NKY CHUYẾN VIẾNG THĂM A/E TN & CÁNH NAM. PHẦN2: Nhóm LâmHà (L.Đồng)&Nhóm Longkhánh..
gửi bởi Pauldoright vào ngày Thứ 5 Tháng 3 29, 2012 6:31 pm
(CÓ THỂ BẤM "">"" ĐỂ MỞ NHẠC VÀ TẮT KHI XEM VIDEO)
- Thứ sáu (16.3.2012): Nhóm Lâm Hà (Lâm Đồng)
Nhóm Long Khánh (Đồng Nai)
- 8g30: Kỳ từ Buôn Mê lên đúng giờ như đã hẹn. Từ giã anh chị Dũng và anh em, chúng tôi lên xe ngược về nhà Quang lấy hành lý trở về ngã ba Hoà Bình đi lại con đường lên Trung Hoà trực chỉ Lâm Đồng.
- 10g30: Chúng tôi ghé thăm Mẹ Giang Sơn. Mẹ Giang Sơn cách Trung Hoà chừng hơn 60 km. Mẹ đứng trên đồi cao thơ mộng, bên phải con đường lên Đa-Lạt. Xe chạy ngoằn ngoèo dốc đứng hiểm trở. Bên dưới hướng Tây-Đông là dòng sông uốn khúc chảy ngang qua đồng lúa xanh rì. Hướng Tây-Nam chập chùng núi đồi, cây cối thưa thớt, người ta chặt phá làm nương rẫy xuôi triền. Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến đi được bình yên. Và mỗi người một niềm riêng tỉ tê với Mẹ. Nhớ ngày xưa khi mang Hài Nhi Giê-su trong lòng , Mẹ đã đon đả lên đường đi thăm người chị họ tận miền E-in Ka-rem. Và Mẹ đã đem Chúa đến viếng thăm nhân loại trước khi hạ sinh. Có lẽ tâm sự của anh em của chúng tôi cũng giống thế. Đây là lần thứ hai tôi đến thăm Mẹ. Tôi không quên cầu nguyện cho tình thương yêu hiệp nhất của anh em nội ngoại chúng ta.
- 11g00: Đoạn đường khởi đi từ Giang Sơn đến ngã rẽ QL27 rất tốt.Con đường có những địa danh rất lạ: cầu Ba Le, cầu Dakheo, hồ Lak. Gần đến ngã rẻ vào địa hạt Lâm Hà, phía trái có một tảng đá to hình con voi nằm phục. Nghe đặc phái viên Đỗ Hữu kể ngày xưa, chỗ hồ Lak (Lak Lac) có nhà nghỉ của bà Nam Phương Hoàng Hậu (vợ của vua Bảo Đại). Định ghé thăm hồ Lak cho biết, trước là có chút kiến thức về một di tích lịch sử, sau là để trút cái nỗi niềm riêng. Nhưng chạy hoài chạy mãi mà không thấy cái hồ “Lắc Lắc” nó ở chỗ mô! Xe chạy chừng nửa tiếng sau, chúng tôi băng qua cầu Krôngnô – Daksal. Chúng tôi vào địa hạt tỉnh Lâm Đồng. Và bắt đầu vào QL27. Con đường ngoằn ngoèo quanh co. Có những đoạn rất xấu. Bác tài chắc sẽ phải vất vả đây! Cuối cùng chúng tôi cũng phải dừng xe nghỉ mệt. Ăn chút bánh Sandwich và miếng phó mát đầu bò anh Sự mang theo. Uống mấy ngụm cà phê chị Hữu còn lại. Rồi mạnh ai nấy trời mây non nước…Tôi nhớ trong giờ dạy Văn cho các em Thỉnh sinh Ngôi Lời (bây giờ đã làm Lm), để “thay đổi bầu không khí”, tôi kể cho các em nghe: có một nhà giáo kia bắt học sinh giải thích câu:
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh (Kiều)
Anh học sinh nọ giải thích rằng: hai chị em vườn Thuý buổi chiều đi hội Đạp Thanh về, tà tà bước lần theo ngọn tiểu khê (dòng suối nhỏ), thấy nao nao dòng nước uốn quanh, bị tác động tâm sinh lý mạnh, nên… mắc tè quá chịu không nỗi, phải tè lên nấm đất bên đường, khiến cho mấy ngọn cỏ bên đường bị tác động hoá học đột xuất, phải dầu dầu nửa vàng nửa xanh! Chắc cố thi hào Nguyễn Du có sống lại, cũng cười trừ: hậu sinh khả uý!
- 13g00: Chúng tôi tới đèo Finôm.
- 13g30: Chúng tôi tới ngã ba Tân Văn, Lâm Hà. Cái tên dường như nối hai từ viết tắc Lâm Đồng và Hà Nội hay Hà Nam Ninh gì đó. Con người ta có thể mất quê hương, nhưng quê hương không thể mất trong lòng. Người anh em Nguyễn Văn Long đón chúng tôi tại ngã ba như đã hẹn. Đúng rồi! Long Gà Tồ. Ngày xưa sống ở Thổ Hoàng, Đức Minh, anh em chúng tôi vẫn gọi nhau thân thương như thế. Long dẫn chúng tôi về nhà.Bà xã Long, chị Minh, đang bận ngoài chợ. Không cần phải giới thiệu, chúng tôi cũng nhận ra Nguyễn Hữu Liên. Nguyễn Hữu Đức thì hơi khắc khổ, phong trần, vừa ốm, vừa đen, nên khó nhận ra. Lại có sự hiện diện của cha Minh CSSR thân quen. Đợi chúng tôi gần 3 tiếng, ai nấy có lẽ đều đói lã. Chúng tôi nhập tiệc, vừa đánh vừa đàm, vừa ăn vừa nói. Tội nghiệp Kỳ tài xế! Anh mệt quá phải nghỉ một chập mới vào bàn ăn. Anh em lâu ngày gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Nhất là cha Đặc trách và BĐH đến thăm anh em ở một nơi xa xôi thế này. Nửa chừng, chị Minh về. Chị vẫn còn nét duyên xưa với má lúm đồng tiền mặc dù đã có đến 7 mặt con. Câu chuyện tình giữa chị và Long Gà Tồ hồi đó tất cả anh em cộng đoàn Thổ Hoàng đều hay biết, nhất là Phạm Hồng…Rồi trong câu chuyện rôm rả, cha Đặc trách gởi gắm 3 anh em lại cho cha Minh CSSR linh hướng. Cha cười OK cái rụp. Và tuyên bố mỗi tháng ít nhất họp mặt một lần! Chúng tôi quyến luyến từ giã nhau. Quả đất tròn hẹn có ngày tái ngộ.
- 15g30: Anh em chúng tôi phải xuống Tabôrê để kịp qua đèo trước khi trời tối. Đến ngã rẽ tâm tình Đà-Lạt – Finôm, chúng tôi trực chỉ thành phố Bảo Lộc. Thành phố vừa mới hưởng một cơn mưa chiều. Trời dịu mát! Hai bên đường chập chùng nối tiếp nhau những nương chè. Thành phố lên đèn!
- 18g30: Chúng tôi dừng xe ghé thăm Mẹ Bảo Lộc. Ôi Mẹ! Mẹ ở khắp nẻo đường chúng con đi.Giờ này chỉ có tinh tú xôn xao, rừng cây xào xạc, dòng suối bạc reo vui. Chỉ tiếc không đủ ánh sáng để chúng con chụp chung với Mẹ một tấm ảnh kỷ niệm chuyến đi! Bùi ngùi từ giã Mẹ. Xin Mẹ đồng hành với chúng con.
- 20g00: Lại lên đường! Chúng tôi ai nấy đã thấm mệt. Đường còn xa! Lợi dụng nhắm mắt để thu ngắn đường dài. Bóng tối và ánh sáng chen nhau không biết đâu là bến bờ phải đến! Cha An từng đoạn, gọi di động cho ]Phạm Hồng để định vị. Tới Định Quán, qua dòng sông La Ngà, rà xe trước cổng nhà máy đường La Ngà, chúng tôi mới biết rằng mình sắp đến nơi. Và Phạm Hồng ra đứng đón, đưa chúng tôi về nhà. Deo gratias! Chắc chắn có một đêm dài bình yên ngon giấc, vì 9 giờ sáng mai, anh em Long Khánh mới họp mặt.
Phạm Hồng hướng dẫn chỗ xe đậu, sau đó đưa chúng tôi đi nhận phòng. Cha Hoài An và tôi phòng trong cùng. Phòng giữa, Kỳ tài xế. Phòng đầu dành cho hai phóng viên Việt Hùng và Đỗ Hữu. Tôi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì không ngờ, với chức danh Trưởng phòng kinh doanh tổ chức Nhà máy đường La Ngà, trong mấy chục năm trời, không vào Đảng, vợ lại bỏ đi, để lại 4 thằng con trai, đứa út mới 3 tuổi, cộng thêm một bà Dì ốm đau, mà Hồng vẫn trụ vững, ở vậy chăm lo thêm hơn một mẫu mít và ba mẫu hai xoài 3 mùa, lo cho 4 đứa ăn học tới nơi tới chốn. Bây giờ lại có một biệt thự khang trang bề thế! Trong bọn tù chúng tôi hồi ấy ở Thổ Hoàng, đậu được 3 Cha: Cha Hoài An, Cha Thanh Noir, Cha Minh (đã mất). Còn lại xuất hết: Thao Đồng Hộ, Hoàng Đức Pleiku, Trọng Hậu Đức Minh, Nguyễn Đức Phan Rang, Phạm Hồng La Ngà (gốc Trà Kiệu Quảng Nam), Ba Trí Bà Rịa Vũng Tàu và tôi, Rémi Sự Nha Trang…Có lẽ trong số này, Phạm Hồng và Hoàng Đức thành đạt và căn bản nhất về mặt làm ăn. Còn mấy cha kia đứa nào cũng ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh…Nói theo kiểu người đời là Chúa phạt! Phải chi Đỗ Lý còn sống, anh chàng ta sẽ luận về cái sự “Chúa phạt” cười vãi đái! Riêng tôi hơi giống cụ Tú Xương nhà ta ngày xưa: “Nhà trống… một gian: một thầy, một cô, một chó cái…Gần 10 năm dạy môn Ngữ Văn cho Thỉnh Sinh dưới Dòng, tôi nhớ niên học 2009-2010 và niên học 2010-2011, tất cả học sinh của tôi đều đỗ môn Văn 100%.Cha Bề trên Nhà Chính Thái Bá Đại sau đó có nói với tôi năm tới nhờ chú Sự tiếp tục dạy giùm các em. Bẳng đi gần sáu tháng nghỉ hè không lương (thói quen của Dòng, vì có dạy đâu mà ăn lương), cha Phó Bề trên Nguyễn Trọng Hiếu cho tôi biết năm nay Ban Đào Tạo mới có quyết định cho các Thầy Cô cũ nghỉ dạy và có đôi lời cám ơn xã giao tôi. Tôi có nói với Ngài rất tiếc là Dòng đã không thông báo cho tôi biết sớm để tôi sắp xếp công việc. Sau đó không lâu tôi bị “stroke”. Tôi nhận ra thánh ý Chúa sắp đặt cho tôi một công việc mới: công việc nghỉ ngơi để có thì giờ chăm lo việc Giáo xứ và hôm nay còn có thời gian thăm viếng anh em.
Buổi tối gặp Hồng, anh em chúng tôi mặc sức mà tâm sự. Chị Sáu con bà cô của Hồng và Hồng chuẩn bị chu đáo bữa “agape” ngoài sân cho mát. Tôi biết tình cảm của Hồng rất sâu nặng đối với anh em chúng tôi, nhất là những thằng ở tù. Hồng biết mấy bữa rày chúng tôi ăn thịt chắc ngán, nên Hồng dọn món gõi cá và món cá nướng đặc sản của con Sông La Ngà cho chúng tôi nhắm nháp. Hồng bảo chúng tôi cứ uống đi. Vài bữa nữa Hồng về hưu không còn ai cho rượu nữa mà uống.Thật sự chúng tôi thèm húp một miếng cháo để ngủ cho nhẹ bụng, thì Hồng đẫ chuẩn bị cháo “cu”.Cái món cháo “cu” này đàn em Minh Chuối Phan Rí đã nói rồi, tôi không dám kể lể nữa. Chỉ nhắc chút chuyện cho vui. Hồi tôi còn dạy Đặng Đức Tuấn Tuy Hoà, nhân lễ Các Bà Mẹ Công Giáo, bữa tiệc trưa được tổ chức tại trường Tiểu học Đặng Đức Tuấn, có các Bà, các Xơ, các Sư Huynh và cả Cha xứ Tô Đình Sơn cũng tham dự. Giữa tiệc, Cha Tô Đình Sơn thọc hai tay túi áo chùng thâm kéo ngược, đi lên đi xuống. Ngài cười hề hề chỉ vào các bà Xơ tuyên bố: các Xơ mà cũng biết ăn “cu”. Rồi Ngài tiếp tục cười hề hề. Dĩ nhiên là hôm ấy các Xơ đều đỏ mặt. Thầy Cung Giũ Nguyên của chúng tôi lúc còn sống có lần cũng đã nói: chúng ta ăn thịt chó, không có nghĩa chúng ta là chó! Nguyễn Đức hẳn nhớ rõ câu này.
Thứ bảy (17.3.2012): Long Khánh + Sài Gòn
Buổi sáng thanh bình. Chúng tôi thức giấc muộn. Hồng pha cà phê sẵn để anh em chúng tôi nhâm nhi. Rồi đưa chúng tôi ra lộ ăn sáng. Sau đó Hồng dẫn đi xem vườn xoài 3 mùa của Hồng rộng 3 mẫu hai. Thấy mà mê! Những chùm xoài lủng lẳng. Sau khi ở tù về, Hồng mua 3 mẫu hai đất chỉ với giá 1.500.000đ (một triệu rưỡi). Và chăm chỉ làm ăn. Mỗi mùa thu cả mít lẫn xoài có tới trăm triệu. Tôi hiểu ra vì đâu mà Hồng nuôi được 4 cháu ăn học tới nơi tới chốn..
- 10g00: Địa bàn anh em quanh vùng Long Khánh rất rộng. Cho nên việc qui tụ được đông đủ anh em cũng thật sự khó khăn. Tội nghiệp người anh em Cosma Đặng Trường phải gian nan vất vả! Có sự hy sinh nào không có giọt mồ hôi và đôi lúc đắng cay phải không Đặng Trường? Rất vui là hôm nay có mặt gần đầy đủ anh em Vỏ Đắc. Tính ra anh em vùng Long Khánh Đồng Nai và Vỏ Đắc có tới 30 người. Hôm nay có mặt:
. Vỏ Đắc: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đệ (Lệ), Phạm Chín (em Phạm Cúc), Nguyễn Siêu (Sửu).
. Long khánh: Joachim Trần Ba, Đặng Trường, Huỳnh Phi Hải, Đào Duy Thọ, Phan Lại, Lê Phi Ánh, Trần Kim Khánh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Tấn Minh (Dũng và Minh là em Nguyễn Tấn Công), Trần Dư Thế (lớp Cha Hoài An).Còn phân nửa vắng mặt vì nhiều lý do. Có thể Benjamin Tư ngày mai sẽ họp mặt với nhóm Sài Gòn. Và vài anh em sẽ họp mặt với nhóm BRVT. Justin Đỗ Thành Thà kẹt đi đám cưới.
Nội dung buổi họp xoay quanh 2 vấn đề: CTBL và việc đóng góp. Sau đây là một số ý kiến của anh em:
- Trường: CTBL trích ra một phần để lo cho Ân sư cách cụ thể là một điều đáng khuyến khích. Việc chia 50/50 sau khi đã được cha Đặc trách giải trình, anh em đã thông suốt và đồng thuận là cứ tiến hành như hiện tại. Anh em sẽ chú tâm tham gia CTBL tích cực hơn.
- Joachim: Lâu nay ít đi họp vì thấy anh em đóng góp mà điều kiện của mình không đáp ứng được nên e ngại.
- Thọ: Đúng là vì lý do tiền mà anh em mặc cảm không đi họp.
- Hồng & Khánh: Đã gọi là anh em, thì nên tránh bớt mặc cảm. Anh em kẻ nghèo có thể đóng ít hơn, người làm ăn khấm khá có thể góp nhiều hơn để khích lệ nâng đỡ nhau, như vậy hội của chúng ta mới tồn tại được. (Tiếc là hôm nay không có mặt Phạm Văn Hưng. Nghe Đặng Trường nói nhóm Long Khánh được nhiều sự giúp đỡ và yểm trợ của Hưng).
Tóm lại: anh em Liên Nhóm Long Khánh + Vỏ Đắc đồng ý đóng Quỹ địa phương 200.000đ/năm và 100.000đ/ người cho ngày Truyền thống.
Anh em chọn ngày họp mặt Liên Nhóm Long Khánh + Vỏ Đắc nhằm:Chúa nhật thứ Năm Mùa Chay hàng năm. Cha Đặc trách hứa với tất cả các nhóm là Ngài sẽ hiện diện với anh em nếu không có gì trắc trở về mục vụ giáo xứ và công việc Dòng. Anh Trưởng Cosma Đặng Trường có đôi lời cám ơn cha Đặc Trách và BĐH. Buổi họp mặt kết thúc tốt đẹp trong niềm phấn khới hân hoan.
- 12g00: Chúng tôi nhập tiệc. Lại có món lòng lợn xào mà nhậu với bia ướp lạnh thì quá tuyệt! Chỉ tiếc là mình bị “tường đè” nên chơi món nào cũng lửng lửng. Thích nhất món cá đặc sản của La Ngà. Mình quên mất tên. Hy vọng lần sau vào thăm lại Hồng nhé!
- 13g00:Niềm vui bất tận nhưng đành chia tay. Phải chụp vài tấm ảnh kỷ niệm. Hai ba bốn máy ảnh thi nhau bấm lắc cắc, lắc cắc. Hai phóng viên Việt Hùng & Đỗ Hữu cũng chạy ra chạy vào lấy ảnh để có mà đưa lên mạng.
- 14g30:Chúng tôi cám ơn và từ giả chị Sáu, cháu trai trưởng và Phạm Hồng lên đường vào Sai Gòn. Sợ đi trễ kẹt xe. Nguyễn Lâm, Hoàng Triều và Hoàng Nam đang nóng lòng chờ đợi! Đặng Trường cùng đi với chúng tôi, vì chiều mai mới có giờ dạy. Trả lại sự yên tĩnh và lặng lẽ cho Phạm Hồng với biệt thự cô phòng! Giã biệt vườn mít vườn xoài! Ngày vui chưa trọn đã hoài phụ nhau!
Nhóm Long Khánh (Đồng Nai)
- 8g30: Kỳ từ Buôn Mê lên đúng giờ như đã hẹn. Từ giã anh chị Dũng và anh em, chúng tôi lên xe ngược về nhà Quang lấy hành lý trở về ngã ba Hoà Bình đi lại con đường lên Trung Hoà trực chỉ Lâm Đồng.
- 10g30: Chúng tôi ghé thăm Mẹ Giang Sơn. Mẹ Giang Sơn cách Trung Hoà chừng hơn 60 km. Mẹ đứng trên đồi cao thơ mộng, bên phải con đường lên Đa-Lạt. Xe chạy ngoằn ngoèo dốc đứng hiểm trở. Bên dưới hướng Tây-Đông là dòng sông uốn khúc chảy ngang qua đồng lúa xanh rì. Hướng Tây-Nam chập chùng núi đồi, cây cối thưa thớt, người ta chặt phá làm nương rẫy xuôi triền. Chúng tôi cầu nguyện cho chuyến đi được bình yên. Và mỗi người một niềm riêng tỉ tê với Mẹ. Nhớ ngày xưa khi mang Hài Nhi Giê-su trong lòng , Mẹ đã đon đả lên đường đi thăm người chị họ tận miền E-in Ka-rem. Và Mẹ đã đem Chúa đến viếng thăm nhân loại trước khi hạ sinh. Có lẽ tâm sự của anh em của chúng tôi cũng giống thế. Đây là lần thứ hai tôi đến thăm Mẹ. Tôi không quên cầu nguyện cho tình thương yêu hiệp nhất của anh em nội ngoại chúng ta.
- 11g00: Đoạn đường khởi đi từ Giang Sơn đến ngã rẽ QL27 rất tốt.Con đường có những địa danh rất lạ: cầu Ba Le, cầu Dakheo, hồ Lak. Gần đến ngã rẻ vào địa hạt Lâm Hà, phía trái có một tảng đá to hình con voi nằm phục. Nghe đặc phái viên Đỗ Hữu kể ngày xưa, chỗ hồ Lak (Lak Lac) có nhà nghỉ của bà Nam Phương Hoàng Hậu (vợ của vua Bảo Đại). Định ghé thăm hồ Lak cho biết, trước là có chút kiến thức về một di tích lịch sử, sau là để trút cái nỗi niềm riêng. Nhưng chạy hoài chạy mãi mà không thấy cái hồ “Lắc Lắc” nó ở chỗ mô! Xe chạy chừng nửa tiếng sau, chúng tôi băng qua cầu Krôngnô – Daksal. Chúng tôi vào địa hạt tỉnh Lâm Đồng. Và bắt đầu vào QL27. Con đường ngoằn ngoèo quanh co. Có những đoạn rất xấu. Bác tài chắc sẽ phải vất vả đây! Cuối cùng chúng tôi cũng phải dừng xe nghỉ mệt. Ăn chút bánh Sandwich và miếng phó mát đầu bò anh Sự mang theo. Uống mấy ngụm cà phê chị Hữu còn lại. Rồi mạnh ai nấy trời mây non nước…Tôi nhớ trong giờ dạy Văn cho các em Thỉnh sinh Ngôi Lời (bây giờ đã làm Lm), để “thay đổi bầu không khí”, tôi kể cho các em nghe: có một nhà giáo kia bắt học sinh giải thích câu:
Sè sè nấm đất bên đường
Dầu dầu ngọn cỏ, nửa vàng nửa xanh (Kiều)
Anh học sinh nọ giải thích rằng: hai chị em vườn Thuý buổi chiều đi hội Đạp Thanh về, tà tà bước lần theo ngọn tiểu khê (dòng suối nhỏ), thấy nao nao dòng nước uốn quanh, bị tác động tâm sinh lý mạnh, nên… mắc tè quá chịu không nỗi, phải tè lên nấm đất bên đường, khiến cho mấy ngọn cỏ bên đường bị tác động hoá học đột xuất, phải dầu dầu nửa vàng nửa xanh! Chắc cố thi hào Nguyễn Du có sống lại, cũng cười trừ: hậu sinh khả uý!
- 13g00: Chúng tôi tới đèo Finôm.
- 13g30: Chúng tôi tới ngã ba Tân Văn, Lâm Hà. Cái tên dường như nối hai từ viết tắc Lâm Đồng và Hà Nội hay Hà Nam Ninh gì đó. Con người ta có thể mất quê hương, nhưng quê hương không thể mất trong lòng. Người anh em Nguyễn Văn Long đón chúng tôi tại ngã ba như đã hẹn. Đúng rồi! Long Gà Tồ. Ngày xưa sống ở Thổ Hoàng, Đức Minh, anh em chúng tôi vẫn gọi nhau thân thương như thế. Long dẫn chúng tôi về nhà.Bà xã Long, chị Minh, đang bận ngoài chợ. Không cần phải giới thiệu, chúng tôi cũng nhận ra Nguyễn Hữu Liên. Nguyễn Hữu Đức thì hơi khắc khổ, phong trần, vừa ốm, vừa đen, nên khó nhận ra. Lại có sự hiện diện của cha Minh CSSR thân quen. Đợi chúng tôi gần 3 tiếng, ai nấy có lẽ đều đói lã. Chúng tôi nhập tiệc, vừa đánh vừa đàm, vừa ăn vừa nói. Tội nghiệp Kỳ tài xế! Anh mệt quá phải nghỉ một chập mới vào bàn ăn. Anh em lâu ngày gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Nhất là cha Đặc trách và BĐH đến thăm anh em ở một nơi xa xôi thế này. Nửa chừng, chị Minh về. Chị vẫn còn nét duyên xưa với má lúm đồng tiền mặc dù đã có đến 7 mặt con. Câu chuyện tình giữa chị và Long Gà Tồ hồi đó tất cả anh em cộng đoàn Thổ Hoàng đều hay biết, nhất là Phạm Hồng…Rồi trong câu chuyện rôm rả, cha Đặc trách gởi gắm 3 anh em lại cho cha Minh CSSR linh hướng. Cha cười OK cái rụp. Và tuyên bố mỗi tháng ít nhất họp mặt một lần! Chúng tôi quyến luyến từ giã nhau. Quả đất tròn hẹn có ngày tái ngộ.
- 15g30: Anh em chúng tôi phải xuống Tabôrê để kịp qua đèo trước khi trời tối. Đến ngã rẽ tâm tình Đà-Lạt – Finôm, chúng tôi trực chỉ thành phố Bảo Lộc. Thành phố vừa mới hưởng một cơn mưa chiều. Trời dịu mát! Hai bên đường chập chùng nối tiếp nhau những nương chè. Thành phố lên đèn!
- 18g30: Chúng tôi dừng xe ghé thăm Mẹ Bảo Lộc. Ôi Mẹ! Mẹ ở khắp nẻo đường chúng con đi.Giờ này chỉ có tinh tú xôn xao, rừng cây xào xạc, dòng suối bạc reo vui. Chỉ tiếc không đủ ánh sáng để chúng con chụp chung với Mẹ một tấm ảnh kỷ niệm chuyến đi! Bùi ngùi từ giã Mẹ. Xin Mẹ đồng hành với chúng con.
- 20g00: Lại lên đường! Chúng tôi ai nấy đã thấm mệt. Đường còn xa! Lợi dụng nhắm mắt để thu ngắn đường dài. Bóng tối và ánh sáng chen nhau không biết đâu là bến bờ phải đến! Cha An từng đoạn, gọi di động cho ]Phạm Hồng để định vị. Tới Định Quán, qua dòng sông La Ngà, rà xe trước cổng nhà máy đường La Ngà, chúng tôi mới biết rằng mình sắp đến nơi. Và Phạm Hồng ra đứng đón, đưa chúng tôi về nhà. Deo gratias! Chắc chắn có một đêm dài bình yên ngon giấc, vì 9 giờ sáng mai, anh em Long Khánh mới họp mặt.
Phạm Hồng hướng dẫn chỗ xe đậu, sau đó đưa chúng tôi đi nhận phòng. Cha Hoài An và tôi phòng trong cùng. Phòng giữa, Kỳ tài xế. Phòng đầu dành cho hai phóng viên Việt Hùng và Đỗ Hữu. Tôi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì không ngờ, với chức danh Trưởng phòng kinh doanh tổ chức Nhà máy đường La Ngà, trong mấy chục năm trời, không vào Đảng, vợ lại bỏ đi, để lại 4 thằng con trai, đứa út mới 3 tuổi, cộng thêm một bà Dì ốm đau, mà Hồng vẫn trụ vững, ở vậy chăm lo thêm hơn một mẫu mít và ba mẫu hai xoài 3 mùa, lo cho 4 đứa ăn học tới nơi tới chốn. Bây giờ lại có một biệt thự khang trang bề thế! Trong bọn tù chúng tôi hồi ấy ở Thổ Hoàng, đậu được 3 Cha: Cha Hoài An, Cha Thanh Noir, Cha Minh (đã mất). Còn lại xuất hết: Thao Đồng Hộ, Hoàng Đức Pleiku, Trọng Hậu Đức Minh, Nguyễn Đức Phan Rang, Phạm Hồng La Ngà (gốc Trà Kiệu Quảng Nam), Ba Trí Bà Rịa Vũng Tàu và tôi, Rémi Sự Nha Trang…Có lẽ trong số này, Phạm Hồng và Hoàng Đức thành đạt và căn bản nhất về mặt làm ăn. Còn mấy cha kia đứa nào cũng ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh…Nói theo kiểu người đời là Chúa phạt! Phải chi Đỗ Lý còn sống, anh chàng ta sẽ luận về cái sự “Chúa phạt” cười vãi đái! Riêng tôi hơi giống cụ Tú Xương nhà ta ngày xưa: “Nhà trống… một gian: một thầy, một cô, một chó cái…Gần 10 năm dạy môn Ngữ Văn cho Thỉnh Sinh dưới Dòng, tôi nhớ niên học 2009-2010 và niên học 2010-2011, tất cả học sinh của tôi đều đỗ môn Văn 100%.Cha Bề trên Nhà Chính Thái Bá Đại sau đó có nói với tôi năm tới nhờ chú Sự tiếp tục dạy giùm các em. Bẳng đi gần sáu tháng nghỉ hè không lương (thói quen của Dòng, vì có dạy đâu mà ăn lương), cha Phó Bề trên Nguyễn Trọng Hiếu cho tôi biết năm nay Ban Đào Tạo mới có quyết định cho các Thầy Cô cũ nghỉ dạy và có đôi lời cám ơn xã giao tôi. Tôi có nói với Ngài rất tiếc là Dòng đã không thông báo cho tôi biết sớm để tôi sắp xếp công việc. Sau đó không lâu tôi bị “stroke”. Tôi nhận ra thánh ý Chúa sắp đặt cho tôi một công việc mới: công việc nghỉ ngơi để có thì giờ chăm lo việc Giáo xứ và hôm nay còn có thời gian thăm viếng anh em.
Buổi tối gặp Hồng, anh em chúng tôi mặc sức mà tâm sự. Chị Sáu con bà cô của Hồng và Hồng chuẩn bị chu đáo bữa “agape” ngoài sân cho mát. Tôi biết tình cảm của Hồng rất sâu nặng đối với anh em chúng tôi, nhất là những thằng ở tù. Hồng biết mấy bữa rày chúng tôi ăn thịt chắc ngán, nên Hồng dọn món gõi cá và món cá nướng đặc sản của con Sông La Ngà cho chúng tôi nhắm nháp. Hồng bảo chúng tôi cứ uống đi. Vài bữa nữa Hồng về hưu không còn ai cho rượu nữa mà uống.Thật sự chúng tôi thèm húp một miếng cháo để ngủ cho nhẹ bụng, thì Hồng đẫ chuẩn bị cháo “cu”.Cái món cháo “cu” này đàn em Minh Chuối Phan Rí đã nói rồi, tôi không dám kể lể nữa. Chỉ nhắc chút chuyện cho vui. Hồi tôi còn dạy Đặng Đức Tuấn Tuy Hoà, nhân lễ Các Bà Mẹ Công Giáo, bữa tiệc trưa được tổ chức tại trường Tiểu học Đặng Đức Tuấn, có các Bà, các Xơ, các Sư Huynh và cả Cha xứ Tô Đình Sơn cũng tham dự. Giữa tiệc, Cha Tô Đình Sơn thọc hai tay túi áo chùng thâm kéo ngược, đi lên đi xuống. Ngài cười hề hề chỉ vào các bà Xơ tuyên bố: các Xơ mà cũng biết ăn “cu”. Rồi Ngài tiếp tục cười hề hề. Dĩ nhiên là hôm ấy các Xơ đều đỏ mặt. Thầy Cung Giũ Nguyên của chúng tôi lúc còn sống có lần cũng đã nói: chúng ta ăn thịt chó, không có nghĩa chúng ta là chó! Nguyễn Đức hẳn nhớ rõ câu này.
Thứ bảy (17.3.2012): Long Khánh + Sài Gòn
Buổi sáng thanh bình. Chúng tôi thức giấc muộn. Hồng pha cà phê sẵn để anh em chúng tôi nhâm nhi. Rồi đưa chúng tôi ra lộ ăn sáng. Sau đó Hồng dẫn đi xem vườn xoài 3 mùa của Hồng rộng 3 mẫu hai. Thấy mà mê! Những chùm xoài lủng lẳng. Sau khi ở tù về, Hồng mua 3 mẫu hai đất chỉ với giá 1.500.000đ (một triệu rưỡi). Và chăm chỉ làm ăn. Mỗi mùa thu cả mít lẫn xoài có tới trăm triệu. Tôi hiểu ra vì đâu mà Hồng nuôi được 4 cháu ăn học tới nơi tới chốn..
- 10g00: Địa bàn anh em quanh vùng Long Khánh rất rộng. Cho nên việc qui tụ được đông đủ anh em cũng thật sự khó khăn. Tội nghiệp người anh em Cosma Đặng Trường phải gian nan vất vả! Có sự hy sinh nào không có giọt mồ hôi và đôi lúc đắng cay phải không Đặng Trường? Rất vui là hôm nay có mặt gần đầy đủ anh em Vỏ Đắc. Tính ra anh em vùng Long Khánh Đồng Nai và Vỏ Đắc có tới 30 người. Hôm nay có mặt:
. Vỏ Đắc: Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đệ (Lệ), Phạm Chín (em Phạm Cúc), Nguyễn Siêu (Sửu).
. Long khánh: Joachim Trần Ba, Đặng Trường, Huỳnh Phi Hải, Đào Duy Thọ, Phan Lại, Lê Phi Ánh, Trần Kim Khánh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Tấn Minh (Dũng và Minh là em Nguyễn Tấn Công), Trần Dư Thế (lớp Cha Hoài An).Còn phân nửa vắng mặt vì nhiều lý do. Có thể Benjamin Tư ngày mai sẽ họp mặt với nhóm Sài Gòn. Và vài anh em sẽ họp mặt với nhóm BRVT. Justin Đỗ Thành Thà kẹt đi đám cưới.
Nội dung buổi họp xoay quanh 2 vấn đề: CTBL và việc đóng góp. Sau đây là một số ý kiến của anh em:
- Trường: CTBL trích ra một phần để lo cho Ân sư cách cụ thể là một điều đáng khuyến khích. Việc chia 50/50 sau khi đã được cha Đặc trách giải trình, anh em đã thông suốt và đồng thuận là cứ tiến hành như hiện tại. Anh em sẽ chú tâm tham gia CTBL tích cực hơn.
- Joachim: Lâu nay ít đi họp vì thấy anh em đóng góp mà điều kiện của mình không đáp ứng được nên e ngại.
- Thọ: Đúng là vì lý do tiền mà anh em mặc cảm không đi họp.
- Hồng & Khánh: Đã gọi là anh em, thì nên tránh bớt mặc cảm. Anh em kẻ nghèo có thể đóng ít hơn, người làm ăn khấm khá có thể góp nhiều hơn để khích lệ nâng đỡ nhau, như vậy hội của chúng ta mới tồn tại được. (Tiếc là hôm nay không có mặt Phạm Văn Hưng. Nghe Đặng Trường nói nhóm Long Khánh được nhiều sự giúp đỡ và yểm trợ của Hưng).
Tóm lại: anh em Liên Nhóm Long Khánh + Vỏ Đắc đồng ý đóng Quỹ địa phương 200.000đ/năm và 100.000đ/ người cho ngày Truyền thống.
Anh em chọn ngày họp mặt Liên Nhóm Long Khánh + Vỏ Đắc nhằm:Chúa nhật thứ Năm Mùa Chay hàng năm. Cha Đặc trách hứa với tất cả các nhóm là Ngài sẽ hiện diện với anh em nếu không có gì trắc trở về mục vụ giáo xứ và công việc Dòng. Anh Trưởng Cosma Đặng Trường có đôi lời cám ơn cha Đặc Trách và BĐH. Buổi họp mặt kết thúc tốt đẹp trong niềm phấn khới hân hoan.
- 12g00: Chúng tôi nhập tiệc. Lại có món lòng lợn xào mà nhậu với bia ướp lạnh thì quá tuyệt! Chỉ tiếc là mình bị “tường đè” nên chơi món nào cũng lửng lửng. Thích nhất món cá đặc sản của La Ngà. Mình quên mất tên. Hy vọng lần sau vào thăm lại Hồng nhé!
- 13g00:Niềm vui bất tận nhưng đành chia tay. Phải chụp vài tấm ảnh kỷ niệm. Hai ba bốn máy ảnh thi nhau bấm lắc cắc, lắc cắc. Hai phóng viên Việt Hùng & Đỗ Hữu cũng chạy ra chạy vào lấy ảnh để có mà đưa lên mạng.
- 14g30:Chúng tôi cám ơn và từ giả chị Sáu, cháu trai trưởng và Phạm Hồng lên đường vào Sai Gòn. Sợ đi trễ kẹt xe. Nguyễn Lâm, Hoàng Triều và Hoàng Nam đang nóng lòng chờ đợi! Đặng Trường cùng đi với chúng tôi, vì chiều mai mới có giờ dạy. Trả lại sự yên tĩnh và lặng lẽ cho Phạm Hồng với biệt thự cô phòng! Giã biệt vườn mít vườn xoài! Ngày vui chưa trọn đã hoài phụ nhau!
**MỜI BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM ALBUM VÀ VIDEO CLIPS.
BÀI VIẾT: Tám Sự
HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:Việt Hùng, Đỗ Hữu
MỜI ĐỌC NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM::
+ TUYẾN BẮC:
- PHẦN 1 NHÓM VAN NINH và TUY HÒA
- PHẦN 2 NHÓM QUI NHƠN, ĐÀ NẴNG VÀ PLEIKU-KONTUM
+ TUYẾN NAM.
- PHẦN 1: LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
- PHẨN 3: Nhóm SAIGON
- PHẦN 4: NHÓM BÀ RỊA, VT & NHÓM LAGI, HÀM TÂN
- PHẦN 5: LIÊN NHÓM PHAN RÍ, PHAN RANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét