Trần Thiện Phi
Hùng
Với bài
viết tựa đề “Viện Dưỡng lão và Viện Mồ Côi”, Trần Thiện Phi Hùng có tên trong
danh sách nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2013. Tác giả cho biết ông
nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng, tính đến ngày 30 tháng Tư
1975, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Bài mơi nhất của
ông, vẫn với chi tiết về nhà hộ sinh và viện dưỡng lão như từng kể, nhưng gần
như quay một vòng 360 độ, biến thành một câu chuyện khác hẳn.
*
* *
Tiệc rửa lon trung úy của tôi chung với tiệc đầy tháng của
con gái tôi và “con gái của người ta”.
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra
đã trở thành con gái của tôi và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo
Sinh Viện Quân Đội Thành phố Nha Trang năm 1972. Mẹ của nó còn trẻ lắm nhưng
lanh lợi sành đời. Cô ta sinh xong mạnh khỏe đi đứng bình thường chứ không
nằm liệt như bà vợ tôi. Cô ta nói với vợ tôi: cô ta là vợ của một trung úy
Biệt Kích. Anh ta ít khi về nhà và công tác ở đâu không bao giờ nói. Cô ta đi
làm sỡ Mỹ ở Chu Lai vì sinh kế sao đó nên nhảy dù với Mỹ. Tai nạn có thai
ngoài ý muốn nhưng không biết con của chồng hay của Mỹ nên cứ sinh xong rồi
tính: Con chồng thì để nuôi; con Mỹ thì cho.
Nghe vợ nói lại, tôi sang phòng cô
ta gõ cửa xin vào xem đứa nhỏ ra sao. Trong bóng đèn mờ của căn phòng, con bé
nằm bó mình trong khăn lông; chỉ lòi cái mặt da trắng đỏ và cái miệng nhỏ xíu
hai môi như chu ra làm tôi nghĩ ngay con bé nầy chắc sau nầy hỗn lắm! Tôi
không nói gì với cô ta mà về phòng bảo bà vợ tôi:
- Mình xin con bé nuôi luôn nhen, em?
- Làm sau đủ sữa cho hai đứa? Thiên hạ nói bậy bạ làm sau
chịu nổi?
- Cho uống sữa bò; anh mướn thêm người giúp việc nửa cho
em.
- Tùy anh.
Thế là thủ tục xin của tôi và đồng ý cho con do cô ta viết
được đưa cho cô mụ; nhưng sáng hôm sau thì cô ta đã rời khỏi bệnh viện, bỏ
con lại mà thủ tục chưa hoàn tất. Ban Xã hội Quân đội cũng dễ dàng hoàn tất
nốt thủ tục nhận con nuôi mà làm khai sinh giống như thủ tục khai sinh của
con gái của tôi. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu một đứa trẻ lai Mỹ mà khai
sinh do hai vợ chồng là người miền đông và tây Nam Việt
Tháng tư đen 1975, tôi bị rã ngũ. Tôi không thể về quê
ngoại như ước muốn sống ở Rừng Dừa năm xưa vì nay B52 cày nát thành bình địa.
Tôi muốn phá hoang trồng lại; nhưng phải trình diện vào tù cải tạo. Một tháng
trôi qua, rồi một năm, rồi năm nữa..! Vợ không thấy đi thăm mà con cũng không
bao giờ được gặp mặt. Mỗi tháng chỉ có mẹ tôi được 15 phút thăm nuôi. Hỏi gì
mẹ tôi cũng nói tất cả bình an; các con ngoan và khỏe mạnh. Tôi lúc nào cũng
nhờ mẹ lưu tâm cho Thùy An, tên đứa con lai Mỹ. Chắc là nó bị kỳ thị ở trường
học và sống với mọi người sẽ rất khó khăn! Mẹ tôi nói con khỏi lo. Nó sống
rất tốt, học rất giỏi, nên được thầy cô và bạn bè quí mến. Mẹ tôi lúc nào
cũng né tránh khi tôi hỏi đến vợ và con gái của tôi, Thanh An. Tôi đoán có lẽ
chuyện gì không tốt đã xảy ra nhưng đành bó tay không biết hỏi ai!
Bốn năm sau tôi được ra tù. Con gái mang hai dòng máu ôm
tôi khóc như mưa; nhưng con gái và vợ tôi thì không thấy đâu nữa. Tôi đoán
biết chuyện không hay nên cũng không hỏi mẹ. Cơm chiều xong, con gái xin tôi:
- Ba cho con ngủ chung với ba đêm nay?
- Ngày thường con ngủ một mình?
- Không con ngủ với bà nội.
- Ừ! nếu con muốn.
Con bé thỏ thẻ kể hết cho tôi nghe. Ba đi rồi mấy tháng sau
má dẫn chị hai đi với má về thăm ngoại mà không cho con đi và từ đó không về
nữa. Con hỏi nội: Má con chừng nào về? Nội nói: Nội không biết.
Một năm trôi qua; tính ra tôi đi làm “lao động xã hội chủ
nghĩa” có nghĩa “ăn cơm nhà làm lao động nặng không công” khoảng hơn 3 tháng.
Đào kinh, đắp đường, gánh lúa thuê…v.v.. Cạnh đó là làm thuê, làm mướn đi lao
động thay cho người trả tiền để khỏi đi. Tôi hết thời gian quản chế một năm,
làm phó thường dân, rồi được đề cử làm đại đội trưởng lao động; chuyên đi kêu
người đi lao đông. Ai thấy mặt tôi đến thăm là biết phải cơm gạo nhà đem đi
làm không công mấy ngày hay nửa tháng.
Thời chinh chiến; tiền lương của 3 đứa con cho mẹ, mẹ tôi
xài tiện tặn có dư, hễ đủ 1 chỉ thì mua 1 chỉ vàng y; đủ 10 chỉ thì đổi thành
1 lượng, nhét kẹt giường, đào nền nhà, tủ làm hai nóc để cất vàng. Con thất
thế sa cơ, mẹ bán vàng nuôi con. Mẹ cho con vàng để vượt biên.
Năm 1982, tôi và em gái tôi vượt biên. Con gái của tôi nhứt
định: Ba đâu con ở đó. Con không sợ chết. Con chỉ sợ phải xa ba! Tôi lái tàu
ra khơi lần cuối cùng để một là chết, hai là được thật sự tự do. Tôi thành
công sang bến bờ tự do. Con gái tôi bắt đầu vào trung học; có lẽ nhờ cái máu
Mỹ của nó hay sao mà chỉ mấy tháng thì nó nói tiếng Mỹ như súng liên thanh;
cứ có dịp là đeo bên tay cha khi đi chợ hay đi ăn nhà hàng hay có đám tiệc….
Hình ảnh một ông già Việt
- Con vui mừng sao lại khóc dữ thế?
-
Cám ơn. Con cám ơn Daddy nhiều lắm. Con đang nghĩ không biết có bao nhiêu
ngàn hay chục ngàn đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi mà có bằng đại học như con. Con
thương Daddy nhiều lắm.
- Daddy cũng cám ơn con; nhờ có con mà cuộc sống của ba mới
có ý nghĩa mà vui sống tiếp bấy lâu nay.
Hai cha con dị chủng ôm nhau cùng khóc.
Bạn bè của con biết thì không có gì lạ về sự khắn khít của
hai cha con Việt Mỹ nầy; nhưng những người xa lạ thì hiếu kỳ, nghĩ suy lung
tung nhưng không thể nào ra được đáp án. Cha Việt, sao con Mỹ mà không có
chút gì là dáng vẻ Việt
Tôi đi làm đem cơm theo ăn, nay làm thêm phần cho con gái.
Lương của con gái đưa hết cho tôi và chỉ lấy 100 bạc để đổ xăng và ăn quà
vặt. Khi cần mua sắm gì thì nói xin. Tôi từ chối cách nào cũng không được nên
mở một sổ bank riêng bỏ hết tiền của con gái đưa, để khi nó cần đưa lại cho
nó. Hai năm sau, em gái của tôi bán 2 cái nhà cũ để mua cái nhà lớn hơn, tôi
bảo con gái vay tiền ngân hàng mua cả 2 cái. Vì không vay được một lúc gần
nửa triệu bạc nên tôi dùng cái nhà tôi để thế chấp vay mua 2 cái nhà cho con
gái đứng tên và cho mướn.
20 năm trôi qua nhanh. Lưng của tôi bị thoái hóa cột sống
nên đau càng ngày càng nhiều. Chân tôi bắt đầu bị tê. Lái xe lúc nào chân
cũng phải nhịp nhịp thử coi còn hoạt động được hay không; nhỡ bị tê khi cần
thắng mà không xử dụng được thì nguy to. Tinh thần tôi bị hoảng loạn khi nghĩ
đến lúc không cở động được tay chân bởi dây thần kinh bị gai xương sống ép
nên không hoạt động được. Mổ xương sống thì xác xuất rủi ro khá cao; nên khi
còn gượng đi đừng được tôi không chịu mổ để cắt gai cột sống. Con gái thì đeo
theo một bên ít đi chơi ít giao thiệp với bạn bè. Đi làm về là quanh quẩn bên
cha làm tôi thêm lo lắng.
- Sao con không có
bạn trai? Con lập gia đình cho ba yên tâm!
- Ai bảo ba: con
không có bạn trai. Bạn trai của con đang ghi tên học tiếng Việt; bao giờ nói
được tiếng Việt con sẽ đem về ra mắt ba. Anh ta người Đức nhưng sinh trưởng ở
đây và chịu điều kiện phải sống chung với ba suốt đời; nhưng con thêm điều
kiện phải nói được những câu thông dụng tiếng Việt Nam.
- Ba nói tiếng Anh
cũng tạm hiểu được mà, con.Nhưng con muốn con của con sau nầy phải nói được
tiếng Việt, nên anh ta ghi tên học một năm tiếng Việt ở đại học Victoria.
Tuổi 60 cũng đúng
lúc tôi được phép về hưu vì là cựu quân nhân nên sớm hơn dân sự 5 năm. Con
gái thì hối thúc: ba nghỉ việc đi; tiền hưu ba đủ sức tiêu dùng; nếu có cần
mua gì hay đi đâu ,con lo cho ba được.
Tôi xin nghỉ việc về
hưu. Sáng nào 5.30 AM cũng đi bơi để chữa trị bệnh đau lưng. Con gái cũng đi
theo. Sáng nào hai cha con xe ai nấy lái đến hồ bơi. Con tập Gym, cha thì
Bơi. Con gái đem quần áo uniform thay đi làm luôn.
Một hôm con gái tôi
nói:
- Ngày mai con không
đi làm. Ba có muốn con chở ba đi thăm bác Hoàn không? Con nghe con gái của
bác nói: Bác đã bị đưa vào viện Dưỡng lão tuần rồi.
- Sau con lại dùng
chữ “bị”? Chẳng lẽ bác Hoàn không muốn vào Nursing home mà bị bắt buộc vào
hay sao?
- Bác Hoàn bị stroke
té; xe cấp cứu đem vào nhà thương; Bác bị méo mặt và miệng không nói được nên
các con của bác xin bác sĩ cho vào viện Dưỡng Lão; vì nếu về nhà sau nầy xin
vào thì Bộ Y tế sẽ check sức khỏe và trí nhớ, khó khăn lắm mới được chấp nhận
nên để nhà thương, quyết định thì khỏi phải check gì hết!
- Bác chỉ hơn ba có
2 tuổi và trí nhớ còn tốt lắm mà! Ừ! Ba với con đi thăm bác kẻo tội nghiệp;
hơn nữa mai mốt, ba có vào sẽ có người thăm lại ba.
- Không bao giờ có
chuyện đó, ba đừng mơ; Con không bao giờ gởi ba vô viện Dưỡng Lão đâu. Con
tập Gym để đủ sức bồng ba khi ba cần đến. Con cũng chọn chồng lớn con để phụ
với con. Ba xài computer và Internet thường xuyên, trí nhớ của ba sẽ không bị
Dementia hay Alzheimer.
- Cám ơn con; nhưng
con còn công việc và cuộc sống của riêng con.
- Viện Mồ Côi không
dành cho con thì viện Dưỡng Lão cũng không dành cho ba.
- Con nhớ mua trái
cây biếu bác; nhớ đừng mua bánh ngọt vì bác ấy cữ ăn đường.
Hai cha con tôi vào
viện Dưỡng Lão Cửu Long vừa sau giờ ăn sáng; nên gặp bác Hoàn ngay phòng ăn.
Mặt và miệng của bác Hoàn trở lại gần bình thường và giọng nói tuy có biến
giọng nhưng vẫn còn nghe rõ lắm. Bác bắt tay tôi, coi vẻ mừng và cảm động lắm
nhưng hai mắt lệ ứ tròng. Con gái tôi lúc nào đi với tôi đều là mục tiêu để
nhiều người chú ý và tò mò muốn biết về cha con Viêt Mỹ nầy. Hơn nữa vẻ trìu
mến và lúc nào cũng như nhỏng nhẻo với cha từ lúc còn bé thành thói quen làm
mọi người càng chú ý hơn. Thăm bác Hoàn khoảng một tiếng sau hai cha con xin
phép ra về. Con gái tôi lái xe ghé chợ và nói:
- Con đãi ba ăn bún
bò Huế.
- Ừ! ăn thì ăn.
Con gái mở cửa cho
tôi và kéo ghế cho tôi ngồi; gần như ai cũng quay ngó chúng tôi. Cô bé chạy
bàn thì quen quá với cha con tôi vì nhiều lần ăn ở quán nầy.
- 2 tô bún bò Huế
phải không, chú?
- Ờ! Cháu cho chú
2 tô.
Con gái mở cái
xách tay của nó ra; mà nó đổi cái xách tay lớn hơn hồi nào tôi không để ý. Nó
kéo ra một bịch nylon và kéo rau kinh giới ra. Nó để rau kinh giới tím qua
một bên và nói:
- Cái nầy của
Daddy.
Rồi kéo mớ khác
là kinh giới xanh và nói:
- Cái nầy của
con.
Ông ngồi bàn gần
kế bên quay sang
- Cô Tây nầy sau
nói tiếng Việt rành quá và rành ăn bún bò Huế hơn cả người Việt Nam!
- Nó là người
Việt Nam chứ không phải Tây. Nó chê rau kinh giới tím ăn nồng quá mà tôi thì
thích kinh giới tím hơn nên nó hái riêng hai loại cho cha con chúng tôi.
- Cô ta là dâu
của anh?
- Không. Nó là
con gái của tôi.
- Hai tô bún bò
Huế được bưng ra; cuộc đàm thoại ngưng tại đây và có lẽ ai cũng liếc mắt xem
khi cô Tây 100% vắt chanh và ngắt từng cọng rau bỏ vào tô cho cha. Tôi hãnh
diện là đã không lầm khi bõ công bao năm cơ cực nuôi “con của người ta.”
Về tới nhà chưa
kịp thay quần áo thì điện thoại reo. Bạn Hoàn, người tôi vừa đi thăm, phone
cho tôi từ viện Dưỡng Lão.
- Anh mới về tới
nhà phải không? Hồi nãy tôi gọi không ai bốc phone. Sau khi Anh về rồi có một
bà trong viện Dưỡng Lão này hỏi anh có phải Hải Quân hay không và đứa con gái
Mỹ đi theo anh là con của anh? Bà ta nói là người quen của anh ở Nha Trang
khi xưa; muốn xin số phone của anh, nên tôi hỏi anh trước. Có phải nhân tình
cũ ngày xưa hay không? Nếu phải thì vào gặp gấp đi; dễ gì xa xứ gặp cố tri!
- Ừ! Thì anh cứ
cho; có sao đâu. Bốn mươi mấy năm rồi làm sao ai còn nhớ được ai!
Một ý nghĩ thoáng
qua trong óc tôi: Không lẽ là mẹ ruột của con gái của tôi? Chứ nếu bà ta là
người vợ bỏ tôi ngày nào thì chắc chúng tôi phải nhìn nhau, chứ chẳng lẽ tình
chồng vợ sống với nhau 5 năm mà nhìn nhau không ra! Nhưng nếu là mẹ ruột của
con gái của tôi, tôi phải làm sao đây, vì dù sao cũng là... “Con gái
của người ta”.
|
A DAUGHTER OF A FOREIGNER
Trần Thiện Phi
Hùng
*
* *
I celebrated my promotion to first lieutenant and the first
anniversary of my real daughter along with another’s from a foreigner on the
same day.
This other daughter of mine was born 4 hours after my proper
one’s and she belonged to me after 24 hours of her birth as registered at the
Army Maternity of Nha Trang in 1972. Her own mother was very young and savvy
with the world. The lady was strong after labor much better than my wife. She
talked with my wife about her husband who was a lieutenant of the Special
Forces. This guy was very busy in his secret missions and rarely came back to
visit his family. The lady worked with the American base at Mỹ Lai, and
somehow was involved with one American GI. Her unexpected pregnancy could not
let her be sure that her daughter is from her husband or from her American
friend. She told my wife: “If the daughter is from her husband, she is happy
to raise her, otherwise, she would give the baby for adoption.”
After I heard the news, I came to knock that lady’s door to
have a look at the baby. In the dim light, I saw the baby wrapped in linge,
and saw only her white face with protruded lips, a sign I guessed that she
would become a bad-tongued girl later. I told nothing to the lady, but said
to my wife:
- We will adopt the baby to raise her with ours.
- How I can have enough milk to feed both? And how to avoid
the bad gossip from people?
- We will feed both with additional artificial milk, and I will
hire a servant to help the care of the babies.
- You can do whatever you want.
So I arranged every paper work with the lady’s agreement to
recognize the babies as my children. The next day, that lady disappeared and
her whereabouts has been unknown to me since, even the paper work was not
finished. The Army never questioned me about both the children are mine. The
particular case that an American and a Vietnamese girls are my children (I
lost all the photos of theirs in the collapse of the Republic of Vietnam in
1975). On their first anniversary celebration, the two beautiful angels were
under my arms. Both have caused my pain to carry both during their childhood:
each demanded to cling to me, one on back and one in arms. My back weighs
down so much that my backbone had been distorted for carrying them until they
could walk by themselves.
I was out of the service after 1975. I could not come back to
my wife’s place because it was devastated by bombing during the war. I tried
to work for my life, but soon was apprehended by the Commmunist government
and sent to a concentration camp. Year after year, I could not expect any
release. My wife also disappeared with her own child. Only my mother could
come sometimes to visit me in jail. My mother just told me that everything
had been fine in the family as I was worried about Thùy An, the girl of a
foreigner. She would probably suffer a discrimination from the society due to
the color of her skin. My mother dispelled my doubt and said Thùy An was very
intelligent, worked outstandingly in school and well loved by her teachers
and classmates. My mother always escaped my inquiry about my wife and her
baby, Thanh An. I could guess something I am not able to know.
Four years later, I was out of jail. Thùy An embraced with
profuse tears, but nowhere were my wife and her child. At supper, Thùy An
asked me if she could sleep in my bed:
- Let me sleep with you, daddy.
- You used to sleep alone, is it right?
- I slept with grandma.
- You can sleep with me if you prefer.
She then explained to me everything that had happened in the
family:
- Some months after daddy was confined in jail, mother and
sister wanted to visit her parents but they never return to Thùy An. I asked
grandma but grandma could not give an answer.
Another year passed, I was forced into labor force for the
society by the new regime, that means I must accept heavy labor without pay
for 3 months. I had to help constructing road, digging canals, transporting
rice from place to place without pay; or I had to use my money to hire other
people to do my assigned task. After one year of close surveillance by the
authorities as a second citizen; then I was chosen to be a leader of a labor
squad. Neighbors looked at me as a chief commanding their forced labor for 15
days a month without pay.
During the war, my mother’s 3 children brought their sweat
labor money to her; she would save as nuch as possible for the security in
the family, and used the little money to buy gold and placed it in hiding
places; sometimes she sold a small part for unexpected necessities of the
family. She also gave me money to prepare for my secret escape from
In 1982, my sister and I got out of the country in search of
freedom. Thùy An was firm to accompany daddy wherever he went, even daring
death with daddy. I escaped in boat in the sea, preferring death rather than
living with the Communist oppression. I succeeded to come to
I got an employment in an automobile business with a good pay
to raise her, to buy a house and to send her to a university. After 5 years I
paid off my mortgage. In 1995, Thùy An became a good dentist doctor. Upon her
graduation, she embraced me with outpouring tears. I asked her:
- Why do you cry so much on your day of big success?
- Thanks, many thanks to you, daddy. Among thousands of
children abandoned by their parents, who could succeed like me? Millions
thanks to you, daddy.
- I thank to you, too, my daughter. I could cling to my happy,
meaningful life by your presence nearby.
Both of us cried in our great joy.
Friends could understand our happiness together in the two
lines of blood, but foreigners might wonder at our mutual love without any
explanation as my daughter looks nothing after me.
I prepared my lunch at work and my daughter’s in schools. Now
she gives all her salary to my keep, except $100 for her personal expenses in
fuel or necessities. If she needed more money, she would asked my permission.
She refused to keep her own salary but gave it to me, so I decided to open a
special account at my bank to keep her money for her life.
Two years later, my sister wanted to sell her house and mine
to buy a bigger one for all of us. I told her to borrow money from the bank
to buy two houses, one for her and one for me. It was not easy to borrow
$1,000,000 for the two houses; therefore, I used my house as a lien for the
mortgage.
Another 20 years passed, my backbone failure became worse; I
suffered a great pain and my feet were partly numb. I must test my feet on
the brake of my car to be sure that they work properly. I was much worried of
the possible paralysis of my feet and my arms, but I am afraid that a surgery
could be done successfully for me, so I relent. Thùy An is always closer to
me than her friends.
One day I asked her:
- Why do you not enjoy your life with a boyfriend? I wish that
you could plan for your happy marriage soon.
- Why do you say that I date no boyfriend? My boyfriend is
attending a class to learn the Vietnamese language; when he can speak it
fluently, I will present him to you for our marriage. He is of Gernan descent
born in this country and accepts our life close to you; he wants to be able
to communicate with you in Vietnamese.
- I can speak English all the time with him. I want my
children able to speak Vietnamese, too, so he follows course at
On completion of my 60 years of age, I decided to retire from
work, and
In retirement, everyday at 5:30 a.m. I go to the gym for
exercise to help my bad back. Thùy An always accompanies me, she works on
swimming while I am in the gym. She brings along her uniform to change before
going to work.
One day, she told me:
- Tomorrow, you will go with me for a visit to Mr. Hoàn in the
nursing home. He was placed in a nursing home last week.
- Why do you tell me that he was placed in the nursing home?
Do you mean that he is not willing to live in a nursing home?
- Mr. Hoàn fell by a stroke somewhere. An ambulance brought
him to the hospital. He has a deformed face and cannot speak clearly, so his
children prefer to place him right away in a nursing home; otherwise, the
paper work could be more difficult later in a scrutiny.
- He is only two years older than me and still has a good
memory. I am better to see him now, so later others can visit me in my turn.
- No way you will be in a nursing home, daddy. I will not
place you in a nursing home. I exercise now for strength that I can carry you
when you will need it. I choose my husband among strong boys in order that he
can help me, too. You must play with the computer using the internet, so that
you cannot be affected by dementia or Alzheimer disease.
- You have your own life to care of, too.
- Orphanage had not raised me, so nursing home will not be
reserved to you, daddy.
- You wil go to buy some fruit to give Mr. Hoàn and advise him
to abstain from sugar.
Both of us went to Cửu Long Nursing Home and saw him at
breakfast time. His face was recovered and his language is quite normal. He
shook my hands, very impressed with our visit as tears came to his eyes. We
left him after a two-hour visit.
Thùy An is always with me before the eyes of many people
wonder about our relation.
One day we went to a restaurant and she told me:
- We will eat bún bò Huế today.
- OK.
Many people looked at us. An attendant used to serve us often
before asked:
- You eat two bowls of bún bò Huế, or do you not?
- Yes, serve us two bowls of bún bò Huế.
My daughter opened her bag, a bigger one she recently bought.
She took two parts of kinh giới vegetable, one violet and
one green; she gave the violet one to me, and said:
- This one is for you, daddy.
A guest close by us asked me:
- How this foreigner sitting with you can speak so fluent
Vietnamese and savor perfectly bún bò Huế like a native
Vietnamese?
- She is a native Vietnamese, not a foreigner. She prefers the
violet kinh giới than the green one, so she separates the
two parts between us.
- Is she your daughter-in-law?
- No, she is my daughter.
We ate the bún bò Huế slowly while the other
guests looked at the way my daughter of different blood handled the lemon and
the kinh giới in her hands on the two bowls. I was proud of
raising my daughter from a foreign extract.
Upon reaching home, Mr. Hoàn called me from the nursing home:
- You just came home, is this right? I called you once before
but nobody caught the phone. A lady in the nursing home asked me if the
senior conversing with you in the restaurant is your friend, if you was a
former Navy officer, and the girl in your company is really your adopted
daughter. She said that you were an acquaintance of hers in Nha Trang of old
days, and would like to know your phone number, so I ask your permission to
give it to her. Was she your former lover? If so you are happy to meet an old
friend after a long separation. It is good for you to visit her now.
- You can give her my phone. After 40 year of separation, I
could not figure out who is she.
An idea came to my thought: Is the lady the real mother of
Thùy An? Or she was my wife of 5 years who abandoned me and how she could
recognize me after a long separation? If the lady is Thùy An’s mother, what I
have to do in this case because Thùy An is the real daughter of another
woman…
Translated by Peter Nguyen
|
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
CON GÁI CỦA NGƯỜI TA - Trần Thiện Phi Hùng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét