Trở lại Thành Sơn ( Hồi ký -Thầy Peter Hoàng )
gửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 3 Tháng 8 11, 2009 8:07 pm
TRỞ LẠI THÀNH SƠN
Tôi trở lại họp đoàn với nhóm anh em đông đảo xứ Gia Hựu, tôi vẫn cư ngụ tại Thành Sơn dưới chế độ vài giáo dân nuôi dưỡng với các cô bé mang cà mèn ba bữa ăn đến nhà thầy.
Tình hình Liên khu V bấy giờ sôi động hơn vì chiến tranh. Việt Minh đã có hậu thuẫn mạnh từ khi Mao Trạch Đông làm chủ lục địa Trung Hoa và các đảng phài ái quốc khác đã bị đảng Cộng sản giết hại, cho nên họ rất mạnh thế để thi hành chính sách đấu tranh giai cấp, bách hại tôn giáo. Gia Hựu nằm gần ven biển thường phải tản cư nếu có lien quân Pháp-Quốc Gia đổ bộ lên Tam Quan càn quét bắn phá các cơ sở Ủy ban Kháng chiến Việt Minh. Tuy không máy móc thông tin hay hệ thống điện tín, nhưng Việt Minh đã huấn luyện lối truyền tin nhanh chóng bằng tiếng kẻng xà-vẹt (traverse) đường xe lửa tháo rời hay chiếc mõ. Sát bờ biển có trạm canh ngày đêm hể thấy tàu địch ghé gần vào bờ là họ kéo hai chiếc bồ trống lên một khung cao làm hiệu báo động riêng, rồi các trạm canh các thôn xã đánh kiểng xà-vẹt hay mõ dây chuyền để cho người dân phải đi nơi khác tránh né. Các trụ sở hành chánh phải mượn nhà dân mà làm việc, thỉnh thoảng lại dời đi nhà để giữ bí mật tránh bị máy bay oanh tạc. Mọi người dân thành như cánh tay của công an để theo dõi người lạ mặt và tố cáo với hệ thống chằng chịt công an khi có nghi kỵ điều gì, nhất là thành phần trên cao của xã hội, có tiền của hay có chút trí thức và các linh mục, tu sĩ công giáo. Thuế nông nghiệp là một khí cụ để chèn ép đạo công giáo thêm, mặc dù bên ngoài họ tỏ ra rất lịch sự. Anh em tu sĩ ra chỉ mặc áo dòng ở trong nhà thờ và lớp học. Khi ra ngoài đi tìm gặp viên chức làng xã, tuy mặc áo bình dân nhưng dáng điệu cũng khác với người thường, bị dân ngu bọn trẻ được xúi giục theo dõi khuấy phá, cho nên đi tìm được cán bộ vì việc giấy tờ là tốn nhiều thời giờ và rất phiền phức, có thể bị hạch hỏi đủ điều. Các linh mục càng khó khăn hơn vì làm đầu giáo xứ tức là địa chủ giàu có. Ngày xưa các linh mục không có trinh độ văn hóa cao và quen thói phong kiến, cho nên bấy giờ rất sợ Việt Minh, càng rất xa rời thực tế dân tình. Cũng vì thế, Việt Minh lại dùng một số ít người công giáo kém cỏi để phá rối cha sở và xứ đạo.
Tình hình Liên khu V bấy giờ sôi động hơn vì chiến tranh. Việt Minh đã có hậu thuẫn mạnh từ khi Mao Trạch Đông làm chủ lục địa Trung Hoa và các đảng phài ái quốc khác đã bị đảng Cộng sản giết hại, cho nên họ rất mạnh thế để thi hành chính sách đấu tranh giai cấp, bách hại tôn giáo. Gia Hựu nằm gần ven biển thường phải tản cư nếu có lien quân Pháp-Quốc Gia đổ bộ lên Tam Quan càn quét bắn phá các cơ sở Ủy ban Kháng chiến Việt Minh. Tuy không máy móc thông tin hay hệ thống điện tín, nhưng Việt Minh đã huấn luyện lối truyền tin nhanh chóng bằng tiếng kẻng xà-vẹt (traverse) đường xe lửa tháo rời hay chiếc mõ. Sát bờ biển có trạm canh ngày đêm hể thấy tàu địch ghé gần vào bờ là họ kéo hai chiếc bồ trống lên một khung cao làm hiệu báo động riêng, rồi các trạm canh các thôn xã đánh kiểng xà-vẹt hay mõ dây chuyền để cho người dân phải đi nơi khác tránh né. Các trụ sở hành chánh phải mượn nhà dân mà làm việc, thỉnh thoảng lại dời đi nhà để giữ bí mật tránh bị máy bay oanh tạc. Mọi người dân thành như cánh tay của công an để theo dõi người lạ mặt và tố cáo với hệ thống chằng chịt công an khi có nghi kỵ điều gì, nhất là thành phần trên cao của xã hội, có tiền của hay có chút trí thức và các linh mục, tu sĩ công giáo. Thuế nông nghiệp là một khí cụ để chèn ép đạo công giáo thêm, mặc dù bên ngoài họ tỏ ra rất lịch sự. Anh em tu sĩ ra chỉ mặc áo dòng ở trong nhà thờ và lớp học. Khi ra ngoài đi tìm gặp viên chức làng xã, tuy mặc áo bình dân nhưng dáng điệu cũng khác với người thường, bị dân ngu bọn trẻ được xúi giục theo dõi khuấy phá, cho nên đi tìm được cán bộ vì việc giấy tờ là tốn nhiều thời giờ và rất phiền phức, có thể bị hạch hỏi đủ điều. Các linh mục càng khó khăn hơn vì làm đầu giáo xứ tức là địa chủ giàu có. Ngày xưa các linh mục không có trinh độ văn hóa cao và quen thói phong kiến, cho nên bấy giờ rất sợ Việt Minh, càng rất xa rời thực tế dân tình. Cũng vì thế, Việt Minh lại dùng một số ít người công giáo kém cỏi để phá rối cha sở và xứ đạo.
Bồng Sơn bấy giờ là thủ phủ buôn bán tấp nập của tình Bình Định sau khi Qui Nhơn bì tàn phá. Có linh mục T. bị sa ngã và bị Cha chính Đặng Quyền Huy thay mặt giám mục ở Liên Khu V khiển trách, linh mục này cổi áo chùng, sống như thường dân ở ngay đầu cầu xe lửa. Thế là Việt Minh nhân dịp đó nhục mạ đạo Công giáo, mắng chửi các linh mục và tu sĩ. Sự thật thì anh em tu sĩ sống nghèo khó và dạy trong các trường có ảnh hưởng nhiều với người dân, cho nên còn được cán bộ kính nể. Trường tư chỉ còn trường của anh em Giuse điều khiển dạy dỗ, tuy phải theo sát chương trình như trường công, và chính phủ chỉ biết có vị hiệu trưởng nắm quyền hành của trường mặc dù trong giáo xứ, anh em phải hoàn toàn vâng phục linh mục chủ chăn. Có lẽ cũng vì sự kính nể của cán bộ chính phủ có con là học trò các thầy, cho nên bức tường cách ngăn linh mục và anh em thêm rõ rệt. Ngày xưa, việc đối xử thầy tớ trong các giáo xứ đã khiến cho các thầy giảng rời bỏ lý tưởng nhanh chóng hay các đại chủng sinh trong thời gian thực tập ở các giáo xứ rời bỏ ơn gọi rất nhiều. Trong kinh nghiệm quá khứ, anh em tu sĩ Giuse cũng phải gay go với lý tưởng mình vì đức vâng lời theo luật của lời khấn trước những khó khăn này.
Các linh mục triều thuộc địa phận (khác với linh mục Dòng) được đào tạo thay mặt Giáo Hội để điều khiển các xứ đạo, chứ không chấp nhận ba lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời như trong đời sống tận hiến, cho nên không hiểu biết tình trạng tu trì và luật phép nhà tu theo quy định của Giáo hội.
Ở đây tôi cũng muốn bày tỏ đôi trường hợp thương tâm trong quá khứ của vài anh em đã rời bỏ nhà Dòng. Trong tình trạng sinh hoạt khó khăn của anh em, một phần bị gò bó theo lời khấn và luật pháp Dòng, một phần phải ở dưới quyền hành độc đoán của linh mục điều khiển giáo xứ với uy quyền tuyệt đối, nhiều khi anh em phải cắn răng chịu đựng tủi nhục vì đức vâng lời và chiếc áo Dòng, nếp sống đã ê chề, rồi nhìn sang bên cạnh lại thấy có một gia đình khá giả tốt lành với đứa con gái lớn xinh đẹp yêu thương thầy đậm đà, thế là thầy quyết định trở về thế gian sống đời bình thường thì đã sao. Rồi sau đó có tiếng đồn đãi là người tu xuất bỏ ơn gọi, chống Cha phá xứ (vì biết quá nhiều!) là hỏng đời đạo đức, nhưng sự thực anh em tu xuất Dòng Thánh Giuse vẫn còn hiền hơn các cựu chủng sinh đó.
Cha P. là cha sở Gia Hựu không phải là người thông minh hiểu biết tình thế hay lanh lợi để tiếp xúc với cán bộ, thì thấy sự nứt rạn trong giáo xứ xảy ra rõ dần. Có một người giúp các linh mục trước kia lâu đời nay thành mấu chốt đối nghịch với Cha P. ở ngay trong khuôn viên nhà thờ. Ông ta lại có một người con rơi tuổi thanh niên sống ở Thành Sơn, thường về xứ chính họp với người cha khuấy phá Cha xứ. Thế là Việt Minh lợi dụng con bài này. Năm anh em chúng tôi ở vào tình trạng thật hoang mang, nhưng nhờ có anh Jean Marie coi tài sản nhà thờ rất lanh lợi trong việc xử sự ở đời làm bình phong cho linh mục để tiếp xúc với cán bộ, sau khi nghe mắng chửi chỉ cười trừ với cán bộ thôi.
Còn mấy anh em khác chỉ chăm lo việc dạy dỗ và hoạt động trong nhà thờ. Phải công nhận rằng trong thời kỳ đạo bị chèn ép là lúc đa số giáo dân lại có đức tin mạnh, sinh hoạt ở xứ đạo rất tích cực. Và khi giao tiếp với anh em vì con cái họ đi học trong trường và họ mang ơn cũng như nhận thấy nếp sống đơn sơ của người tu hành, dần dần họ cũng nể nang anh em và làm giảm được sự căng thẳng trong giáo xứ.
Ở đây tôi cũng muốn bày tỏ đôi trường hợp thương tâm trong quá khứ của vài anh em đã rời bỏ nhà Dòng. Trong tình trạng sinh hoạt khó khăn của anh em, một phần bị gò bó theo lời khấn và luật pháp Dòng, một phần phải ở dưới quyền hành độc đoán của linh mục điều khiển giáo xứ với uy quyền tuyệt đối, nhiều khi anh em phải cắn răng chịu đựng tủi nhục vì đức vâng lời và chiếc áo Dòng, nếp sống đã ê chề, rồi nhìn sang bên cạnh lại thấy có một gia đình khá giả tốt lành với đứa con gái lớn xinh đẹp yêu thương thầy đậm đà, thế là thầy quyết định trở về thế gian sống đời bình thường thì đã sao. Rồi sau đó có tiếng đồn đãi là người tu xuất bỏ ơn gọi, chống Cha phá xứ (vì biết quá nhiều!) là hỏng đời đạo đức, nhưng sự thực anh em tu xuất Dòng Thánh Giuse vẫn còn hiền hơn các cựu chủng sinh đó.
Cha P. là cha sở Gia Hựu không phải là người thông minh hiểu biết tình thế hay lanh lợi để tiếp xúc với cán bộ, thì thấy sự nứt rạn trong giáo xứ xảy ra rõ dần. Có một người giúp các linh mục trước kia lâu đời nay thành mấu chốt đối nghịch với Cha P. ở ngay trong khuôn viên nhà thờ. Ông ta lại có một người con rơi tuổi thanh niên sống ở Thành Sơn, thường về xứ chính họp với người cha khuấy phá Cha xứ. Thế là Việt Minh lợi dụng con bài này. Năm anh em chúng tôi ở vào tình trạng thật hoang mang, nhưng nhờ có anh Jean Marie coi tài sản nhà thờ rất lanh lợi trong việc xử sự ở đời làm bình phong cho linh mục để tiếp xúc với cán bộ, sau khi nghe mắng chửi chỉ cười trừ với cán bộ thôi.
Còn mấy anh em khác chỉ chăm lo việc dạy dỗ và hoạt động trong nhà thờ. Phải công nhận rằng trong thời kỳ đạo bị chèn ép là lúc đa số giáo dân lại có đức tin mạnh, sinh hoạt ở xứ đạo rất tích cực. Và khi giao tiếp với anh em vì con cái họ đi học trong trường và họ mang ơn cũng như nhận thấy nếp sống đơn sơ của người tu hành, dần dần họ cũng nể nang anh em và làm giảm được sự căng thẳng trong giáo xứ.
Trụ sở của Liên khu V thường luôn thay đổi ở vùng núi hẻo lánh xa chỗ đông dân để dễ bảo mật và an toàn tránh bom đạn địch. Lúc này, trụ sở Liên Khu V đóng ở vùng Đồng Quả và Cha L. người Gò Thị, còn trẻ, thông minh, hoạt bát, từ lâu đã được chọn làm một trong 7 ủy viên cao cấp nhất Liên khu V. Cha đến với tôi, xin được ở chung. Tôi bằng lòng chia nửa phòng. Mỗi người có đời sống và hoạt động hoàn toàn riêng rẽ, không ai phải e dè gì cả. Cha đối xử tốt với tôi như anh em vì Cha biết gia đình cha mẹ tôi. Cha có một người công giáo giúp việc, ở nhà bếp phía sau. Chính phủ cũng cho một cô cán bộ Công giáo trẻ, dễ coi, thường đến gặp Cha trên công sự (họ có dùng mỹ nhân kế chăng?) Sự thật, Việt Minh chỉ chọn Cha vào lãnh đạo cao cấp để lấy lòng người Công giáo, chứ Cha tâm sự riêng với tôi là Cha chỉ được dùng làm cảnh, chứ mọi quyết định họ đã tính xong với nhau rồi mà không có Cha. Nhưng với chức vụ này, Cha vẫn luôn mặc áo chùng linh mục đi khắp mọi nơi trên chiếc xe đạp, hiên ngang bênh vực đạo; nếu có người nào quấy rầy nói xấu Công giáo là Cha xưng danh, dọa bỏ tù làm người đó khiếp ngay.
Có nhiều người Công giáo nghi kỵ Cha chuyện này chuyện nọ, nhưng tôi chứng thực trong nhiều tháng sống bên cạnh Cha, tôi vẫn công nhận Cha là một linh mục tốt lành. Nhiều lúc tôi phải đi xa, Cha sẵn sàng tặng cho một vé xe lửa ngay, và cũng thỉnh thoảng cho tôi một vài đồ vật ngoại hóa nữa. Ngày Chúa nhật, Cha đi làm lễ nơi khác tôi không rõ.
Chỉ một đêm khuya, có người láng giềng đến gõ cửa, khóc lóc, xin Cha đến xức dầu người chồng đã chết vì quá mệt nhọc làm việc ở đồng ruộng xa mới về ngủ say. Đến khuya, gia đình mới hay. Tôi cùng Cha nhanh chóng đến nhà, họ lật ngửa người ấy ra, thì còn hơi ấm, nhưng đã tê cứng, chiếc tay cong dưới đầu giơ ra như làm phép lành cho hai chúng tôi. Cha xức dầu lòng lành cho anh ta.
(Sau Hiệp định Genève, Cha đã đổi tên và đổi sang một địa phận khác miền Hậu Giang.) Trong năm này, nhóm anh em Gia Hựu chúng tôi có đề ra một chương trình hoạt động đạo đức thâm sâu trong giáo xứ, mệnh danh “Thanh thiếu niên cầu nguyện.” hoạt động trong các họ đạo có một người anh em phụ trách: anh Pierre ở xứ chính Gia Hựu, anh Joseph ở họ Xoài (Tam Quan), anh Georges ở Bầu Giêng, anh Christophe ở Thành Sơn. Buổi tối, từng nhóm thanh thiếu niên nam nữ họp nhau học hỏi đạo lý, kiểm điểm lối sống đạo, hằng tuần mỗi người ghi chép vào sổ riêng các việc đạo đức đã làm. Lòng đạo đức giới trẻ trở nên sốt sắng và các bậc phụ huynh cũng hỗ trợ mạnh mẽ. Mỗi tháng, tất cả anh em chúng tôi đến một nơi lựa chọn luân phiên dự một buổi họp long trọng hơn gây thêm hào hứng. Phụ huynh cũng sẵn sàng đãi chúng tôi bữa tiệc nho nhỏ. Chúng tôi rất vui mừng thấy xứ đạo thịnh vượng trong đức tin dù phải chế dộ kềm kẹp quấy nhiễu và người dân phải sống cơ cực nhiều bề. Tôi nhận thức rõ ràng trong thời kháng chiến, giáo dân các xứ đạo sống tốt lành đặc biệt.
Kinh sáng kinh tối vẫn giữ đều đặn ở các nhà thờ nhánh. Nhiều người ở hẻo lánh phải đi bộ 20 cây số để xem lễ Giáng Sinh và Phục Sinh. Tối thứ năm có nơi có người thay phiên chầu Mình Thánh suốt đêm.
Có nhiều người Công giáo nghi kỵ Cha chuyện này chuyện nọ, nhưng tôi chứng thực trong nhiều tháng sống bên cạnh Cha, tôi vẫn công nhận Cha là một linh mục tốt lành. Nhiều lúc tôi phải đi xa, Cha sẵn sàng tặng cho một vé xe lửa ngay, và cũng thỉnh thoảng cho tôi một vài đồ vật ngoại hóa nữa. Ngày Chúa nhật, Cha đi làm lễ nơi khác tôi không rõ.
Chỉ một đêm khuya, có người láng giềng đến gõ cửa, khóc lóc, xin Cha đến xức dầu người chồng đã chết vì quá mệt nhọc làm việc ở đồng ruộng xa mới về ngủ say. Đến khuya, gia đình mới hay. Tôi cùng Cha nhanh chóng đến nhà, họ lật ngửa người ấy ra, thì còn hơi ấm, nhưng đã tê cứng, chiếc tay cong dưới đầu giơ ra như làm phép lành cho hai chúng tôi. Cha xức dầu lòng lành cho anh ta.
(Sau Hiệp định Genève, Cha đã đổi tên và đổi sang một địa phận khác miền Hậu Giang.) Trong năm này, nhóm anh em Gia Hựu chúng tôi có đề ra một chương trình hoạt động đạo đức thâm sâu trong giáo xứ, mệnh danh “Thanh thiếu niên cầu nguyện.” hoạt động trong các họ đạo có một người anh em phụ trách: anh Pierre ở xứ chính Gia Hựu, anh Joseph ở họ Xoài (Tam Quan), anh Georges ở Bầu Giêng, anh Christophe ở Thành Sơn. Buổi tối, từng nhóm thanh thiếu niên nam nữ họp nhau học hỏi đạo lý, kiểm điểm lối sống đạo, hằng tuần mỗi người ghi chép vào sổ riêng các việc đạo đức đã làm. Lòng đạo đức giới trẻ trở nên sốt sắng và các bậc phụ huynh cũng hỗ trợ mạnh mẽ. Mỗi tháng, tất cả anh em chúng tôi đến một nơi lựa chọn luân phiên dự một buổi họp long trọng hơn gây thêm hào hứng. Phụ huynh cũng sẵn sàng đãi chúng tôi bữa tiệc nho nhỏ. Chúng tôi rất vui mừng thấy xứ đạo thịnh vượng trong đức tin dù phải chế dộ kềm kẹp quấy nhiễu và người dân phải sống cơ cực nhiều bề. Tôi nhận thức rõ ràng trong thời kháng chiến, giáo dân các xứ đạo sống tốt lành đặc biệt.
Kinh sáng kinh tối vẫn giữ đều đặn ở các nhà thờ nhánh. Nhiều người ở hẻo lánh phải đi bộ 20 cây số để xem lễ Giáng Sinh và Phục Sinh. Tối thứ năm có nơi có người thay phiên chầu Mình Thánh suốt đêm.
Công việc của anh em xem như trôi chảy tốt đẹp và giáo xứ cũng yên ổn hơn trước, thì thình lình anh em lại đối diện với trường hợp bất ngờ: Cha P. báo tin là giáo xứ không còn có tiền để giữ chúng tôi nữa! Nghe tin như thế, giáo dân rất xôn xao, vì con em không còn chỗ học hành nữa. Xưa nay Gia Hựu là một trong những xứ đạo đông dân công giáo và nhiều ruộng đất để lo lắng cho có nhiều tu sĩ Giuse giúp trong xứ đạo.
Họ không tin là cha xứ có thể quyết định như thế, và muốn tranh đấu giữ chúng tôi lại. Phần anh em chúng tôi không biết làm gì hơn là báo tin về cho Bề trên André để xin chỉ thị. Sau đó chúng tôi sửa soạn khăn gói rời bỏ Gia Hựu trở về nhà Dòng Kim Châu.
Một trường hợp khác tương tự cũng xảy ra ở xứ Hội Đức. Hội Đức nổi tiếng vì trên cổng vào nhà thờ có tháp chuông và chiếc chuông này lớn nhất trong địa phận, tiếng chuông vang động đến Bồng Sơn. Hội Đức không lớn bằng Gia Hựu, nhưng ở trên nổng cao Quốc lộ 1 cách Bồng Sơn 4 cây số cho nên anh em lâu nay thường qua lại và ghé nơi này vì có vài anh em giúp xứ đạo và điều khiển một ngôi trường. Đối với chính phủ, họ chỉ biết có hiệu trưởng để giao dịch hành chánh. Cha xứ Q. rất tốt với anh em vừa được lệnh đổi đi và một Cha khác đến thay. Cha này đã báo cho Cha Q. biết là Cha không giữ các thầy nữa để Cha sắp xếp trước khi bàn giao giáo xứ. Thế là giáo dân chống đối và chính quyền không chấp nhận việc đóng cửa trường trước khi có văn thư quyết định của hiệu trưởng. Anh em ngỡ ngàn ở cửa giữa, chỉ còn trình về với Bề trên để chờ lệnh theo đức vâng lời. Cuối cùng là anh em phải trở về Dòng.
Thế nào hai nhiệm sở lâu đời của anh em Dòng Thánh Giuse từ nay chấm dứt hẳn.
Petre Hoàng
Họ không tin là cha xứ có thể quyết định như thế, và muốn tranh đấu giữ chúng tôi lại. Phần anh em chúng tôi không biết làm gì hơn là báo tin về cho Bề trên André để xin chỉ thị. Sau đó chúng tôi sửa soạn khăn gói rời bỏ Gia Hựu trở về nhà Dòng Kim Châu.
Một trường hợp khác tương tự cũng xảy ra ở xứ Hội Đức. Hội Đức nổi tiếng vì trên cổng vào nhà thờ có tháp chuông và chiếc chuông này lớn nhất trong địa phận, tiếng chuông vang động đến Bồng Sơn. Hội Đức không lớn bằng Gia Hựu, nhưng ở trên nổng cao Quốc lộ 1 cách Bồng Sơn 4 cây số cho nên anh em lâu nay thường qua lại và ghé nơi này vì có vài anh em giúp xứ đạo và điều khiển một ngôi trường. Đối với chính phủ, họ chỉ biết có hiệu trưởng để giao dịch hành chánh. Cha xứ Q. rất tốt với anh em vừa được lệnh đổi đi và một Cha khác đến thay. Cha này đã báo cho Cha Q. biết là Cha không giữ các thầy nữa để Cha sắp xếp trước khi bàn giao giáo xứ. Thế là giáo dân chống đối và chính quyền không chấp nhận việc đóng cửa trường trước khi có văn thư quyết định của hiệu trưởng. Anh em ngỡ ngàn ở cửa giữa, chỉ còn trình về với Bề trên để chờ lệnh theo đức vâng lời. Cuối cùng là anh em phải trở về Dòng.
Thế nào hai nhiệm sở lâu đời của anh em Dòng Thánh Giuse từ nay chấm dứt hẳn.
Petre Hoàng
( Hình minh hoạ lấy từ Google Earth - Tĩnh Bình định )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét