CHỦ ĐỀ BLOG_LỜI CHÀO

**HĐ CGNL KÍNH CHÀO QUÍ CHA, QUÍ THẦY, QUÍ HUYNH ĐỆ, QUÍ ÂN THÂN NHÂN ***

MENU

  • Thứ Năm, 21 tháng 5, 2020

    TÔI ĐI TÙ Peter Nguyễn ( Hồi ký )

    TÔI ĐI TÙ Peter Nguyễn ( Hồi ký )

    Gửi bàigửi bởi Quangnam vào ngày Thứ 2 Tháng 2 01, 2010 8:52 pm
    |
    |
    TÔI ĐI TÙ
    Peter Nguyen
    Việt Minh lên nắm chính quyện Việt Nam năm 1945. Tuy ban đầu, đảng Cộng sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, cố gắng giấu tang tích Cộng sản, để kết hợp với các đảng ái quốc khác giành độc lập cho đất nước, nhưng liền sau đó, ông đã tìm cách loại trừ các đảng khác vẫn còn uy tín nhiều hơn trong quốc dân, khiến cho Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam phải lánh sang Trung Hoa. Cựu Hoàng đế Bảo Đại, Cố vấn Chính phủ, sang Hồng Kông lãnh đạo phe Quốc gia nương tựa vào Pháp để chống đối Việt Minh. Nhưng mãi đến năm 1949, khi Mao Trạch Đông làm chủ được toàn lục địa Trung Hoa, thì Hồ Chí Minh mới được hậu thuẫn mạnh trong chiến tranh Đông Dương (1946-1954). Việt Minh chia nước thành nhiều Liên khu, Tỉnh Bình Định thuộc Liên khu V, nhưng Liên khu này lai bị chia làm hai miền với Đèo Cả làm mức ngăn cách hai miền nam bắc. Nhà Dòng thuộc Liên Khu V miền bắc, hoàn toàn cô lập, đoạn tuyết với bên ngoài. Cuộc sống rất là kham khổ khi bắt đầu chính sách Cải cách Ruộng đất, cuộc Đấu tố và thuế nông nghiệp. Nhất là vài năm trước khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, lúa gạo phải dồn cho chiến tranh, cho nên người dân đã khổ cực lại càng đói kém.

    Nhà Dòng tuy không còn tuyển nhận đệ tử nữa, nhưng không còn đủ khả năng tự lực cánh sinh. Anh em lại mất hoạt động ở các xứ và trường Gia Hựu, Hội Đức, phải về sống ở Dòng. Dù mọi người phải dấn thân lao động, cái ăn cũng thiếu thốn. Bề trên An-rê phải khuyên nhủ anh em nào có thể về sống với cha mẹ thì đỡ bớt gánh nặng cho Dòng. Tôi được về quê tạm sống với cha mẹ tôi.

    Một dịp lễ Thánh Giuse, bổn mạng nhà Dòng, tôi muốn về Dòng dự lễ với anh em. Tôi ra đi cùng với vợ chồng đứa em (chúng về thăm bên vợ). Khi chúng xuống bến đò sang sông, thì bị công an ngăn chận tra xét. Bấy giờ Pháp đã thường vào ra chiếm đóng thành phố Qui Nhơn, bến đò ngày hôm trước bị coi là cấm địa, thuộc xã kế cận, ranh giới chỉ là hàng rào cao vài cm trên lối đường đất nhỏ hẹp. Công an lục soát tỉ mỉ từng khâu áo, mọi đồ vật trong túi xách, có áo dòng của tôi. Họ không lạ gì xóm Công giáo cũng như cha mẹ tôi ở làng trên.
    Tuy nhiên, Cộng sản luôn đố kỵ chèn ép người Công giáo, nhất là linh mục, tu sĩ, chức việc xứ đạo. Cán bộ Việt Minh cấp dưới chỉ là những người kém học thức, cho nên dù không tìm thấy gì đáng nghi, nhưng họ bắt đưa chúng tôi lên chính quyền xã (khác với xã của tôi). Xã không thấy gì nghi ngờ, cho nên cho chúng tôi tiếp tục hành trình.

    Mấy ngày sau khi tôi trở về nhà cha mẹ tôi, thì có giấy xã bảo tôi trình diện ở xã. Tôi được biết lý do, là một người đã báo cáo xấu về tôi lên xã. Anh ta người Bắc đã có một thời gian tu ở chủng viện Kontum, sau khi xuất tu, lấy một người cháu họ của tôi ở trong làng; anh ta muốn lập công tác với chính phủ cho nên trình thưa vu vơ về tôi (quê tôi ở gần biển và thành phố Qui Nhơn, người dân dễ dàng trốn sang bên Quốc Gia). Thế là tôi hiểu mình bị sa lưới, và khó mong thoát khỏi. Tôi phải chuẩn bị gạo mắm mang theo, vì thời gian ra đi sẽ vô định, và chính phủ không bao giờ nuôi sống cho những người giàu có bị bắt mà chưa có án tù tội.

    Đêm hôm đó (thời gian Việt Minh mọi sinh hoạt tập trung về đêm để tránh máy bay địch bắn phá), họ lại cho người dẫn chúng tôi lên huyện. Cơ quan huyện ở cách xa khoảng 15 cây số, và thường không có địa chỉ nhất định để được bảo vệ khỏi bị máy bay thả bom tàn phá. Người dân quanh vùng cũng không được tiết lộ địa điểm, dù cơ quan chỉ đóng mượn một nhà thường dân một thời gian rồi dời đi nhà khác. Người dẫn đưa chúng tôi cũng chỉ biết tên một chủ nhà trong làng nọ để đưa chúng tôi đến. Chúng tôi phải đi nhiều giờ trong đêm tối mới đến làng, và cũng phải khó khăn hỏi dò người chủ nhà có ghi trên giấy tờ; đó là điểm liên lạc đầu tiên, từ đây ngày hôm sau sẽ có người đưa sang một nhà thứ hai. Cán bộ huyện sẽ đến nhà này để tra hỏi chúng tôi. Không ai ngoài cán bộ làm việc tại huyện có thể đến trụ sở chính của họ ở ven núi.
    Tôi bị tra hỏi riêng rẽ do ông cán bộ huyện. Ông này là một người có trình độ học vấn, vì lúc đầu Việt Minh muốn có chút uy tín với dân chúng để lấy lòng dân, chứ sự thực quyền bính nằm trong tay người phó là đảng viên giấu mặt. Thủ tục tra hỏi của họ là hạch sách người họ nghi là chống đối. Ông không hỏi han gì về việc tôi phải bắt, nhưng chỉ bắt tôi phải khai rõ lý lịch tỉ mỉ đời sống là sinh hoạt từ nhỏ tới lớn trên giấy tờ để ông xem. Ông cho tôi vào nhập bọn với một nhóm người khác (độ 15 người) cùng ở trong một căn nhà bịt bùng tứ phía trừ một cừa ra vào độc nhất bị đóng khoá ban đêm. Mỗi bữa ăn phải tự túc nấu nướng ở nhà bếp bên cạnh, lính canh cho phép ra ngoài gần đó kiếm củi đốt lò. Căn phòng không trang bị gì cả, chỉ có trải chiếu dưới sàn để ngủ đêm. Trừ giờ kiếm củi nấu nướng, không ai được phép ra ngoài. Tôi gặp một ông già trong nhóm này. Ông ta bị bắt vì thuộc loại phú nông, có nhiều ruộng đất ven núi. Ông mưu mô trốn thuế nông nghiệp bằng cách trồng ớt trong ruộng vườn thay vì lúa. Ông ta rất gan dạ, không sợ sệt. Ông đã có lần bực mình với Việt Minh, muốn tự tử bằng ăn gan cóc, hay hành hương trộn mật ong theo người dân quê bày vẽ, nhưng ông chỉ ngất ngư chứ không chết. Cán bộ hỏi ông xưa nay trai gái bao nhiêu lần, ông nói: “Tôi sống nhiều năm, đi nhiều xứ, trai gái hàng vạn lần nên không thể nhớ hết mà kể ra.” Ông bị tra vấn nhiều lần lâu giờ nên bực mình, xin ra ngoài đi giải; không cho, ông cổi quần tè ngay trước mặt cán bộ.

    Sự thật họ chỉ muốn hạch sách người bị tra vấn, chứ cán bộ lại cứ bảo không tin lời khai là thành thật và bắt làm đi làm lại mãi. Một lần ông huyện thấy sách kinh Petit Office de la Très Sainte Vierge mà anh em phải đọc hàng ngày, ông cầm xem, rồi thú nhận với tôi rằng ngày xưa ông là học trò trường Dòng Lasan. Cho nên ông chỉ hỏi tôi vu vơ qua thời giờ mà thôi. Xem ra ông cũng nể tôi hơn những người khác.
    Một hôm khác, ông đến trước cửa phòng giam. Gặp tôi, ông đứng hỏi han nói chuyện. Ông bảo tôi cũng như những vị lãnh đạo Công giáo là những người vô dụng cho xã hội, chỉ ăn bám vào người dân khốn khổ. Đó là bài học nằm lòng của cán bộ Cộng sản, dù tin hay không, cũng phải sống và nói theo bài học đó. Tôi bắt đầu lý luận cho rằng chúng tôi là thành phần giúp đỡ dẫn dắt tín hữu hiểu biết và sống đời tốt lành của tôn giáo, cho tôi họ vui lòng đóng góp nuôi dưỡng chúng tôi, cũng như cán bộ chính quyền làm việc cho dân thì ăn lương từ thuế người dân đóng góp. Ông thấy tôi lý sự cứng cáp quá, ông nổi giận, liền bảo tôi lên văn phòng để đối đáp với ông. Thế là tôi lại phải đứng trước bàn làm việc của ông để ông mắng tôi là không am tường đường lối cách mạng, còn ngoan cố chống chõi. Bấy giờ, tôi chỉ đáp là tôi ở trong tay ông như cá nằm trên thớt, ông muốn làm gì tôi, tôi đành lòng chịu vậy, không có cách gì khác hơn.

    Sau khi tôi về phòng giam, tôi nghĩ là mình không hy vọng gì thoát tù tội, vì mấy khi cha thầy bị bắt mà được tha. Ngày hôm sau, tôi lại bị gọi lên văn phòng, lần này không gặp ông huyện, nhưng phải đối diện với ông phó, đảng viên toàn quyền sát phạt. Tôi rất bàng hoàng lo sợ sự trừng phạt chắc chắn sẽ phải gánh chịu vì việc tranh luận hôm qua. Ông phó không đả động gì đến chuyện đó, nhưng hỏi ngay tôi là gì đối với cặp vợ chồng bị bắt với tôi (mấy ngày qua, tôi không biết tin tức gì về vợ chồng em tôi). Tôi trả lời tôi là anh kề trên của người trai đó. Sau khi tôi quả quyết thế, ông thú thật ông là bà con với em dâu tôi, hai người đã được ông thả ngay về gia đình ngay, vì thế ông sẽ làm giấy phóng thích tôi, nhưng khuyên tôi phải về lại tu viện chứ đừng sống với cha mẹ tôi ở gần biển nữa.
    Hú hồn! Thế là tôi sắp sửa dọn ra về sau khi bị giam một tuần lễ.

    Nhưng tôi không về lại Dòng mà về sống với cha mẹ tôi như trước.
    Sau đó một thời gian. Chính quyền phe Quốc Gia đã kiểm soát được thành phố Qui Nhơn.
    Rồi một ngày kia, có giấy xã đòi tất cả những người nam giới trong họ hàng nhà tôi trình diện, gồm có cha tôi, em tôi, ba người cậu và bốn năm người anh em họ. Cán bộ đưa chúng tôi đi lên một làng ven Núi Bà, xa khoảng 20 cây số về phía tây. Họ gửi từng người chúng tôi ở một nhà thường dân trong vùng. Nhà cũng khang trang, chủ nhà nhường cho khách ở nhà trên, và họ bảo chủ nhà không được thân thiết với chúng tôi là những kẻ tình nghi nguy hiểm. Tôi được ở trong nhà và ra ngoài sân, nhưng không được đi đâu xa hơn. Lẽ tất nhiên, chúng tôi cũng phải tự túc mọi sự cho mình vì là thành phần bi giam cứu chứ chưa có án tội phạm gì để được chính phủ đài thọ.
    Mấy hôm sau, chúng tôi bị tập trung lại để nghe cán bộ huyện về tiếp xúc. Đó là một buổi thuyết trình lý do vì sao chúng tôi phải về ở vùng này. Cán bộ huyện nói đại khái như thế này: “Quý ông là những người lãnh đạo được lòng dân và được kính nể. Vì thế, tính mạng của quý ông cần được chính phủ bảo vệ, bởi vì quý ông đang ở gần vùng chiến sự có nhiều làn đạn nguy hiểm do giặc gây nên. Cho nên chính phủ đưa quý ông đi xa đến chỗ an toàn này để được bảo vệ. Quý ông được ưu đãi tại nơi cư ngụ, miễn các ông tuân cứ những kỷ luật chúng tôi nêu ra, nghĩa là các ông được tự do ra vào trong nhà và ngoài sân tại nơi quý ông cư ngụ. Không ai làm phiền hà quý ông, nhưng nếu quý ông lỗi kỷ luật vượt ranh giới thì các ông sẽ bị người canh gác bắt ngay, và quý ông sẽ bị đưa đến một nơi an toàn hơn sau ba tầng núi Hoành Sơn này. Thời gian quý ông được bảo vệ không nhất định cho đến khi nào sự an toàn của quý ông được bảo đảm nơi làng quê quý ông.”
    Lời lẽ cán bộ huyện thật là nghe ngọt tai, nhưng chúng tôi ai cũng hiểu là dưới câu nói đường mật, có ẩn giấu con dao hãm hại chúng tôi.
    Sau buổi thuyết trình, thuyết trình viên gặp riêng tôi. Ông huyện này chính là người đảng viên bà con với em dâu tôi, đã thả tôi ra sau một tuần lễ bị giam lần trước. Ông ta phàn nàn là tại sao tôi không về sống trong tu viện lại còn ở với cha mẹ tôi. Tôi thú nhận mình có lỗi. Ông bảo tôi: “Lần này tôi còn cho ông tự do, nhưng ông phải tu viện, bằng không ông không còn được tha thứ mà còn bị trừng phạt nặng nể hơn.” Thế là tôi chấm dứt hẳn cuộc sống với cha mẹ và trở về nhà Dòng.


    PC : Thầy Christophe Hòang sẽ nhiều thiên Hồi ký nữa ! Mong anh em đón đọc !!
    NGƯỜI VỀ TỪ HOẢ NGỤC TRẦN GIAN
    Hình đại diện của thành viên
    Quangnam
     
    Bài viết: 1439
    Ngày tham gia: Thứ 3 Tháng 7 15, 2008 1:21 pm

    Không có nhận xét nào: