NHẬT KÝ CHUYẾN VIẾNG THĂM ANH EM TÂY NGUYÊN & CÁNH NAM. PHẦN 3: nhóm SAIGON
gửi bởi Pauldoright vào ngày 06 Tháng 4 2012 00:28
(CÓ THỂ BẤM "">"" ĐỂ MỞ NHẠC VÀ TẮT KHI XEM VIDEO)
- 17g30: Nhóm Sài-Gòn:
Sài Gòn! Nỗi nhớ không quên của tôi với những tháng ngày Văn Khoa rất nhiều kỷ niệm. Chính nơi này, tôi đã gặp Raymond Đoàn Hưng Nguyễn Cao Nguyên (nay đã mất). Cũng chính nơi này tôi đã gặp Hoài An, đứa học trò thân thương đang đi tìm cho mình một hướng đi. Tôi rời Sài Gòn sau biến cố 75 và từ giã bạn bè bên tai còn vẳng tiềng hát Khánh Ly với bài “Ướt mi” và “Biển nhớ” của Trịnh Công Sơn. Có những lúc nhớ Sài Gòn đến se sắc lòng! Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời! Bây giờ có những cái tên đường rất xa lạ! Đi chỉ vì thói quen chứ nói tên đường thì không biết! Trước 75, dân số Sài Gòn có khoảng 3 triệu rưởi. Bây giờ đã lên tới gần 10 triệu rồi! Triệu người quen có mấy người thân!
Chúng tôi đến con hẻm đối diện với nhà thờ Mông Triệu. Nhà Hoàng Triều gần đó. Triều ra đón chúng tôi về 46/4 Nguyễn Cửu Chân. Trưởng Lâm đã có mặt sẵn. Triều vẫn búi tóc đó. Vẫn bộ ria mép đó. Đẹp trai, nghệ sĩ và chân tình. Tôi còn nhớ, lúc Tuấn Đen chưa đi Mỹ, có lần về họp mặt Truyền thống, Hoàng Triều và Tuấn Đen sau khi đã ghé nhà Sinh Hà Dừa tàng tàng chén cúc, về trước cổng Dòng, ôm tôi hôn lấy hôn để: em thương Thầy, em thương Thầy…Bộ ria Hoàng Triều chọc nhột thấy…mẹ!
Chúng tôi an vị, xả hơi, tắm rửa. Minh Lâm, Hoàng Triều, Hoàng Nam kể cho chúng tôi nghe chiến tích vật lộn trầy trật, mổ xẻ con “Cá Ngừ Đại Dương” hơn 30 ký, “nhân vật” sẽ ra trình làng làm vật hy sinh cho cuộc “tế hiến” trong bữa tiệc huynh đệ ngày mai. Số là ai biếu cho ông Giám Đốc Pivico Minh Lâm con cá đó. Hay tin có phái đoàn đi thăm anh em nhóm Sài Gòn, Minh Lâm bỏ nó vào ngăn đá làm “của để dành”. Ai dè khi lấy ra, nó thành một tảng băng! Ba anh em Lâm, Triều, Nam hì hục lấy cưa lá cưa không xuể. Có lẽ cưa gái còn dễ hơn! Đành chạy mượn cưa máy có lưỡi, mới hành xử xong. Việc còn lại là phần của các chị dâu nhà NLGS: ướp nướng và nấu lẩu. Thế là tuyệt! Ngày mai các chị sẽ trổ tài nấu nướng. Nấu là đun. Nướng là thui. Đun thui là đui thun. Cứ thế mà lái.Chân lý sẽ từ từ xuất hiện…
Anh em Sài Gòn dẫn ra quán bên đường ăn com dĩa. Phái đoàn chúng tôi đang thèm cơm. Cha Hoài An ăn một mạch ngon lành.
Buổi tối, Triều đưa chúng tôi lên sân thượng. Gọi là sân nghe hơi bề thế. Thật ra chỉ là một khoảng trống đủ ấm tình anh em. Triều đặt sẵn một chiếc bàn tròn xoay với 6 chiếc ghế dựa. Và anh em bắt đầu lai rai với mấy món Triều biến chế. Rượu Triều pha hai thứ tàu ta. Kiểu này Đỗ Hữu sẽ chiến đấu từ chết đến bị thương. Triều cứ luật chơi “ Rượu trái gái phải”. Không được đừa sang bên. Cứ thế, câu chuyện hàn huyên không có chủ đề, cũng không có hồi kết thúc. Triều còn nhớ hồi đó Thầy Rémi dạy Văn về nghệ thuật dùng dấu để ngắt câu, đặc biệt là dấu phẩy. Cái dấu phẩy đôi khi làm thay đổi toàn bộ ngữ nghĩa trong câu. Câu “Tóc xoả lưng chừng nghe âu yếm” hoàn toàn khác với câu: “Tóc xoả lưng, chừng nghe âu yếm”. Hoặc: “Bộ đội ta tràn qua cầu tiêu diệt địch” sẽ rất buồn cười khi có cái dấu phẩy oái ăm ngắt giữa: “ Bộ đội ta tràn qua cầu tiêu, diệt địch”.
Đã khuya, Minh Lâm lấy cớ về với cháu nhỏ. Tôi tạm ngưng vì cháu Quyên con gái tôi xuống chở lên thăm thằng cháu nội theo bố mẹ lên dự diễn nguyện mùa Chay tại 38 Kỳ Đồng. Trở về, tôi húp mấy chén cháo gà Triều để dành. Rồi Triều kể tôi nghe câu chuyện dâu bể ba mươi mấy năm về trước cho đến hôm nay của gia đình Triều... Hoàng Nam hơn 50 tuổi vẫn theo chủ nghĩa độc thân. Sống như một thầy tu giữa đời, nhiệt tình tham gia những sinh hoạt con nhà đạo. Triều còn mấy em gái đã lập gia đình ở chung sân, riêng phòng. Bảo vệ nhà Triều là lũ chó đủ loại. Tây có, ta có. Berger thì nhốt chuồng để sủa hù doạ. Mấy con ở ngoài, khách vào đi theo đánh hơi để nhớ mùi. Nhà Triều rộng so với Sài Gòn. Có con hẻm ngăn đôi hai khu vực. Buổi tối Triều sắp xếp cho Cha Hoài An, Hùng, Hữu ngáy chung một phòng. Tôi và Kỳ chọn sang phòng bên kia con hẻm mà Hoàng Nam đã chuẩn bị để đánh giấc. Dường như sau đó, Hoàng Nam về còn tiếp tục hàn huyên tâm sự với Hữu đến tận khuya.
- Chúa nhật (18.3.2012): Họp mặt Nhóm Sài Gòn
Buổi sáng Sài Gòn trong con hẻm nhà triều thật êm ả. Vợ chồng Hoàng Triều hấp lại cái bánh chưng đặc biệt để dành từ hôm Tết cho chúng tôi ăn sáng, uổng cà phê. Giữa chừng, chị Phú, phu nhân Hoàng Trung Việt xuất hiện. Chị Phú ở Mỹ về VN được mấy tháng. Còn tháng nữa đi lại. Chị nói bên Mỹ công việc làm ăn của hai vợ chồng chưa được ổn định. Việt lại hiền lành, thật thà bị mấy mẹ Mễ Tây Cơ ăn hiếp. Anh em nói dễ gì kiếm được Đức ông chồng hiền lành như Việt. Chị uẩy uẩy bảo anh em hùa nhau bênh mấy cha Taru. Chị về VN gom góp chút ít sang cho con gái ăn học, trả tiền thuê nhà.Với lại cái nỗi nhớ quê hương, nhớ Sài Gòn nó da diết quá! Bên Mỹ chị sốc nhất cái vụ Giáo hội bán nhà thờ. Hoàng Triều nói chừng nào bán Chúa hãy hay chứ nhà thờ không có giáo dân thì để làm gì.
- 9g00: Cha Hoài An dâng thánh lễ tạ ơn với gần 25 anh chị em. Ca đoàn anh em Cựu thừa nam thiếu nữ. Giọng trầm ấm trang nghiêm sốt sắng. Nghĩ lại Hội mình có Cha Đặc trách cũng thật tiện lợi. Ngài có thể dâng lễ cho anh em khi có nhu cầu. Đây là một điểm son của Hội chúng ta. Bởi các hội khác chỉ có cha Linh hướng, chứ không có cha Đặc trách. Hội chúng ta đã được Dòng mời gọi thành lập để qui tụ anh em Cựu tu cộng tác với Dòng trong việc xây dựng Nước Chúa và phục vụ anh em. Bởi như các Ngài tiền nhiệm đã nói anh em Cựu tu “là cánh tay nối dài của Dòng, là những kẻ được sai đi”(lời cha Gérard Trần Lộc) và anh em Cựu là “gia bảo của Dòng”(hợp đồng với Dòng Ngôi Lời). Cho nên từ lâu Dòng đã bổ nhiệm một cha Đặc trách để lo cho anh em. Ngài có trách nhiệm đặc biệt đối với anh em và là cầu nối giữa anh em với Dòng và Dòng với anh em. Tôi nghĩ đó là lý do để Hội chúng ta tồn tại.
- 10g00: Làm phép nhà. Nhà Hoàng Triều vừa sửa cách đây không lâu. Sẵn dịp có cha Đặc trách vào thăm anh em, Hoàng Triều nhờ cha làm phép nhà mới để xin Chúa thống trị nhà này, xua đi những hận thù chia rẻ, đem đến sự an vui, thịnh vượng và tình thương yêu nhau.
-10g30: Buổi họp băt đầu. Ngoài sự hiện diện của cha Đặc trách, hai anh trong BĐD và Đặc phái viên Đỗ Hữu, Nhóm Sài Gòn gồm có: Nguyễn Minh Lâm, bà xã và 2 cháu, Phan Công Chúng, Henry Nguyễn Trung, Lê Thanh Dũng, Antonin Lê Đức Thanh, Benjamin Nguyễn Văn Tư, Lê Lân, Nguyễn Văn Thuỷ, Nguyễn Hoàng Triều, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Tấn Thạch, Phan Đình Huân và vợ, Nguyễn Nam (phó nhóm) và vợ, Đình Trang và bạn gái, chi Diệp (vợ Nguyễn Quang Chỉnh) và Lưu Văn Tứ vừa xin gia nhập nhóm Sài Gòn.
- Trưởng Lâm: Sau khi có đôi lời cám ơn cha Đặc trách và BĐH, Trưởng Lâm tuyên bố lẽ ra hôm nay có một số anh em trẻ Cựu Ngôi Lời sinh hoạt như đã hứa, nhưng không biết vì lý do gì anh em vắng mặt. Hôm nay nhóm Sài Gòn sẽ bầu lại BĐH địa phương.
Xin ghi lại một vài ý kiến của anh em về Danh xưng và CTBL:
- Anh Thanh: Về danh xưng, anh em nên đặt quyền lợi của anh em hay của Dòng lên hàng ưu tiên?
- Hoàng Nam: Anh em cần giúp tiếng nói để cha Đặc trách dễ làm việc.
- Tấn Thạch: Danh xưng không quan trọng, cái chính là đời sống và việc làm của anh em có thể hiện được danh xưng đó không.
- Hoàng Nam: Hội chúng ta luôn mở cửa. Đừng ép buộc. Người ta thấy mình làm tốt, sẽ theo.
- Đình Huân: Bàn nhiều về danh xưng không cần thiết. Ở VN, người ta gọi tôi là Phan Đình Huân. Nếu tôi ở Mỹ , người ta sẽ gọi tôi là Huan Phan Dinh. Nói đến đây, tôi nhớ câu chuyện Hải Vũ MD. Khi sang Mỹ, anh có thêm tên Bob. Làm lý lịch người ta ghi là Bob Hai Vu MD ( Thêm dấu sắc"'" cho từ "Bop" và từ Vu, nghe tếu làm sao!)
- Thanh Dũng: Cha Đặc trách, BĐH và anh em quốc nội phải làm cho được việc nối kết để thắt chặt tình Huynh đệ giữa anh em quốc nội và hải ngoại.
- Đình Trang: Sau khi trao đổi với cha cựu BT Théophile Ngô Hoàn Cầu về danh xưng, nhóm anh em Sài Gòn đã thông suốt và đồng ý với danh xưng Cựu Ngôi Lời Giuse.
- Việt Hùng: Dòng Phan-xi-cô có 3 nhánh, nhưng tất cả đều qui về một mối. Chúng ta chỉ có một Hội và một danh xưng.
- Cha Đặc trách: Có một sự dị biệt rõ nét về văn hoá Đông Tây. Trong quan điểm, đôi khi chúng ta có khuynh hướng cảm tính gây áp đảo. Chúng ta phải đi lại từ đầu và tìm hiểu tại sao anh em quốc nội vẫn giữ danh xưng Cựu Ngôi Lời Giuse.
Về CTBL: Đình Huân sau khi đã nghiên cứu về Giáo luật đã phát biểu rằng Bổng lễ không được phân chia (50/50).Cha Đặc trách đã giải trình về Giáo luật và minh định CTBL tại sao phải sửa đổi theo thể thức mới. Hầu hết anh em đều hiểu rõ và thông qua. Đình Huân nói là sẽ nghiên cứu thêm Giáo luật để hiểu rõ vấn đề. (Xin thông báo với anh em một tin vui: Đình Huân sắp có con đầu lòng.)
-Thanh Dũng: Tính công khai trong CTBL là cần thiết. (Anh Sự thông báo cho anh em biết là trong sáu tháng CTBL đổi mới, tổng chi cho các Ân sư là 46.109.000đ (bốn mươi sáu triệu một trăm…tính từ18.6.2011 đến 21.2.2012).
Bầu cử BĐH Nhóm Sài Gòn: Kết quả:
- Nguyễn Minh Lâm (Trưởng nhóm)
- Nguyễn Nam, cựu Ngôi Lời (Phó nhóm)
- Lê Thanh Dũng, cựu Ngôi Lời (Thư Ký + Thủ quỹ).
- 12g00: Buổi họp kết thúc trong niềm vui. Và mùi thơm của món cá ngừ đại dương ướp nướng lan toả khắp nơi. Các anh sắp xếp lại bàn ghế. Các chị dâu nhà Ngôi Lời Giuse đã sẵn sàng dọn bữa. Hai bà bầu vợ Huân và bà xã Nam cũng chung tay chung sức. Rượu tây và bia bọt. Ai muốn thức nào thì xào thức ấy. Văn nghệ văn gừng đủ món ăn chơi. Hoàng Triều và Hoàng Nam yêu người yêu Phượng yêu luôn Sài Gòn…Lưu Văn Tứ góp chung niềm vui bằng một két bia. Sài Gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về! Nhưng mà bây giờ anh phải xa em xa em thôi, mặc dầu món lẩu cá ngừ đại dương ngon tuyệt hãy còn dang dỡ. Cám ơn Trưởng nhóm Minh Lâm, vợ chồng Hoàng Triều, Hoàng Nam và anh em nhóm Sài Gòn đã tiếp đón nồng hậu và thân tình.
- 14g00: Chúng tôi phải chia tay để chiều nay còn kịp họp mặt với anh em nhóm Bà Rịa Vũng Tàu.
Sài Gòn! Nỗi nhớ không quên của tôi với những tháng ngày Văn Khoa rất nhiều kỷ niệm. Chính nơi này, tôi đã gặp Raymond Đoàn Hưng Nguyễn Cao Nguyên (nay đã mất). Cũng chính nơi này tôi đã gặp Hoài An, đứa học trò thân thương đang đi tìm cho mình một hướng đi. Tôi rời Sài Gòn sau biến cố 75 và từ giã bạn bè bên tai còn vẳng tiềng hát Khánh Ly với bài “Ướt mi” và “Biển nhớ” của Trịnh Công Sơn. Có những lúc nhớ Sài Gòn đến se sắc lòng! Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời! Bây giờ có những cái tên đường rất xa lạ! Đi chỉ vì thói quen chứ nói tên đường thì không biết! Trước 75, dân số Sài Gòn có khoảng 3 triệu rưởi. Bây giờ đã lên tới gần 10 triệu rồi! Triệu người quen có mấy người thân!
Chúng tôi đến con hẻm đối diện với nhà thờ Mông Triệu. Nhà Hoàng Triều gần đó. Triều ra đón chúng tôi về 46/4 Nguyễn Cửu Chân. Trưởng Lâm đã có mặt sẵn. Triều vẫn búi tóc đó. Vẫn bộ ria mép đó. Đẹp trai, nghệ sĩ và chân tình. Tôi còn nhớ, lúc Tuấn Đen chưa đi Mỹ, có lần về họp mặt Truyền thống, Hoàng Triều và Tuấn Đen sau khi đã ghé nhà Sinh Hà Dừa tàng tàng chén cúc, về trước cổng Dòng, ôm tôi hôn lấy hôn để: em thương Thầy, em thương Thầy…Bộ ria Hoàng Triều chọc nhột thấy…mẹ!
Chúng tôi an vị, xả hơi, tắm rửa. Minh Lâm, Hoàng Triều, Hoàng Nam kể cho chúng tôi nghe chiến tích vật lộn trầy trật, mổ xẻ con “Cá Ngừ Đại Dương” hơn 30 ký, “nhân vật” sẽ ra trình làng làm vật hy sinh cho cuộc “tế hiến” trong bữa tiệc huynh đệ ngày mai. Số là ai biếu cho ông Giám Đốc Pivico Minh Lâm con cá đó. Hay tin có phái đoàn đi thăm anh em nhóm Sài Gòn, Minh Lâm bỏ nó vào ngăn đá làm “của để dành”. Ai dè khi lấy ra, nó thành một tảng băng! Ba anh em Lâm, Triều, Nam hì hục lấy cưa lá cưa không xuể. Có lẽ cưa gái còn dễ hơn! Đành chạy mượn cưa máy có lưỡi, mới hành xử xong. Việc còn lại là phần của các chị dâu nhà NLGS: ướp nướng và nấu lẩu. Thế là tuyệt! Ngày mai các chị sẽ trổ tài nấu nướng. Nấu là đun. Nướng là thui. Đun thui là đui thun. Cứ thế mà lái.Chân lý sẽ từ từ xuất hiện…
Anh em Sài Gòn dẫn ra quán bên đường ăn com dĩa. Phái đoàn chúng tôi đang thèm cơm. Cha Hoài An ăn một mạch ngon lành.
Buổi tối, Triều đưa chúng tôi lên sân thượng. Gọi là sân nghe hơi bề thế. Thật ra chỉ là một khoảng trống đủ ấm tình anh em. Triều đặt sẵn một chiếc bàn tròn xoay với 6 chiếc ghế dựa. Và anh em bắt đầu lai rai với mấy món Triều biến chế. Rượu Triều pha hai thứ tàu ta. Kiểu này Đỗ Hữu sẽ chiến đấu từ chết đến bị thương. Triều cứ luật chơi “ Rượu trái gái phải”. Không được đừa sang bên. Cứ thế, câu chuyện hàn huyên không có chủ đề, cũng không có hồi kết thúc. Triều còn nhớ hồi đó Thầy Rémi dạy Văn về nghệ thuật dùng dấu để ngắt câu, đặc biệt là dấu phẩy. Cái dấu phẩy đôi khi làm thay đổi toàn bộ ngữ nghĩa trong câu. Câu “Tóc xoả lưng chừng nghe âu yếm” hoàn toàn khác với câu: “Tóc xoả lưng, chừng nghe âu yếm”. Hoặc: “Bộ đội ta tràn qua cầu tiêu diệt địch” sẽ rất buồn cười khi có cái dấu phẩy oái ăm ngắt giữa: “ Bộ đội ta tràn qua cầu tiêu, diệt địch”.
Đã khuya, Minh Lâm lấy cớ về với cháu nhỏ. Tôi tạm ngưng vì cháu Quyên con gái tôi xuống chở lên thăm thằng cháu nội theo bố mẹ lên dự diễn nguyện mùa Chay tại 38 Kỳ Đồng. Trở về, tôi húp mấy chén cháo gà Triều để dành. Rồi Triều kể tôi nghe câu chuyện dâu bể ba mươi mấy năm về trước cho đến hôm nay của gia đình Triều... Hoàng Nam hơn 50 tuổi vẫn theo chủ nghĩa độc thân. Sống như một thầy tu giữa đời, nhiệt tình tham gia những sinh hoạt con nhà đạo. Triều còn mấy em gái đã lập gia đình ở chung sân, riêng phòng. Bảo vệ nhà Triều là lũ chó đủ loại. Tây có, ta có. Berger thì nhốt chuồng để sủa hù doạ. Mấy con ở ngoài, khách vào đi theo đánh hơi để nhớ mùi. Nhà Triều rộng so với Sài Gòn. Có con hẻm ngăn đôi hai khu vực. Buổi tối Triều sắp xếp cho Cha Hoài An, Hùng, Hữu ngáy chung một phòng. Tôi và Kỳ chọn sang phòng bên kia con hẻm mà Hoàng Nam đã chuẩn bị để đánh giấc. Dường như sau đó, Hoàng Nam về còn tiếp tục hàn huyên tâm sự với Hữu đến tận khuya.
- Chúa nhật (18.3.2012): Họp mặt Nhóm Sài Gòn
Buổi sáng Sài Gòn trong con hẻm nhà triều thật êm ả. Vợ chồng Hoàng Triều hấp lại cái bánh chưng đặc biệt để dành từ hôm Tết cho chúng tôi ăn sáng, uổng cà phê. Giữa chừng, chị Phú, phu nhân Hoàng Trung Việt xuất hiện. Chị Phú ở Mỹ về VN được mấy tháng. Còn tháng nữa đi lại. Chị nói bên Mỹ công việc làm ăn của hai vợ chồng chưa được ổn định. Việt lại hiền lành, thật thà bị mấy mẹ Mễ Tây Cơ ăn hiếp. Anh em nói dễ gì kiếm được Đức ông chồng hiền lành như Việt. Chị uẩy uẩy bảo anh em hùa nhau bênh mấy cha Taru. Chị về VN gom góp chút ít sang cho con gái ăn học, trả tiền thuê nhà.Với lại cái nỗi nhớ quê hương, nhớ Sài Gòn nó da diết quá! Bên Mỹ chị sốc nhất cái vụ Giáo hội bán nhà thờ. Hoàng Triều nói chừng nào bán Chúa hãy hay chứ nhà thờ không có giáo dân thì để làm gì.
- 9g00: Cha Hoài An dâng thánh lễ tạ ơn với gần 25 anh chị em. Ca đoàn anh em Cựu thừa nam thiếu nữ. Giọng trầm ấm trang nghiêm sốt sắng. Nghĩ lại Hội mình có Cha Đặc trách cũng thật tiện lợi. Ngài có thể dâng lễ cho anh em khi có nhu cầu. Đây là một điểm son của Hội chúng ta. Bởi các hội khác chỉ có cha Linh hướng, chứ không có cha Đặc trách. Hội chúng ta đã được Dòng mời gọi thành lập để qui tụ anh em Cựu tu cộng tác với Dòng trong việc xây dựng Nước Chúa và phục vụ anh em. Bởi như các Ngài tiền nhiệm đã nói anh em Cựu tu “là cánh tay nối dài của Dòng, là những kẻ được sai đi”(lời cha Gérard Trần Lộc) và anh em Cựu là “gia bảo của Dòng”(hợp đồng với Dòng Ngôi Lời). Cho nên từ lâu Dòng đã bổ nhiệm một cha Đặc trách để lo cho anh em. Ngài có trách nhiệm đặc biệt đối với anh em và là cầu nối giữa anh em với Dòng và Dòng với anh em. Tôi nghĩ đó là lý do để Hội chúng ta tồn tại.
- 10g00: Làm phép nhà. Nhà Hoàng Triều vừa sửa cách đây không lâu. Sẵn dịp có cha Đặc trách vào thăm anh em, Hoàng Triều nhờ cha làm phép nhà mới để xin Chúa thống trị nhà này, xua đi những hận thù chia rẻ, đem đến sự an vui, thịnh vượng và tình thương yêu nhau.
-10g30: Buổi họp băt đầu. Ngoài sự hiện diện của cha Đặc trách, hai anh trong BĐD và Đặc phái viên Đỗ Hữu, Nhóm Sài Gòn gồm có: Nguyễn Minh Lâm, bà xã và 2 cháu, Phan Công Chúng, Henry Nguyễn Trung, Lê Thanh Dũng, Antonin Lê Đức Thanh, Benjamin Nguyễn Văn Tư, Lê Lân, Nguyễn Văn Thuỷ, Nguyễn Hoàng Triều, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Tấn Thạch, Phan Đình Huân và vợ, Nguyễn Nam (phó nhóm) và vợ, Đình Trang và bạn gái, chi Diệp (vợ Nguyễn Quang Chỉnh) và Lưu Văn Tứ vừa xin gia nhập nhóm Sài Gòn.
- Trưởng Lâm: Sau khi có đôi lời cám ơn cha Đặc trách và BĐH, Trưởng Lâm tuyên bố lẽ ra hôm nay có một số anh em trẻ Cựu Ngôi Lời sinh hoạt như đã hứa, nhưng không biết vì lý do gì anh em vắng mặt. Hôm nay nhóm Sài Gòn sẽ bầu lại BĐH địa phương.
Xin ghi lại một vài ý kiến của anh em về Danh xưng và CTBL:
- Anh Thanh: Về danh xưng, anh em nên đặt quyền lợi của anh em hay của Dòng lên hàng ưu tiên?
- Hoàng Nam: Anh em cần giúp tiếng nói để cha Đặc trách dễ làm việc.
- Tấn Thạch: Danh xưng không quan trọng, cái chính là đời sống và việc làm của anh em có thể hiện được danh xưng đó không.
- Hoàng Nam: Hội chúng ta luôn mở cửa. Đừng ép buộc. Người ta thấy mình làm tốt, sẽ theo.
- Đình Huân: Bàn nhiều về danh xưng không cần thiết. Ở VN, người ta gọi tôi là Phan Đình Huân. Nếu tôi ở Mỹ , người ta sẽ gọi tôi là Huan Phan Dinh. Nói đến đây, tôi nhớ câu chuyện Hải Vũ MD. Khi sang Mỹ, anh có thêm tên Bob. Làm lý lịch người ta ghi là Bob Hai Vu MD ( Thêm dấu sắc"'" cho từ "Bop" và từ Vu, nghe tếu làm sao!)
- Thanh Dũng: Cha Đặc trách, BĐH và anh em quốc nội phải làm cho được việc nối kết để thắt chặt tình Huynh đệ giữa anh em quốc nội và hải ngoại.
- Đình Trang: Sau khi trao đổi với cha cựu BT Théophile Ngô Hoàn Cầu về danh xưng, nhóm anh em Sài Gòn đã thông suốt và đồng ý với danh xưng Cựu Ngôi Lời Giuse.
- Việt Hùng: Dòng Phan-xi-cô có 3 nhánh, nhưng tất cả đều qui về một mối. Chúng ta chỉ có một Hội và một danh xưng.
- Cha Đặc trách: Có một sự dị biệt rõ nét về văn hoá Đông Tây. Trong quan điểm, đôi khi chúng ta có khuynh hướng cảm tính gây áp đảo. Chúng ta phải đi lại từ đầu và tìm hiểu tại sao anh em quốc nội vẫn giữ danh xưng Cựu Ngôi Lời Giuse.
Về CTBL: Đình Huân sau khi đã nghiên cứu về Giáo luật đã phát biểu rằng Bổng lễ không được phân chia (50/50).Cha Đặc trách đã giải trình về Giáo luật và minh định CTBL tại sao phải sửa đổi theo thể thức mới. Hầu hết anh em đều hiểu rõ và thông qua. Đình Huân nói là sẽ nghiên cứu thêm Giáo luật để hiểu rõ vấn đề. (Xin thông báo với anh em một tin vui: Đình Huân sắp có con đầu lòng.)
-Thanh Dũng: Tính công khai trong CTBL là cần thiết. (Anh Sự thông báo cho anh em biết là trong sáu tháng CTBL đổi mới, tổng chi cho các Ân sư là 46.109.000đ (bốn mươi sáu triệu một trăm…tính từ18.6.2011 đến 21.2.2012).
Bầu cử BĐH Nhóm Sài Gòn: Kết quả:
- Nguyễn Minh Lâm (Trưởng nhóm)
- Nguyễn Nam, cựu Ngôi Lời (Phó nhóm)
- Lê Thanh Dũng, cựu Ngôi Lời (Thư Ký + Thủ quỹ).
- 12g00: Buổi họp kết thúc trong niềm vui. Và mùi thơm của món cá ngừ đại dương ướp nướng lan toả khắp nơi. Các anh sắp xếp lại bàn ghế. Các chị dâu nhà Ngôi Lời Giuse đã sẵn sàng dọn bữa. Hai bà bầu vợ Huân và bà xã Nam cũng chung tay chung sức. Rượu tây và bia bọt. Ai muốn thức nào thì xào thức ấy. Văn nghệ văn gừng đủ món ăn chơi. Hoàng Triều và Hoàng Nam yêu người yêu Phượng yêu luôn Sài Gòn…Lưu Văn Tứ góp chung niềm vui bằng một két bia. Sài Gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về! Nhưng mà bây giờ anh phải xa em xa em thôi, mặc dầu món lẩu cá ngừ đại dương ngon tuyệt hãy còn dang dỡ. Cám ơn Trưởng nhóm Minh Lâm, vợ chồng Hoàng Triều, Hoàng Nam và anh em nhóm Sài Gòn đã tiếp đón nồng hậu và thân tình.
- 14g00: Chúng tôi phải chia tay để chiều nay còn kịp họp mặt với anh em nhóm Bà Rịa Vũng Tàu.
**MỜI BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM ALBUM VÀ VIDEO CLIPS.
BÀI VIẾT: Tám Sự
HÌNH ẢNH VÀ VIDEO:Đình Trang, Hoàng Nam, Việt Hùng, Đỗ Hữu
MỜI ĐỌC NHẬT KÝ CHUYÊN VIẾNG THĂM::
+ TUYẾN BẮC:
- PHẦN 1 NHÓM VAN NINH và TUY HÒA
- PHẦN 2 NHÓM QUI NHƠN, ĐÀ NẴNG VÀ PLEIKU-KONTUM
+ TUYẾN NAM.
- PHẦN 1: LIÊN NHÓM TÂY NGUYÊN
-PHẦN 2: Nhóm LâmHà (L.Đồng), Longkhánh (Đồng Nai.)
- PHẦN 4: NHÓM BÀ RỊA, VT & NHÓM LAGI, HÀM TÂN
- PHẦN 5: LIÊN NHÓM PHAN RÍ, PHAN RANG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét