơ có một cuộc tương phùng anh em nội ngoại cùng ngồi lại bên nhau trong thân tình huynh đệ. Ngày ấy đã đến rồi!

    Thưa anh em, tôi tự hỏi:
    Cái tình tự nào đã đưa anh em về đây khi xa cách hai bờ đại dương? Anh Nguyễn Tấn Tình ở hải ngoại mail về: “Mình nhớ anh em quá!”. Một người anh em khác phát biểu: “Dù gì thì gì, tôi vẫn một lòng sống chết với anh em Cựu, vẫn một lòng nhớ ơn các vị Ân sư.” Còn trong nước, Kim Khánh hô vang: “Các bạn ơi, tôi yêu các Cha, các Thầy, nhất là các bạn bè.” Lại có người anh em nói đùa như thật: “Chúng ta, dù trời có sập thì cũng phải về với nhau.”

    Thưa anh em
    Tôi xin lập lại: chính mối tình huynh đệ thiêng liêng một thời chung sống đã nối kết chúng ta lại với nhau. Cho dù cái nôi Nhà Đá không còn, cho dù cái nôi Kim Châu đã “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo…”, cho dù vẫn còn đó cơ ngơi hoành tráng của Giuse Ngôi Lời, nhưng cái còn lại cuối cùng chính là mối tình Huynh đệ, một mối tình mà Thầy chí thánh trước lúc chia tay các đệ tử đã trăn trối lại: “Anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Đây chính là cái lý do tồn tại của hội Cựu Huynh đệ Giuse Ngôi Lời của chúng ta.

    Tôi mong sao anh em Cựu chúng ta quyết tâm thực thi lời trăn trối này. Xin kính chào Cha Giám Tỉnh, Cha Đặc Trách và tất cả anh em.

    48

    LÀM PHÉP NHÀ ANH CHỊ NGUYỄN NGỌC SINH

    Chủ Nhật 6/28/2015, gia đình mấy anh em Houston, TX tụ họp tại nhà A/C Nguyễn Ngọc Sinh đễ tham dự và cầu nguyện chung trong ngày làm phép nhà của gia đình anh chị. Lẽ dỉ nhiên ngoài anh em chúng tôi và gia đình còn có nhiều bạn bè và người thân của gia đình A/C Sinh cũng tới đễ tham dự.
    Một cha trẻ người Việt Nam, tên Peter Hoàng, hiện đang giúp tại giáo xứ St. Elizabeth Ann Sexton đã tới đễ làm phép nhà và sau đó cũng ở lại chung vui cùng tất cả mọi người.
    Đồ ăn thì thật nhiều như Mana được Chúa ban cho, nhưng chính tay các bà nội trợ khéo tay nấu nướng.
    Các anh em tới tham dự có anh Nguyễn Ngọc Thuận và phu nhân (chị Liên), anh Hoàng Hòa và một số đông anh em trong đại gia đình, và anh Nguyễn Ngọc Sương.

    Thuận, Hòa, Sương, và Sinh
     LM Peter Hoàng, Nhạc Phụ của Sinh,Sinh, và Hòa


    HÀNH TRÌNH VỀ NHÀ MẸ CỦA

    HUYNH ĐỆ LONG KHÁNH-VÕ ĐẮC

    Như chương trình đã đặt ra, hôm nay ngày 26/6 chúng tôi, Cts.GSNL nhóm Long Khanh-Võ Đắc lên đường về Nhà Mẹ. Đúng 5 giờ sáng xe lăn bánh từ Bàu Cá ngược lên Kim Thượng trở lại Suối Tre chạy ra Long Khánh đến Cẩm Tân ghé Tân Phong thẳng xuống Suối Cát và dừng bánh tại ngã ba Ông Đồn. Trong khoảng gần hai tiếng đồng hồ, chiếc xe 30 chỗ ngồi lần lượt rước vợ chồng Phi Ánh-Thị Nhung, vợ chồng Kim Khánh-Thị Hồng, Hữu Tri, vợ chồng Đặng Trường-Thị Thắng, Đình Hội, Đình Chiến, Phi Hải hợp với vợ chồng Phạm Hưng-Thị Yến, vợ chồng Thanh Bình-Thị Lan, Phạm Chín, Nguyễn Đệ và người tình Thị Hiệu, lát nữa ghé Căn Cứ 2 rước thêm Trần Toàn và vợ chồng Phan Lại-Thị Trọng lập thành một đoàn 18 người, vợ chồng Phạm Hưng và 3 cháu nhỏ sẽ đi xe nhà, đi sau và hẹn chiều nay gặp lại tại Bãi dài, Cam Ranh.
          ​Qua khỏi Căn Cứ 2, trưởng nhóm ra hiệu cho anh em tịnh tâm và bắt đầu giờ kinh sáng. Câu kinh, tiếng hát vang to, đầm ấm. Nguyện xin Chúa nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse cho cuộc hành trình của đoàn con cái được bình yên, vui vẻ, phấn khởi và mong cho mau về đến Nhà Mẹ: nơi đầy ắp tình thương, nơi tuy không chôn nhau cắt rốn nhưng chất chứa những ân tình, những kỉ niệm khó quên, nơi mà mỗi người dù ít dù nhiều đã từng sinh sống ăn-chơi-học-hành và quậy phá nữa.
         Xong giờ kinh, anh chị em bắt đầu thổi armonica, nhâm nhi ly cà phê và nghe Kim Khánh kể chuyện tiếu lâm. Đến Hàm Thuận Nam ai cũng muốn lái hoặc phì phà vài hơi cho sảng khoái tinh thần nên xe dừng lại tại cây xăng Vĩnh Phúc, luôn tiện rước người anh em Phạm Quang. 
          ​  Theo hẹn trước Hùng đợi xe ở km7, xe chạy chậm, anh em dõi mắt tìm, nhưng Hùng chẳng thấy đâu. Khi phát hiện thì Hùng phải chạy theo xe một quãng khá xa. Té ra hôm nay anh chàng mặc quần dài chứ không phải xà-lỏn. Tới Phan Rí tìm nhà Minh Chuối không ra, đáng lẻ MC phải đứng ở cổng chờ xe, đằng nay lo tỉ tê với vợ trong nhà nên khi mở máy kêu Minh Chuối ơi Minh Chuối hỡi thì mới biết xe vượt điểm dừng 3,4 cây số, đành quay lại tốn xăng. Kim Khánh nổi nóng hét: “Năm sau ông sơn nhà màu đỏ cho tớ”.
         Nhớ hồi năm 14 cũng tới đây, đang trưa đói bụng, nhờ thổ địa MC giới thiệu quán ăn, ai nhờ anh chàng đi tay trong với chủ quán chém đẹp, thức ăn thì dở ẹt ăn không nổi đìa thứ hai. Năm nay kinh nghiệm nhờ giang hồ Sỹ Thảo mách bảo, đánh xe ra thẳng Liên Hương rẽ phải vào sâu đáp vào quán Cơm Hải. Đúng giờ cơm trưa nên khách khá đông, phải chờ đợi cho khách ăn xong ra bớt đoàn mình mới có chỗ ngồi. Sỹ Thảo không biết từ đâu đạp xe đạp chạy tới, thì thầm gì đó với cô chủ quán, mình đoán: “bạn của tui đó, chăm sóc tốt vào”, rồi biến mất. Khác với lời thì thầm của MC, hôm nay cơm-canh-thịt-cá-trứng, giá cả lại phải chăng, ai cũng khen ngon quá. Chắc chắn năm 16 lại ghé thăm cô chủ quán và không  quên  giới  thiệu  “bạn của Sỹ Thảo”.
    Ai nấy đều no không say, xe lại bắt đầu lăn bánh. Đường dài hun hút, tiếng ngáy của Phi Ánh bắt đầu vang lên ru nhiều người vào giấc ngủ trưa. Khoảng hơn 1 giờ chiều xe đến Cà Đú. Không hiểu sao trong chuyến này, đây là lần thứ 3 xe vượt đèn đỏ, báo hại tài xế phải bỏ số dze để đáp vào sân bãi nhà Nguyễn Đặng. Tại đây ngoài chủ nhà và anh em Cà Đú còn có Đỗ Hữu và anh em Lagi đi theo xe của Lê Bá Chung và va Công Phương ở Sông Mỹ cũng đánh xe xuống từ sáng.
    Sau khi chào hỏi chủ nhà và khách vãng lai, anh em rủ nhau qua nhà anh Tuân hỏi thăm sức khỏe, biếu ít trái cây và tặng bao lì xì tình nghĩa. Chụp chung tấm hình kỉ niệm rồi chuẩn bị tiếp tục lên đường. Hẹn trưa Chúa Nhật hàn huyên.
    Anh Đình Hội thay Phương (vì long thể bất an) lái chiếc 7 chỗ của Phương đi Cam Ranh đi trước để rước Thầy Nguyễn Tấn Tính (Exf., USA) cùng nhập đoàn. Thật ra anh Tính nguyên là thành viên của nhóm Long Khánh trong thời kì sơ khai (thập niên 80), lúc đó nhóm lão thành gồm có: Anh Tính, anh Đỗ Bình, anh Thụy, anh Tôn (Rip), anh Hùng (Rip), anh Bảy Đập, Anh Joachim Ba, Trần Toàn, Tấn Long(Bông) và hậu bối như Đặng Trường, Phi Hải, Ngọc Ẩn, Đình Chí, Duy Thọ, Phạm Hưng, Văn Phi (Rip), Ngọc Anh(Rip), Quang Thành, Sâm Gù, Thành Suy(Lũy), Phan Lại, Văn Phương, Tuy là thời buổi khó khăn, hoàn cảnh kinh tế, chính trị không ổn đỉnh, nhưng sinh hoạt của nhóm lúc đó thật là tốt, tình nghĩa huynh đệ thật mặn nồng. Tôi nhớ mãi câu nói của anh Tính lúc đó khi anh em có vẻ đố kị và không muốn sinh hoạt chung với một người anh em đặc biệt có tính lừa đảo kể cả các đồng chí của mình, anh nói: “chính người anh em như thế mới cần đỡ nâng để tự hoán cải, con chiên ghẻ mới cần thuốc thang”.
    Đến Hòa Nghĩa vào chào hỏi Chủ nhà “Lỗ Trí Thâm” và Khánh Phước để báo tin đoàn Taru LK-VĐ đã nhập cư Hòa Nghĩa. Vì còn sớm và khí trời oai bức nên rủ nhau ra bãi biển Bãi Dài hưởng chút gió biển miền Trung. Anh Tính ửng hộ 2 thùng Tiger, anh em mua thêm tí mồi để nhâm nhi khi nói chuyện. Lác sau xe của Phạm Hưng cũng đến. Biển rộng trời cao người đông bãi tắm đẹp, nhưng chỉ có ba cháu nhỏ của Phạm Hưng tắm biển mà thôi.
    Hơn 5 giờ chiều, anh em lên xe trở vế nhà Thâm dùng bửa cơm chiều. Khá khen cho mấy mẹ con (con trai) của “Lỗ Trí Thâm”, mà mình nhớ Lỗ Trí Thâm là nhà sư xơi thịt chó, mang xâu chuỗi dài và cây xà mâu tổ bố, vậy vợ con ở đâu ra mà đùm đề thế! Chỉ có mấy tiếng đồng hồ, lúc đoàn ra chưa đi chợ mà khi đoàn đi biển về thì mọi sự đã xong xuôi, cơm canh thịt cá cho trên 40 người đã sẵn sàng dọn lên đánh chén. Vì mới đi biển về, bụng đói, trên môi còn hương vị mằn mặn của hơi nước biển, nên một dãy bàn dài (không có chân) xếp đầy thức ăn, chỉ một thoáng (gần 1 tiếng) là hết sạch. Khách no nê, chủ cũng thỏa lòng.
    Trước lúc lên đường mình và Kim Khánh mời vợ chồng Thâm và Khánh Phước đến để nói lời cảm ơn và xin gởi chi phí ẩm thực, nhưng vợ chồng Thâm và Khánh Phước không nhận và nói ủng hộ anh em là phúc lớn, cứ tưởng anh em ở lại để “chung vui đêm này cho trọn tình đệ huynh”, vì hiểu VỀ NHÀ MẸ mới là chuyện lớn, nên Thâm và Phước không mời mọc thêm và để anh em tiếp tục lên đường. Một lần nữa chúng tôi xin cám ơn gia đình hai bạn Trịnh Thâm và Khánh Phước.
    Giã từ Hòa Nghĩa, chúng tôi rời đường quốc lộ trở lại đường biển đi về Nha Trang. Qua khỏi cầu Bình Tân, Minh Chuối ngồi trước không để ý nhìn đường nên để xe lọt vào mê cung của khu quân sự Mỹ ngày xưa, quần tới quần lui mãi mới tìm được con đường Võ Thị Sáu. Vào cổngDòng, chúng tôi cho xe chạy vào khu vực tập viện cũ. Dừng xe, trước tiên vào tìm một nơi thuận tiện nhất cho các phu nhân yên nghỉ. Có rồi, phòng giữa có 5 giường đôi chưa có ai ở, thế là các vị vào đây và ưu tiên chọn tầng trệt, không ai muốn lên lầu. Trở ra rảo khắp khu vực này nhận thấy năm nay anh em về sớm đông hơn. Sô Lớn Quảng Nam, Lê Lợi, Cự Anh Bình Định, Đức Tiến Tuy Hòa và một số anh em khác nữa. Trở lại sân trước thấy Cha Kim Thanh bước tới chào hỏi anh em, Cha nói chuyện cởi mở và cho biết năm nay thay vì nói 3G Cha sẽ nói 3Đ. Có lẻ Cha muốn hỏi: tụi bay ĐI ĐÂU ĐÓ.








    Không có nhận xét nào: