NHẬT KÝ CHUYẾN VIẾNG THĂM ANH EM TN & CÁNH NAM. P.4: nhóm Bà Rịa-VT, Hàm Tân & Tam Phan
gửi bởi Pauldoright vào ngày Thứ 6 Tháng 4 13, 2012 3:44 am
(CÓ THỂ BẤM "">"" ĐỂ MỞ NHẠC VÀ TẮT KHI XEM VIDEO)
Họp mặt Nhóm Bà Rịa Vũng Tàu:
Không đông như nhóm Long Khánh Đồng Nai, nhóm BRVT lại ở xa nhau, 2 năm gần đây, anh Trưởng nhóm Ngô Thắng vì lý do riêng xin tạm nghỉ sinh hoạt, anh Nguyễn Quang Chỉnh vì hoàn cảnh gia đình cũng không thường xuyên họp mặt với anh em. Còn lại Lê Tấn Hùng, Nguyễn Đức Trí (Ba Trí), Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Công Huân (giáo viên) thỉnh thoảng gặp nhau, có khi sinh hoạt với Sài Gòn, có khi Long Khánh, như rắn mất đầu.
Không đông như nhóm Long Khánh Đồng Nai, nhóm BRVT lại ở xa nhau, 2 năm gần đây, anh Trưởng nhóm Ngô Thắng vì lý do riêng xin tạm nghỉ sinh hoạt, anh Nguyễn Quang Chỉnh vì hoàn cảnh gia đình cũng không thường xuyên họp mặt với anh em. Còn lại Lê Tấn Hùng, Nguyễn Đức Trí (Ba Trí), Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Công Huân (giáo viên) thỉnh thoảng gặp nhau, có khi sinh hoạt với Sài Gòn, có khi Long Khánh, như rắn mất đầu.
Tôi còn nhớ, lần đầu tiên tìm thăm kết nối anh em BRVT, tôi không đi với tư cách là đại diện, nhưng với tính cách một người anh. Cũng như trước đây, khi nghe Hùng Quảng Nhiêu ở một nơi xa xôi trên BMT, nhân khi cha Đặc trách Théophile Ngô Hoàn Cầu đi công tác ở Ý, tôi đã rủ Cường cùng làm việc trong Văn Phòng Tông Đồ Thánh Kinh lấy Honda ngược Tây nguyên lặn lội tìm gặp Hùng và mấy anh em trên đó. Sau này tôi liên lạc với Đỗ Hữu và giới thiệu Laurent Hồng lớp tôi với anh em thành lập nhóm BMT + Quảng Nhiêu. Và anh em đã sinh hoạt từ đó cho đến nay. Tôi không muốn một người anh em Cựu tu nào bị lãng quên, trừ khi chính người anh em đó khước từ tiếng mời gọi, dù là chỉ ở Dòng một ngày.
Tôi không nguỵ biện khi động viên anh em nhập đàn khi một số anh em mặc cảm rằng mình vào Dòng chả được bao lâu, lại nữa mình không xứng đáng! Trước mặt Chúa biết ai là không xứng đáng? Nói thật với anh em rằng tôi đã khấn trọn đời, sau biến cố 75, bị tù tội, trở về không biết về đâu. Họ không cho về dòng. Phải ở tạm trú nơi nhà bà chị kiếm đường nuôi sống bản thân. Tôi làm đủ nghề! Sống long bong lêu bêu như người mất quê hương. Đối với tôi, đời sống Cộng đoàn là điểm tựa của đời tu. Tôi mất hết! Xét thấy hoàn cảnh không cho phép, tôi xin giải lời khấn. Và trở về với vai trò của một giáo dân cựu tu. Giáo xứ mời gọi tham gia sinh hoạt, tôi tham gia. Dòng mời gọi tham gia công việc Dòng, tôi sẵn sàng nhận lãnh như một đứa con của Dòng. Tôi không mặc cảm. Một thằng khấn trọn đời xin xuất tu không mặc cảm như tôi, hà cớ gì anh em, với một thời gian sống trong Dòng quá ít, lại mặc cảm. Bởi tôi được sai đi dưới một ơn gọi khác, vào một giai đoạn khác. Và anh em nghe lọt tai mà nhập đàn. Nối dài cánh tay làm việc truyền giáo theo ơn gọi của mình. Tôi cũng thường tâm sự điều này với các lớp Thỉnh sinh Ngôi Lời, học trò của tôi trong gần 10 năm qua. Nhiều khi tôi nghĩ không biết có đúng thần học không – như ý nghĩ của một bậc đàn anh – rằng Thiên Chúa có một Cộng Đồng Ba Ngôi yêu thương nhau như Một; Gia đình Gia thất thánh cũng có 3 người Một ý Một lòng. Vậy thì không chừng đời sống tu trì nếu đã hoạn vì Nước Trời, mà không là Một-Cộng-Đồng-Yêu-Thương nhau thật sự, thì không biết cái gì sẽ xảy ra cho Cộng đoàn đó!?
Cho nên trong chuyến đi này, tôi có tâm sự với cha Đặc trách là bằng mọi cách, chúng ta phải đến với anh em, nhất là những anh em ở những nhóm nhỏ, nơi xa xôi hẻo lánh. Bởi anh em cần được nâng đỡ, cần được sưởi ấm tình huynh đệ sau bao nhiêu năm xa cách, sau bao nhiêu những biến cố thăng trầm của thời sự. Và quả thật, chúng tôi đã làm được việc này khi đọc trong ánh mắt, trong nụ cười, trong niềm vui vỡ oà mà anh em thể hiện khi gặp nhau.
Kỳ, bác tài Giám đốc, là đứa con theo Chúa được 18 năm. Kỳ là một mẫu gương cho chúng tôi suy nghĩ. Trong suốt cuộc hành trình, Kỳ thường hay nói với chúng tôi câu: “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân”. Kỳ luôn nhận ra dấu chỉ của Chúa trong cuộc sống. Nhà Kỳ ở BRVT, nhưng Kỳ làm ăn ở BMT. Định xây cất một Trung tâm lo cho các trẻ em khuyết tật giao cho các Nữ tu Hàn quốc. Trên đường đi BRVT, chúng tôi ghé thăm gia đình Kỳ. Bà xã Kỳ vừa sinh hoạt ở Giáo xứ về. Trông còn trẻ, chẳng khác một nữ tu: “em hiền như ma xơ”. Kỳ có 3 cháu: 2 gái, một trai. Cháu gái lớn Trương Bội Ngọc đang học năm cuối cấp 3. Cháu trai đang học lớp 9 gần nhà. Gái út lớp sáu, hàng ngày ở với ma xơ. Kỳ rất hãnh diện vì mình có cái họ Trương giống cha Bữu Diệp: Trương Quốc Kỳ. Giáo xứ của Kỳ có cái tên hơi lạ: Song Vĩnh. Song Vĩnh đang xây một nhà thờ có lẽ lớn nhất Giáo phận. Chỉ phần móng thôi, đã mất 2 tỷ. Dự trù chi phí hơn 60 tỷ. Cha Hoài An đã phải xiêu lòng khi Kỳ năn nĩ ghé dâng thánh lễ để cầu nguyện cho giáo xứ Kỳ. Kỳ đùa chuyện bà xã Kỳ: nấu cơm Cha, sinh hoạt Dì, ngủ nhà Kỳ!
Khi chúng tôi đến Suối Nghệ thì đường phố đã lên đèn. Hùng và Chiến hẹn chỗ Bùng binh đưa chúng tôi về nhà Hùng. Hơn nửa tiếng sau, anh em tập họp đông đủ: Lê Tấn Hùng, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Công Huân. Ngô Thắng hẹn đến nhưng có lẽ trời tối mắt mũi lèm nhèm không dám đi. Nguyễn Quang Chỉnh khi chiều gặp đi lễ tại nhà thờ Song Vĩnh với người bạn gái mới, cũng hẹn đến nhưng ngại ngùng sao không thấy tới. Bù vào, có vợ chồng Nguyễn Hữu tri và vợ chồng Hoàng Hiệp từ Long Khánh ra. (Hoàng Hiệp và Hữu Tri hôm Long Khánh họp mặt không đi được vì công việc). Có thêm anh em, câu chuyện thêm rôm rả.
BRVT có 6 anh em. Chuyện Ngô Thắng và Nguyễn Hữu Chỉnh nghỉ sinh hoạt là câu chuyện dài. Bằng nhiều lần và nhiều cách, anh em Sài Gòn và cha Đặc trách đã đến thăm và động viên tận nơi, nhưng không kết quả. Ngô Thắng thì thích Viễn Du (bút hiệu). Cha Hoài An đã có lần nói đùa: “Đã Thắng rồi mà còn mãi Viển Du!” Còn Hữu Chỉnh thì nói với Diệp: “Anh đi đường anh, em đường em – Tình nghĩa đôi ta đã lấm lem…” Phải chăng Thiên Chúa trao ban cho chúng ta sự “Tự do” để tự trách nhiệm lấy cuộc đời của mình?
Cũng vẫn nội dung sinh hoạt như các nhóm. Cha Đặc trách giải trình CTBL. Anh Đại diện BĐH nhấn mạnh vào một vài điểm chính trong Nội qui. Ở các nhóm nhỏ, anh em thường dễ thông qua xem như là anh em đặt hoàn toàn tin tưởng vào Cha Đặc trách và BĐH. Tôi nghĩ là anh em phải thay đổi lại cách tư duy này. Cha Đặc trách và BĐH cũng chỉ là những người đại diện cho anh em. Rất cần sự góp ý của anh em trong tinh thần xây dựng để Hội chúng ta ngày càng phát triển và trưởng thành.
Tội nghiệp chị Hùng một mình rối rít chuẩn bị bữa tối tiếp đón phái đoàn. Anh chị em ngồi chen nhau chung quanh một bàn tròn ấm cúng. Chả mấy thuở được cha Đặc trách và phái đoàn đi đến thăm một nơi heo hút. Anh chị Hùng cũng thuộc hàng miêu duệ Abraham. Chưa đông con nhiều cháu như sao trời cát biển, nhưng hy vọng một ngày không xa sẽ bắt kịp đàn anh Vincent Ngân Canada đấy! Tiếc là ở VN không có chế độ “có thưởng” tăng bậc như ở Canada, nên chi trời sinh voi mà không sinh cỏ!
Giã từ anh chị Hùng và anh em, chúng tôi đi ngược về nhà Ba Trí và qua đêm tại đây. Từ Nha Trang vào, chúng ta có thể rẽ ngã ba Tân Phong xuống Vũng Tàu (đường ngoài) ghé Quán Ba Trí dễ dàng. Gia đình anh chị Trí-Huệ cũng giống gia đình Hùng Quảng Nhiêu, có “ngũ long công chúa”. Nhưng nhà Hùng có được 3 Soeurs. Gia đình Ba Trí chưa ai bắt rễ. Tôi đang thắc mắc tại sao anh em nội ngoại chúng ta lâu nay không phát triển cái dịch vụ giao lưu mai mối này mà cứ đi tìm ở đâu đâu cho nó mệt xác!? Ba Trí gần đây bán bớt đất để xây lại nhà cửa và quán xá tươm tất để dễ bắt khách. Bảo đảm với anh em là đến nhà Ba Trí chỉ sợ no chứ không sợ đói. Vợ chồng Ba Trí lúc nào cũng niềm nở, tự nhiên và hiếu khách. Bằng chứng là mới vui vẻ tại nhà anh chị Hùng xong, vừa đến nơi, vợ chồng Ba trí đã sẵn sàng chuẩn bị để anh em đánh chén tiếp. Vợ chồng Ba Trí ơi! Năn nỉ để từ từ. Sức người có hạn! Để sức khoẻ phục hồi từ từ mình chơi tiếp!
Thế là sau khi “tẩy trần”, chúng tôi lại tiếp tục chơi. Vừa lúc vợ chồng Hữu Tri và vợ chồng Hoàng Hiệp cũng vừa đến. Chúng tôi nhập cuộc. (Quên kể anh em nghe, sau khi bà xã Hoàng Hiệp bị tai nạn điện giật chết tại Vỏ Đắc một thời gian dài, Hoàng Hiệp đã bước đi bước nữa và dường như bây giờ về ở Long Khánh với vợ.) Thôi, đâu cũng là quê hương! Nhưng cái quê hương của Nguyễn Hữu Chỉnh chọn hiện tại sao nó “syncope” quá! Nguyễn Đình Huân nên coi lại Giáo luật mà quyết liệt trong cái vụ này!
Về khuya, phòng rộng, nhưng hai cặp vợ chồng Hữu Tri và Hoàng Hiệp vẫn đánh xe ra về. Chúng tôi mỗi người tự chọn cho mình một chỗ nằm cho thoải mái. Đêm về. Kim Long khí hậu mát mẻ. Ngày mai, thứ hai (19.3), Bổn mạng Dòng, bổn mạng 3 anh em trong BĐH: Sự, Hùng, Thư và một số anh em trong Hội. Chắc chắn Dòng và anh em sẽ nhớ cầu nguyện cho nhau.
- Thứ hai (19.3.2012): Buổi sáng, Ba Trí thức đậy sớm dọn quán, nhóm lửa và lo cho anh em ăn sáng, uống cà phê. Ba Trí mà ngày xưa ở Thổ Hoàng chúng tôi thường gọi là Út Trí, rất giỏi về việc bếp núc. Chắc là vợ nhờ lắm đây! Út Trí cũng ở tù tại nhà tù BMT 5 tháng như chúng tôi. Vợ chồng Út Trí có cái đam mê là cá độ bóng đá. Bây giờ chắc lo làm ăn bỏ nghề nguy hiểm này rồi! Lại còn phải lo cho tương lai “ngũ long công chúa” nữa.
- 9g00: Chúng tôi từ giã anh chị Ba Trí và lên đường. Các tuyến đường BRVT tương đối tốt. Đặng Trường nhắc chúng tôi ghé thăm người anh cả Long Khánh: Huỳnh Tấn Long (tức anh Bông, lớp với cha Simon Nghi). Ngày còn khoẻ, anh Bông thường ghé về Dòng sinh hoạt ngày Truyền thống với anh em. Anh Bông rất thương mến 2 cha Clément và Simon. Chỗ anh Bông ở thuộc xã Bảo Bình, sâu hút trong thôn xa hơi khó tìm. Nhưng rồi nhờ sự hướng dẫn của Đặng Trường và bà con lối xóm, chúng tôi cũng tìm ra. Cha Đặc trách và BĐH ghé thăm là một bất ngờ lý thú và cảm động đối với anh chị. Nhà chỉ còn hai vợ chồng già. Chắc anh chị sống nhờ vào sự trợ giúp của đứa con gái đang dạy Anh văn.
-10g30: Bùi ngùi từ giã anh chị, Đặng Trường hướng dẫn chúng tôi ngược về ngã ba Ông Đồn ghé thăm Phạm Văn Hưng (lớp Số Lớn). Thoạt mới nhìn Hưng, không ai có thể tưởng tượng Hưng là Giám đốc của một cơ ngơi đồ sộ và bề thế! Hưng đơn giản, bình dân, dễ tiếp cận và chân tình. Hưng có hai cơ sở Yamaha làm ăn chung với Nhật. Hưng nói lớn thuyền lớn sóng. Định mở thêm một cơ sở nữa cho thằng con thứ ba, nhưng tình hình kinh tế thế giới và VN bất ổn, nên phải dừng lại chờ thời. Uống với Hưng mấy tách trà, phì phà vài điếu thuốc, rồi chia tay, hẹn gặp nhau ngày Truyền thống. Tạm biệt Đặng Trường tại ngã ba Ông Đồn. Trường còn phải dạy học chiều nay. Cám ơn người anh em đã có ơn Chúa Thánh Thần dẫn dắt tới con đường…“cứu độ”. Trên cuộc hành trình thi hành sứ mạng, có nhiều cái bất ngờ dễ thương. Người Samaritanô khi vực người anh em Do thái bị đánh dở sống dở chết về quán bên đường để nhờ cứu chữa - không cần nghĩ là trước đó đã có một ông chánh tế và một ông phó tế đồng đạo giã lơ – về sờ lại thấy cái ví của mình sạch nhẵn tiền, nhưng tâm hồn rất mực bình an và vui sướng. Không biết cha Đặc trách của chúng ta có nhớ sờ lại cái ví của mình không?
- 11g30: Từ ngã ba Ông Đồn, xe chạy theo quốc lộ chừng 7 km, nhìn về phía tay phải, có ngôi chùa Quảng Long. Đối diện với chùa, đi vào khoảng 15 mét bên phải là nhà Ông Bà cụ Hoa, thân mẫu của Lão Đa Ưu Đỗ Văn Bình. Chúng tôi vào sân. Có cây xoài bên tường đã lủng lẳng mấy chùm trái. Ông Bà và hai ông rễ vui mừng chào đón chúng tôi. Đang khi ngồi uống nước và thăm hỏi sức khoẻ Ông Bà, tôi thấy Lão Đa Ưu giồng Ông cụ rặc khuôn. Chỉ có điều Ông cụ tuổi già hơi ốm. Có lẽ nhờ vậy mà thọ lâu. Năm nay Ông cụ đã 97 tuổi. Bà nhỏ hơn Ông 3 tuổi. Ông còn rất khoẻ. Có thể vật tay với cha Đặc trách và múa võ cho chúng tôi xem. Ông cụ còn sáng suốt và minh mẫn lắm! Cứ cái đà này, Ông cụ có thể sống ngoài 100 tuổi. Nói theo kiểu Cựu Ước, thì Ông Bà thuộc thành phần được Chúa chúc phúc, được thấy con cháu đến ba bốn đời.- 12g00: Chúng tôi định ghé thăm Ông Bà rồi đi thẳng Hàm Tân. Nhưng Lão Đa Ưu theo dõi từng tuyến đường chúng tôi đi. Mục đích cũng đế chia sẻ và động viên tinh thần anh em chúng tôi. Lão Đa Ưu biết đường xuống Hàm Tân không xa xôi chi lắm, nên đã báo cho người nhà chuẩn bị bữa trưa sẵn sàng. Chúng tôi sang nhà chị Sáu (em gái Đỗ Bình) bên kia đường. Ông cùng sang với chúng tôi. Bà hơi yếu nên nằm nhà thông công. Chúng tôi được đãi món mì Quảng đúng điệu! Ông ăn không nhiều. Giữa bữa, Bình gọi về nói chuyện. Bình gọi cụ là cha. Nghe hai cha con nói chuyện, mới thấy Ông cụ còn rất sáng suốt. Bình nhắc tới cái ví tiền Ông cụ cài sau túi quần, Ông cụ nói hết tiền mua gạo! Bình nhắc đùa Ông cụ móc ví ra lì xì cho cha Đặc trách, Ông cụ nói xà quần một chặp trớt quớt. Tương tự kiểu nói của đặc phái viên Đỗ Hữu khi nâng ly lên rồi để xuống, để xuống rồi nâng lên, ly rượu vẫn còn y nguyên! Cười muốn vỡ bụng! Ông anh rễ nói trước đây 2 năm, Ông cụ còn rộng lượng lắm! Gặp nhà chùa, bố thí cho nhà chùa. Gặp nhà Chúa, bố thí cho nhà Chúa. Gặp kẻ khó khăn cơ nhỡ, móc ví ra cho liền. Âu cũng là cái tâm lý của các cụ già! Kiểu này, anh em nên để ý đến cái tuổi trên 90 của Lão Đa Ưu.
- 13g30: Chúng tôi chào và cám ơn anh chị Sáu. Về lại nhà bên cám ơn và chào từ giã Ông Bà cụ. Cha Hoài An đọc vài kinh và ban phép lành cho Ông Bà. Tôi thấy Bà rưng rưng nước mắt bảo chúng tôi ở lại nghỉ trưa. Chúng tôi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm. Biết đâu nhờ những tấm ảnh này mà mai sau trên nước Chúa, Ông Bà dễ nhận ra chúng tôi cho chúng tôi…ăn thêm tô mì Quảng!? Thế là anh em chúng tôi cũng mãn nguyện được ghé thăm Cha Mẹ của người anh em ở phương trời xa mong ước.
Họp mặt Nhóm Lagi, Hàm Tân:
BÀI VIẾT: Tám Sự
HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:Việt Hùng, Đỗ Hữu
MỜI ĐỌC NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM::
+ TUYẾN BẮC:
- PHẦN 1 NHÓM VAN NINH và TUY HÒA
- PHẦN 2 NHÓM QUI NHƠN, ĐÀ NẴNG VÀ PLEIKU-KONTUM
+ TUYẾN NAM.
- PHẦN 1: LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
- PHẦN 2: Nhóm LâmHà (L.Đồng), Nhóm Longkhánh..
- PHẨN 3: Nhóm SAIGON
- PHẦN 5: Nhóm PHAN RÍ, PHAN RANG
Tôi không nguỵ biện khi động viên anh em nhập đàn khi một số anh em mặc cảm rằng mình vào Dòng chả được bao lâu, lại nữa mình không xứng đáng! Trước mặt Chúa biết ai là không xứng đáng? Nói thật với anh em rằng tôi đã khấn trọn đời, sau biến cố 75, bị tù tội, trở về không biết về đâu. Họ không cho về dòng. Phải ở tạm trú nơi nhà bà chị kiếm đường nuôi sống bản thân. Tôi làm đủ nghề! Sống long bong lêu bêu như người mất quê hương. Đối với tôi, đời sống Cộng đoàn là điểm tựa của đời tu. Tôi mất hết! Xét thấy hoàn cảnh không cho phép, tôi xin giải lời khấn. Và trở về với vai trò của một giáo dân cựu tu. Giáo xứ mời gọi tham gia sinh hoạt, tôi tham gia. Dòng mời gọi tham gia công việc Dòng, tôi sẵn sàng nhận lãnh như một đứa con của Dòng. Tôi không mặc cảm. Một thằng khấn trọn đời xin xuất tu không mặc cảm như tôi, hà cớ gì anh em, với một thời gian sống trong Dòng quá ít, lại mặc cảm. Bởi tôi được sai đi dưới một ơn gọi khác, vào một giai đoạn khác. Và anh em nghe lọt tai mà nhập đàn. Nối dài cánh tay làm việc truyền giáo theo ơn gọi của mình. Tôi cũng thường tâm sự điều này với các lớp Thỉnh sinh Ngôi Lời, học trò của tôi trong gần 10 năm qua. Nhiều khi tôi nghĩ không biết có đúng thần học không – như ý nghĩ của một bậc đàn anh – rằng Thiên Chúa có một Cộng Đồng Ba Ngôi yêu thương nhau như Một; Gia đình Gia thất thánh cũng có 3 người Một ý Một lòng. Vậy thì không chừng đời sống tu trì nếu đã hoạn vì Nước Trời, mà không là Một-Cộng-Đồng-Yêu-Thương nhau thật sự, thì không biết cái gì sẽ xảy ra cho Cộng đoàn đó!?
Cho nên trong chuyến đi này, tôi có tâm sự với cha Đặc trách là bằng mọi cách, chúng ta phải đến với anh em, nhất là những anh em ở những nhóm nhỏ, nơi xa xôi hẻo lánh. Bởi anh em cần được nâng đỡ, cần được sưởi ấm tình huynh đệ sau bao nhiêu năm xa cách, sau bao nhiêu những biến cố thăng trầm của thời sự. Và quả thật, chúng tôi đã làm được việc này khi đọc trong ánh mắt, trong nụ cười, trong niềm vui vỡ oà mà anh em thể hiện khi gặp nhau.
Kỳ, bác tài Giám đốc, là đứa con theo Chúa được 18 năm. Kỳ là một mẫu gương cho chúng tôi suy nghĩ. Trong suốt cuộc hành trình, Kỳ thường hay nói với chúng tôi câu: “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân”. Kỳ luôn nhận ra dấu chỉ của Chúa trong cuộc sống. Nhà Kỳ ở BRVT, nhưng Kỳ làm ăn ở BMT. Định xây cất một Trung tâm lo cho các trẻ em khuyết tật giao cho các Nữ tu Hàn quốc. Trên đường đi BRVT, chúng tôi ghé thăm gia đình Kỳ. Bà xã Kỳ vừa sinh hoạt ở Giáo xứ về. Trông còn trẻ, chẳng khác một nữ tu: “em hiền như ma xơ”. Kỳ có 3 cháu: 2 gái, một trai. Cháu gái lớn Trương Bội Ngọc đang học năm cuối cấp 3. Cháu trai đang học lớp 9 gần nhà. Gái út lớp sáu, hàng ngày ở với ma xơ. Kỳ rất hãnh diện vì mình có cái họ Trương giống cha Bữu Diệp: Trương Quốc Kỳ. Giáo xứ của Kỳ có cái tên hơi lạ: Song Vĩnh. Song Vĩnh đang xây một nhà thờ có lẽ lớn nhất Giáo phận. Chỉ phần móng thôi, đã mất 2 tỷ. Dự trù chi phí hơn 60 tỷ. Cha Hoài An đã phải xiêu lòng khi Kỳ năn nĩ ghé dâng thánh lễ để cầu nguyện cho giáo xứ Kỳ. Kỳ đùa chuyện bà xã Kỳ: nấu cơm Cha, sinh hoạt Dì, ngủ nhà Kỳ!
Khi chúng tôi đến Suối Nghệ thì đường phố đã lên đèn. Hùng và Chiến hẹn chỗ Bùng binh đưa chúng tôi về nhà Hùng. Hơn nửa tiếng sau, anh em tập họp đông đủ: Lê Tấn Hùng, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Công Huân. Ngô Thắng hẹn đến nhưng có lẽ trời tối mắt mũi lèm nhèm không dám đi. Nguyễn Quang Chỉnh khi chiều gặp đi lễ tại nhà thờ Song Vĩnh với người bạn gái mới, cũng hẹn đến nhưng ngại ngùng sao không thấy tới. Bù vào, có vợ chồng Nguyễn Hữu tri và vợ chồng Hoàng Hiệp từ Long Khánh ra. (Hoàng Hiệp và Hữu Tri hôm Long Khánh họp mặt không đi được vì công việc). Có thêm anh em, câu chuyện thêm rôm rả.
BRVT có 6 anh em. Chuyện Ngô Thắng và Nguyễn Hữu Chỉnh nghỉ sinh hoạt là câu chuyện dài. Bằng nhiều lần và nhiều cách, anh em Sài Gòn và cha Đặc trách đã đến thăm và động viên tận nơi, nhưng không kết quả. Ngô Thắng thì thích Viễn Du (bút hiệu). Cha Hoài An đã có lần nói đùa: “Đã Thắng rồi mà còn mãi Viển Du!” Còn Hữu Chỉnh thì nói với Diệp: “Anh đi đường anh, em đường em – Tình nghĩa đôi ta đã lấm lem…” Phải chăng Thiên Chúa trao ban cho chúng ta sự “Tự do” để tự trách nhiệm lấy cuộc đời của mình?
Cũng vẫn nội dung sinh hoạt như các nhóm. Cha Đặc trách giải trình CTBL. Anh Đại diện BĐH nhấn mạnh vào một vài điểm chính trong Nội qui. Ở các nhóm nhỏ, anh em thường dễ thông qua xem như là anh em đặt hoàn toàn tin tưởng vào Cha Đặc trách và BĐH. Tôi nghĩ là anh em phải thay đổi lại cách tư duy này. Cha Đặc trách và BĐH cũng chỉ là những người đại diện cho anh em. Rất cần sự góp ý của anh em trong tinh thần xây dựng để Hội chúng ta ngày càng phát triển và trưởng thành.
Tội nghiệp chị Hùng một mình rối rít chuẩn bị bữa tối tiếp đón phái đoàn. Anh chị em ngồi chen nhau chung quanh một bàn tròn ấm cúng. Chả mấy thuở được cha Đặc trách và phái đoàn đi đến thăm một nơi heo hút. Anh chị Hùng cũng thuộc hàng miêu duệ Abraham. Chưa đông con nhiều cháu như sao trời cát biển, nhưng hy vọng một ngày không xa sẽ bắt kịp đàn anh Vincent Ngân Canada đấy! Tiếc là ở VN không có chế độ “có thưởng” tăng bậc như ở Canada, nên chi trời sinh voi mà không sinh cỏ!
Giã từ anh chị Hùng và anh em, chúng tôi đi ngược về nhà Ba Trí và qua đêm tại đây. Từ Nha Trang vào, chúng ta có thể rẽ ngã ba Tân Phong xuống Vũng Tàu (đường ngoài) ghé Quán Ba Trí dễ dàng. Gia đình anh chị Trí-Huệ cũng giống gia đình Hùng Quảng Nhiêu, có “ngũ long công chúa”. Nhưng nhà Hùng có được 3 Soeurs. Gia đình Ba Trí chưa ai bắt rễ. Tôi đang thắc mắc tại sao anh em nội ngoại chúng ta lâu nay không phát triển cái dịch vụ giao lưu mai mối này mà cứ đi tìm ở đâu đâu cho nó mệt xác!? Ba Trí gần đây bán bớt đất để xây lại nhà cửa và quán xá tươm tất để dễ bắt khách. Bảo đảm với anh em là đến nhà Ba Trí chỉ sợ no chứ không sợ đói. Vợ chồng Ba Trí lúc nào cũng niềm nở, tự nhiên và hiếu khách. Bằng chứng là mới vui vẻ tại nhà anh chị Hùng xong, vừa đến nơi, vợ chồng Ba trí đã sẵn sàng chuẩn bị để anh em đánh chén tiếp. Vợ chồng Ba Trí ơi! Năn nỉ để từ từ. Sức người có hạn! Để sức khoẻ phục hồi từ từ mình chơi tiếp!
Thế là sau khi “tẩy trần”, chúng tôi lại tiếp tục chơi. Vừa lúc vợ chồng Hữu Tri và vợ chồng Hoàng Hiệp cũng vừa đến. Chúng tôi nhập cuộc. (Quên kể anh em nghe, sau khi bà xã Hoàng Hiệp bị tai nạn điện giật chết tại Vỏ Đắc một thời gian dài, Hoàng Hiệp đã bước đi bước nữa và dường như bây giờ về ở Long Khánh với vợ.) Thôi, đâu cũng là quê hương! Nhưng cái quê hương của Nguyễn Hữu Chỉnh chọn hiện tại sao nó “syncope” quá! Nguyễn Đình Huân nên coi lại Giáo luật mà quyết liệt trong cái vụ này!
Về khuya, phòng rộng, nhưng hai cặp vợ chồng Hữu Tri và Hoàng Hiệp vẫn đánh xe ra về. Chúng tôi mỗi người tự chọn cho mình một chỗ nằm cho thoải mái. Đêm về. Kim Long khí hậu mát mẻ. Ngày mai, thứ hai (19.3), Bổn mạng Dòng, bổn mạng 3 anh em trong BĐH: Sự, Hùng, Thư và một số anh em trong Hội. Chắc chắn Dòng và anh em sẽ nhớ cầu nguyện cho nhau.
- Thứ hai (19.3.2012): Buổi sáng, Ba Trí thức đậy sớm dọn quán, nhóm lửa và lo cho anh em ăn sáng, uống cà phê. Ba Trí mà ngày xưa ở Thổ Hoàng chúng tôi thường gọi là Út Trí, rất giỏi về việc bếp núc. Chắc là vợ nhờ lắm đây! Út Trí cũng ở tù tại nhà tù BMT 5 tháng như chúng tôi. Vợ chồng Út Trí có cái đam mê là cá độ bóng đá. Bây giờ chắc lo làm ăn bỏ nghề nguy hiểm này rồi! Lại còn phải lo cho tương lai “ngũ long công chúa” nữa.
- 9g00: Chúng tôi từ giã anh chị Ba Trí và lên đường. Các tuyến đường BRVT tương đối tốt. Đặng Trường nhắc chúng tôi ghé thăm người anh cả Long Khánh: Huỳnh Tấn Long (tức anh Bông, lớp với cha Simon Nghi). Ngày còn khoẻ, anh Bông thường ghé về Dòng sinh hoạt ngày Truyền thống với anh em. Anh Bông rất thương mến 2 cha Clément và Simon. Chỗ anh Bông ở thuộc xã Bảo Bình, sâu hút trong thôn xa hơi khó tìm. Nhưng rồi nhờ sự hướng dẫn của Đặng Trường và bà con lối xóm, chúng tôi cũng tìm ra. Cha Đặc trách và BĐH ghé thăm là một bất ngờ lý thú và cảm động đối với anh chị. Nhà chỉ còn hai vợ chồng già. Chắc anh chị sống nhờ vào sự trợ giúp của đứa con gái đang dạy Anh văn.
-10g30: Bùi ngùi từ giã anh chị, Đặng Trường hướng dẫn chúng tôi ngược về ngã ba Ông Đồn ghé thăm Phạm Văn Hưng (lớp Số Lớn). Thoạt mới nhìn Hưng, không ai có thể tưởng tượng Hưng là Giám đốc của một cơ ngơi đồ sộ và bề thế! Hưng đơn giản, bình dân, dễ tiếp cận và chân tình. Hưng có hai cơ sở Yamaha làm ăn chung với Nhật. Hưng nói lớn thuyền lớn sóng. Định mở thêm một cơ sở nữa cho thằng con thứ ba, nhưng tình hình kinh tế thế giới và VN bất ổn, nên phải dừng lại chờ thời. Uống với Hưng mấy tách trà, phì phà vài điếu thuốc, rồi chia tay, hẹn gặp nhau ngày Truyền thống. Tạm biệt Đặng Trường tại ngã ba Ông Đồn. Trường còn phải dạy học chiều nay. Cám ơn người anh em đã có ơn Chúa Thánh Thần dẫn dắt tới con đường…“cứu độ”. Trên cuộc hành trình thi hành sứ mạng, có nhiều cái bất ngờ dễ thương. Người Samaritanô khi vực người anh em Do thái bị đánh dở sống dở chết về quán bên đường để nhờ cứu chữa - không cần nghĩ là trước đó đã có một ông chánh tế và một ông phó tế đồng đạo giã lơ – về sờ lại thấy cái ví của mình sạch nhẵn tiền, nhưng tâm hồn rất mực bình an và vui sướng. Không biết cha Đặc trách của chúng ta có nhớ sờ lại cái ví của mình không?
- 11g30: Từ ngã ba Ông Đồn, xe chạy theo quốc lộ chừng 7 km, nhìn về phía tay phải, có ngôi chùa Quảng Long. Đối diện với chùa, đi vào khoảng 15 mét bên phải là nhà Ông Bà cụ Hoa, thân mẫu của Lão Đa Ưu Đỗ Văn Bình. Chúng tôi vào sân. Có cây xoài bên tường đã lủng lẳng mấy chùm trái. Ông Bà và hai ông rễ vui mừng chào đón chúng tôi. Đang khi ngồi uống nước và thăm hỏi sức khoẻ Ông Bà, tôi thấy Lão Đa Ưu giồng Ông cụ rặc khuôn. Chỉ có điều Ông cụ tuổi già hơi ốm. Có lẽ nhờ vậy mà thọ lâu. Năm nay Ông cụ đã 97 tuổi. Bà nhỏ hơn Ông 3 tuổi. Ông còn rất khoẻ. Có thể vật tay với cha Đặc trách và múa võ cho chúng tôi xem. Ông cụ còn sáng suốt và minh mẫn lắm! Cứ cái đà này, Ông cụ có thể sống ngoài 100 tuổi. Nói theo kiểu Cựu Ước, thì Ông Bà thuộc thành phần được Chúa chúc phúc, được thấy con cháu đến ba bốn đời.- 12g00: Chúng tôi định ghé thăm Ông Bà rồi đi thẳng Hàm Tân. Nhưng Lão Đa Ưu theo dõi từng tuyến đường chúng tôi đi. Mục đích cũng đế chia sẻ và động viên tinh thần anh em chúng tôi. Lão Đa Ưu biết đường xuống Hàm Tân không xa xôi chi lắm, nên đã báo cho người nhà chuẩn bị bữa trưa sẵn sàng. Chúng tôi sang nhà chị Sáu (em gái Đỗ Bình) bên kia đường. Ông cùng sang với chúng tôi. Bà hơi yếu nên nằm nhà thông công. Chúng tôi được đãi món mì Quảng đúng điệu! Ông ăn không nhiều. Giữa bữa, Bình gọi về nói chuyện. Bình gọi cụ là cha. Nghe hai cha con nói chuyện, mới thấy Ông cụ còn rất sáng suốt. Bình nhắc tới cái ví tiền Ông cụ cài sau túi quần, Ông cụ nói hết tiền mua gạo! Bình nhắc đùa Ông cụ móc ví ra lì xì cho cha Đặc trách, Ông cụ nói xà quần một chặp trớt quớt. Tương tự kiểu nói của đặc phái viên Đỗ Hữu khi nâng ly lên rồi để xuống, để xuống rồi nâng lên, ly rượu vẫn còn y nguyên! Cười muốn vỡ bụng! Ông anh rễ nói trước đây 2 năm, Ông cụ còn rộng lượng lắm! Gặp nhà chùa, bố thí cho nhà chùa. Gặp nhà Chúa, bố thí cho nhà Chúa. Gặp kẻ khó khăn cơ nhỡ, móc ví ra cho liền. Âu cũng là cái tâm lý của các cụ già! Kiểu này, anh em nên để ý đến cái tuổi trên 90 của Lão Đa Ưu.
- 13g30: Chúng tôi chào và cám ơn anh chị Sáu. Về lại nhà bên cám ơn và chào từ giã Ông Bà cụ. Cha Hoài An đọc vài kinh và ban phép lành cho Ông Bà. Tôi thấy Bà rưng rưng nước mắt bảo chúng tôi ở lại nghỉ trưa. Chúng tôi chụp vài tấm ảnh kỷ niệm. Biết đâu nhờ những tấm ảnh này mà mai sau trên nước Chúa, Ông Bà dễ nhận ra chúng tôi cho chúng tôi…ăn thêm tô mì Quảng!? Thế là anh em chúng tôi cũng mãn nguyện được ghé thăm Cha Mẹ của người anh em ở phương trời xa mong ước.
Họp mặt Nhóm Lagi, Hàm Tân:
- Trời hanh nắng. Gió hiu hiu. Con buồn ngủ cám dỗ. Tôi chợp mắt lúc nào không biết. Xe rẽ Hàm Tân hồi nào không hay. Định ghé lại Giáo xứ Thanh Xuân nhưng hãy còn sớm. Lại nghe Hoàng Đức Trọng nói cha xứ đi mừng bổn mạng Đức Cha Giuse chưa về, nên anh em bảo bác tài Kỳ cứ cho xe kỳ, chỗ nào có võng thì dừng lại đu đưa nghỉ ngơi lấy sức. Võng cũng có văn hoá võng. Ở khắp nước VN ta chỗ nào cũng có văn hoá. Khu phố nào cũng là khu văn hoá. Xe dừng, chúng tôi có võng đu đưa rồi! Nhâm nhi ly cà phê đá. Rít vài hơi thuốc. Chợp mắt chưa được bao lâu, nhỏ bán vé số dụ khị mua vé số cầu may. Kỳ tài xế ước mơ trúng số giúp giáo xứ Song Vĩnh xây nhà thờ. Đỗ Hữu ước mơ trúng số xây căn nhà mới tại Hàm Tân nơi quê cha đất tổ. Còn con, thưa Thầy, đi chuyến này về con mất hai đứa học trò học Anh văn khi con đang mất dạy dưới Dòng Thánh. Thầy làm sao thì làm. Thầy tướng nói con sinh 1942, nhâm ngọ, tuổi con ngựa. Về già phúc lộc dư đầy. Nam nhâm, nữ quí! Nhưng con nghĩ: dẫu hàm thiếc bằng vàng cũng không làm cho con ngựa chạy giỏi hơn. Người có hoàn cảnh tốt nhất là tông đồ Giu-đa. Nhưng ông này đã chết nhục nhã và xấu hổ vì vô vọng! Nên con phó mặc cho tình yêu quan phòng của Thầy. Thầy là chốn con tựa nương. Hiện tại con sống cho anh em con.
Đã bắt được liên lạc với Hoàng Đức Trọng. Điểm hẹn là nhà Hồ Sĩ Thảo nằm cạnh chân cầu. Anh em cựu Hàm Tân khá đông, nhưng một số đang ở nước ngoài như: Nguyễn Trung Khâm (Mỹ), Nguyễn Ngọc Thuận (Mỹ), Trần Dũng (Úc), Nguyễn Thanh Hoàn (Úc), Nguyễn Lương (Úc), Nguyễn Đình Dung (Mỹ) Còn lại đang ở Hàm Tân: Nguyễn Văn Tần, Nguyễn Hồng Ngọc, Hồ Sĩ Thảo, Hồ Toàn, Nguyễn Quang Luật, Lê Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Phượng, Lư Trần Anh, Nguyễn Văn Quang. Nhưng anh em gặp nhau chào hỏi qua loa, chứ không sinh hoạt như các nơi. Trước đây cha Đặc trách Théophile Ngô Hoàn Cầu và BĐH có tìm đến thăm anh em, họp mặt ở nhà Trưởng Nguyễn Văn Tần, nhưng có lẽ vì hoàn cảnh đặc thù, nên anh em chưa kết dính được. Hy vọng sau này đàn anh Đỗ Hữu về lại Hàm Tân sẽ nổi lửa hâm nóng tinh thần anh em.
Buổi họp mặt hôm nay có thêm Lư Trần Anh (Gò Đền) vào nuôi tôm và sinh sống trong này. Sau khi anh Sự đại diện BĐH giới thiệu cha Đặc trách Nguyễn Hoài An với anh em và nói qua vài điểm chính trong bản Nội qui Hội cần tu sửa, cha Đặc trách tiếp lời giải trình CTBL để anh em hiểu rõ tường tận vấn đề. Tất cả anh em đều đồng thuận. Anh em bầu chọn lại: Trưởng nhóm Hàm Tân: Nguyễn Văn Tần, Phó nhóm: Nguyễn Hồng Ngọc, Thư ký kiêm thủ quỹ: Hoàng Đức Trọng.
Bữa cơm chiều được vợ chồng Hồ Sĩ Thảo chiêu đãi toàn những món đặc sản biển. Mê nhất món canh chua cá đuối. Tiếc một điều là cái món mì Quảng trên nhà Ông Bà cụ Hoa, thân mẫu của Đỗ Bình, nó còn thương ở lại trong...lòng, nên không cách nào nạp thêm.
Hôm nay lễ thánh quan thầy Giuse. Phải về kịp giờ để cử hành thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Thanh Xuân. Cha xứ Hiền là bậc đàn anh Ba Làng, lại thân quen với cha Hoài An. Anh Hoàng Đức Trọng lại nằm trong ban Hội Đồng Giáo Xứ. Ngài thân thương chào mời. Giới thiệu cha Hoài An Dòng Ngôi Lời về thăm anh em Cựu Giuse, ghé thăm và dâng lễ cầu nguyện cho giáo xứ. Cha Hoài An nhắc nhớ cầu cho Dòng Ngôi Lời có bổn mạng Giuse, cầu cho các Soeurs MTG NhaTrang cũng có bổn mạng Giuse và cầu cho những anh em có bổn mạng Giuse. Xem chừng Giuse hôm nay bớt “điêu tàn” hơn Giuse trong xóm nhỏ ngày xưa!
Chúng tôi được Hoàng Đức Trọng đưa lên lầu nhận phòng. Trọng chào từ giã chúng tôi vì mai chúng tôi đi sớm không gặp. Đỗ Hữu tối nay về thăm Bố già và họp mặt với Hồng Ngọc. Sáng mai chúng tôi sẽ đón Đỗ Hữu nơi điểm hẹn. Tôi và Trần Việt Hùng xuống quán vợ chồng Tần ngồi uống nước tán gẫu. Sợ cha xứ đợi khuya, chúng tôi vội ra về. Giường ai nấy ngủ. Ai ngáy nấy nghe. Bốn rưởi sáng thức dậy, cha xứ tươm tất cho người dọn sẵn tô phở nóng, phô-ma đầu bò, cà phể sữa đặc ông Thọ. Thầy ơi! Con thấy Thầy ngày xưa không bằng chúng con bây giờ. Bất quá cũng chỉ được một Gia-kêu, một Mat-thêu hay gia đình chị em Mat-ta tiếp đón. Môn đệ của Thầy bị mắng vốn “trắc ló” ăn trong ngày Sa-bat! Còn chúng con anh em thương cho ăn không hết. Lạ lùng thay cái tình nghĩa đệ huynh!
- Thứ ba (20.3.2012): Chúng tôi cám ơn chào cha xứ lên đường sớm như dự tính để còn ghé thăm Minh Chuối và về kịp thăm anh em Phan Rang.
Chỗ này xin thưa với anh em, tôi cám ơn đàn em Minh Chuối đã giùm tôi “ký sự” một quảng đường dài từ Phan Rí về Phan Rang rất có duyên mà anh em đã được đọc.
Buổi họp mặt hôm nay có thêm Lư Trần Anh (Gò Đền) vào nuôi tôm và sinh sống trong này. Sau khi anh Sự đại diện BĐH giới thiệu cha Đặc trách Nguyễn Hoài An với anh em và nói qua vài điểm chính trong bản Nội qui Hội cần tu sửa, cha Đặc trách tiếp lời giải trình CTBL để anh em hiểu rõ tường tận vấn đề. Tất cả anh em đều đồng thuận. Anh em bầu chọn lại: Trưởng nhóm Hàm Tân: Nguyễn Văn Tần, Phó nhóm: Nguyễn Hồng Ngọc, Thư ký kiêm thủ quỹ: Hoàng Đức Trọng.
Bữa cơm chiều được vợ chồng Hồ Sĩ Thảo chiêu đãi toàn những món đặc sản biển. Mê nhất món canh chua cá đuối. Tiếc một điều là cái món mì Quảng trên nhà Ông Bà cụ Hoa, thân mẫu của Đỗ Bình, nó còn thương ở lại trong...lòng, nên không cách nào nạp thêm.
Hôm nay lễ thánh quan thầy Giuse. Phải về kịp giờ để cử hành thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Thanh Xuân. Cha xứ Hiền là bậc đàn anh Ba Làng, lại thân quen với cha Hoài An. Anh Hoàng Đức Trọng lại nằm trong ban Hội Đồng Giáo Xứ. Ngài thân thương chào mời. Giới thiệu cha Hoài An Dòng Ngôi Lời về thăm anh em Cựu Giuse, ghé thăm và dâng lễ cầu nguyện cho giáo xứ. Cha Hoài An nhắc nhớ cầu cho Dòng Ngôi Lời có bổn mạng Giuse, cầu cho các Soeurs MTG NhaTrang cũng có bổn mạng Giuse và cầu cho những anh em có bổn mạng Giuse. Xem chừng Giuse hôm nay bớt “điêu tàn” hơn Giuse trong xóm nhỏ ngày xưa!
Chúng tôi được Hoàng Đức Trọng đưa lên lầu nhận phòng. Trọng chào từ giã chúng tôi vì mai chúng tôi đi sớm không gặp. Đỗ Hữu tối nay về thăm Bố già và họp mặt với Hồng Ngọc. Sáng mai chúng tôi sẽ đón Đỗ Hữu nơi điểm hẹn. Tôi và Trần Việt Hùng xuống quán vợ chồng Tần ngồi uống nước tán gẫu. Sợ cha xứ đợi khuya, chúng tôi vội ra về. Giường ai nấy ngủ. Ai ngáy nấy nghe. Bốn rưởi sáng thức dậy, cha xứ tươm tất cho người dọn sẵn tô phở nóng, phô-ma đầu bò, cà phể sữa đặc ông Thọ. Thầy ơi! Con thấy Thầy ngày xưa không bằng chúng con bây giờ. Bất quá cũng chỉ được một Gia-kêu, một Mat-thêu hay gia đình chị em Mat-ta tiếp đón. Môn đệ của Thầy bị mắng vốn “trắc ló” ăn trong ngày Sa-bat! Còn chúng con anh em thương cho ăn không hết. Lạ lùng thay cái tình nghĩa đệ huynh!
- Thứ ba (20.3.2012): Chúng tôi cám ơn chào cha xứ lên đường sớm như dự tính để còn ghé thăm Minh Chuối và về kịp thăm anh em Phan Rang.
Chỗ này xin thưa với anh em, tôi cám ơn đàn em Minh Chuối đã giùm tôi “ký sự” một quảng đường dài từ Phan Rí về Phan Rang rất có duyên mà anh em đã được đọc.
Xin bấm vào đường dẫn dưới đây để đọc lại
CHUYỆN BÊN LỀ CHUYẾN HÀNH TRÌNH MỤC VỤ VỚI ANH EM HỌ PHAN....
CHUYỆN BÊN LỀ CHUYẾN HÀNH TRÌNH MỤC VỤ VỚI ANH EM HỌ PHAN....
Tôi xin ghi lại một chút tình khi về ngang nghĩa trang Cà Đú, nơi có phần mộ của Cha JB. Nhì, Cha Giuse Thái (em Việt Hùng), Cha Simon Minh (em cha Thanh, cháu ruột cha Gérard) và cựu Benoit Điều. Tôi xin dừng xe và cùng nhau đọc cho anh em một kinh tưởng nhớ. Về một “Chút Tình”, tôi viết cho Thái như một người em và một người học trò thân thương, để nhớ khi Thái còn làm Bề trên nhà, mỗi lần anh em cựu có dịp xuống thăm Dòng, Thái luôn nói với anh em rằng anh em cứ coi Dòng như là nhà anh em.
Chút tình
Thái ơi! Anh lại về đây,
Thăm em. Chặp nữa, cuối ngày, anh đi.
Đã đành: tử biệt, sinh ly,
Nhưng trong thương nhớ có gì xót xa!
Khóc em hương khói nhạt nhoà,
Quê hương anh, chính quê nhà em sao?
Bạn bè vừa mới mày tao,
Anh em vừa dứt câu chào thân thương,
Em đi! Đau xót! Đoạn trường!
Xác thân tan nát, thiên hương gãy cành!
Lạ lùng ý nhiệm Cao Xanh,
Chúa thương thế đấy, âu đành phận em.
Đời ta cỏ dại, hoa hèn,
Chút thân bèo bọt đáp đền thiên ân.
Còn đây trong cõi hồng trần
Bao nhiêu yêu dấu lẫy lừng nói thưa…
Thái ơi! Em hiển linh chưa?
Phượng hồng đã nở rất vừa lượng Xuân, (1)
Lộc non nhú nụ thanh tân (2)
Anh em trẩy hội xa gần chung vui…
Nhớ em trong nỗi ngậm ngùi
Thương em ngồi nhắc chuyện đời, chuyện tu.
Còn riêng ai để tương tư,
Có em trong cõi thiên thu gọi về.
Lời kinh vang vọng bốn bề,
Nghe ra như đã cận kề âm dương.
Thắp cho em mấy tuần hương,
Hồn em sáng cõi thiên đường vô ưu…
(Nghĩa trang Cà Đú, tháng chạp 2003)
Thái ơi! Anh lại về đây,
Thăm em. Chặp nữa, cuối ngày, anh đi.
Đã đành: tử biệt, sinh ly,
Nhưng trong thương nhớ có gì xót xa!
Khóc em hương khói nhạt nhoà,
Quê hương anh, chính quê nhà em sao?
Bạn bè vừa mới mày tao,
Anh em vừa dứt câu chào thân thương,
Em đi! Đau xót! Đoạn trường!
Xác thân tan nát, thiên hương gãy cành!
Lạ lùng ý nhiệm Cao Xanh,
Chúa thương thế đấy, âu đành phận em.
Đời ta cỏ dại, hoa hèn,
Chút thân bèo bọt đáp đền thiên ân.
Còn đây trong cõi hồng trần
Bao nhiêu yêu dấu lẫy lừng nói thưa…
Thái ơi! Em hiển linh chưa?
Phượng hồng đã nở rất vừa lượng Xuân, (1)
Lộc non nhú nụ thanh tân (2)
Anh em trẩy hội xa gần chung vui…
Nhớ em trong nỗi ngậm ngùi
Thương em ngồi nhắc chuyện đời, chuyện tu.
Còn riêng ai để tương tư,
Có em trong cõi thiên thu gọi về.
Lời kinh vang vọng bốn bề,
Nghe ra như đã cận kề âm dương.
Thắp cho em mấy tuần hương,
Hồn em sáng cõi thiên đường vô ưu…
(Nghĩa trang Cà Đú, tháng chạp 2003)
(1&2: Lộc bạn thân của Thái. Phượng vợ Lộc, 14 năm lấy nhau đạo ai nấy giữ. Sau cái chết thảm thương của Thái, Phượng đã trở lại đạo.)
- 14g00: Chúng tôi về lại Nha Trang. Kỳ đưa chúng tôi về tận từng nhà. Kỳ và Hữu nghỉ lại nhà cha Hoài An. Ngày mai hai anh em về lại BMT. Tối nay chắc chắn lại có trận mừng bổn mạng Giuse muộn. Tôi phải xuống không phải để mừng bổn mạng mà là để cùng Cha Hoài An cám ơn Kỳ, để “giả ơn cái cối cái chày, đêm khuya khó nhọc có mầy có tao”.
- 14g00: Chúng tôi về lại Nha Trang. Kỳ đưa chúng tôi về tận từng nhà. Kỳ và Hữu nghỉ lại nhà cha Hoài An. Ngày mai hai anh em về lại BMT. Tối nay chắc chắn lại có trận mừng bổn mạng Giuse muộn. Tôi phải xuống không phải để mừng bổn mạng mà là để cùng Cha Hoài An cám ơn Kỳ, để “giả ơn cái cối cái chày, đêm khuya khó nhọc có mầy có tao”.
**MỜI XEM ALBUM
(Để xem album chạy tự động trên trang nầy xin bấm đôi chuột trái - double left mouse- vào biểu tượng Picasa cuối góc phải chương trình, sau đó bấm nút ">" Muốn xem từng hình, bấm dấu "||" sau đó bấm mũi tên tới hoặc lui.)
(Để xem album chạy tự động trên trang nầy xin bấm đôi chuột trái - double left mouse- vào biểu tượng Picasa cuối góc phải chương trình, sau đó bấm nút ">" Muốn xem từng hình, bấm dấu "||" sau đó bấm mũi tên tới hoặc lui.)
BÀI VIẾT: Tám Sự
HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:Việt Hùng, Đỗ Hữu
MỜI ĐỌC NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM::
+ TUYẾN BẮC:
- PHẦN 1 NHÓM VAN NINH và TUY HÒA
- PHẦN 2 NHÓM QUI NHƠN, ĐÀ NẴNG VÀ PLEIKU-KONTUM
+ TUYẾN NAM.
- PHẦN 1: LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
- PHẦN 2: Nhóm LâmHà (L.Đồng), Nhóm Longkhánh..
- PHẨN 3: Nhóm SAIGON
- PHẦN 5: Nhóm PHAN RÍ, PHAN RANG
NEVER TOO OLD TO LEARN
Pauldoright- Bài viết: 1485
- Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 11:52 am
- Đến từ: XHCN
Re: NHẬT KÝ CHUYẾN VIẾNG THĂM ANH EM TN & CÁNH NAM. P.4: nhóm Bà Rịa-VT, Hàm Tân & Tam Phan
gửi bởi laodauu vào ngày Thứ 6 Tháng 4 13, 2012 3:50 pm
CHÂN THÀNH CÁM ƠN
CHA ĐẶC TRÁCH
ANH SỰ - ANH HÙNG - ANH HỮU - ANH KỲ
ĐÃ MANG NIỀM VUI VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG
ĐẾN VỚI CHA MẸ CỦA BÌNH .
XIN CHÚA BAN CHO CHA ĐẶC TRÁCH VÀ QÚY ANH
NHIỀU ÂN SŨNG MÙA PHỤC SINH
QUA NGHĨA TÌNH HUYNH ĐỆ NÀY .
KÍNH MẾN VÀ CÁM ƠN
LAODAUU - ĐỖ VÂN - BÌNH
CHA ĐẶC TRÁCH
ANH SỰ - ANH HÙNG - ANH HỮU - ANH KỲ
ĐÃ MANG NIỀM VUI VÀ TÌNH YÊU THƯƠNG
ĐẾN VỚI CHA MẸ CỦA BÌNH .
XIN CHÚA BAN CHO CHA ĐẶC TRÁCH VÀ QÚY ANH
NHIỀU ÂN SŨNG MÙA PHỤC SINH
QUA NGHĨA TÌNH HUYNH ĐỆ NÀY .
KÍNH MẾN VÀ CÁM ƠN
LAODAUU - ĐỖ VÂN - BÌNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét